Hôm nay,  

Tình Thư Của Bà Nội

01/02/201200:00:00(Xem: 115753)

Tình Thư Của Bà Nội

Tác giả: Huyền Thoại-Thịnh Hương

Bài số 3472-12-28942vb4020112

Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

***

Me gọi, “Bé Anh đâu, chuẩn bị đánh răng rồi đi ngủ. Mai mình đi học ngày đầu tiên, bé nhớ không”? 

“Dạ, mẹ!” 

Không hiểu tại sao bé luôn trả lời “dạ mẹ”, “dạ bà nội”,“dạ bố”, chứ không bao giờ chỉ một tiếng “dạ”. Nội cố sửa cho cháu, nhưng chẳng hiệu quả. Chuyện này đành để bé “phát triển tự nhiên”, theo kiểu khuyên bảo của bà bác sĩ của bé “Đừng bao giờ ép cháu ăn. Cứ để nó tự nhiên, chừng nào đói nó khắc đòi”. Cháu nhà ai không biết, chứ cháu nhà chúng tôi thì sẽ cứ nhịn dài dài. Và nếu chờ cho cháu đòi ăn thì có lẽ cháu sẽ trở thành một bộ xương biết đi. Mà nếu cháu là bộ xương biết đi, thì nội và bố mẹ cháu sẽ được đi nghỉ mát trong cái “gated community” nào đó, và cháu sẽ được nhà nước cho làm foster child trong một foster home. Bởi vậy nội và bố mẹ cứ tự nhiên cho cháu xem TV, và cứ việc ép cháu ăn vô tư! Mỗi lần cho cháu ăn xong một chén cơm là bà nội đổ mồ hôi, sôi nước miếng! Vì nó vừa ăn vừa chạy chơi, vừa xem cartoons. Vừa tắt TV là nó ré như xe chữa lửa! 

Suốt đời, có lẽ không bao giờ nội quên được ngày đầu tiên bé đi nhà trẻ lúc một tuổi, Khi mẹ giao bé cho cô “nanny”, Bé oà khóc, choàng tay ôm cứng lấy cổ mẹ trong khi hai chân chòi đạp cố thoát khỏi vòng tay níu kéo của cô…Mẹ ra xe mà nước mắt chảy thành giòng …Bé là con đầu lòng nên chiếm hết tình thương của cả nhà, chưa phải chia xẻ cho ai…Chiều hôm đó, vừa về đến nhà bé lăn ra ngủ mê mệt. Một ngày xa mẹ, một ngày mong chờ đã làm tinh thần bé căng thẳng … Giờ này biết mình đang ở nhà với mẹ, bé cảm thấy an toàn nên yên tâm ngủ bù. Mỗi lần nhớ lại ngày đó nội lại bùi ngùi, thương bé còn bé bỏng mà sớm phải trải qua những xúc động nặng nề. 

Sau hai năm ở nhà trẻ tư, Bé được bố mẹ cho đi pre-school! Chuẩn bị cho bé vào pre-school, mẹ bé dạo internet xem trường nào trong vùng được người ta khen nhiều nhất. Lựa được ba trường có nhiều “stars” hơn hết, mẹ bé tới xem xét và “phỏng vấn” kỹ lưỡng. Cuối cùng, mẹ bé lựa “Happiness Hill” vì nơi đây trường đẹp, lớp học thoáng mát và ít học sinh. Thêm một ưu điểm nữa là trường rất gần nhà, tiện đường bố mẹ đi làm nên việc đưa đón đỡ mất thì giờ. Nếu bé nào chưa được “fully trained” - tức là chưa biết đi tiêu tiểu một mình - thì các cô giáo sẽ tập cho bé, nhưng cha mẹ phái đóng thêm 100 dollars mỗi tháng cho đến khi bé “tốt nghiệp”! Lúc mẹ nói chuyện với cô quản lý, thì bé vẫn còn tè trong tã, chưa biết gọi mẹ. Thế là mẹ bé bắt đầu huấn luyện bé tới tấp, cứ nửa giờ lại hỏi bé, “Baby của mẹ đã muốn đi “pee pee” [hoặc “poo poo”] chưa nào? Khoảng một tháng trước ngày sinh nhật thứ ba thì bé đươc “fully trained”. Bố mẹ bé mừng lắm vì sẽ không phải trả thêm tiền cho nhà trường! Thời buổi kinh tế khó khăn, đỡ được đồng nào hay đồng đó. 

Đánh răng xong, mẹ đưa bé vào giường chuẩn bị đi ngủ. Mẹ nhắc bé:

- Bé nhớ nhé, ngày mai bé sẽ có nhiệu bạn, chứ không chỉ một bạn như ở nhà cô Thi đâu! Bé phải “share”đồ chơi với các bạn, không được tranh giành hoặc đánh nhau với bạn, nghe không?

- Dạ, mẹ! Nhưng mà bạn đánh con thì sao?

- Thì con nói với cô giáo, “Teacher! Please help! Someone hits me!”

- Dạ, mẹ!

Bảy giờ sáng hôm sau, bố đánh thức bé dậy để chuẩn bị. Bé có vẻ phấn khởi và mau mắn theo mẹ đi đánh răng, rửa mặt. Bé để mẹ lựa quần áo cho chứ không đòi mặc theo ý mình như những ngày đến nhà cô Thi! Sau khi đeo cái backpack nho nhỏ có hình mấy nàng Tinkle Bells lên vai, bé thỏ thẻ “Con muốn mẹ bỏ lunch vào hộp Dora cho con!” Mẹ chuẩn bị hai miếng sandwiches, mấy miếng thịt “ham”, nước uống và nho, cam để bé ăn “snacks”. Nhà trường cho biết cha mẹ không được đem những loại thức ăn có peanut butter cho con cái vì sợ có nhiều em khác trong lớp bị dị ứng với loại thức phẩm này. Trong backpack của bé là một cái gối nhỏ, một khăn lông để đắp vì nhà trường không cho các em đem theo mền. Nhìn bé đeo backpack trên lưng, nội buồn cười, vì cái backpack to hơn lưng của bé.

Nội nghỉ làm một ngày để cùng mẹ đưa bé đi học ngày đầu! Đối với nội, trường học là nơi bé chập chững vào đời nên nội muốn có mặt trong ngày quan trọng này của bé. Thuở bằng tuổi bé, mẹ của nội chở nội trên xe đạp, trường của nội là những bàn ghế gỗ chỏng chơ, những sàn nhà bằng xi măng nhớp nhúa, những cô và thầy giáo thích quát mắng, hay lấy roi quất vào tay nội khi nội viết chữ lem luốc, và đôi khi còn cốc lên đầu nội thay vì âu yếm, nựng nịu…Suốt quãng đời thơ ấu, nội chỉ có chừng hai con búp bế bằng nhựa cứng ngắc cứng ngơ …Ngày nay, Bé có phòng ngủ riêng, có giường nệm êm ái, có cả trăm thứ đồ chơi. Bé may mắn được sinh ra tại một quốc gia giầu có, nơi bé được hưởng nhiều ưu tiên, được bảo vệ kỹ lưỡng và chăm sóc đầy đủ. 

Nội và mẹ dẫn bé vào giao cho cô giáo. Lớp có khoảng 12 em, cả trai và gái, suýt soát tuổi nhau, Ba cô giáo chia nhau chăm sóc bầy trẻ đủ mọi mầu da. Phần đông là các em da trắng, kế đó là Á Châu và vài em da đen. Vào lớp, Bé không có vẻ gì e thẹn hay sợ hãi. Sau khi được cô giáo hướng dẫn cất túi đồ ăn vào ngăn của mình, bé chạy loăng quăng nhìn ngó đồ chơi trong khi bà nội và mẹ ra ngoài, nhìn bé qua cửa sổ. Thấy một cô bé đang chơi trò nấu nướng trên một bàn giữa phòng, bé chạy lại nhìn một một lát rồi mạnh dạn cầm lên một món đồ, mịêng nói gì đó với cô bé. Cô bé kia lắc đầu và đánh nhẹ vào tay bé. Ô ô, Coi chừng có chiến tranh! Mẹ và nội hồi hộp, chờ xem phe ta phản ứng ra sao. Sau mấy giây ngập ngừng, bé nhìn quanh. Thấy cô giáo đứng gần đó, bé chạy lại kéo vạt áo cô lay lay và mách “Teacher! She hits me! She hits me!” Bà nội và mẹ thở phào. Vậy là bé nhớ và biết nghe lời mẹ căn dặn! Good girl!

Khi ra về, nội ló đầu vào cửa, bảo “Bé ơi, nội và mẹ đi về!” Bé lằc đầu, “Không đâu. I don’t wanna go home. I wanna stay here”.

Mới ba tuổi đầu mà đã nói tiếng Mỹ pha tiếng Việt. Chà chà, cái kiểu này thì mấy tháng nữa không biết tiếng Việt của bé đi về đâu? Ở nhà, mọi người đều nói tiếng Việt với bé, nhưng trong thời gian ở “day care” cô Thi, con cô đi học về toàn nói tiếng Mỹ với nhau nên bé cũng “a dua” theo. 

Có sự thỏa thuận của các cô giáo, từ lúc bé vào lớp, lúc nào nội cũng quay video trong khi mẹ chụp hình bé lia lịa. Mười mấy năm về sau, bé sẽ được xem lại những hình ảnh quý báu của mình, một diễm phúc mà nội đã chẳng có. 

Buổi trưa, nội và mẹ quay lại trường để “thăm dò” tình hình…Cả một buổi sáng, nội cứ phân vân, lo lắng, không biết bé có khóc, có đòi về hay không. Qua lỗ hổng hình vuông trổ trên cánh cửa ra vào, nội thấy bé đang ngồi ăn trưa một cách ngoan ngoãn với các bạn. Bé tự múc ăn chứ không đòi cô giáo rượt đút như ở nhà! Tuyệt diệu làm sao! Một thay đổi kỳ thú mà lối sinh hoạt cộng đồng tác động trên tâm lý và lối hành xử của trẻ nhỏ! Nội lại lấy Iphone quay phim sinh hoạt của bé qua lỗ hổng. Nội và mẹ phải lánh mặt, không cho bé thấy, vì sợ bé đòi về thì nguy!

Trong khi các em ăn uống dưới sự quan sát của một cô, thì hai cô khác chuẩn bị trải thảm và sắp đặt chăn gối cho các em ngủ trưa. Một lát sau, có cô mở cửa đi ra. Thấy nội và mẹ, cô cho biết sáng nay, chừng nửa giờ sau khi hai người ra về, bé chợt nhớ và thảng thốt đi tìm. Bé khóc la và đòi mở cửa đi ra ngoài. Nhưng với sự dỗ giành của các cô, chỉ một lát sau là bé bình tĩnh trở lại và tiếp tục chơi đùa. Bé chỉ tè trong quần một lần trong lúc mải chơi xích đu. Khi thấy bị ướt quần, bé chạy lại cho cô biết và nhanh nhẩu hứa từ nay sẽ không làm như vậy nữa! Cô khen bé ngoan và hội nhập khá mau. Có một điều đáng nói, là bé luôn đòi giữ cái backpack bên mình, ngay cả lúc đi ngủ. Cứ để bé đeo kè kè cái backpack là bé hài lòng, chẳng mè nheo gì. Theo cô, đây là tâm lý của trẻ nhỏ khi phải sinh hoạt với những người lạ. Cái backpack là vật quen thuộc, cho bé ảo tưởng có người thân của mình bên cạnh. Cô bảo có em ôm cái gối suốt ngày, có em giữ chặt một món đồ chơi không chịu buông, dù lúc phải đi tiêu tiểu. Nhưng khi đã quen với môi trường mới, các em mau chóng bỏ quên những vật yểm trợ tinh thần tạm thời này.

Gần sáu giờ, nội và mẹ trở lại đón bé. Nếu đón bé sau sáu giờ họ sẽ tính thêm mỗi phút một đô tiền “overtime”. Đang ngồi với cô, thấy mẹ và nội đến bé òa khóc, Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Sao mẹ đi lâu vậy? Mẹ có đi lạc không? Nội và mẹ rưng rưng nước mắt vì thông cảm nỗi nhớ mong, những lo âu của bé trong ngày đầu tiên phải làm quen và chung đụng với những người xa lạ. Nội biết bé tủi thân và cảm thấy lạc lõng. Chính nội đã trải qua những cảm xúc tương tự trong ngày đầu tiên nội đến trường. Nội sợ lạc mẹ, mất cha…Nội âu lo, băn khoăn và mong cho mau đến lúc mẹ đến đón về. Nội đã từng khóc nức nở khi mẹ nội đến trể. Nhưng nội biết, chỉ cần một tuần sau, bé sẽ quen, sẽ hết sợ, và sẽ an tâm vui chơi với bạn bè. Lúc ra về, bé nằng nặc đòi mang hết khăn trải nệm và mọi vật cá nhân ra xe, không chịu để lại. Mẹ không cho thì bé khóc ròng, nên đành chiều bé cho xong chuyện. Ra xe, mẹ hỏi sao bé lại muốn đem đồ đạc về, bé trả lời, mình để lại người ta lấy thì sao. Mẹ và nội nhìn nhau lắc đầu. Con bé này chưa gì đã biết giữ của! Nhưng mà vừa vừa thôi nghe bé! Đừng bắt chước trùm sò kẻo nội buồn lắm! Nội không thích những người trùm sò đâu bé ơi! 

Nội và bố mẹ yêu bé lắm, không ai muốn xa bé dù chỉ một giờ. Nhưng nội và bố mẹ phải đi trải đường cho bé vào tương lai, một tường lai tốt đẹp và đầy hoa thơm cỏ lạ. Bé biết không, vì có bé mà căn nhà mình tràn ngập tiếng cười. Vì có bé mà mọi người nhường nhịn, tha thứ nhau. Vì có bé mà nội biết quên mình. Vì có bé mà nội thấy đời sống thêm hương vị. Bé là gạch nối giữa nội và mẹ của bé. Lúc chưa có bé, nội thường chế nhạo bạn bè mỗi khi họ nao nức chuẩn bị đón cháu chắt về chơi. Họ rối rít quét dọn phòng ốc, mua đủ thứ đồ chơi để sẵn. Có người còn tình nguyện về hưu sớm chỉ để coi sóc và đưa đón cháu đi học. Nội thường nghĩ sao họ “điên” quá, không chịu dùng thì giờ tiền bạc để đi chơi đây đó trước khi về “chầu ông bà”. Tại sao lại phải lu bu với đám con nít làm chi cho mệt xác. Đã từng làm cha mẹ mà còn chưa ngán hay sao? Giờ này nội hiểu tại sao họ tự “mua dây buộc mình”. 

Vì những đứa cháu đã đem lại nguổn vui bất tận cho ông bà qua những nụ cười tươi thắm, những ánh mắt ngây thơ, những câu nói ngộ nghĩnh và những cử chỉ đáng yêu. 

Bé hãy ngủ ngon để ngày mai tiếp tục đến trường. Có nội ngồi bên giường đọc cho bé nghe chuyện Snow White, chuyện Beauty and the Beast, chuyện Mickey Mouse and the Clubhouse… Bé hãy mơ những giấc mơ thần tiên và nội sẽ làm tiên hiền đua bé vào vườn thượng uyển đầy hoa đầy bướm. Sweet dreams, my little princess!

HUYỀN THOẠI-THỊNH HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc
26/03/201802:10:31
Khách
Hôm nay ID phải nhịn ăn để ngày mai đi soi ruột, ngồi buồn đọc lại bài viết này thấy cả cháu lẫn bà nội dễ thương quá chừng, quên cả đói. Khi nào em có cháu sẽ viết một bài đáp lễ chị. Thương mến!
01/02/201218:00:46
Khách
Bài viết thật dễ thương. Ước mong tình cảm ấm áp đó sẽ mãi mãi nằm trong túi hành trang của bé và của những người bé yêu thương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,392,853
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến