Hôm nay,  

Con Rồng Đông Phương

22/01/201200:00:00(Xem: 215343)

Con Rồng Đông Phương

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 3463-12-28933vb8012212

Bài viết “Trái Táo Cắn Dở” của cùng một tác giả được phổ biến hôm Thứ Bẩy là bài trích từ báo xuân Việt Báo Nhâm Thìn. Hôm nay, chuyện về một cô bé tuổi rồng sinh sau 1975 là bài mới nhất dành cho ngày cuối năm. Nguyễn Trần Diệu Hương là tác giả đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận giải vinh danh tác phẩm 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam.

***

Rồng thật ra không phài là một con vật có thật. mà là một con vật hình thành trong óc tường tượng của con người từ Đông sang Tây. Và vì chỉ là sản phẩm của tường tượng nên rồng giống như một con thằn lằn hay thằn lằn rắn khổng lồ có chân và biết bay. Vậy mà không hiểu tại sao với người Đông phương ở chùa hay các lăng miếu đền thờ đều có hình tượng của rồng. Mặc nhiên hình ảnh con rồng cũng gắn với chùa chiền, đạo Phật và từ tâm . Ngược lại với các nước Tây phương, con rồng là biểu tượng của bạo lực, và sự hung dữ. Vậy mà nhiều em trai Á Đông mới lớn cứ theo truyền thống phương Đông, xâm một con rồng lên cánh tay với hy vọng mình cũng bay như rồng(?) , rất dễ bị ngộ nhận dưới cái nhìn của các thiếu niên Tây phương hay cái nhìn của những ông cảnh sát không biết cảm quan của người Đông phưong về con rồng. Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
Dù cùng là rồng Đông phương nhưng rồng Việt Nam khác với con rồng của các nước khác ở chỗ rồng Việt Nam ngậm viên ngọc trong miệng chứ không cầm ngọc bằng chân trước như rồng của Tàu, Nhật, hay Đại hàn…

*
Chi tuổi Bính Thìn 1976, nói theo tử vi là cầm tinh con rồng. Lúc nhỏ, Chi là con rồng Đông phương, thùy mị, trang nghiêm, vẫn được đưa ra làm khuôn mẫu cho con gái trong xóm. Các bà mẹ trong xóm dùng Chi làm gương sáng cho con gái mình cũng đúng vì đó là một cô gái ngoan hiền, học giỏi. Một trong những thói quen xấu của Chi, có từ hồi chưa đi học, là ăn rất chậm, vừa thong thả nhai, vừa ngước mắt nhìn trời xanh như.... rồng tìm đường phó hội.
Vì là rồng sinh ra sau năm 1975 nên lớn lên đi học, Chi cùng cả “bầy rồng Bính Thìn” phải mang khăn quàng đỏ, và đã biết giúp việc nhà từ lúc còn học Tiểu học. Lâu lâu, Chi được sai đi chợ để mua những thứ lặt vặt còn thiếu, nhất là vào tháng chạp ta, khi theo truyền thống Việt Nam, giàu hay nghèo ai cũng chuần bị nhiều thức ăn cho dịp Tết. Mang tính chất con rồng Đông phương, nên Chi thường giúp một vài nhà trong xóm mua giúp những thứ lặt vặt họ còn thiếu. Thoạt đầu, họ rất mừng vì đỡ được công đi chợ. Nhưng chỉ được duy nhất một lần rồi không ai dám nhờ Chi mua giùm đồ từ chợ nữa. Lý do đơn giản là không giống đàn bà con gái thường tình đi chợ tìm mua những thức ăn còn tươi tốt, những món hàng giá hời, Chi đi chợ theo kiểu "nhìn mặt chứ không nhìn hàng". Nghĩa là Chi chỉ mua hàng của những em bé bán hàng, mặt mày non nớt, nhiều khi tuổi đời mới chỉ một con số; hay mua hàng của những bà cụ già tóc trắng như cước. Mua không trả giá, nhiều khi còn vừa mua vừa cho, hay biếu. Thế nên sau khi đựơc Chi mua giùm một bó ngò héo quắt queo, một nhúm ớt tươi sắp thành... ớt khô, hay vài trái chanh xanh đã ngã màu vàng nâu, vỏ thì dày, nước thì ít: cả xóm đều từ chối khi được Chi hỏi có muốn mua gì thêm ở chợ để Chi mua giùm. 
Với cà nhà, không ai phiền hà gì về cá tính "đi chợ mua hàng nhìn mặt người bán chứ không nhìn hàng" cho đến một lần Chi được sai đi chợ vào ngày ba mươi Tết, ngày của những phiên chợ "được ăn cả ngã về không", nhất là với các hàng tươi như hoa, quả...
Như truyền thống Việt Nam, các món ăn cho ngày Tết được chuẩn bị dần dần từ đầu tháng chạp ta. Vì niềm tin cổ truyền của người Việt Nam, không ai muốn làm lụng, nấu ăn trong ba ngày Tết, để được an nhàn cả năm. Thế nên, khởi đầu là dưa món, củ kiệu, dưa hành rồi các món mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai..., đến các món mặn như : tré, thịt kho nước mắm, thịt đông, bành chưng, bánh tét... lần lượt được hoàn thành trong tuần lễ giáp Tết. Ngày tư, ngày Tết chỉ việc đưa lên bàn thờ mời tổ tiên, ông bà, ngưòi quá cố về ăn Tết với gia đình. Tàn hết một cây nhang, thức ăn được hạ xuống, cá nhà cùng ăn uống, những bà nội trợ trong gia đình được thong dong hơn trong dịp Tết. Khách đến thăm, cũng có đồ ăn làm sẵn, nếu không phải là cổ bàn thì cũng là một mâm cơm tươm tất.


Ngày ba mươi Tết thường chỉ có hai món sau cùng được nấu là một nồi chè, vừa để rước (mời) ông bà, người thân quá cố về nhà ăn Tết,vừa để cả năm mọi chuyện được "ngọt như.. đường nấu chè"; và nồi canh mướp đắng dồn thịt- vì mướp đắng được người Nam gọi là "khổ qua"- với niềm tin dân gian miền Nam ,(đặc biệt là sau 30 tháng 4/1975) mọi cực khổ sẽ qua trong năm mới. Nghe cũng có lý và món khổ qua của người Nam hay mướp đắng của người Trung rẽ tiền, dễ nấu, dễ ăn cho cả người già lẫn con nít nên từ sau Tết năm 1976 trở về sau, món canh khổ qua dồn thịt của người Nam trở thành món ăn truyền thống của ngày Tết cho cả Nam, Trung, Bắc.
Tết năm đó, trong nhà ai cũng bận rộn. Chi còn nhỏ chưa được "tín cẩn" đề nấu nướng món gì nên được sai đi phiên chợ cuối cùng trong năm ngày 30 Tết đề mua mướp đắng về nấu canh. Dù đã được dặn dò kỹ lưỡng là phải lựa mua khổ qua trái suông, dài, "mắt to" và còn xanh tươi để canh sẽ xanh tươi, ngọt hơn. Thế mà như thông lệ ngày thường, Chi lại mang về hơn một chục trái mướp đắng héo vàng, với lời biện luận rất "rồng Đông phương":
- Con nhỏ bán mướp đắng bị ế hàng mời con mua mở hàng. Con nhỏ chắc độ mười tuồi, ốm nhom tội nghiệp lắm. Thôi kệ, con mua giùm nó. Mính ăn dở dở một chút cũng được.
Tết năm đó cũng là Tết con Rồng, Chi vừa mười hai tuổi, vẫn còn nhỏ nhưng đến bây giờ Chi còn nhớ là nồi canh mướp đắng năm đó không ngon, nước không trong nên chỉ để trong nhà ăn, không dám mời khách. Cũng không dám cúng tổ tiên, sợ ông bà "quở" con gái vụng về! Biết "tội" mình, mấy ngày Tết, Chi ăn toàn canh khổ qua nhưng lòng vẫn vui khi nghĩ đến đôi mắt mừng rỡ của con bé bán mướp đắng tuổi còn nhỏ hơn Chi. Trong thâm tâm, Chi không tin là ăn canh khổ qua ngày Tết thì mọi khổ đau sẽ qua hết. Con bé bán mướp đắng, quanh năm phải đi bán khồ qua, nhưng cái khổ vẫn đeo đẳng triền miên từ tháng giêng đến tháng chạp, từ năm này qua năm khác.
Sau này lớn lên, phải sống đời lưu lạc, mặc dù, không tin là ăn khồ qua vào ngày Tết thì "cái khồ sẽ qua hết" nhưng Chi vẫn nấu một nồi canh mướp đắng dồn thịt (hay dồn đậu hủ trộn bún tàu và nấm) đề nhớ đến bà Nội và những cái Tết có đủ hương vị quê hương, có đủ truyền thống Việt Nam dù lúc đó đang là những năm tháng khốn khó cuối thập niên 80.
Có thể con rồng không có thật trên đời, mà chỉ được dựng nên qua trí tưởng tượng. Nhưng dù sao, con rồng vẫn là một trong số mười hai con giáp. Chi sinh năm rồng, và chỉ muốn mãi mãi mình là một con rồng Đông phương. mà phải là một con rồng ngậm châu ngọc trong miệng chứ không giữ lấy bằng chân trước.
Bây giờ, ở quê người có muốn tìm một người già, hay một em bé ngây thơ phải buôn thúng bán bưng vất vả kiếm sống cũng không có. Ờ cửa chợ Việt Nam nơi xứ người thỉnh thoảng có một hai bà cụ ngổi bán những ly chè đậu ván, chè hoa cau. Trong các khu phố mua bán của cộng đồng Việt Nam thảng hoặc có vài bà cụ bán dăm bó diếp cá, húng quế xanh tươi, hay mấy cọng bạc hà mập tròn tự trồng lấy ở nhà. Có cụ còn vấn khăn nhung đen rất Bắc kỳ, hay đội nón lá cùa miền Nam mưa nắng hai mùa. Cũng như ngày xưa còn nhỏ, Chi cũng ghé lại mua hàng giùm các cụ chỉ để được thấy một khoảnh khắc rạng rỡ của những "cây cổ thụ Việt Nam" bị bứng gốc trồng trên xứ người vì vận nước. Mặc dù Chi biết các cụ bán "hàng" chỉ để cho vui, để có thêm vài ba chục gởi về giúp người thân ở quê nhà, khác với những bà cụ buôn gánh bán bưng một nắng hai sương, vất vả kiếm sống ở Việt Nam. Tuyệt nhiên không có một em bé nào bưng những rỗ chanh ớt, khổ qua đi bán như mùa Xuân con rồng năm xưa lúc Chi tròn mười hai tuổi .
Nhiều lúc vào chợ Mỹ mua những trái mướp đắng to xanh, tươi tốt mà người Mỹ vẫn gọi là bitter melon, Chi vẫn bồi hồi nhớ lại con bé gầy còm có đôi mắt sáng mừng rỡ khi Chi mua mở hàng cho nó. Rổ mướp đắng héo vàng đã bán hết rất nhanh sau đó có lẽ những người lớn đi chợ thấy một con bé mười hai tuổi mua giùm hàng cho một con bé mười tuổi vào một phiên chợ cuối năm không so đo, lợi hại, được mất, thì đôi lúc những tính toán thiệt hơn của cuộc đời cũng không đáng kể nữa…

Nguyễn Trần Diệu Hương
(Viết cho sinh nhật tháng Giêng và Na)

Ý kiến bạn đọc
22/01/201222:52:03
Khách
Nhân dịp năm mới, tôi xin chúc cô bé cầm tinh con Rồng Đông phương tên Chi đó, cô bé có tấm lòng thật thà, thương người, sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc và thành công để cô luôn có khả năng giúp đỡ những ai kém may mắn trong cuộc đời này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến