Hôm nay,  

Gia Đình Ông Sáu

30/11/201100:00:00(Xem: 274121)
Gia Đình Ông Sáu

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 3418-12-2878vb4113011

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Ông Sáu chiêu một ngụm trà con khỉ, rồi bắt đầu đưa mắt lên con dốc, trông chờ chiếc Toyota màu khói đèn chở vợ ông đi làm về. 18 năm ở Mỹ, bà Sáu vẫn đi làm đều bằng phương tiện carpool như vậy. Bà không dám học lái xe, vì ngay cái ngày đầu tiên ông Sáu bước lên xe cầm tay lái, khi chui vào parking, thay vì đạp thắng, ông Sáu lại đạp "ga", khiến chiếc xe lồng lộn lên lao mạnh vào apartment, may nhờ ông bình tĩnh thắng kịp, nếu không thì bức tường chung cư đã trở thành khối gạch vụn rồi. Lần đó, bà Sáu bị ám ảnh suốt luôn, nên dù có bất tiện cách mấy, tìm người đi carpool chắc ăn hơn.
Hôm nay, ruột như có lửa đốt, ông Sáu đã châm ba bình trà rồi, ngó lên con dốc thiếu điều muốn nổ con ngươi, vậy mà chiếc xe màu khói đèn vẫn chưa xuất hiện. Không biết chuyện gì xảy ra đây? Thường thì ông Sáu đi làm về trước bà một tiếng. Bây giờ gần hai tiếng rồi, cổng vào Moonglow Park vẫn vắng ngắt, chỉ nghe tiếng gió và tiếng lá rơi ào ào. Tiếng gió và tiếng lá rơi nhắc ông nhớ mùa thu đã về. Mùa thu nhắc ông nhớ sự ra đi và sự hội nhập cuộc sống mới của gia đình ông. Phải, gia đình ông đến Mỹ đúng vào mùa thu năm 1993, lúc đó ông chỉ mới có 43 và bà vợ chưa đầy tuổi 40. Cái tuổi có sức sống mãnh liệt và thèm khát được đóng góp tài năng vào xã hội nhân quần. Xứ sở tự do là cơ hội, là môi trường thuận lợi cho sức sống và nỗi thèm khát đó. Vậy mà có những điều không hiểu...vẫn tiếp tục xảy ra trên đất Mỹ này?
Chỗ ở đầu tiên của gia đình ông là một chung cư nằm trong khu East-San Diego. Chung cư rẻ tiền, nên có rất nhiều người Việt láng giềng. Họ đến trước, rành đường đi nước bước, sẵn sàng chỉ dẫn cho ông bà Sáu mọi cách thức hưởng lợi dễ dàng. Càng đối mặt với từng cách thức, ông Sáu càng ngạc nhiên càng lọng cọng như một anh nhà quê chất phác lần đầu đi ra thành phố đầy màu sắc. Ông bạn láng giềng dẫn ông Sáu đến nhà thờ hay đến tổ chức từ thiện lãnh thức ăn, do các Hội này phát free cho gia đình nghèo hoặc những người mới đến Mỹ. Giữa đám dân nghèo xếp hàng, ông Sáu bỗng thấy người chủ nhà của ông bạn láng giềng cũng đứng lố nhố trong đó.
- Ủa! Chủ nhà mà cũng xếp hành lãnh thức ăn free sao ông bạn?
- Ồ, ổng nuôi chó. Lần nào ổng cũng đến đây lãnh thức ăn cho chó. Chó của ổng thích đồ hộp lắm!
Ông Sáu xụ mặt xuống. Tự dưng ông cảm thấy buồn, cảm thấy xót xa trong lòng. Phần ăn của người nghèo bỗng bị cướp mất một cách hợp pháp trong tay của chủ nhân có lòng tham kỳ cục kia. Ông Sáu vội tách rời khỏi đám đông, quay lưng trở về nhà. Ông muốn dâng hiến phần của ông cho người nghèo hơn, bất hạnh hơn...để xua đi nỗi xấu hổ lây của ngưòi đồng hương khó hiểu nọ.
Rồi có một hôm, ông bạn đồng hương khác dẫn đến phòng ông một vị ăn mặc chỉnh tề, cổ mang cà vạt tươm tất.
- Anh Sáu, ông này sẽ giúp anh xin tiền bệnh. Có tiền bệnh rồi, anh chỉ ngồi chơi xơi nước. Mỗi tháng, check sẽ đều đều gửi đến thùng thư anh, chẳng cần đi làm chi cho mệt tấm thân.
- Nhưng tôi có bệnh hoạn gì đâu?
- Không bệnh, ổng sẽ làm cho anh bệnh. Ông ta biết cách giúp mình mà! Còn tiền thù lao? Chừng nào thành công, ông ta chỉ lấy phần trăm thôi!
Máu chiến sĩ của ông Sáu bỗng sôi sục. Hào khí thời thanh niên bỗng trỗi dậy, phừng phực bốc lên mặt, lên đầu. Tại sao phải giả bệnh, trong lúc mình đang khỏe như trâu thế này? Tại sao phải lừa dối ân nhân, sống bên lề xứ sở tự do mà mình đã trầy da tróc vảy để đặt chân tới?
- Không. Tôi muốn đi làm. Tôi muốn có công ăn việc làm như mọi người.
Thế rồi, ông Sáu quyết liệt từ chối, cương quyết dẫn bà Sáu đi kiếm việc làm. Và 18 năm nay, hai ông bà cứ cần cù như thế...
Chiếc xe màu khói đèn vừa trờ tới cổng, bà Sáu vội lật đật xuống xe, đi như bay vào nhà.
- Ông Sáu ơi! Con Hoa bị cảnh sát nhốt vô bệnh viện tâm thần rồi.
- Sao bà biết? Bà đi đâu tới giờ này mới về?
- Tui đang chuẩn bị ra về, thằng con của nó gọi điện cho tôi hay. Sẵn có xe, tôi nhờ ông carpool chở thẳng đến nhà nó, hỏi cho ra cớ sự.
Ông Sáu dằn tách trà xuống ghế, bàng hoàng đứng dậy, ngó ra hàng cây bên đường. Đứa em gái út của ông vốn hiền lành và dễ thương từ trước tới nay kia mà! Nó vừa gặp ông hôm qua, trò chuyện với nhau một cách vui vẻ kia mà! Sao hôm nay bỗng dưng bị cảnh sát bắt? Sao lại nhốt vô bệnh viện tâm thần? Ông run rẩy như có ai cố tình đeo đá lên đôi chân mình.
- Rồi...cớ sự ra sao?
- Giữa trưa, con Hoa cởi hết quần áo, trần truồng chạy ra đường la hét um sùm. Người ta thấy vậy gọi cảnh sát chứ sao!
- Bà...bà gọi thằng con nó tới đây. Sửa soạn...sửa soạn đi thăm con Hoa ngay.

Ông Sáu ngồi xuống ghế, chống hai cùi tay lên bàn, ôm đầu suy nghĩ. Electro-tab chất hàng đống phía sau, đợi mỏ hàn của ông phóng nhiệt làm việc. Hôm nay ông uể oải quá! Hình ảnh con Hoa rách rưới tả tơi, xỏa tóc rối tung, vừa đi vừa nói vừa cười ...chiều qua...làm trái tim ông trỉu nặng nỗi đau buồn. Con Hoa là một góa phụ, chồng tử trận ngay buổi sáng ngày 30 tháng tư ở ngoại biên Sài Gòn, lúc một trong những chiếc T-54 đầu tiên của cộng quân tiến vào thành phố, bắn xối xả vào toán lính cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Oán hận và xót đau ngút ngàn, con Hoa dẫn bầy con tìm đến bến bờ tự do nương náu. Xứ sở này đã dang rộng vòng tay nhân ái đón gia đình nó. Ông bà Sáu cũng dang rộng vòng tay ruột rà đùm bọc từng đứa cháu. Mấy năm nay, chúng đã thành tài, mỗi đứa đều có công việc riêng để sống. Con Hoa cũng đang làm trong một hãng điện tử. Cuộc sống vững vàng.Tinh thần thoãi mái, vui tươi. Ông Sáu cố nhớ về quá khứ, lục soát lại gia phả. Dòng họ ông chưa có người nào mang bệnh điên khùng di truyền, chưa có người nào tâm thần suy xụp, bệnh hoạn. Cuối cùng, ông chặc lưỡi, lắc đầu. Có những điều không hiểu...vẫn tiếp tục xảy ra trên đất Mỹ?
Con Hoa trở về nhà, sau khi hồ sơ bệnh của nó đã hoàn tất. Lúc này, coi nó hiền dịu hơn trước, mặc dù người ta vẫn còn thấy nét ủ ê chán nản trên khuôn mặt thất thần của nó. Nó được chính phủ cấp tiền bệnh, được bác sĩ theo dõi và cấp thuốc hàng tháng. Ngược lại, nó bị thu hồi bằng lái xe, bị giới hạn quyền tự do đi lại. Nhất cử nhất động đều phải có người thân bên cạnh. Ông bà Sáu đến thăm thường xuyên, đôi khi họ ôm mặt khóc thầm, khi nhìn thấy hoàn cảnh bi thương của người em gái bất hạnh.
Nhưng cho đến một hôm, đứa con gái lớn của ông bà Sáu thủ thỉ với mẹ .
- Mẹ ơi! đêm qua coi show ở casino Pachenga, con thấy cô Hoa ăn diện rất đẹp đi với bạn, ngồi cách con một hàng ghế.
Bà Sáu tát nhẹ vào má con.
- Con nhìn lầm rồi. Cô Hoa nào mà đi coi show? Nó khùng khịu và chẳng dám đi xa nhà một bước. Coi chừng nhìn gà hóa cuốc, nghe con gái!
- Trời ơi, con thấy rõ ràng mà! Giọng nói cô Hoa làm sao con quên được. Cô trò chuyện với bạn rõ ràng và tỉnh táo lắm!
Và có một lần, tình cờ qua nhà con Hoa bất chợt, ông Sáu bắt gặp em gái mình quăng những bọc nylon là lạ vào thùng rác. Sợ con Hoa nổi khùng, vứt bỏ tiền bạc của cải một cách vô ý thức. Ông Sáu chạy vội đến bên em. Ông ngạc nhiên khi thấy khuôn mặt con Hoa trang điểm xinh đẹp, khác với khuôn mặt con Hoa thất thần thường ngày.
- Mày quăng gì vào thùng rác vậy Hoa? Mày định đi đâu mà son phấn rực rỡ như thế này?
Con Hoa thấy ông Sáu bỗng giật mình. Nó co rúm người lại như con sâu, lấm lét nhìn anh trai mình không nói nên lời. Ông Sáu cúi đầu vào thùng rác, lôi ra những bọc nylon. Hàng chục hộp thuốc an thần, thuốc trị bệnh điên cuồng...còn nguyên xi, chưa khui hộp, nằm sắp lớp với nhau trong bọc.
- Trời Đất! Mày không uống một viên thuốc nào hết! Mỗi tháng, mày đều vứt bao nhiêu thuốc thế này vào thùng rác, phải không? Tại sao? Tại sao vậy, con quỉ?
- Thú thật với anh, em không...có bệnh? Không bệnh...thì làm sao uống thuốc được?
Ông Sáu nghiến răng.
- Không bệnh? Không bệnh mà mày cởi quần áo chạy trần truồng ra phố? Không bệnh mà cả bà con bỏ thì giờ vào nhà thương thăm mày? Không bệnh mà mày lãnh tiền bệnh, lãnh thuốc hàng tháng? Bắt các con mày phải khổ sở. Bắt vợ chồng tau phải lo lắng, suy nghĩ về mày.
- Em xin lỗi anh. Em đã nhẹ dạ nghe lời những người đến trước mình. Họ xúi em khai bệnh, giả điên để hưởng tiền trợ cấp của nhà nước. Sau này, nhà nước cấm em lái xe, hạn chế quyền đi lại, em cảm thấy hối hận quá. Nhưng, phóng lao đành phải theo lao. Biết làm sao trở lại như xưa hỡ anh?
Ông Sáu hùng hổ, tiến đến con Hoa, nắm hai vai nó lắc mạnh.
- Mày có biết những hộp thuốc vứt đi mỗi tháng kia sẽ trị được bệnh cho bao nhiêu người không? Mày có biết nó đáng giá bao nhiêu không? Mày có biết tiền bệnh, tiền bác sĩ, tiền thuốc, tiền săn sóc hàng tháng...do đâu, từ đâu mà có không? Mày có biết hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu người giả bệnh như mày...thì nước Mỹ này sẽ "xập tiệm", sẽ "đi đong" sớm.
Con Hoa ôm mặt, nước mắt đầm đìa.
- Em không ngờ hành động nông cạn của em có hậu quả to lớn như thế.
Ông Sáu tiếp tục lắc vai em gái.
- Mày là kẻ vong ân bội nghĩa. Mày đã bôi tro trét bùn vào tấm lòng cao quí của ân nhân mình.
Cuối cùng, ông Sáu buông em gái ra, bỏ đi một cách vội vã.
Cuối cùng, ông hiểu thêm nghĩa sâu sắc của chữ Tự Do. Tự Do không thể viết chữ thường được. Tự Do phải viết hoa, trịnh trọng viết hoa. Tự Do không phải là không khí, không phải là thức ăn...để mọi người từ khắp nơi ùa về thụ hưởng khơi khơi được. Muốn có Tự Do, người ta phải trả một giá rất đắt, có khi bằng nước mắt, bằng nỗi đau, bằng chính xương máu mình. Và khi có được Tự Do, người ta cũng cần chung vai nhau bảo vệ, gìn giữ...lưu truyền cho hậu thế.
PHẠM HỒNG ÂN

Ý kiến bạn đọc
16/12/202100:00:10
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a> cialis coupon
16/11/202117:12:46
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis 20 mg
15/10/202112:43:46
Khách
cialis coupon https://cialiswithdapoxetine.com/
28/02/202100:09:10
Khách
https://genericviagragog.com viagra without doctor prescription
23/02/202109:15:30
Khách
erectile tissue <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil side effects rash</a> order erectile dysfunction pills
03/12/201123:29:11
Khách
Tôi hoan nghênh bài viết của tác giá, hy vọng những ai đang lạm dụng chương trình please ngưng lại, cón cò nhiều người cần giúp đở hơn.... lạm dụng nhiều quá đó là lý do CaLi bị cắt chương trình dental.
02/12/201106:27:51
Khách
Toà soạn làm ơn sửa "carpoon" thành "carpool" dùm tác giả.
02/12/201105:44:20
Khách
Bài viết hay,có ý nghĩa
01/12/201114:14:45
Khách
Dau long qua. Sao lai co nhung nguoi song tham lam , thieu dao duc den the.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,227,211
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến