Hôm nay,  

Mùa Giáng Sinh Năm Ấy

16/12/201100:00:00(Xem: 293289)
Mùa Giáng Sinh Năm Ấy

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 3430-12-2890vb6121611

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Bài viết mới cho mùa giáng sinh của ông có lời ghi: Tưởng tiếc hai em Quang và Phượng.

***

Tôi đến Mỹ ngay cái lúc nước Mỹ đang chuẩn bị mùa lễ Giáng Sinh. Mùa lễ ở đây rực rỡ và nhộn nhịp quá! Nhà nào cũng trang hoàng rất lịch sự, đèn nhấp nháy khắp nơi, các biểu tượng về Chúa hài đồng được bày ra sân một cách trịnh trọng. Apartment tôi ở là một trong những chung cư nghèo nhất vùng City Height này. Tuy vậy,phòng nào cũng có một cây Noel rất ấm cúng để đón mừng Chúa ra đời, và cũng để gia đình quây quần xung quanh ăn tiệc nửa đêm. Chỉ duy nhất phòng tôi, năm đó, hai vợ chồng và đứa con đang co ro trong cái giá lạnh cắt da được nếm lần đầu tiên nơi xứ người. Vì mới đến, chúng tôi chưa chuẩn bị gì cả, chỉ biết âm thầm tắt hết ánh đèn, lặng lẽ nhìn thiên hạ đang nô nức với cuộc vui diễn ra xung quanh.
Bỗng có tiếng gõ cửa dồn dập. Một thanh niên trắng trẻo, ăn mặc tươm tất hiện ra dưới ánh đèn hành lang.
- Chào anh chị. Anh chị mới qua, khỏe không? Sao tắt đèn tối thui vậy? Phải mở đèn khắp nhà lên đón Chúa giáng sinh chứ!
Tôi chưa kịp ngạc nhiên, anh thanh niên lại ào ào.
- Phòng em gần đây, đối diện với phòng anh chị. Tụi em vừa tan nhà thờ về. Sẵn dịp, mời anh chị sang dùng tiệc nửa đêm với gia đình em cho vui.
Tôi chưa kịp suy nghĩ nên đồng ý hay nên từ chối, thì anh ta lại tiếp tục ào ào.
- Bà con xa không bằng láng giềng gần mà! Lẹ lên, qua nhập tiệc anh chị!
Tôi chưa kịp xỏ chân vào đôi dép, anh ta đã chụp tay tôi lôi ào ào đến cửa nhà đối diện.
- Phòng em đây! Bà xã em đây! Nó tên Phượng. Em tên Quang. Còn đây là bé Tina, đứa con gái duy nhất của vợ chồng em đó!
Tôi lúng túng, chưa kịp xử trí ra sao thì Quang ấn vai tôi ngồi xuống chiếc ghế trống đặt bên cạnh bàn ăn. Lúc này, tôi mới thật sự yên tâm hòa vào không khí ấm cúng của gia đình người bạn trẻ láng giềng. Lúc này, tôi mới nhìn kỹ Quang. Cậu ta chỉ đáng tuổi cháu mình. Bộ mặt búng ra sữa và đôi ria mép lún phún kia - làm sao che giấu được đôi mắt tinh đời này được? Như đoán trúng ý nghĩ của tôi, Quang lại ào ào.
- Lẽ ra, tụi em kêu anh bằng chú, vì anh lớn tuổi rồi. Nhưng kêu anh em với nhau cho có vẻ thân mật hơn. Chú cháu nghe xa cách và lễ giáo quá, phải không anh?
Đêm đó là một đêm Giáng Sinh ý nghĩa nhất, đối với gia đình tôi, nơi xứ người. Từ đấy, tôi và Quang thân nhau như hai anh em, đúng ra như hai người bạn vong niên.
Mới đến Mỹ, tôi thường lủi thủi một mình. Ban đêm ra hành lang hút thuốc, lòng buồn rười rượi nhớ về quê cha đất tổ. Những lúc ray rức như vậy thì Quang lại xuất hiện. Vừa thấy nhau, tôi chưa kịp mở lời, Quang đã ào ào.
- Anh có muốn coi nghệ sĩ Sài Gòn ngày trước ca không?
Nghe nói đến nghệ sĩ Sài Gòn, tôi reo lên như người bắt được vàng.
- Muốn quá đi chứ! Ở đâu? Có gần đây không? Dẫn anh coi đi?
- Gần đây thôi! Mình đi. Nghe lại những giọng hát xưa, biết đâu sẽ an ủi anh phần nào. Nỗi buồn nhớ nhà của anh sẽ vơi, sẽ bay lên trời theo gió mây mất.
Loanh quanh chừng hai ngã tư, chúng tôi đến một quán cà phê Việt Nam nằm trong con hẻm rộng. Nghệ sĩ Sài Gòn lần lượt xuất hiện trên màn ảnh lớn, phát ra từ cuốn tape Paris by night được chiếu bởi một máy VCR.
Tôi vừa bồn chồn vừa thất vọng.
- Anh cứ tưởng Quang dẫn anh coi nghệ sĩ thật trên sân khấu thật, hóa ra chỉ là màn ảnh.
- Ở San Diego được coi như vậy là quí lắm đó anh! Muốn có sân khấu thật, anh phải lên quận Cam, rồi phải chờ show diễn giờ nào ngày nào, mới mua vé được.
Tuy vậy, cũng nhờ Quang, tôi mới biết có một quán cà phê Việt Nam với các cô tiếp viên áo dài tím, tóc thề xõa ngang vai, mang nét đặt thù của Huế xuất hiện trên đất Mỹ. Tuy vậy, qua các giọng hát xưa, Sài Gòn hiện ra trong tôi những kỷ niệm của một thời vàng son.
Quang như hiểu ý tôi, em thầm thì.
- Những cái gì đẹp, khi vuột khỏi tầm tay mình...sẽ không bao giờ trở lại nữa, phải không anh?
Quang có nghề tóc, nên mỗi buổi sáng em đi làm đều đặn. Phượng có nghề nail, nhưng mấy năm nay có con, cô ta đành nghỉ ở nhà để chăm sóc. Bề ngoài nhìn vào, gia đình Quang rất hạnh phúc. Quang tận tụy với nghề nghiệp đến tối mới trở về nhà. Phưọng cũng xuất sắc trong công việc nội trợ, lúc nào cũng có sẵn một bữa cơm ngon dành cho chồng con.
Nhưng rồi một hôm, cảnh sát bỗng đến nhà còng tay Quang dẫn đi, tôi hoảng hồn chạy qua tìm Phượng. Cánh cửa vừa mở, Phượng hiện ra tả tơi với mái tóc rối tung. Mặt mày bầm tím, sưng húp.
- Anh Quang đánh em quá trời. Buộc lòng em phải gọi cảnh sát.
- Sao vậy? Anh thấy hai em hạnh phúc lắm kia mà?
- Chỉ là những bất đồng vụn vặt thôi anh ạ!

Vài ngày sau, cũng chính Phượng dẫn con đi lên bót lãnh Quang ra. Rồi Hội Thánh đến giảng hòa, hai người trở lại sống đầm ấm bên nhau cho đến khi có thêm một cháu gái ra đời.
Cháu gái ra đời mang theo nguồn vui đến gia đình. Quang tổ chức ăn mừng. Hai vợ chồng mời Hội Thánh và bà con láng giềng đến cụng ly vui vẻ. Buổi tiệc diễn ra ngay mùa Giáng Sinh, Quang thân mật tặng tôi và những người mới đến Mỹ tỵ nạn tấm gift card để đi shopping. Ai cũng khen vợ chồng Quang tốt bụng, có tình có nghĩa với đồng hương.
Rồi lại một ngày, Quang đùng đùng vác đứa con út quăng ra sân cỏ, mặc cho Phượng mếu máo chạy theo kéo lại. Quang tức tốc cuốn quần áo vào xách tay, vội vã ra parking, lên xe phóng như bay.
Từ đó, tôi bặt tin Quang, mặc dù tôi đã cố tình tìm kiếm khắp nơi từ các bạn bè thân thích. Cho tới một thời gian sau, vào buổi trưa hôm nọ, tôi bỗng nhận được cú điện thoại lạ.
- Hello, Có phải anh tên Ân không? Ân Phạm, đúng không?
Nghe tiếng ồ ồ lạ hoắt và giọng nói có vẻ "kẻ cả" hoặc " bề trên", tôi lễ phép thưa.
- Dạ, Đúng ạ! Xin lỗi, ông cần chi ở tôi ạ?
-Tôi là cảnh sát đông dương đây. Tôi cần gặp anh ngay để điều tra một việc. Tôi chờ anh ở quán cà phê Doré. Ra liền nha!
Tôi hoảng hốt, thắc mắc lung tung. Trời Đất! Lúc nào mình cũng là kẻ ăn ngay ở thẳng, sao tự dưng lại dính líu đến cảnh sát như thế này? Bỗng bên kia đầu giây, giọng cười trong trẻo quen thuộc của Quang cất lên một cách hỉ hả.
- Anh Ân. Anh khỏe không? Về đây mừng quá, em giả giọng cảnh sát đông dương để ghẹo anh chơi!
- Trời Đất! Quang đó hả? Đi đâu mà mất biệt vậy? Trở lại với gia đình đi! Anh và bà con xung quanh cứ nhắc đến Quang hoài.
- Em đi làm ở Arizona anh à! Bây giờ em đã mua nhà bên đó rồi. Nhà có 5 phòng ngủ, rộng thênh thang. Hôm nay, em về đây rước vợ con về bên đó sống. Chừng nào rảnh, anh bay qua em chơi. Vui lắm!
Quang tất bật thuê Uhaul chở đồ đạc và vợ con về Arizona. Hội Thánh và tôi tiễn gia đình Quang đi, trong đó có cả láng giềng xung quanh. Ai cũng ngậm ngùi nói lời chia tay, đồng thời cũng cầu chúc gia đình Quang luôn xum vầy, hạnh phúc. Trước khi đi, Quang dẫn cả nhà tôi ăn buffet, dặn dò đủ thứ, khuyên tôi nên học nghề tóc. Đó là một nghề mưu sinh dễ dàng, không sợ thất nghiệp.
Vài năm sau, có người bạn lính mời tôi sang Phoenix dự đám cưới thằng con. Tôi gặp lại Quang trong bàn tiệc. Tay bắt mặt mừng một lát, Quang bùi ngùi cho tôi biết đã chia tay với Phượng. Hiện giờ em đang sống một mình trong căn nhà mới khác, ở một thành phố đang trên đà xây dựng. Nhìn vóc dáng bệ rạc của em, tôi chợt mủi lòng, nhưng không biết nói sao bây giờ. Chỉ khuyên em nên giữ gìn sức khỏe và nếu có cơ hội, nên trở về bên vợ, tiếp tục dưỡng nuôi hai đứa con thơ.
Tôi về San Diego một thời gian, người bạn lính gọi sang báo tin mừng, rằng Quang đã trở về sống với vợ con, qua sự cố gắng khuyên lơn và hàn gắn lại của Hội Thánh. Nghe tin vui, tôi reo lên sung sướng. Tôi mong cho người bạn vong niên tìm được ý nghĩa cuộc sống, qua tình yêu thương đậm đà của vợ và các con.
Rồi...chẳng bao lâu, mùa giáng sinh sắp sửa trở về trên đất Mỹ, một bữa trưa nọ tôi nhận được tiếng gọi thất thanh từ người bạn lính.
- Ân ơi! Hai vợ chồng Quang chết hết rồi!
Tôi giật mình, la lớn.
- Hả? Anh nói cái gì? Hai vợ chồng Quang chết? Sao chết?
- Sáng nay, Quang cầm súng bắn vợ vào đầu. Rồi hắn kê súng vào màng tang tự vận. Cảnh sát đến nhà chỉ nhìn thấy hai thi thể máu me tùm lum, và hai đứa con ôm nhau khóc thảm thiết trên nền gạch. Khủng khiếp quá Ân ơi!
Tôi lặng người giây lát, rồi chỉ biết ngẩng mặt lên Trời cao, thầm cầu nguyện cho hai linh hồn vắn số.
Qua cuộc thảm sát trên, tôi có suy nghĩ về tình yêu lứa đôi, hay nói đúng hơn là về tình yêu qua cách nhìn của tôn giáo. Nếu Hội Thánh không can thiệp, không dự phần quá nhiều lần trong cuộc sống gia đình của Quang và Phượng - chưa chắc hai vợ chồng này sớm lìa bỏ cõi đời. Hội Thánh cứ quan niệm rằng, những gì Chúa kết hợp với nhau thì không ai có quyền phân cách, chia lìa. Cho nên họ cố gắng hết sức để hàn gắn lại tình yêu đổ vỡ của Quang và Phượng. Họ cố gắng kết hợp những điều không thể kết hợp được, những điều không thể hòa chung nhau được, những điều tự phân hủy khi xúc tác với nhau. Cách đây hơn mười năm, ở San Diego cũng có xảy ra một cuộc thảm sát khác, ghê gớm không kém. Nửa đêm, cậu thanh niên lẻn vào phòng đâm gục cha và chị gái cho tới khi tắt thở. Vì lý do hai người này đã dùng quyền lực trong gia đình ngăn cấm cậu thanh niên lấy người ngoại đạo. Áp dụng công thức giáo điều cứng nhắc, cùng với những luật lệ tôn giáo quá khắt khe cho lứa tuổi thanh niên lớn lên ở nước Mỹ - là một điều nguy hiểm, cần phải suy gẫm và xem xét lại.
Riêng tôi, tôi đã mất đi một người bạn vong niên đáng quí. Và cứ đến mùa giáng sinh mỗi năm, tôi lại nghe câu nói của Quang văng vẳng bên tai. Những cái gì đẹp, khi vuột khỏi tầm tay mình...sẽ không bao giờ trở lại nữa. Câu nói làm trái tim tôi se lại...buồn ơi là buồn...
Phạm Hồng Ân

Ý kiến bạn đọc
16/12/201103:44:52
Khách
Cám ơn tác giả! Câu chuyện buồn quá! Chỉ thương cho hai đứa bé mồ côi!
17/12/201122:29:23
Khách
Bài viết rất hay...
17/12/201122:27:47
Khách
Đạo và đời là hai cái khác nhau một trời một vực! Ít học hay tinh thần yếu đuối thì phải dựa vào giáo điều mà sống còn vô đạo thì thường bất nhân! Trung dung là tốt nhất. Chả có đạo nào giúp người ta sống mãi hay gặp may mắn hết và chỉ có người tốt là tốt người xấu là xấu thôi... Thiếu gì ông bà lúc nào cũng cầu xin khi chết lên trời nhưng về già thì sợ chết lắm, làm màu vậy thôi chứ teo lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến