Hôm nay,  

Giận Chồng

05/02/201200:00:00(Xem: 170262)

Giận Chồng

Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số 3475-12-28945vb8020512

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.ø Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

***

Ông xã tôi (người Mỹ chánh cống à nghe) bị thương khi phục vụ trong hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trọn cái lỗ tai trong phía trái, túc là phần để nghe và ngăn cản nước chảy thẳng vào cổ họng đã bị remove và anh hoàn toàn điếc và sẽ chìm lĩm khi xuống nước . Có nghĩa là anh chỉ còn được 50% thính giác. Rồi tuổi già lại tới, anh bị mất thêm 20% cái nghe của lổ tai mặt, vậy là bây giờ bạn nói lớn 10 độ anh chỉ nghe được chừng 3 độ mà thôi. Tôi thường thúc dục anh đi làm máy trợ thính nhưng anh chàng nầy chắc thuộc loại YAMAHA, sợ khi đeo máy cái già hiện rỏ nên cứ lần lựa mãi.
Tôi thì bị bịnh tim. Tim của ông Tỷ Can có chín lỗ, còn tim của tôi có bốn cái lò xo ( stents ), nếu không take good care thì có thể say good bye tất cứ lúc nào .Vì vậy tôi cần anh nghe tôi thật rỏ để khi nào tôi bị heart attack thì tôi chỉ nhỏ nhẹ thều thào“ honey, call 911” là đủ rồi không cần phải nói lớn tiếng.
Một hôm , sau khi mọi thắc mắc trong ngày đã được giải quyết xong, chúng tôi bèn relax. Tôi nằm trên cái couch đọc sách, còn anh thì ngồi trên cái reclyner coi tin tức. Tới một đoạn khá lý thú tôi muốn chia xẽ với anh nên ngóc đầu lên gọi “honey”. Giọng điệu sao mà nhẹ nhàng thế. Ai nói già rồi không còn mật nữa ? Anh không nghe. Tôi tăng cường độ âm thanh lên 20% , không nghe. 40%, không nghe. 60 %, không nghe. 80%, không nghe. Mấy ông chánh trị toàn nói dóc không hà, có gì hay mà chăm chú dữ vậy chớ. Nếu đây không phải là một cuộc gọi để chia xẻ tào lao mà là tôi đang bị heart attack nên kêu gọi cầu cứu thì tôi đã ngủm rồi. Thế là tarzan nổi giận. Tôi ngồi dậy cầm cái computer đưa lên khỏi đầu và đập xuống đất một cái rầm. Tan nát, ôi thôi là tan nát. Chàng từ trong cơn điếc giựt mình tỉnh dậy thì nàng đã lanh lẹ xách chìa khoá xe ra đi.
Mấy ông YAMAHA muốn phê bình tôi kiểu gì cũng được. Tôi nhận tôi không phải là hiền phụ. Tôi có đủ cả hai tâm Phật và Ma. Khi tâm Phật hiển lộ thì tôi cũng rất dễ thương, còn khi tâm Ma trổi dậy thì …computer cũng bễ. Một lời khuyên thành thật đến với các ông là muốn diệt trừ tâm ma của quý bà thì xin chú ý tới quý bà một chút dù là đang coi các trận đấu banh và khi quý bà muốn các ông làm gì thì hãy mau nghe lời kẻo bị bể computer hết.
Ở bên Mỹ giận chồng xách bóp ra đi, thật là không biết đi đâu. Tới nhà con thì sợ tụi nó buồn tội nghiệp. Tới nhà bạn thì sợ phiền hà buổi tối ấm cúng của người ta. Thế là tôi lái xe tới đậu trước cửa chùa (loại chùa cá nhân do các tăng ni dùng nhà để làm nơi tu niệm). May quá sư cô trụ trì đã đi về ViệtNam chỉ còn một sư cô người Mỹ ở đó coi chùa. Tôi và cô nầy rất thân nhưng tôi cũng không dám mang nguyên cái tâm sân hận vào chùa ngủ nhờ. Tôi cho cô biết là tôi sẽ ngủ trong xe và xin cô hãy rán “lắng nghe”. Nếu tôi bị ai đó bóp cổ,giựt bóp v..v.. tôi sẽ rú lên và xin cô mau lẹ kêu cảnh sát. Người Mỹ trọng sự riêng tư và ít tò mò nên cô chỉ gật đầu và đi vào trong. Thế là tôi ban ngày đi lang thang trong park, trong siêu thị, tối về ngủ luôn hai đêm trong băng sau của xe, trước cửa chùa ( tôi quả nhiên có duyên với Phật Pháp, bạn đồng ý không?!).
Tôi tắt máy điện thoại nên cả nhà không thể nào liên lạc được với tôi. Hai ngày sau tôi mở máy. Đủ loại tình cảm. Đủ loại tin nhắn. Có một câu nhắn từ ‘hắn’ khiến tôi phải quay về “em ơi, em đừng làm anh và các con lo sợ. Em làm ơn về nhà đi. Anh hứa là ngay khi em trở về anh sẽ nghe theo lời em đi khám bác sĩ và mua máy”. Ôi tình già…còn đâu là nụ hôn xin lỗi, bó hoa hồng đỏ thắm gợi tình, món quà tràn ngập yêu thương… tình già chỉ còn lời hứa hẹn đi mua máy trợ thính! Vậy là tốt đẹp rồi. Ở tuổi nào bạn phải sống theo tuổi đó. Thời xuân sắc cho nhau nhiệt tình. Buổi chiều tàn cho nhau bình yên.
Tôi về nhà đọc và dịch cho anh nghe bài thơ mà tôi muốn chia xẻ với anh ngày bể máy:

“Liên tựu liên.

Nhĩ ngã tương ước đinh bách niên.
Thùy nhược củu thập thất tuế tử.
Nại hà kiều thượng đẳng tam niên.

Kề cận nhau.

Đôi ta hẹn ước sống trăm năm.
Nếu ai lở chết thuở chín mươi bảy.
Cầu Nại Hà (cửa địa ngục) nhớ đợi ba năm.”

Hai chúng tôi nắm tay nhau ngồi im lặng, ngậm ngùi…
Ở đoạn trên tôi bắt tội anh hơi sớm một chút. Nói rằng xin lổi mà chẳng quà cáp gì hết. Tôi lầm. Hai tuần sau anh tặng tôi một máy chụp hình. Không phải cái loại cầm tay tòn ten, đưa lên trước mặt rồi bấm nút đâu bạn nghe. Máy nầy có hai ba ống kính tháo ra gắn vô đàng hoàng. Kèm theo là tripod, monopod, UV filter v..v..và v…v… Tái ông mất ngựa. Tôi đập bể cái computer, đưọc đền cái camera. Nhưng cầm cái camera mù mờ như cầm bom nguyên tử. Thế là tôi ghi tên đi học lớp chụp hình của Hội Việt Ảnh.


Trước khi ghi danh tôi kêu điện thoại cho hội hỏi thăm, ông ơi có học viên nào lớn tuổi đi học không? Ông thơ ký trả lời ở đây 70 phần trăm học viên thuộc loại YAMAHA, nghĩa là Già Mà Ham. Ham học những điều mình muốn học mà khi còn trẻ không có thời giờ. Ham tụ họp vui vẻ hàn huyên với bè bạn cùng sở thích. Ham thưởng thức phong cảnh thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên. Ham bắt được hình ảnh con chim giang cánh bay vút lên bầu trời xanh thẳm… và ham ngàn vạn cái đẹp khác nhau trong vũ trụ mênh mông. Nếu bà bảy mươi tuổi thì bà thuôc hạng ‘sồn sồn’ vì học viên già nhút ở đây 85 tuổi !
Trong đời tôi , tôi chưa từng bao giờ biết cái gì là EV, ISO, Macro, Aperture, Shutter speed, ống kính mở chậm thác nước mờ như mây, ống kính mở mau thác nước lóng lánh từng giọt hột xoàn ! Luật một phần ba, luật ánh sáng, luật phản chiếu v..v.. Thì ra trước giờ tôi chụp hình theo luật…rừng. Nghiã là chụp thì phải có người, mà người thì phải chình ình ngay chính giữa. Ông xã tôi ngạc nhiên khi thấy tôi quay 180 độ. Chín mươi tấm trong một trăm tấm hình tôi chụp hiện giờ đều là chụp cảnh, không có người. Tôi có thể ngồi im lặng hàng giờ trên bờ sông khi về Boston thăm bà mẹ chồng , đắm mình trong màu sắc rực rở của lá thu, hoặc quì gối lặng lẽ theo dõi hai con ngổng trắng đùa chơi trên mặt nước. Có khi tôi bấm lia lịa sợ mất mồi. Có khi tôi thư giản ngắm nhìn và chờ đợi.
Một buổi sáng tôi theo đoàn đến Huntington Library Park(park nầy ở Huntington Beach vào tháng 4 có hoa đào thật đẹp ) để chụp thực tập. Tuy ở CA đã mấy chục năm mà tôi chưa bao giờ đến đây cả. Thật là Bụt chùa nhà chẳng thiên. Mình cứ đi tìm kiếm đâu đâu trong khi cảnh đẹp vừa rực rở vừa dịu dàng trước mặt thì mình lại làm ngơ. C’est la vie, phải không bạn?
Mọi người tề tựu đông đủ và được các thầy chia ra làm bốn nhóm. Cô người mẫu cởi bỏ áo lạnh và run run đến đứng dựa vào gốc cây. Tôi thấy thương cổ quá trời. Đứng trên bãi cỏ tràn đầy ánh nắng mặt trời, trên mình vừa có khăn, có nón, có áo lạnh mà tôi còn thấy hơi rùn mình còn cô nầy đứng trong bóng mát, không áo lạnh, không khăn quàng, không nón ấm lại mặc một áo dài nhẹ nhàng như cánh bướm, ui da, lạnh không cháu ơi?! Chắc là lạnh lắm vì mặt cổ hơi tái, môi không nở nổi nụ cười, thân hình cứng đơ, hai tay xoắn vào nhau giữ chút hơi ấm. Tụi tui chụp lia lịa. Hình thì không đẹp lắm nhưng lòng biết ơn thì tràn đầy. Có một chàng ‘hiệp sĩ’ rán chịu lạnh cởi cái áo da khoác lên người cổ và đề nghị đi kiếm chỗ nào có ánh nắng để cho mọi người “làm lại cuộc đời”.
Ông xã tôi không phải là học viên nhưng cũng đi theo để mang dụng cụ lỉnh kỉnh dùm tôi. Anh thấy cảnh đó liền hạnh phúc nhìn tôi và nói “ em thấy không , đời còn có nhiều good people lắm”. Tôi vì nhìn qua phía bên kia nên không kịp thấy ai là chàng hiệp sĩ nhưng dù cho bạn là ai thì hành động ‘không bỏ qua điều thiện nhỏ’ của bạn đã có nguời tán thán. Một hột mè rất nhỏ sẽ nở ra một vườn mè xum xuê phải không bạn.
Cuộc chụp thực tập kéo dài. Rồi lại có thêm hai người mẫu áo dài, một người áo đầm. Thật là một hội yến oanh. Cô thì dịu dàng. Cô thì ngây thơ. Cô thì lã lướt. Cô thì lộng lẫy. Tất cả mọi người tụ tập bên hai dãy hoa đào. Kẻ đứng. Người quì. Kẻ lom khom. Người nheo mắt. Kẻ ngắm thẳng. Người ngó nghiêng. Hai người phụ nữ Mỹ ngồi gần đó hỏi tôi :
“Các bạn là ai vậy? Bộ các bạn chụp hình cho tạp chí hả?”
Đúng rồi. Ai mà không nghĩ vậy. Toàn là máy quá cỡ thợ mộc không hà. Mà người mẫu lại toàn là sắc nước hương trời. Tôi muốn bịa ra tên tạp chí nào đó nói lấy le chơi nhưng nghĩ lại mình đã thọ ngũ giới thì sao lại nói dóc chớ, nên tôi thành thật trả lời:
“Chúng tôi là hội viên của hội nhiếp ảnh và các thầy dẫn chúng tôi tới đây để chụp thực tập.”
Một bà lại hỏi:
“Vậy học phí có mắc không? Tôi thấy ai cũng mang máy chụp hình tốt quá.”
Lần nầy thì tôi hãnh diện trả lời:
“Chúng tôi chỉ đóng có ba chục đô cho khóa học 6 tháng. Các giảng viên dạy vì tình yêu nghệ thuật chớ không phải vì tiền. Còn các cô người mẫu cũng vậy.” Dừng lại một chút tôi hãnh diện chêm thêm : “Chúng tôi là cộng đồng ViệtNam !”. Ông xã tôi ngồi bên gật gù : “They are good people!”. Lổ mũi tôi nở lớn bằng trái cam !
Tôi rất biết ơn nhiếp ảnh gia Phí Văn Trung đã sáng lập ra Hội Việt Ảnh và các bạn bè của ông đã chung nhau dạy dổ và tổ chức các cuộc thực tập chụp hình dã ngoại. Tôi chụp hình không xuất sắc nhưng tôi để tất cả tâm hồn vào đó và hình như tôi ít gây gổ với ông xã hơn. Ai có thời giờ đâu đi hờn giận một ông già đã sống với mình hơn bốn mươi năm. Ai có thời giờ đâu đi ngủ bờ ngủ bụi trong khi thiên nhiên bao la với muôn ngàn màu sắc tuyệt diệu đang giang rộng tay để đón chào ta. Đời chỉ khác nhau ở cái nhìn…Cái nhìn đóng cửa tử và sinh …Hình như ông bác sĩ Quyết đã nói câu nầy.
Và đây là lời khuyên của tôi cho bạn : “nếu bạn không có get along với vợ hoặc chồng bạn thì xin bạn hãy đi học chụp hình hoặc một cái gì đó có tính chất nghệ thuật và sáng tạo dù đó là đan thêu may vá, nhảy đầm, vẽ tranh, đờn kìm, ca vọng cổ v.v… Bạn sẽ ngạc nhiên thấy tâm hồn mình mở rộng và bỗng nhiên mình thấy thương yêu nhiều hơn, tha thứ dễ hơn và nhẫn nhịn người bạn đời thì là…a piece of cake!”. Những đóa sen hồng phản chiếu xuống mặt hồ, hai chú chim nhỏ châu đầu vào nhau chia xẻ thức ăn, ánh mặt trời chiều vẫn quyết liệt tỏa xuống vịnh biển xanh. Lá mùa thu, tuyết mùa đông, phượng mùa hè, đào mùa xuân …đang mời chào bạn đó.
Hạnh phúc đang vẫy tay với bạn.
Love,
Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
19/03/201621:55:26
Khách
Chị Lệ Hoa viết quá hay, có chồng người Mỹ mà viết tiếng Việt tuyệt vời , phục quá chị ơi ...
12/02/201201:55:02
Khách
Lúc trưoc tin có đăng có bà bác vn giận chồng rồi thiến cái í của ổng. Giờ đọc chuyện bà bác này.
Bà bác này giận chồng kinh khủng thật. Tội cho bác trai Mỹ trắng chồng bà bác này quá đã bị bà bịnh tai mà 0 duoc thông cảm còn bị hành mất tiền mua quà hối lộ...
Đọc chuyện này tui thấy tại sao bà bác bỏ di mấy ngày mà ông chồng 0 gọi??? Già sống vì nghĩa chắc chẳng còn tình...Nên cái vụ đợi ở cầu gì đó, ổng ậm ừ gậc gù cho qua chuyện...Mấy chục năm sống với bà vợ có cá tánh ni...chạy cho lẹ...

07/02/201219:24:49
Khách
Chị Lệ Hoa may mắm hơn tôi vì chị có quyền giận chồng "không vì đâu".
Mừng cho chị được xếp vào hàng "Lady first".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến