Hôm nay,  

Quà Giáng Sinh Cho Bé Ly

23/12/201100:00:00(Xem: 177088)
Quà Giáng Sinh Cho Bé Ly

Tác giả: Lưu Thy
Bài số 3436-12-2896vb6122311

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Lưu Thy là “Ipad Ai Biết” cho thấy tấm lòng tử tế của người viết. Bài thứ hai, “Giang Hồ Hiểm Ác,” một chuyện vui cho thấy thêm sự tinh... quái của cách kể chuyện. Sau đây là bài viết thứ ba. Mong tác giả tiếp tục.

*

Bố vẫn chưa tới! Bố lúc nào cũng trễ! Để rồi xem, gặp mình lại nói cái câu như thường lệ " Ly chờ bố có lâu không? Gớm! Chiều thứ sáu xe lúc nào cũng kẹt! ". Cô giáo hồi nãy chúc mình Merry Christmas, dúi vô tay mình món quà nhỏ rồi dặn mình đúng ngày Giáng Sinh mới mở ra. Cô hình như có hơi ngập ngừng muốn hỏi điều gì rồi nghĩ sao lại thôi. Mình biết cô muốn nói gì. Cô sợ mình buồn. Mình chúc cô và gia đình một mùa Giáng Sinh vui vẻ đầm ấm bên người thân. Cô chỉ cười rồi gật đầu cảm ơn. Cái cười của cô sao mà buồn buồn. Chúc mừng sao lại buồn? Cô buồn cho mình, mình biết. Chỉ có cô là hiểu mình nhiều nhất. Cô ơi, Ly chúc thêm cô một lần nữa một đêm Giáng Sinh sum họp vui vẻ với người thân.
Giờ này mà bố vẫn chưa chịu tới. Hai con chim bồ câu đang rỉa lông bên bồn nước phía bên kia. Con nào là bồ câu cha con nào là bồ câu mẹ đây? Còn có con bồ câu nho nhỏ bé tí đang quanh quẩn bên cạnh nữa. Bồ câu con ơi, mi hạnh phúc hơn Ly nhiều.
Bên tay phải phía xa xa có hai cô chú đang ngồi thì thầm tâm sự. Sao cái chú ấy có cái gương mặt xương xương dài ngoằn giống bố đến lạ kỳ. Còn cô kia không giống mẹ một chút nào hết, chỉ ngoại trừ cái xắc tay. Mẹ với cô chắc cùng rủ nhau đi mua một chỗ một nơi. Ơ, hai cô chú vẫy tay chào mình kìa, thôi mình chào lại rồi nhìn sang chỗ khác đi, mẹ bao giờ cũng dặn "chớ có nhìn người lạ đăm đăm trừng trừng như vậy làm người ta khó chịu, là không tốt, là bất lịch sự". Bố thì lúc nào cũng dễ chịu, với bố sao sao cũng được. Bố giờ này đi tới đâu rồi? Bố ơi là bố, bố của Ly sao giờ này vẫn chưa tới!

- Con bé kia đang nhìn hai đứa mình kìa. Con bé con trông dễ thương chi lạ, mà sao anh thấy cái gương mặt của nó buồn buồn làm sao. Em có thấy vậy không? Sau này em thích có con trai hay con gái?
- Ờ ! Dễ thương mà buồn. Để em vẫy tay chào nó. Nó ngồi một mình chắc đang chờ bố mẹ tới đón. Chờ lâu không thấy tới nên giận là đúng rồi.
- Em chưa trả lời anh. Em thích con trai hay con gái ?
- Đồ quỷ! Em thích cả hai, một trai một gái. Như vậy được chưa ông nỡm.

Chết cha! Lại trễ nữa rồi. Vẫn cái tật lừng khừng cố hữu, đã tính trước rồi mà không chịu mua ngay, cứ để cho tới cận ngày, nước tới chân mới nhảy, rồi mới ghé mua quà Giáng Sinh cho con bé. Ly giờ lớn rồi, hết còn là bé con, mấy con búp bê với gấu nhồi bông giờ hết còn hiệu nghiệm. Quần áo thì chỉ có mình Liên là biết cách chọn. Liên? Lại Liên! Con bé kín như bưng không hé lộ một điều gì về Liên. Thôi, nghĩ chuyện khác đi. Cái ông bố là mình đây thật là kì cục! Mua cho con gái cái gì đây mà cũng không biết. Con gái thích gì cũng không hay. Bố ơi là bố. May là vừa rồi nghĩ ra được cái cách nhờ cô bán hàng chọn giùm một món gì đó rồi gói lại hộ luôn. " Cô cứ chọn rồi gói lại, nhớ đừng cho tôi biết là món gì. Tôi cũng muốn ngạc nhiên bất ngờ thích thú như con bé". Cô bán hàng có trố mắt nhìn mình. Chắc lại có chuyện để kể về cái ông khách dị thường hôm nay mà từ trước đến nay cô chưa bao giờ gặp. Cô ta có vẻ tò mò muốn hỏi thêm nhưng ngại ngùng. Cô không hỏi tội gì mình phải khai, mà dù có hỏi, mình biết trả lời sao đây.
Xe đâu mà nhiều quá vậy trời. Đâu phải chỉ có một mình mình, cũng còn khối người chờ cho tới cái ngày cuối cùng rồi mới hớt hơ hớt hải chạy đi mua quà Giáng Sinh cho người thân. Chiều thứ sáu mọi khi lúc nào cũng kẹt xe, huống hồ là ngày này. Đã trễ hơn gần tiếng đồng hồ rồi. Xe cứ chạy nhích nhích nãy giờ. Thôi gắng chịu đựng thêm luồng xe này nữa, qua cái ngả rẽ tới là xong.
Nó kia rồi! Tội nghiệp con nhỏ.

- Ly chờ bố có lâu không? Gớm! Chiều thứ sáu xe lúc nào cũng kẹt!
...
sss
- …
- Bố ơi, bố cho con mượn chiếc vớ lớn của bố đi.

- Đống vớ sạch bố để trong ngăn kéo bên cạnh bồn rửa chén. Mà con lấy để làm gì?
- Bố lúc nào cũng bê bối, đồ đạc để lung tung, thảo nào mẹ… mà thôi… con dùng để treo trên lò sưởi cho ông già Noel.
- Con xin ông món gì. Con có chắc là ổng sẽ cho không?
- Con có để lá thư trong chiếc vớ. Con tin ổng sẽ cho con.
- Một mình ổng làm sao lo cho xuể. Cả thế giới biết bao nhiêu là đứa con nít như con mà ổng thì chỉ có một mình.
- Đâu phải chỉ có một ông già Noel đâu bố. Bố biết Tề Thiên Đại Thánh không? Ông già Noel cũng giống như vậy, một sợi râu của ổng là biến ra biết bao nhiêu là ông già Noel.
- Lỡ ổng quên cái laptop với GPS ở nhà rồi không biết đường tới thì sao ?
- Con có email dặn trước rồi. Con nói tối nay con về nhà bố. Con đi treo chiếc vớ có lá thư con gửi ông già Noel đây. Bố hứa với con bố không được đọc. Bố hứa ?
- Ừ, bố hứa.
- Bố nhớ đó. Bố hứa không được đọc. Good night bố.
- Good night con.
...
Giờ này Liên có còn thức không đây? Gần một giờ sáng rồi còn gì. Đi vội đi vàng quên mang cả cái áo khoác ngoài, trời lạnh và tuyết đang rơi lất phất ngay đúng đêm Giáng Sinh. Đã hứa với con nhỏ là không được đọc thư nó gửi cho ông già Noel, mà lại tò mò chờ nó ngủ say, rồi lén la lén lút như tên trộm, rồi lại còn cẩn thận không dám mở đèn, bật đèn pin lấy thư ra mà đọc. Cái tội thất hứa với con nít là cái tội lớn. Con đây vô số tội, thôi thì một năm 365 ngày Chúa tha tội cho con một lần. Nhà Liên ở phía trước kia rồi. Vẫn còn ánh đèn ở bên trong. Liên ở một mình hay với ai đây? Con bé kín miệng không bao giờ hé răng cho biết mẹ giờ đang làm gì ở với ai. Có ỡm ờ hỏi bóng hỏi gió nhưng con bé cứ làm lơ đánh trống lảng. Có nên gõ cửa không đây? Giờ cũng đã lỡ tới rồi, chân cũng đã đặt ngay bên ngạch cửa. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều. Cứ gõ cửa rồi tới đâu hay tới đó ...
….
- Con bé có chuyện gì phải không? Gặp chuyện gì phải không?
- Không có chuyện gì. Nó đang ngủ, anh có cái này muốn cho Liên coi.
- Anh vô trong nhà đi. Anh biết giờ này là mấy giờ không?
- Anh biết! Một giờ sáng. Xin lỗi em, nhưng anh không chờ được. Đây là lá thư con bé gởi cho ông già Noel bỏ trong chiếc vớ treo ngay trên lò sưởi. Liên đọc đi.
...
Nhìn Liên đọc thư con bé rồi ôm mặt khóc mình muốn ôm Liên vào lòng nhưng sao vẫn cứ đứng yên, tay chân bất động, không làm gì được. Có phải chúng ta đã không còn như ngày xưa. Liên cứ ôm lá thư mà khóc ròng còn ta cứ đứng đó mà nhìn. Khoảng cách chưa tới nửa sải tay mà sao chúng ta cứ như là trùng trùng xa cách.
Đưa tay đóng nhẹ cửa rồi ra về nhưng sao ta vẫn cứ như nghe thấy tiếng thút thít của Liên văng vẳng bên tai. Ngoài trời đêm tuyết lất phất rơi, đèn đường vàng vọt, đêm Giáng Sinh vắng vẻ im ắng, trên đường đơn độc một mình ta.
Con bé vẫn đang ngủ say.
Ông già Noel của bé, ông đang ở nơi nao ?
...
- Bố ơi bố…
- Gì con ?
- Ông già Noel lấy lá thư của con đi rồi mà không để lại gì hết, con kiếm khắp nhà rồi mà không thấy quà.
- Con xin cái gì ? Có thể điều con xin ổng thấy khó kiếm quá nên ổng hẹn lại sang năm chăng? Ổng có để thư trả lời lại không?
- Không để lại gì hết. Con không tin là ổng làm không được. Con gửi thư cho ổng mỗi ngày đều cầu xin một thứ như nhau. Ổng có làm việc ban ngày không hở bố.
- Cái này bố không biết. Hình như chỉ ban đêm, bố nghĩ vậy.
- Hôm nay mà không có vậy là con phải chờ thêm 365 ngày nữa sao bố.
- Ơ …ơ … Bố cũng không biết nữa. Có lẽ vậy … Mà hình như có ai đang bấm chuông kìa. Chắc lại là ông già hàng xóm hay chạy qua mượn bố đồ nghề sửa chữa. Bố đang bận tay, con lại mở cửa xem thử, nhớ Merry Christmas ông ta.
- Có khi nào là ông già Noel không bố? Để con lại mở cửa...
...
- Bố ơi bố! Bố ra đây mà xem… Con đã nói mà, ông già Noel không bao giờ quên ai hết. Ông già Noel tặng cho con món quà con yêu cầu. Cảm ơn ông già Noel… Bố ơi bố …ra mà coi món quà Giáng Sinh ông già Noel tặng con nè bố… bố ơi bố ơi … Mẹ vô đi … Mẹ đưa cái xách tay con phụ mẹ mang vào. Bố ơi bố ơi …

Lưu Thy
Noel 2011.

Ý kiến bạn đọc
12/11/201515:03:11
Khách
Tôi thích đọc chuyện, nhưng không phải chuyện nào cũng đoc. Nhiều chuyện chỉ đọc lướt qua rồi bỏ. Chuyện cũa lưu Thi tôi đọc không sót một chữ.
Bút pháp nhẹ nhàng, câu chuyện trình bày hấp dẫn, tình tiếc thâm thuý, ý nghĩa.
Hay. Hảy viết tiếp cho mọi người đoc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến