Lời Mẹ Ru Con
Tác giả: Trà Khan
Bài số 3418-12-2878vb6120211
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
***
Ai có về Miền Trung nước Việt, ắt hẳn xe phải băng qua cái địa danh mang tên Xóm Dép Lốp, một danh xưng nghe không êm tai mát mắt cho mấy! Một thôn nghèo xơ xác, người dân nơi đây không đất cày, chuyên sinh sống nghề than củi sinh nhai.
Mẹ tôi cũng là người dân sinh ra và lớn lên nơi địa danh này. Bà vốn người quê mùa mộc mạc, song sống trong một đại gia đình bị ảnh hưởng theo lối giáo dục nho giáo.
Ông bà ngoại chỉ sinh duy nhất một mình me ïtôi. Ở vào hoàn cảnh thời bấy giờ, không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng theo tập quán trọng nam khinh nữ. Nhưng ông ngoại không muốn làm tổn thương đến hạnh phúc gia đình, cho rằng con cháu nào cũng là con cháu, dầu con trai hay con gái, cháu nội hay cháu ngoại, ông giữ vững lập trường, vẫn xem bình đẳng và giá trị ngang nhau, miễn sao con cháu hiếu thảo là hạnh phúc lắm rồi. Ngoại không lấy vợ lẽ để kiếm thêm con trai nối dõi tông đường. Cũng vì thế, dân làng nơi đây dệt nên những câu hát lời vè, qua lời ca dao mang tính cách trào phúng mỉa mai, như cố ý nhắc nhở người trong cuộc.
"Cồng Cộc mà lội xuống sông, mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ.
Cồng Cộc mà lội xuống bàu, ông ngoại nó giàu nó cúng heo quay."
Khi mẹ đến tuổi lập gia đình, ông bà ngoại ra điều kiện phía bên nhà trai là bắt rể. Me tôi cũng vậy, không muốn rời bỏ ông bà ngoại để đi theo chồng, trong lúc ông bà ở vào tuổi cổ lai hy, không ai phụng dưỡng khuya sớm.
Niềm ao ước ấy đã đạt như ý, đúng như lời người xưa "con một cháu bầy." Mẹ gặp ba, sinh được tất cả 12 người con, 6 trai 6 gái. Âm dương cân bằng, gia đình sống trong hạnh phúc ấm êm, con cháu phụng dưỡng chu toàn với ông bà ngoại. Tề là đứa con đầu lòng của gia đình được ông ngoại đặt tên cho. Dưới Tề còn có 11 người em kế tiếp. Khi Tề tiếp xúc với xã hội bên ngoài, họ thường trêu ghẹo, "mầy là loại khỉ đột, giả làm Tề Thiên, loại khỉ dòm nhà, loại ong nuôi tay áo, hãy về lại rừng mà sống."
Nỗi băn khoăn của mẹ, đặt nặng về cách dạy dỗ con cái mong sao nên người, một khi có một bầy con khá đông, không những gánh nặng về vật chất mà ngay cả về mặt tinh thần, mẹ Tề cũng không khỏi âu lo.
Vào khoảng thập niên 60, thời buổi ánh sáng văn minh còn hiếm hoi, chưa có computer, cell phone, nếu có cũng chưa được phổ biến lắm, chỉ ở thành phố lớn, càng đi sâu về thôn quê thì càng lạc hậu thêm nữa.
Mấy người em Tề lần lượt chào đời trong tình thương qua 'lời mẹ ru con' thấm đậm tình người, nhất là người cùng chung một lý tưởng, cùng chung một cội, cùng uống nước một nguồn, cùng nhau giữ gìn từng tất đất bờ cỏi của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu. Bên cạnh là tiếng võng đu đưa kẽo cà kẽo kẹt, cọng hưởng với tiếng hà ơi của mẹ.
Mẹ nuôi con bằng dòng sữa mẹ chính thống, không dùng sữa bình sữa bột, sữa hóa chất. Và ngay cả lời ru ngọt ngào phát xuất từ nhịp đập con tim của mẹ, cũng không phải là lời ca tiếng hát từ Cassette hay trong CD, như Tề thường thấy các bà mẹ tân thời hôm nay thường ru con theo lối ấy.
Mẹ Tề, mong con bú no, ngủ yên, chóng lớn. Khi con bước đi một bước, mẹ mừng một bước, con mở một nụ cười mẹ mừng hơn ai cho vàng cho bạc. Lúc con mẹ nóng sốt, lòng mẹ âu lo, chân không bén đất, nằm ngủ không yên.
Rồi từ đó, dòng sữa mẹ đã đến hồi không còn cung cấp đủ cho con bú, khi con mẹ bắt đầu từng bước chập chững, lúc té ngã u đầu, lúc rướm máu trán, sưng chân, qua từng lời nói bập bẹ. Thì liền sau đó, dòng sữa mẹ được thay bằng phương thức nuôi con cổ điển, qua những hạt cơm muỗng cháo, hòa lẫn chút thịt, trực tiếp qua "miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương" múm đút cho con ăn. Nếu nhìn dưới một góc độ cố định, 40 mươi năm trở về trước, cách nuôi con của mẹ không hợp với thời đại tân tiến hôm nay, cho rằng mất vệ sinh hay có thể lây truyền bệnh. Nhưng mẹ chẳng còn cách nào hơn nữa. Thế mà con mẹ vẫn lớn bụ bẩm và khỏe mạnh bên tuổi đời, học hành thông minh xuất sắt. Trong môi trường hiếm thấy ấy, mẹ mong rằng con mẹ cũng được hiển đạt và thành đạt, từ ông bác sĩ đến ông kỷ sư, hay luật sư, v.v..giúp đời cứu người.
Thế rồi. Lời thống khổ của mẹ ru con, được chuyển đổi nhịp nhàng theo thời gian, qua từng khúc quanh lịch sử của đoạn đường đời, pha trộn với tuổi đời lần lượt khôn lớn con của mẹ.
Lời ru của mẹ bên tiếng võng đu đưa, không còn dịu hiền như lúc con mẹ còn nằm nôi. Theo lối giáo dục Đông Phương, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" "măng không uốn để tre uốn" làm nền tảng giáo dục nơi gia đình. Hay nghiêm khắc hơn "con hư tại me, cháu hư tại bà" đi thưa về trình, gọi da, bảo vâng, kính trên nhường dưới v.v.
Lúc con đã chập chững thành người và lăng lộn với đời. 'Lời mẹ ru con' đã biến dạng theo cách giáo huấn nhân bản nho giáo, không còn giới hạn trong ngưỡng cửa gia đình, bắt đầu thêm một bước mới ra xã hội bên ngoài, bằng bài bản qua Sử Liệu Lịch Sử nước nhà, và qua Địa Lý Học đâu là bờ cõi đâu là giang sơn, nhắc nhở con mẹ "uống nước nhớ nguồn" "ăn trái nhớ kẻ trồng cây"
Qua cuộc 'Biển Dâu' bảy lăm. Gia đình của mẹ được nhiều may hơn rủi, đã lần lượt bỏ nước trốn thoát ra đi được toàn vẹn, dù năm tháng khác nhau, qua nhiều diện khác nhau đều có, từ vượt biên đến vượt biền, từ đoàn tụ đến H.O đến một đất nước người ta gọi là chốn Thiên Đường.
Đại gia đình lần lượt dồn về ở chung một tiểu bang, nhưng khác thành phố. Mẹ Tề không khỏi lo âu, khi hai luồng tư tưởng Đông và Tây khác nhau, về cách giáo dục con cái trong gia đình, đang gặp nhau trên một đất nước có nền văn minh vô địch, song đầy bạo lực trong xã hội.
Bà không muốn con cháu bà bị ảnh hưởng theo lối giáo dục của người Âu Mỹ. Một người bạn kể chuyện cho mẹ Tề nghe, người ấy cũng chính là nạn nhân trong cuộc, lúc cha đánh con bằng roi quơ quít cho con sợ, con đánh lại cha rồi gọi cảnh sát, khi ra tòa, tòa xét và tha bổng bị cáo. Vị Chánh Án thông cảm người Á Đông, bởi lời khiếu nại của bị cáo "Có cọp nào lại ăn thịt con" thưa Quan Tòa!
Dưới cánh tay gầy yếu của mẹ Tề, là một vòng tay lớn nối kết thành một hàng rào tình thương được bao bọc bởi đàn con mười hai người và đàn cháu 48 đứa kể cả nội ngoại. Thể hiện ở tình cốt nhục chín miền cù lao "mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con thương mẹ đạo nghĩa vuông tròn".
Dầu hôm nay con mẹ đã khôn lớn. Nhưng, tình mẹ thương con vẫn còn như một thuở nằm nôi. Mẹ đang ở vào cô thế, khi mẹ bị kẻ thù dồn vào ngăn hộc. Một lần, và nhiều lần lập lại. Mẹ con không quy lụy đầu hàng trước thứ bạo lực đó.
Mẹ! khi nghĩ về đất tổ quê hương. Quê hương của khổ đau đày đọa. Nơi đó còn những kỷ niệm buồn đâu dễ gì quên.
Ngày giỗ rồi Tết đến. Mẹ chọn những ngày này làm kỷ niệm, vừa làm ngày hội của đại gia đình trong giòng họ tộc. Bà sử dụng cơ hội hiếm có này, khi cháu con sum hợp đầy đủ. Sau khi cúng giỗ xong, con cháu ngồi quây quanh bên mẹ để nghe bàï vừa kể chuyện ngày cũ, quê xưa, vừa nhắc con cháu cách ăn ở sao cho có nghĩa có tình, đôi khi mẹ còn thuyết giảng "bài học công dân" và "tình sử ca dân tộc Việt".
Thưa Mẹ,
'Lời mẹ ru con' nơi quãng đời sớm nắng chiều mưa. Trái tim mẹ không chao đảo xu thời, dù tiếng cười pha trộn trong tiếng khóc, mẹ vẫn giữ lòng son. "Trái tim của mẹ là trường học của con" "Tương lai đời con là công trình của mẹ"
Hôm nay mẹ đã ra người thiên cổ. Trước bàn thờ mẹ, là hai hàng nến lung linh với hương trầm nghi tỏa. Con cháu xin khắc ghi những lời khuyên của mẹ. Mẹ mến yêu! Mẹ là chín tầng trời cao dịu vợi. Mẹ là Quán Thế Âm Bồ Tát. Mẹ là Đức Mẹ Maria. Các con xin dâng lời Tạ Ơn đến đấng sinh thành qua lời ca dao "Công cha lớn lắm cha ơi! nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang".
Trà Khan
Tác giả: Trà Khan
Bài số 3418-12-2878vb6120211
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
***
Ai có về Miền Trung nước Việt, ắt hẳn xe phải băng qua cái địa danh mang tên Xóm Dép Lốp, một danh xưng nghe không êm tai mát mắt cho mấy! Một thôn nghèo xơ xác, người dân nơi đây không đất cày, chuyên sinh sống nghề than củi sinh nhai.
Mẹ tôi cũng là người dân sinh ra và lớn lên nơi địa danh này. Bà vốn người quê mùa mộc mạc, song sống trong một đại gia đình bị ảnh hưởng theo lối giáo dục nho giáo.
Ông bà ngoại chỉ sinh duy nhất một mình me ïtôi. Ở vào hoàn cảnh thời bấy giờ, không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng theo tập quán trọng nam khinh nữ. Nhưng ông ngoại không muốn làm tổn thương đến hạnh phúc gia đình, cho rằng con cháu nào cũng là con cháu, dầu con trai hay con gái, cháu nội hay cháu ngoại, ông giữ vững lập trường, vẫn xem bình đẳng và giá trị ngang nhau, miễn sao con cháu hiếu thảo là hạnh phúc lắm rồi. Ngoại không lấy vợ lẽ để kiếm thêm con trai nối dõi tông đường. Cũng vì thế, dân làng nơi đây dệt nên những câu hát lời vè, qua lời ca dao mang tính cách trào phúng mỉa mai, như cố ý nhắc nhở người trong cuộc.
"Cồng Cộc mà lội xuống sông, mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ.
Cồng Cộc mà lội xuống bàu, ông ngoại nó giàu nó cúng heo quay."
Khi mẹ đến tuổi lập gia đình, ông bà ngoại ra điều kiện phía bên nhà trai là bắt rể. Me tôi cũng vậy, không muốn rời bỏ ông bà ngoại để đi theo chồng, trong lúc ông bà ở vào tuổi cổ lai hy, không ai phụng dưỡng khuya sớm.
Niềm ao ước ấy đã đạt như ý, đúng như lời người xưa "con một cháu bầy." Mẹ gặp ba, sinh được tất cả 12 người con, 6 trai 6 gái. Âm dương cân bằng, gia đình sống trong hạnh phúc ấm êm, con cháu phụng dưỡng chu toàn với ông bà ngoại. Tề là đứa con đầu lòng của gia đình được ông ngoại đặt tên cho. Dưới Tề còn có 11 người em kế tiếp. Khi Tề tiếp xúc với xã hội bên ngoài, họ thường trêu ghẹo, "mầy là loại khỉ đột, giả làm Tề Thiên, loại khỉ dòm nhà, loại ong nuôi tay áo, hãy về lại rừng mà sống."
Nỗi băn khoăn của mẹ, đặt nặng về cách dạy dỗ con cái mong sao nên người, một khi có một bầy con khá đông, không những gánh nặng về vật chất mà ngay cả về mặt tinh thần, mẹ Tề cũng không khỏi âu lo.
Vào khoảng thập niên 60, thời buổi ánh sáng văn minh còn hiếm hoi, chưa có computer, cell phone, nếu có cũng chưa được phổ biến lắm, chỉ ở thành phố lớn, càng đi sâu về thôn quê thì càng lạc hậu thêm nữa.
Mấy người em Tề lần lượt chào đời trong tình thương qua 'lời mẹ ru con' thấm đậm tình người, nhất là người cùng chung một lý tưởng, cùng chung một cội, cùng uống nước một nguồn, cùng nhau giữ gìn từng tất đất bờ cỏi của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu. Bên cạnh là tiếng võng đu đưa kẽo cà kẽo kẹt, cọng hưởng với tiếng hà ơi của mẹ.
Mẹ nuôi con bằng dòng sữa mẹ chính thống, không dùng sữa bình sữa bột, sữa hóa chất. Và ngay cả lời ru ngọt ngào phát xuất từ nhịp đập con tim của mẹ, cũng không phải là lời ca tiếng hát từ Cassette hay trong CD, như Tề thường thấy các bà mẹ tân thời hôm nay thường ru con theo lối ấy.
Mẹ Tề, mong con bú no, ngủ yên, chóng lớn. Khi con bước đi một bước, mẹ mừng một bước, con mở một nụ cười mẹ mừng hơn ai cho vàng cho bạc. Lúc con mẹ nóng sốt, lòng mẹ âu lo, chân không bén đất, nằm ngủ không yên.
Rồi từ đó, dòng sữa mẹ đã đến hồi không còn cung cấp đủ cho con bú, khi con mẹ bắt đầu từng bước chập chững, lúc té ngã u đầu, lúc rướm máu trán, sưng chân, qua từng lời nói bập bẹ. Thì liền sau đó, dòng sữa mẹ được thay bằng phương thức nuôi con cổ điển, qua những hạt cơm muỗng cháo, hòa lẫn chút thịt, trực tiếp qua "miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương" múm đút cho con ăn. Nếu nhìn dưới một góc độ cố định, 40 mươi năm trở về trước, cách nuôi con của mẹ không hợp với thời đại tân tiến hôm nay, cho rằng mất vệ sinh hay có thể lây truyền bệnh. Nhưng mẹ chẳng còn cách nào hơn nữa. Thế mà con mẹ vẫn lớn bụ bẩm và khỏe mạnh bên tuổi đời, học hành thông minh xuất sắt. Trong môi trường hiếm thấy ấy, mẹ mong rằng con mẹ cũng được hiển đạt và thành đạt, từ ông bác sĩ đến ông kỷ sư, hay luật sư, v.v..giúp đời cứu người.
Thế rồi. Lời thống khổ của mẹ ru con, được chuyển đổi nhịp nhàng theo thời gian, qua từng khúc quanh lịch sử của đoạn đường đời, pha trộn với tuổi đời lần lượt khôn lớn con của mẹ.
Lời ru của mẹ bên tiếng võng đu đưa, không còn dịu hiền như lúc con mẹ còn nằm nôi. Theo lối giáo dục Đông Phương, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" "măng không uốn để tre uốn" làm nền tảng giáo dục nơi gia đình. Hay nghiêm khắc hơn "con hư tại me, cháu hư tại bà" đi thưa về trình, gọi da, bảo vâng, kính trên nhường dưới v.v.
Lúc con đã chập chững thành người và lăng lộn với đời. 'Lời mẹ ru con' đã biến dạng theo cách giáo huấn nhân bản nho giáo, không còn giới hạn trong ngưỡng cửa gia đình, bắt đầu thêm một bước mới ra xã hội bên ngoài, bằng bài bản qua Sử Liệu Lịch Sử nước nhà, và qua Địa Lý Học đâu là bờ cõi đâu là giang sơn, nhắc nhở con mẹ "uống nước nhớ nguồn" "ăn trái nhớ kẻ trồng cây"
Qua cuộc 'Biển Dâu' bảy lăm. Gia đình của mẹ được nhiều may hơn rủi, đã lần lượt bỏ nước trốn thoát ra đi được toàn vẹn, dù năm tháng khác nhau, qua nhiều diện khác nhau đều có, từ vượt biên đến vượt biền, từ đoàn tụ đến H.O đến một đất nước người ta gọi là chốn Thiên Đường.
Đại gia đình lần lượt dồn về ở chung một tiểu bang, nhưng khác thành phố. Mẹ Tề không khỏi lo âu, khi hai luồng tư tưởng Đông và Tây khác nhau, về cách giáo dục con cái trong gia đình, đang gặp nhau trên một đất nước có nền văn minh vô địch, song đầy bạo lực trong xã hội.
Bà không muốn con cháu bà bị ảnh hưởng theo lối giáo dục của người Âu Mỹ. Một người bạn kể chuyện cho mẹ Tề nghe, người ấy cũng chính là nạn nhân trong cuộc, lúc cha đánh con bằng roi quơ quít cho con sợ, con đánh lại cha rồi gọi cảnh sát, khi ra tòa, tòa xét và tha bổng bị cáo. Vị Chánh Án thông cảm người Á Đông, bởi lời khiếu nại của bị cáo "Có cọp nào lại ăn thịt con" thưa Quan Tòa!
Dưới cánh tay gầy yếu của mẹ Tề, là một vòng tay lớn nối kết thành một hàng rào tình thương được bao bọc bởi đàn con mười hai người và đàn cháu 48 đứa kể cả nội ngoại. Thể hiện ở tình cốt nhục chín miền cù lao "mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con thương mẹ đạo nghĩa vuông tròn".
Dầu hôm nay con mẹ đã khôn lớn. Nhưng, tình mẹ thương con vẫn còn như một thuở nằm nôi. Mẹ đang ở vào cô thế, khi mẹ bị kẻ thù dồn vào ngăn hộc. Một lần, và nhiều lần lập lại. Mẹ con không quy lụy đầu hàng trước thứ bạo lực đó.
Mẹ! khi nghĩ về đất tổ quê hương. Quê hương của khổ đau đày đọa. Nơi đó còn những kỷ niệm buồn đâu dễ gì quên.
Ngày giỗ rồi Tết đến. Mẹ chọn những ngày này làm kỷ niệm, vừa làm ngày hội của đại gia đình trong giòng họ tộc. Bà sử dụng cơ hội hiếm có này, khi cháu con sum hợp đầy đủ. Sau khi cúng giỗ xong, con cháu ngồi quây quanh bên mẹ để nghe bàï vừa kể chuyện ngày cũ, quê xưa, vừa nhắc con cháu cách ăn ở sao cho có nghĩa có tình, đôi khi mẹ còn thuyết giảng "bài học công dân" và "tình sử ca dân tộc Việt".
Thưa Mẹ,
'Lời mẹ ru con' nơi quãng đời sớm nắng chiều mưa. Trái tim mẹ không chao đảo xu thời, dù tiếng cười pha trộn trong tiếng khóc, mẹ vẫn giữ lòng son. "Trái tim của mẹ là trường học của con" "Tương lai đời con là công trình của mẹ"
Hôm nay mẹ đã ra người thiên cổ. Trước bàn thờ mẹ, là hai hàng nến lung linh với hương trầm nghi tỏa. Con cháu xin khắc ghi những lời khuyên của mẹ. Mẹ mến yêu! Mẹ là chín tầng trời cao dịu vợi. Mẹ là Quán Thế Âm Bồ Tát. Mẹ là Đức Mẹ Maria. Các con xin dâng lời Tạ Ơn đến đấng sinh thành qua lời ca dao "Công cha lớn lắm cha ơi! nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang".
Trà Khan
Gửi ý kiến của bạn