Hôm nay,  

Welcome Home !

07/01/201200:00:00(Xem: 118520)

Welcome Home !

Tác giả: Huyền Thoại-Thịnh Hương

Bài số 3406b-12-2866b vb7010712

Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose. Bài viết “Welcome Home” là phần nối tiếp du ký "Bên Lề Những Chuiyến Đi" đã phổ biến ngày Thứ Sáu 12 tháng 11, 2011.

***

Sau chuyến về Việt Nam thăm mẹ, trở lại Mỹ chưa được một tháng tôi nhận được lệnh của xếp, lên đường thi hành nghĩa vụ! Lần này đi Dallas. Tôi hăng hái đóng gói hành lý. Lại thêm một dịp để “accumulate” số “mileage” với mấy hãng hàng không . Hay phải đi làm xa, nên tôi “sign up” với năm bảy hãng máy bay. Sau một thời gian, họ năn nỉ tôi xài thẻ tín dụng của hãng họ để tăng miles cho lẹ . Bới vậy, mua sắm gì tôi cũng xài thẻ, cuối tháng trả sạch sành sanh. Tôi kẹo lắm, chẳng bao giờ chịu cho các nhà băng, các thẻ tín dụng lấy được một xu tiền lời . Hàng nào đòi “charge” tiền “niêm liễn” là tôi cạch mặt, bye bye liền một khi. Bây giờ tôi đã học được câu “người khôn của khó” mà kiếm sống! Bởi vậy, cứ vài năm tôi lại có một cái vé “free” đi du lịch. Đi làm xa, sở phải đài thọ tiền di chuyển, tiền ăn, tiền khách sạn…Cho nên tôi cứ tà tà cho points và miles vào mấy cái trương mục của mình. 

Kỳ này, tôi lên đường ngày 27 tháng 9. Toàn chin nút. Chuyến này chắc sẽ gặp hên. Tôi đóng hai kiện hành lý, mỗi kiện 50 lbs, đúng theo tiêu chuẩn. Vài năm nay, mấy hãng máy bay thi nhau làm giàu bằng mọi thứ lệ phí. Kiện hành lý đầu tiên, họ “charge” 25 dollars. Kịên thứ hai, 35 dollars. Nếu dư ra vài pounds, họ bắt mình phải dồn sang túi xách tay, hoặc chịu đóng phạt. Họ thản nhiên kiếm lời trên sự bực dọc của hành khách. Theo các báo cáo tài chánh, nhờ việc thu lệ phí hành lý mà các hãng hàng không ăn nên làm ra, thoát khỏi mấy vụ phá sản. Bây giờ chỉ còn hãng SouthWest là còn "nhân đạo", chưa tính tiền hai kiện hành lý tiêu chuẩn. Nhưng đừng vội mừng. Được ngày nào hay ngày đó. Ẹnoy it while it lasts, người Mỹ thường nói như vậy. 

Trước khi tôi ra khỏi nhà, TV nhá lên hàng chữ "Breaking News", loan báo vừa có một cơn động đất nhỏ, có độ mạnh 3.6 Richter. Cách đây mấy hôm đã có một cơn chấn động mạnh hơn, 5.3. Ở Calỉonia gần ba chục năm, động đất đã trở thành một chuyện thông thường với tôi. Chúng không còn làm tôi thất kinh hồn vía như dạo mới tới. Tuy nhiên, những rung chuyển từ 5 chấm trở nên đều làm giới truyền thông xôn xao và họ bắt đầu nhắc nhở dân chúng đừng quên chuẩn bị cho "the big one", có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hôm nay, ngày mai, tháng tới, hoặc năm bảy năm sau không biết chừng.

Tôi biết một gia đình Việt Nam, họ sợ động đất đến nỗi phải bán nhà, dọn qua miền Trung Tây. Mới ở được vài tháng, họ bị cuồng phong cuốn bay nhà, xém chết, vì hôm đó họ hên, đang đi chơi ở nơi khác. Vội vàng dắt nhau trở về Cali! 

TV còn loan báo là cơn địa chấn đã làm hư hại nhẹ đường rầy xe BART (viết tắt của Bay Area Rapid Transit) từ vùng Đông Vịnh ra phi trường San Francisco. Vì vậy, việc di chuyển sẽ bị chậm trễ khoảng 15 phút. Chuyến máy bay của tôi sẽ cất cánh lúc 9 giờ sáng. Bây giờ là 6 giờ30. Tôi nghĩ bụng, còn kịp chán! Tôi phải đi taxi ra bến xe BA RT, rồi lên xe BART ra phi trường, thời gian khoảng một tiếng đồng hồ. Đi taxi từ downtown thẳng ra phi trường rất dễ bị kẹt xe trong khoảng thời gian này. Đi xe BART thi ít khi bị đình trệ, vì đường nó, nó đi. Không chung đường với bất cứ loại xe nào . Nhưng hôm nay thì khác. Tôi đứng chôn chân trên thềm ga đúng 45 phút, thay vì 15 phút như họ loan báo lúc đầu! Tới phi trường, ký gởi xong hành lý, tôi ba chân bốn cẳng chạy trối chết tới cổng đi, vì lúc đó người ta đang bắt đầu cho hành khách lên máy bay. Vào đến chỗ ngồi, tôi muốn xỉu luôn. Chuyến bay của chúng tôi, số 2511, lăn bánh ra phi đạo rất đúng giờ. Nhưng ra tới phi đạo một hồi mà nó cứ nằm ỳ thân cụ. Khoảng 10 phút sau, phi công trưởng lên tiếng thông báo:

- Thưa quí vị, đây là phi công trưởng Roberts từ phòng lái. Tôi rất tiếc phải báo cho quí vị biết là hệ thống hydraulic pumps của phi cơ bị trục trặc, phi cơ phải trở về cửa để kiểm soát lại. Xin quí vị thông cảm, và tôi hy vọng mọi chuyện sẽ đươc giải quyết nhanh chóng.

Mọi ngườ lặng lẽ thở dài. Chậm trễ còn hơn ra đi chẳng hẹn ngày về.

Cứ nửa giờ, phi công trưởng lại lên tiếng thông báo diễn tiến của công việc sửa chữa. Sau ba lần như vậy, ông ta cho hay người ta phải thay thế vài bộ phận mà…chưa có sẵn phụ tùng! Thế là mọi người lục tục xách hành lý carry-on của mình ra khỏi máy bay, chờ …lệnh! Chờ khoảng 15 phút, tôi thấy đến lúc phải đi “nhà nhỏ”. Hỏi cô tiép viên, cô ta nói, “Bà đi mau mau rồi trở lại”. Tôi muốn đi mau mau, nhưng có một hàng dài người nối đuôi ở cái “nhà nhỏ” đó. Lúc trở lại cổng, thì, trời ạ, mọi người đi đâu hết trơn, còn trơ lại cái cổng đóng kín mít, mà ở ngoài kia, chiếc máy bay chết tiệt cũng không còn nằm đó nữa. Tôi chạy lại bảng thông tin thì thấy hàng chữ nhấp nháy, “Chuyến Bay 2511: Pending”. Thấy có người thợ sửa máy bay ngồi gần đó, tôi hỏi :

- Này ông, chiếc máy bay hư nằm kia đi đâu rồi?

- Người ta mới kéo nó ra hangar. 

- Vây hành khách họ đi đâu cả?

- Tui không biết. Có lẽ họ đi kiếm đồ ăn.

- Vây bây giờ tôi phải đi đâu?

- Thì bà cứ ngồi đây chờ, đừng đi đâu hết! Họ sắp đem máy bay khác lại thay thế.

Một ông hành khách đi cùng chuyến với tôi cũng vừa quay lại. Tôi lặp lại cho ông ta những lời anh thợ máy vừa nói. Ông ta và tôi cùng ngồi chờ. Ông bà mình đã có câu, “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Cái anh thợ máy này không là người Việt, nên không biết dựa cột. Bởi vậy anh ta đã phạm một cái tội tày trời với hai chúng tôi. Tôi và ông hành khách ngồi chờ, cứ mươi phút thay phiên nhau ra nhìn bảng thông báo phi trình. Chuyến bay 2511 cứ còn “Pending”. Khoảng nửa tiếng sau, không thấy hành khách nào trở lại, mà cái chữ Pending cứ nằm ỳ trên bảng, tôi sốt ruột lắm, bèn chạy lại một quầy cách đó mấy cổng, hỏi cô nhân viên đang chuẩn bị cho chuyến bay đi Boston. Sau khi nghe tôi tả tình tả cảnh, cô ta bấm computer rồi trợn mắt nhìn tôi:

- Ủa, chớ nãy giờ bà ở đâu? Chuyến bay của bà sẽ cất cánh trong 10 phút , và họ sắp đóng cửa máy bay rồi!

- What? Người ta nói tôi ngồi chờ. Tôi ngồi chờ lâu quá mới chạy lại đây hỏi. Vây cửa đi bây giờ ở đâu? 

- Cửa 72. Bà và ông phải chạy cho lẹ kẻo không kịp.

Tôi và ông kia chạy trối chết, chạy không kịp thở. Lúc đến cổng 72, thì nó đã đóng im ỉm! Thấy một ông pilot vừa đi ngang, tôi bèn cầu cứu:

- Ông, ông làm ơn vô trong kia, nói họ mở cổng cho tụi tôi vào. Tôi không muốn bị bỏ sót một lần nữa!

Thấy bản mặt hớt hải của tôi, ông ta chẳng hỏi gì thêm, bấm code mở cổng ra máy bay. Tôi tính chạy theo thì ông ta giơ tay cản, nói ông không có quyền đem ai vào khi cổng đã khóa. Một phút sau, ông trở ra, nói cửa máy bay đã đóng, và vì lý do an ninh, không ai có quyền mở cửa ngoại trừ nhân viên an ninh có phận sự. Tôi tru tréo:

- Không được, không được, tôi phải ra máy bay. Hành lý của tôi đang ở trên đó! Ông làm ơn gọi TSA, gọi FBI, gọi bất cứ ai! Tôi phải đi chuyến này. Đây không phải lỗi của tôi!

Ông phi công không gọi TSA, không gọi FBI, mà gọi Customer Service. Cô Nhân Viên Phục Vụ Khách Hàng chạy lại, hỏi tôi và ông khách kia lý do nào mà lỡ chuyến bay, trong khi gần 200 người khách khác đã được đưa đến máy bay khác. Tôi giận quá, nói:

- Mấy người đó không cần đi nhà nhỏ, mà tôi thì cần! Lúc trở lại, cái thằng cha mặc đồng phục của mấy người bảo tụi tôi ngồi chờ, thì tụi tôi chờ. Lại còn cái bảng thông tin của mấy người nữa chớ! Cứ nhấp nháy chữ “pending”, có nói cổng nào đâu mà tụi tôi biết. Kỳ này tôi phải viết thư khiếu nại lên Ban Tổng Quản Trị của mấy người mới

được. 

Cô này bấm computer, thấy tôi và ông nọ đã được chuyển đến một chuyến máy bay khác, cất cánh lúc…5giờ 30 chiều! Trời đất, ngồi chờ hơn năm tiếng đồng hồ ở đây, chắc tôi sẽ phát khùng. Bởi vậy, tôi hỏi cô ta có chuyến bay nào khác, kể cả các hãng partners, để tôi xin standby. Cô nói có hai chuyến đi Dallas, một của American Airline, cất cánh lúc 1giờ30; một chuyến khác của United, cất cánh lúc 3giờ 30. Tôi và anh chàng kia chạy như cờ long cong, đi hết Terminal này sang Terminal kia, mà chuyến nào cũng chật cứng, không còn một chỗ, mà số người đứng standby có tới sáu, bảy người! Chuyến 1giờ 30, tôi bị mừng hụt. Số là vào lúc chót, có hai chỗ trống. Một cặp vợ chồng nào đó đã check-in mà bây giờ vẫn không thấy xuất đầu lộ diện . Cô tiếp viên nói nếu họ không show up trong 5 phút nữa thì tôi và ông hành khách kia sẽ được ưu tiên trám chỗ. Tôi mừng rỡ, khấn thầm cho họ đừng đến. Thế mới biết tôi còn sân si lắm, chỉ mong cầu lợi cho mình trên sự đau khổ của người khác! Nhưng kìa, trời chẳng nghe lời cầu xin của kẻ xấu! Cặp vợ chồng Nhật Bổn đang hớt hải chạy đền. Thế là tôi hết hy vọng.

Rốt cuộc, tôi và ông khách kia đành lên chuyến bay chiều đi thẳng tới Dallas. Nhưng nó cất cánh lúc 5 giờ 40, thay vì 5 giờ 30 như chương trình đã định. Và chuyến bay mang mã số 450. Toàn là chín nút. Lên phi cơ tôi buông mình cái “bịch” vào ghế ngồi, mệt thở ra lỗ tai…Kỳ này thế nào tôi cũng yêu cầu hãng máy bay đền cho tôi một vé miễn phí vì cái tội không niêm yết thông tin mới lên bảng, làm tôi mất biết bao nhiêu thì giờ và sức lực. Coi chừng lại lên máu nữa, chứ không phải chơi! Hồi xưa, tôi không bao giờ biết làm khó dễ ai, vậy mà đi máy bay nhiều quá nhiều, tôi đã học được vài lối “cào đầu ăn vạ” của mấy hành khàch khác. Ông bà mình vẫn nói, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Chuyến trở về San Francíco từ Dallas không có gì trục trặc. Tôi ngộ ra rằng, nhựng con số 9 không linh nghiệm với tôi chút nào. Toàn là chín nút mà chẳng thấy hên. Chỉ thấy rắc rối, lộn xộn. 

Lúc vô cửa security, anh nhân viên TSA, sau khi kiểm tra bằng lái của tôi, nói với tôi trong nụ cười thân thiện: 

- Bà Nguyễn, xin chúc bà đi về nhà bình an! [Have a safe trip home!].

Tôi cám ơn anh ta, và chợt nhớ đến câu nói của người sĩ quan quan thuế ở phi trường San Francisco hôm tôi từ Việt Nam trở về:

- Welcome home, Ms Nguyen!

Ôi, cảm động làm sao! Trong khi quê hương ruột thịt của tôi hậm hực và làm khó dễ mỗi khi tôi về thăm gia đình, thì Quê Hương thứ hai lại mở rộng vòng tay chào đón tôi với những nụ cười và những câu nói thân tình. WELCOME HOME! Ước gì nơi chôn nhau cắt rốn của tôi người ta nói được những lời thiết tha như thế này!

HUYỀN THOẠI THỊNH HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc
10/01/201214:03:37
Khách
người sĩ quan quan thuế

Về quân sự: officer là sĩ quan, nhưng về dân sự, cảnh sát thì officer cũng chỉ là nhân viên như mọi người thôi
10/01/201217:28:23
Khách
Chuyện kể sao mà quá đúng, quá thực ... về những khó khăn của ng` đi máy bay ! May mà nhân vật chính không phải đi job interview hay gì gì .... Lúc ngồi lên máy bay được rồi thì thấy quá hạnh phúc ? Xin cảm ơn tác giả !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến