Hôm nay,  

Ước Vọng Của Tin

20/01/201200:00:00(Xem: 109525)
Ước Vọng Của Tin

Tác giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 3461-12-28931vb6012012

Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Bài viết về nước Mỹ mới đây của tác giả là “Bỏ Gì Thì Bỏ” kể chuyện một gia đình thiết tha với sách. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đấàt Mỹ.
Caption: image001.jpg
image001-large-contentNăm ấy bác sĩ Tin năm tuổi.

***

Ước vọng của Tin là trở thành Bác sĩ nhi đồng. Từ năm sáu tuổi, hàng đêm Tin vẫn cầu xin về điều này.
- Học Bác sĩ cực và lâu lắm đó. - Chị nói với Tin
- Em sẽ học đưọc mà, nhất định. – Tin cương quyết.
Tin gấp sách lại nhìn lên đồng hồ. 11:35 PM.
Hứa với mẹ không được thức khuya quá 12 giờ, Tin lên giường trùm chăn dỗ giấc ngũ.
Hơn năm phút trôi qua, sao Tin vẫn trằn trọc?
Phía dưới chân giường là khung hình có bốn tấm ảnh nhỏ của Tin đóng vai bác sĩ, đang khám cho bệnh nhân trong vở kịch ngắn “THỎ CON BỊ ỐM” nhân ngày Nhà giáo Việt nam. Tin đã xuất sắt với vai diễn, nhận được những tràng
pháo tay vỗ từng hồi.
Khi ấy bác sĩ Tin năm tuổi, cuối năm tốt nghiệp lớp lá, trường mẫu giáo Măng Non quận 10, Sài gòn.
Kế bên, bức ảnh ngày đầu tiên đến trường Mỹ. Ánh mắt trong sáng của cu Tin như đang reo vui. Gương mặt rạng rỡ, tươi cười.
Năm ấy Tin chín tuổi
Tin trở mình, thầm nghĩ "nhanh thật."
image002-large-contentCuối năm, Tin tốt nghiệp lớp lá.

Ngày Bố đi Mỹ, chị lên năm, Tin mới biết bò. Mẹ ở lại một mình, một thân côi cút nuôi con. Sức mạnh của mẹ là niềm hy vọng vào lời hứa: “Khi nào anh bỏ Chúa, khi ấy anh mới bỏ em. Mẹ biết bố rất yêu kính Chúa nên tin tưởng đợi chờ với nỗi nhớ thương canh cánh bên lòng. Có những lúc cả ba mẹ con cùng bệnh, mẹ phải gắng hết sức mình chăm sóc hai con, người bệnh nuôi kẻ ốm, rồi cũng qua.
Tám năm sau, cả gia đình được đoàn tụ. Tin nhớ rất rõ đó là ngày 8/11/2001 vì sau đó một tháng là trận khủng bố lớn xảy ra tại Mỹ, ngày 911.
Mấy tuần sau,Tin biết ăn Pizza, mẹ và chị chỉ ăn được rìa bột vàng xém bên ngoài mà thôi.
Mỗi sáng đi học mẹ togo cho Tin cơm Việt nam, khi thì trứng chiên thơm lừng hành tỏi, khi thì sườn ram vàng tươi, hoặc gà kho xã ớt béo ngậy. Nghĩ đến cuống họng Tin đã giật cấp tám, nước miếng ứa ra rồi.
Tin không biết tiếng Anh vì khi ở Việt nam mỗi tuần học thêm một buổi anh văn, nhưng thầy cô đọc không giống bên này.
Do đó tuần lễ đầu tiên ngồi trong lớp nghe như "vịt nghe sấm". Tối nào bố cũng phải dạy hai chị em học bài đến khuya.
- Vạn sự khởi đầu nan mà. - Mẹ ca cẩm.
Tuần thứ nhì Tin bắt đầu ra sân chơi với bạn, đang túm tụm lại bốn năm đứa, bất chợt Tin không kềm được phát ra tiếng "tủn, tủn". Mấy bạn bịt mũi chỉ vào Tin la lên:
- Tin did, Tin did.
- Im sorry. - Tin lí nhí, bẽn lẽn như vừa ăn vụn bị bắt quả tang.
Tin thắc mắc trong lòng, không hiểu sao các bạn lại biết nói tiếng Việt? Trong bửa ăn tối, mẹ nhìn Tin âu yếm:
- Sao, hôm nay đi học có gì vui không con trai, kể mẹ nghe nào?
- Mẹ ơi, bạn con biết nói tiếng Việt. - Tin nhanh nhẩu.
- Vậy sao, bạn nói gì? - Mẹ vô cùng ngạc nhiên.
- Con vừa mới địch tủn tủn thế là các bạn chỉ ngay con bảo Tin địch, Tin địch mẹ ạ.
Mẹ quay qua nhìn bố:
- Lạ vậy anh?
- Phải bạn con nói “Tin did” không? - Bố phát âm hai chữ “Tin did” bằng giọng Mỹ.
- Dạ phải, sao bố biết? – Tin tròn mắt nhìn bố.
- Đó không phải tiếng Việt mà là động từ “ do” ở thể quá khứ thì là “ did” đó con. Bạn bảo “Tin did” nghiã là Tin đã làm chuyện đó. - Bố giải thích.
Tin gục gật đầu “à”, chị và mẹ cũng hiểu ra, cả ba cùng phá lên cười.

image003-large-contentNgày đầu đi học tại Mỹ, Tin chín tuổi.

Năm sau và liên tục những năm kế, Tin đều nhận được giấy khen của Tổng Thống. Tin luôn là học sinh xuất sắc, được bạn mến, cô yêu.
Mẹ rất vui. Mua khung hình ở chợ $1,00 cẩn thận ép từng tờ giấy khen vào treo đầy phòng Tin. Ngày nào đi làm về mẹ cũng vào phòng hỏi thăm và khuyến khích Tin học. Thỉnh thoảng mẹ cầm từng giấy khen nhìn xăm soi vào chữ ký của Tổng Thống. Ánh mắt mẹ thật hạnh phúc và hãnh diện.
Mỗi lần Tin đưọc giấy khen mẹ thưởng Tin một buổi đi mua sắm ở Good Will. Good Will ở miền đông đồ rẽ và đẹp hơn ở Cali. Tin biết rõ hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cũng không đòi hỏi gì.
Mua quần Jeen và áo sơ mi ở GoodWill rất rẽ, quần đẹp nhất khoảng $3,00 còn loại $1,00 thì vô số. Mẹ cho Tin chọn theo ý thích, Tin chọn loại rẽ nhất mua.
- Con đang ở tuổi phát triển, mỗi đêm mỗi lớn như trái bí trái bầu, Nếu quần áo con mặc vừa hôm nay thì tuần sau sẽ chật, nên cần phải mua trừ hao. - Mẹ giải thích.
Tin nghĩ mẹ nói rất đúng nên chọn quần áo lớn siz hơn. Lưng quần rộng thì đeo dây nịt, ống quần dài mẹ dùng kim tay vắt lai lên chứ không cắt; thời gian sau xả lai xuống ủi cho thẳng, vẫn đẹp.
Năm lớp 11, Tin là một trong hai học sinh Việt nam Honor cuả tiểu bang. Tin mượn bộ veston của bạn mặc đi nhận phần thưởng (Mẹ định đi Good Will mua cho Tin bộ véc, nhưng Tin bảo không cần vì chỉ mặc một lần thì mua làm gì cho tốn ) Hôm ấy mẹ không nghĩ làm được để đi cùng Tin nên cứ tiếc hoài.
Năm lớp 12 gia đình Tin về sống ở Cali, việc làm của mẹ khó khăn hơn. Bố phải ở nhà chăm sóc ông bà nội. Kinh tế gia đình gặp khủng hoảng, Tin vừa làm vừa học. Nhờ biết đàn, Tin dạy đàn Piano cho 1 bé gái 8 tuổi và dạy guitar cho em trai 12 tuổi. Mỗi em được $15.00 một tuần dạy nửa tiếng, cũng đủ để đổ xăng, không phải xin bố mẹ.
Mẹ kể: Năm Tin sáu tuổi, mẹ bắt Tin học đàn Organ, Tin không chịu, mẹ phải đánh đòn ép Tin học. Vì bố bảo sau này qua Mỹ, khi Tin vào đại học có thể vừa học vừa dạy đàn không phải đi bán Mcdonald cực khổ lại ít tiền.
Tin thầm cám ơn bố mẹ đã sáng suốt hướng dẫn con đường cho Tin đi. Lúc đầu mẹ ép Tin, nhưng sau một năm Tin ham thích học đàn và đàn gỉỏi. Tin ở trong ban nhạc, đàn cho trường tiểu học của Tin, thường đi biểu diễn vào những dịp lễ hoặc chương trình dự thi văn nghệ với các trường khác. Mọi người đều yêu thích ban nhạc của Tin. (hình)
Qua Mỹ ở tiểu bang Michigan học đàn rất đắc, người Mỹ dạy chứ không có trường người Việt như ở Cali, $30.00 nửa tiếng. Tin học thêm đàn Piano, guitar và trống. Bố mẹ đã đầu tư thì giờ và tiền bạc cho Tin rất nhiều vào việc học đàn nênTin mới được như ngày nay.
- Ở Mỹ việc học xong lớp 12 thật dễ dàng ngoại trừ những kẻ lười biếng. - Bố luôn nhắc nhở hai chị em như vậy.
Cuối cùng chị và Tin đều đã tốt nghiệp.
Năm Tin tốt nghiệp lớp 12, mẹ là người mừng nhất, Tin đã 18 tuổi. Tin đã là người lớn.
- Con muốn ăn gì, mẹ đãi. - Mẹ nhìnTin, mắt đỏ hoe.
- Mình ăn ở nhà hàng $1.99 nha mẹ. -Tin ý tứ vì biết gia đình vẫn chưa dư giả gì.
- Mẹ đãi con ăn Buffer. - Mẹ ôm Tin
- Khi nào con tốt nghiệp bác sĩ hãy đi ăn Buffer. – Tin ôm vai mẹ, áp má lên mái tóc đã có vài sợi bạc (Tin cao hơn mẹ một cái đầu), thương mẹ quá.
Bỗng dưng Tin nhớ đến câu Kinh Thánh: “Hỡi kẻ làm con, hãy hiếu kính cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được sống lâu trên đất” (*). Công ơn cha mẹ thật không chi sánh bằng,Tin nguyện thầm trong lòng khi ôm mẹ: “Xin Chúa giúp con luôn hiếu kính với bố mẹ”.
Hè năm ấy Tin theo mẹ về Việt nam.
Hơn chín năm, lần đầu mẹ trở về thăm gia đình.
Mẹ cứ phân vân mãi trước khi quyết định mua vé cho Tin.
- Hay là con không về, để số tiền mua vé máy bay cho các con của dì, cậu, mỗi đứa một ít. - Tin hiểu lòng mẹ nên góp ý
Mẹ phone hỏi ý kiến mọi người, ai cũng bảo muốn được gặp Tin chứ không cần tiền.
Nhất là ngoại, ngoại muốn gặp lại Tin. Tin vô cùng cảm động đón nhận tình cảm của mọi người. Chín tuổi khi rời Việt nam, ngày trở về Tin đã thành cậu thanh niên 18. Giọng nói lờ lợ khiến mọi người rất khó nghe.

Ngoại và gia đình đón ở sân bay, Tin không ngờ ngoại già đi nhiều như vậy. Tóc ngoại bạc trắng, mặt chi chít nếp nhăn. Tin ngồi cạnh thấy ngoại cứ lau nước mắt hoài. Thương ngoại qúa.(hình)
Sinh hoạt ở Việt nam có nhiều điều khiến Tin suy nghĩ. Ở đâu Tin cũng thấy cảnh chen lấn, tranh giành. Tin thầm nghĩ: “Biết bao giờ Việt nam mới có được sự trật tự, văn minh như Mỹ”
Về vấn đề giáo dục, ở Mỹ được quan tâm nhiều, chính phủ tạo mọi điều kiện thuận tiện cho việc học. Tệ lắm cũng phải tốt nghiệp lớp 12 mà học sinh không phải đóng tiền.
Các em họ của Tin quây quần nghe kể chuyện trường học bên Mỹ. Đứa nào cũng trố mắt ngạc nhiên khi nghe nói học sinh cấp ba trở xuống đi học không phải đóng tiền. Tập sách được cho Free, gia đình khó khăn còn được cho ăn trưa ở trường nữa. Khi lên đại học chính phủ cũng cho tiền để đóng tiền học. Sung sướng quá.
Ở Việt nam việc học thật khó khăn. Muốn đi học phải có tiền, đóng tiền học, mua sách vở, học thêm, quà cáp cho giáo viên nếu không thì sẽ bị thầy cô “đì”. Các em con của dì và cậu thật là vất vả, con gái mà phải đạp xe đi học thật xa khoảng 20 phút, đường vắng vẻ rất nguy hiểm nên đã mấy lần dì định cho các em nghĩ học.
Phần Tin cũng ngạc nhiên không kém khi được biết các em đi học phải đóng tiền trường, nếu không thì chịu dốt. Dì phải vay tiền chịu lời để đóng tiền học cho con. Mỗi ngày thứ bảy, Chúa nhật các em phải đi làm thuê (tiền công khoảng 1USD/ ngày) để có tiền trả nợ.
Em Hiền rất ham học, tâm sự với Tin:
- Mẹ em định năm tới thì cho em nghĩ học vì lên lớp 10 phải đi ra trường huyện xa lắm.
- Nghĩ học rồi làm gì? - Tin thắc mắc, vì ở Mỹ mà học xong lớp chín chẳng làm được gì cả.
- Đi làm cỏ mướn cho người ta, phụ giúp ba mẹ. - Hiền trả lời với giọng buồn buồn.
Tin suy nghĩ, khi vào đại học, chắc sẽ dành dụm tiền chính phủ cho để giúp các em.
Tin nhìn chiếc xe đạp của các em: không vè, không thắng, củ rơ củ rích. Tin thắc mắc
- Đang chạy muốn thắng thì làm sao? - Chỉ cần phóng xuống xe thì thắng ngay.
Nói xong Hiền leo lên xe chạy rồi nhảy xuống thắng lại. Tin thấy nguy hiểm quá, nhưng các em thì xem đó là bình thường vì đã quen rồi.
- Có xe chạy không phải đi bộ là ngon rồi, bạn em đi bộ nhiều lắm. Có đứa đi xa quá vừa đói vừa mệt xỉu dọc đường đó anh. - Hiền liếng thoắng kể hết chuyện này đến chuyện kia.
Chuyện cô giáo đánh học trò, chuyện học trò phá cô giáo đến phát khóc.
Cô giáo môn toán của khối lớp chín tính tình khó chịu, hay bắt nạt và phạt học trò vô cớ.
Một hôm tiết toán đầu giờ của lớp Hiền, cô vào lớp, ngồi vào bàn giáo viên được khoảng hai phút mở sổ chưa kịp trả bài. Mặt cô chợt đỏ bừng lên, cô đứng bật dậy, hai tay chà vào mông, mắt nhìn xuống mặt ghế, miệng gào lên:
- Chết tôi rồi, đứa mất dạy nào dám phá…
Cô như đạp phải ổ kiến lửa, giọng thảng thốt, đứt quãng , quơ xách tay chạy vội lên văn phòng.
Tiếng la ó, tiếng huých sáo và tiếng cười ồn ào, nhốn nháo như trúng nhằm tổ ong vì thấy cô giáo gãi như điên vào mông, không còn biết giữ thể diện là gì. Bọn con trai đập bàn rầm rập theo điệu nhạc, bọn con gái châu đầu lại nhỏ to thắc mắc… Tiếng cười lẫn tiếng ồn ào im bặt khi bà Hiệu trưởng xuất hiện, điều tra. Không ai biết chuyện gì ngoài hai người; Hiền nhìn qua Nam, Nam kín đáo khoát tay với Hiền ra dấu bảo đừng nói. Mà Hiền làm sao dám nói sự thật, bà hiệu trưởng biết được chắc Nam sẽ bị đuổi học ngay.
Đó là Nam đã hái trái “mắt mèo” trét lên ghế giáo viên. Khi cô ngồi lên, những lông của nó sẽ xuyên qua quần đâm vào da, ngứa đến xé thịt, càng gãi càng ngứa. Phải tắm với xà bông cho trôi những cái lông ngứa đi thì mới hết.

image005-large-contentNăm nay Tin đã 20 tuổi, năm thứ hai đại học.

Hiền đi làm cỏ ở những khu rẫy hoang và đã một lần cánh tay bị quẹt vào trái mắt mèo, ngứa ghê lắm, ngứa rợn người, cào đến rách da, nước mắt đầm đià phải chạy vô nhà gần đó xối nước, xác xà bông, rửa tới rửa lui nhiều lần, lau khô mới hết ngứa nhưng hậu quả là cánh tay đỏ, sần trầy sướt như phung cùi. Hiền hiểu được cái ngứa của cô nên thầm trách Nam trong lòng, sao mà ác quá.
Nam bị cô phạt hoài nên ghét cô mà làm vậy. Ngày hôm trước khi Hiền nhổ cỏ mướn cho nhà Nam, Nam với Hiền làm chung một góc đất, Nam cho Hiền biết Nam sẽ trả thù cô, vì nhiều lần cô làm Nam quê với lớp lắm. Hiền tưởng Nam nói chơi không ngờ làm thiệt. Khiến cả lớp bị phạt đứng phơi nắng suốt giờ ra chơi và phải đến nhà cô xin lỗi.
- Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà anh. - Hiền kết thúc với một tràng cười ngặt nghẽo cả đám nhóc vây quanh cũng cười theo.
Tin không cười được, chỉ hơi chành tí miệng.
Tin vô cùng ngạc nhiên vì chưa từng thấy chuyện như vậy hay tương tự trong 12 năm đi học. Bốn năm ở Việt nam Tin còn quá nhỏ, tám năm ở Mỹ đủ lớn để thấy học sinh rất được tôn trọng. Giáo viên không bao giờ đánh mắng học sinh. Học sinh cũng quý trọng thầy cô không kém.
Hai cuộc sống tương phản quá nhiều, thảo nào bố bảo ít nhất cũng khoảng nửa triệu người bỏ mạng giữa biển trên đường đi vượt biên qua Mỹ. Thật kinh khủng.
Mẹ xót xa khi thấy hoàn cảnh các em, nhưng vì gia đình Tin chỉ có mẹ đi làm nuôi mọi người đi học nên không giúp gì được.
Mẹ quyết định không tiêu xài gì nhiều để tiền mua xe đạp mới cho các em (vì tuổi các em chưa được đi xe gắn máy), mấy đứa mừng lắm.
- Em không bao giờ dám mơ có được chiếc xe như thế này. - Hiền ươn ướt mắt khi đứng trước chiếc xe mới tại tiệm, giọng xúc động.
- Hiền gắng học giỏi là mẹ anh vui rồi. - Tin vỗ nhè nhẹ vào vai em bày tỏ lòng thương yêu.
Mẹ sung sướng khi làm được việc nhỏ này cho các em, niềm vui của mẹ thật đơn giản.
- Khi nào làm có tiền đừng quên giúp các em ăn học nha con. - Mẹ nắm tay Tin gửi gấm ước mơ mình vào đấy.
Tin hiểu được lòng mẹ, mẹ thật vất vả khi phải làm lụng nuôi bố và hai chị em Tin ăn học mấy năm nay.
Mẹ rất muốn giúp gia đình bên Việt nam nhưng không thể.
Mẹ dẫn một đám nhóc đi chợ Bến Thành mua sắm. Tin được biết đây là gương mặt của Thành phố lớn ở miền nam Việt nam.
- Mẹ ơi, sao có nhiều người rách rưới ngồi ở lề đường? -Tin thắc mắc.
- Họ xin tiền đó con. - Mẹ nhỏ giọng thương cảm.
Ở Mỹ thỉnh thoảng Tin cũng gặp Homelese ở ngã tư đường nhưng họ không tệ hại như ở Việt nam.
Ba tuần lễ qua nhanh, Tin và mẹ trở về Mỹ với lòng bùi ngùi thương nhớ.
Mẹ không cho ngoại đưa ra sân bay, ngoại ôm mẹ và Tin nghẹn ngào, hai vai nhấp nhô lên xuống theo từng tiếng nức nở không thốt ra lời.

*
Năm nay Tin đã vào năm thứ nhì đại học,.
Tin luôn chăm chỉ học hành không chơi bời lêu lỏng, không cà phê thuốc lá hay rượu trà gì cả. Tin chỉ biết đi học và lo cho nhà thờ.
Tin ăn sáng với mì gói và trứng gà hoặc thịt viên mẹ mua sẵn trong tủ lạnh. Mẹ vẫn togo cơm Việt nam cho Tin những ngày Tin cần ăn trưa ở trường. Không phải Tin không ăn được đồ Mỹ nhưng “tốn tiền” quá, mang cơm theo đỡ tốn hơn. Tin muốn để dành tiền mua xe tốt mà không phải xin bố mẹ
Tin đi vào giấc ngũ với ước mơ trở thành bác sĩ nhi đồng.
Tin sẽ đến các nước nghèo khó để chữa bệnh cho trẻ em.
Tin sẽ không cho mẹ đi làm nữa, bố mẹ sẽ dành hết thời gian lo cho tâm linh vì bố mẹ đã mệt mõi và lo cho thân xác nhiều rồi.
Tin sẽ mua nhà cho bố mẹ ở để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục.
Tin sẽ trở thành người hữu dụng cho gia đình, xã hội và đất nước đầy tình yêu thương, đầy sự nhân đạo này.
Tin không mơ mà Tin nhất định sẽ thực hiện cho được ước vọng của mình.
Năm nay Tin 20 tuổi.
Tin sẽ là bác sĩ nhi đồng trong mấy năm tới.
Nhất định.

Nguyễn Thị Hữu Duyên

(*) Kinh Thánh sách Xuất Ê Díp Tô ký đoạn 20 câu 12 (Điều răn thứ năm)

Ý kiến bạn đọc
12/02/201205:42:53
Khách
hi tin chi cua em day chac chan chua se cho uoc mo cua e thanh su that.Chi rat hanh dien vi chi co nguoi e trai la tin day hihihihihi
20/01/201207:00:57
Khách
Bai viet nay dam tham, de thuong qua. Cau chuc cau be Tin mau chong dat duoc uoc nguyen tro thanh bac si de giup gia dinh, giup doi.
21/01/201221:38:22
Khách
Chắc chắn ước mơ của Tin sẽ sớm thành sự thật vì gương mặt trong sáng của cậu bé và nay đang là thanh niên đã nói lên tất cả. Bố mẹ của Tin thật may mắn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,181,017
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến