Hôm nay,  

Bài Thơ Tình 32 Năm... Chưa Gởi

08/12/201100:00:00(Xem: 291388)
Bài Thơ Tình 32 Năm... Chưa Gởi

Người viết: ThaiNC
Bài số 3424-12-2884vb4120811

Tên thật: Nguyễn Cao Thái. Sinh năm 1959 tại Huế. Vào Saigon 1968, và vượt biên đến Mỹ 1979. Hiện định cư tại San Jose, CA cùng gia đình. Bài viết thứ ba ThaiNC góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 là một chuyện tình lỡ.

***

Lâu lắm rồi, tôi nghe đâu đó câu đố vui như vầy: Con gì dài nhất thế giới? Trả lời cở nào cũng sai. Đó là…con tôm Việt nam. Tại sao? Vì con tôm Việt Nam đâù thì ở VN nhưng mà cái mình thì qua tận Liên Xô, Âu châu gì lận. Dài lắm chứ, phải không? Nhưng mà xét ra thì chưa chắc dài hơn bài thơ tình đầu tiên của tôi đâu nha. Tôi có làm một bài thơ từ khi còn ở VN vào cuối năm 1979 và mãi mới vừa xong…tại Mỹ cách đây mấy ngày, 2011. Như vậy nó cũng dài bắt qua cả một đại dưong chứ giởn sao? Mà nếu tính cả yếu tố thời gian 32 năm sau thì tôi nghĩ là nó còn ngầu hơn con tôm VN nhiều. Đồng ý chứ? Nhưng chắc là bạn sẽ thắc mắc thơ gì mà dài và lâu dữ vậy ha, phài không? Dĩ nhiên là cái gì cũng có cái lý của nó.
Mùa hè năm đó, 1979, tôi mới bị đuổi học vì lý do lý lịch từ Cần Thơ về lại SG. Gặp đúng lúc một thằng ban học cũ tên là Khắc Cường, gọi là KC cho tiện, cũng từ Sư Phạm Sông Bé trở về cũng lý do tương tự. Cùng cảnh ngộ, vô công rỗi nghề, lại gần nhà nhau nên tôi hình như có mặt thường trực tại nhà KC mỗi ngày đánh cờ tướng cho qua thì giờ chờ ngày vượt biên, và cũng học lỏm của nó vài ngón đàn guitar làm vốn cua đào sau này. Vậy là sinh chuyện. Nhàn cư vi bất thiện mà.
Tôi để ý đối diện xê xế nhà KC có một cô trông ngộ ôi là ngộ, chiều nào cũng đi làm về. Đi làm chứ không phải đi học vì cô ta chỉ mặc đồ thường chứ không áo dài trắng như tất cả nữ sinh thời bấy giờ. Thấy riết rồi sinh …ghiền. Tôi hòi KC “người đẹp” ở đâu? Nó cung cấp ngay cho tôi một bản lý lịch trích ngang khá đầy đủ: nàng tên là Đỗ Thị Thu Tâm, đang đi làm cô giáo phụ giũ trẻ cho một trường mẫu giáo gần đây, chủ yếu là để giữ hộ khẩu cho gia đình khỏi bị đi kinh tế mới. Tôi thắc mắc “hàng độc” như vậy ở bên cạnh sao mày không dzô (hay là chưa dzô?). Nó nói Bụt nhà không thiêng. Tao với “nó” biết nhau quá. Má nó cũng quen má tao, lỡ dzô không được thì… bể mặt hàng xóm. Với lại, nó trịnh trọng cảnh cáo tôi là nàng trông thì còn trẻ nhưng thật ra là “dzà” hơn tụi mình một, hai tuổi gì đó à nhe. Tôi nói không sao không sao. Tình yêu thì đâu phân biệt tuổi tác. Bụt nhà mày không thiêng, thôi để Bụt nhà tao thiêng cho. Nó nói OK, với điều kiện là tôi phải tự lực cánh sinh. Nó chỉ cung cấp tin tức và đóng vai cố vấn trong bóng tối mà thôi. Vậy là đủ quá rồi, còn đòi gì hơn? Thằng KC bèn thảo ngay một kế hoặch cho tôi hành động.
Tưởng là kế hoặch gì cao siêu lắm, ai ngờ chỉ là chiêu “Ngày Xưa Hoàng Thị” tức là mỗi sáng nó xúi tôi cứ xách xe chờ ở đầu ngõ, đợi nàng đạp xe ra là tôi chỉ việc cắm cổ theo sau. Tưởng là đôc chiêu ghê gớm gì chứ đạp xe theo sau mấy cô thì tôi cũng rành sáu câu. Nhưng nó nói rằng con gái khôn lắm. Mày theo nó khoảng 3 ngày là nó biết ngay có thằng muốn dê. Cở một hai tuần sau bỗng nhiên mày thấy nó đạp châm lại, tức là “em” đã chịu, và chờ cho mày tới làm quen. Còn như trường hợp “em" bỗng đạp nhanh lên, thì đó không phải là “em” không chịu, mà là “em” chỉ muốn thử cơ mày tới đâu mà thôi, đừng lo. Vậy đó, theo lời KC thì tôi chỉ từ thắng tới… huề. Không có đường thua.
Mà nó nói cũng khá đúng. Chỉ vài ngày sau là nàng đã biết có người theo. Tôi thấy nàng đạp xe mà thỉnh thoảng liếc nhìn về phía sau. Vấn đề là nàng vẫn không tỏ vẻ gì đi chậm lại, hay nhanh lên như thằng KC suy đoán. Nàng vẫn giữ tốc độ thường lệ một càch khó hiểu. Hai tuần trôi qua mà tôi vẫn như củ không có gì tiến triển. Cố vấn KC có vẻ hơi sốt ruột, trong khi tôi thật sự thích thú với trò chơi này. Nói chi hai tuần chứ mà ba bốn tuần nữa cũng không sao. Ngày trước sư huynh họ Phạm chỉ ngân nga sơ sơ em tan trường về anh theo Ngọ về mà nổi tiếng như cồn, bây giờ thì tôi mỗi sáng em đi dạy học, tôi theo sau lọoc cọoc, cũng đâu có kém gì?
Nói vậy, nhưng không lẽ cứ đạp xe theo sau cả năm hay sao? Cũng phải tới lúc tiến chiếm mục tiêu chứ. Nhất là cố vấn KC cứ dọa dẩm nếu tôi không hành động nó sẽ không ủng hộ nữa. Thấy tôi vẫn còn ngần ngại, nó an ủi là ngày mai khi tôi bắt đầu chiêu thứ hai của kế hoặch nó sẽ theo sau ủng hộ tinh thần. Nếu tôi bị tịt ngòi bí lối quá thì nó sẽ đạp xe lên cứu bồ. Đằng nào thì cũng quen sẵn với cô giáo nhỏ rồi. Chỉ cần nó “điều hợp chương trình” chút xiú là mọi chuyện sẽ êm thắm ngay, đừng lo. Tôi nghĩ thầm nếu vậy sao mày không điều hợp từ đâu luôn cho tiện, lại bắt tao phải gồng mình làm quen nàng một mình chứ. Nghĩ vậy mà không dám nói ra sợ nó giận thì hư bột hư đường hết. Tuy nhiên nghe nó hứa sẽ làm Lê Lai cứu chúa cũng yên tâm phần nào.
Sáng hôm sau là ngày quyết định. Như thường lệ, cô giáo nhỏ vừa đạp xe ra khỏi hẻm là tôi phóng xe theo. Phía sau nữa là thằng KC giữ lời hứa cũng đạp xe sau tôi một đoạn. Tôi chỉ có khoảng 20 phút để thi hành kế hoach. Chần chừ một chút nàng mà tới trường là coi như xong, bao nhiêu dự tình sẽ tiêu thành mây khói.
Qua gần nữa đọan đường mà tôi vẫn chưa dám mở lời mặc dù là đã theo sát nàng lắm rồi. Bánh xe trứơc của tôi đã kế ngay bánh xe sau của nàng. Nhưng mà bao nhiêu câu văn hoa bóng bẩy chuẩn bị sẵn cả đêm đều không cánh mà bay đâu hết. Đầu tôi lúc bấy giờ như một tờ giấy trắng. Kẹt quá tôi nhìn về phía sau cầu cứu với Lê Lai, chỉ thấy nó trợn mắt giơ một tay thành nắm đấm dí về phía trước, ngụ ý bảo “Mày mà không tới luôn thì biết tay ông”, trên này tôi cũng nắm một tay lại hùng dũng giơ thẳng lên trời, đây là ám hiệu định trước của tụi tôi, nghĩa là “Cứu bồ, cứu bồ. Tao bí rồi”. Mãi lo nhìn phía sau cầu cứu tôi không để ý nên lạc tay lái. Bánh xe trước của tôi bỗng ngáng vào bánh xe sau của nàng. Thế là 1,2,3… cả nàng lẫn tôi cùng ngả xuống đường.

Tôi dám thề với các bạn rằng, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ tôi cảm thấy xấu hổ và quê cả mấy cục như bây giờ. Ước chi khi đó có cái đường rầy bên cạnh chắc tôi sẽ đâm đầu vào xe lửa chết cho đỡ quê. Tôi không nhớ ngoài lí nhí mấy tiếng xin lỗi không biết là có nói gì thêm nữa không. Và cô giáo nhỏ có nói gì lại không tôi cũng không nhớ nốt. May mà không có gì trầm trọng. Nàng đứng dậy phủi quần áo xong lẳng lặng đi tiếp, còn tôi dắt xe vào lề đường ngồi. Được một lát, thằng bạn rề xe tới, nó cười khà khà giơ một ngón tay lên khen rối rít “Mày chơi chiêu này độc thiệt. Tao đâu ngờ mày bạo dữ dzậy” Nó tưởng là tôi cố ý tông xe cô giáo nhỏ để làm quen Trời ạ.
Chiều hôm đó tôi đã làm một chuyện mà chính tôi cũng không ngờ. Tôi tự tới nhà cô giáo nhỏ một mình. Tôi muốn phân trần cùng nàng rằng đó là một tai nạn chứ không phải do tôi cố ý. Không biết hôm đó có ông bà nào phò hộ, hay vì lòng thành thực của tôi đã được Bụt nhà nàng chứng giám. Cô giáo nhỏ Thu Tâm tiếp tôi một cách vui vẻ thật bất ngờ. Nàng thông cảm biết không phải tôi cố ý đụng xe. Nhưng nàng lại biết tỏng là ông hàng xóm KC đạo diễn cho tôi mấy tuần nay vân vân…và vân vân. Tôi chỉ còn nước ngồi nghe, lâu lâu cười tỏn tẻn chống chế dùm cho thằng bạn chút đỉnh. Cuối cùng nàng nói thôi mỗi sáng đừng có theo nàng nữa. Lỡ đụng xe nữa thì …quê lắm. Nàng bận đi làm mỗi ngày, nhưng cuối tuần Chủ Nhật tôi có rảnh thì tới nhà ngồi nói chuyện chơi cũng được. Trời ơi, tôi sung sướng quá. Trúng mánh lớn rồi. Cuộc đời bỗng đẹp sao, tình yêu bỗng đẹp sao… Ông nhạc sĩ nào chế một câu hay ra phết! Tôi làm sao có thể ngờ là mình có diễm phúc được nàng cho phép tới nhà chơi. Tới đây tôi chỉ mong là nàng cho tôi vài phút phân trần, rồi sau đó có lạnh lùng mời ra khỏi cửa cũng không sao. Vậy mà tôi đã ngồi lại gần cả tiếng, mà thú thật là không nhớ đã nói chuyện gì. Được nàng hứa hẹn là một điều sung sướng không thể tưởng nổi, và nhất là nghĩ đến lúc thằng bạn há hốc mồm nghe tôi kể để rồi “không tin được dù đó là sự thật…” tôi khoái muốn chết rồi.
Những ngày sau đó, nghe lời khuyên bảo của cô giáo nhỏ, tôi không đi theo cô nữa. Ráng chờ đến cuối tuần sẽ lại thăm như đã được hứa hẹn. Ôi, chưa bao giờ tôi thấy ngày dài vô tận như những ngày này. Tôi nhớ cô giáo nhỏ của tôi quá mà phải cắn răng ráng nhịn vì nàng đã dặn dò đừng theo cơ mà. Bạn thử nghĩ còn gì đau khổ cho bằng biết nàng ở đó mà không thể gặp. (Bây giò nghĩ lại thấy mình …hơi ngu. Nàng dặn thì dặn, nhưng cứ lén nhìn từ xa thì nàng làm sao biết được?). Nhưng ở đời khi nào cũng vậy các bạn ạ. Mất cáí này thì được cái kia. Cũng vì nỗi tương tư gậm nhắm tâm can cần giải tỏa mà tôi đã bật ra được bài thơ tình đâù đời. Đây, bài thơ tình dài 32 năm của tôi bắt đầu như vầy:

Có cô giáo nhỏ
Mỗi sáng tinh sương
Xe đạp đến trường
Khi lá còn đọng sương

Tôi chờ trước ngõ
Tôi lạnh co ro
Nhịn tiền mẹ cho
Mua điếu Vàm Cỏ

Cô ơi cô,
Hãy đi chầm chậm.
Cho tôi theo với,
Đổi trao đôi lời

Tôi mong cô
Xem tôi như học trò
Chỉ như học trò.
Để cô cười duyên

Bài thơ chỉ tới đó, chưa kết thúc vì tôi lại tham lam đòi phổ nhạc. Không hiểu một mảnh lực huyền bí nào đã khiến tôi có cảm tưởng như mình là một thiên tài vĩ đại. Tôi nghĩ tôi là thi sĩ, tôi là nhạc sĩ, tôi cũng có thể làm văn sĩ, vỏ sĩ, hiệp sĩ… hay bất cứ cái gì sĩ cũng điều OK tuốt. Dạo đó tôi mới đang tập tểnh học đàn guitar với sư phụ KC. Với mớ nhạc lý mẫu giáo sơ khởi, vậy mà tôi ráng mần mò cả ngày rồi cũng ra được bài nhạc có nốt, có điệu đàng hoàng chứ giởn sao. Tôi nhớ là đã trình bày bản nhạc với sư phụ và nhận được lời khen đầy khích lệ. Thú thật tôi không đồng ý với sư phụ cho lắm vì tôi nghĩ rằng thơ mình lúc đó đã ngang cơ Phạm Thiên Thư và nhạc thì chắc chỉ thua Phạm Duy chút xíu. Vậy mà sư phụ chỉ khen sơ sơ, hic ! Tôi định vài ngày tới sẽ làm xong bài thơ, phổ xong bài nhạc và sẽ hát cho cô giáo nhỏ nghe khi tới nhà nàng cuối tuần này.
Một tối tôi mới đi đâu về nhà thì thấy mạ tôi ngồi chờ với ông anh họ cùng gói đồ gói sẵn. Tôi phải đi ngay. Một chuyến vượt biên sắp sửa khởi hành và còn một chỗ. Tôi nghe mà bàng hoàng. Đi ngay bây giờ sao? Rồi còn cô giáo nhỏ của tôi? Không cho tôi nói một lời từ giả ư? Không không, tôi không muốn đi đâu nữa cả. Tôi muốn ở lại SG với nàng cô giáo nhỏ của tôi thôi. Nhưng mà đâu được. Phải đi thôi. Tôi chì còn nước cầu trời cho chuyến đi bị hủy bỏ bất ngờ để tôi được trở về với cô giáo nhỏ của tôi
Nhưng trời không chìêu lòng người nên tôi đã đi một lèo đến 18 năm các bạn ạ. Đến cuối năm 97 mới có dịp trở lại SG. Gặp thằng bạn củ hỏi cô giáo nhỏ tôi đâu. Nó nói có trời mới biết. Thế là hết.
Ô hô! tưởng là hết nhưng mà chưa hết hẳn. Mới mấy tuần trước, có ông bạn từ Maryland gởi cho cái clip bản nhạc NGÀY XƯA HOÀNG THỊ. Tôi cùng bà xã thưởng thức hay quá, tôi bỗng cao hứng kể lại cho vợ nghe chuyện tình Cô Giáo Nhỏ, cái thuở em đi dạy học tôi theo sau loọc coọc, mỗi sáng tinh sương, đốt điếu Vàm Cỏ …
Nghe tôi kể xong câu chuyện, bà xã có vẻ cảm động và thông cảm với sự chia cách bất ngờ đó. Nàng đề nghị bài thơ năm ấy chưa làm xong, thôi bây giờ tôi làm tiếp cho xong đi để cho không còn gì vương vấn. Trong lúc tâm hồn đang lai láng đầy kỷ niệm, tôi mất cảnh giác, bèn lỡ dại phang thêm mấy câu cuối như sau:

Thương cô giáo nhỏ
Cuộc đời quanh co
Ba mươi năm rồi
Mối tình chưa tỏ

Hỡi ơi, đã hai ba thứ tóc trên đầu mà tôi vẫn còn dại dột tin lời đàn bà dù bà đó là … vợ ta. Đang từ vẻ mặt hiền hòa giống như của một người chị cả đang nghe cậu em trai mới lớn giải bày tâm sự, tôi thấy mắt nàng bỗng sầm xuống mấy giây chiếu tướng thẳng vào chữ thương một cách … không mấy thiện cảm. May mà chỉ một chút thoáng qua, rồi thôi. Đợi tôi viết vừa xong, nàng thỏ thẻ nói rằng nàng cũng cảm hứng muốn làm tiếp thêm mấy câu nữa cho bài thơ này. Tôi hơi ngạc nhiên. Nàng lấy cây viết làm luôn một hơi:

Mối tình lúc nhỏ.
Anh nhát như thỏ.
Tỏ gì mà tỏ!!!
Khi nào ra ngỏ
Gặp “bà”giáo nhỏ
Tui tỏ dùm cho.
Bây giờ ăn no
Làm ơn nhớ …rửa chén.

Ha ha ha., bài thơ tình đầu đời và duy nhứt của tôi sau 32 năm bây giờ mới được chính thức kết thúc. Lần này thì chắc chắn hết thiệt. Hổng dám giởn mặt nữa.
Tôi đi rửa chén đây!!!

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
24/06/201904:51:17
Khách
Chân thành cầu mong sao cho Thái NC có dịp gặp lại cô giáo nhỏ ngày xưa, dẫu chỉ một lần, để cô giúp hoàn tất nốt đoạn cuối của bài thơ tình non dại. Ai có cũng có kỷ niệm; câu chuyện của tác giả cũng là một nụ hồng đẹp tô diểm cho thuở thanh niên; để nếu có buồn khi hiện tại, còn có chỗ trong tâm tưởng để quay về...
13/12/201103:17:12
Khách
Cám ơn bạn Nam Nguyễn đã khen.
10/12/201104:49:07
Khách
Bài viết hay lắm! Gợi cho tôi một kỷ niệm gần giống như vậy. Chỉ khác chút xíu là tôi không có tài làm thơ như tác giả. Mong được đọc thêm các bài viết khác của ông.
08/12/201113:39:23
Khách
Cám ơn anh Thái với bài viết vui. Cho mình được đóng góp thêm với bài thơ của anh.

Tội nghiệp thằng nhỏ
Với mối tình nọ
Thương cô giáo nhỏ
Mà không dám tỏ
Thôi mối tình đó
Nhớ quên giùm cho
Chứ còn so đo
Sẽ bị vợ ...bỏ
Thì đến lúc đó
Phải ra nhà kho
Mà nằm ngủ khò.
09/12/201100:29:27
Khách
Dạ, bạn Tê Hát Y Cờ Rét

Mối tình lúc nhỏ
Lỡ cho vợ rỏ
Bây giờ lại lo
Tối nằm ngủ khò
Bị ăn …cùi chỏ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến