Hôm nay,  

Đông Chí

22/11/201100:00:00(Xem: 736018)

Đông Chí

Tác giả: Phan

Bài số 3413-12-2873vb3112211

Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên tuần báo Trẻ và hiện đang bận rộn thêm với tờ Thời Báo Dallas. Ông góp bài đều đặn và từng nhận một giải danh dự. Giờ mùa đông đã bắt đầu, mời đọc bài về tiết đông chí.

***

Những lọn gió tàn thu rít ngọn cây vặt lá, lão Tự vặt tờ lịch Đông chí, không vứt vô sọt rác như thường ngày. Tờ lịch Tàu qua Mỹ đã bao năm vẫn tèm lem như in ở Chợ lớn ngày nào. Không biết bao giờ người ta mới biết quý trọng ngày tháng!

Ngày tháng là thời gian. Có người Việt nào bỏ phí thời gian đâu, còn tờ lịch là tờ giấy, ghi ngày tháng, cho con người đừng lãng phí thời gian. Lão lẩn thẩn đi lau cái kính bụi mờ sau cả tháng không dùng tới, bệnh lần này không đơn thuần thời tiết như mọi năm, sự buồn chán đã dâng lên đến óc, ối ra mắt mờ để thấy vạn vật chết từ trong mắt. Cái kính đã được vợ lau chùi từ hôm qua, khi lão hỏi: Cái kính tôi đâu, sau một tháng lão nằm liệt giường. Lão lãng phí một đời vô dòng lịch sử, mà tiếc gì một đời người với lịch sử dân tộc rỉ máu trên xương khô. Dạo này lão sến tới ớn mình, sến chảy nước.

Hôm qua ngóc dậy được trước bình minh là chuyện phi thường, lão đã dùng buổi sáng thanh tịnh từ đất trời tới lòng mình để ra vườn cắt mấy mụ hồng còn sót lại tả tơi. Mới đầu, lão không chấp nhận được hình ảnh hoa hồng xơ xác, hoa hồng là phải đẹp, không có hoa hồng tàn, đừng để thế gian này phải thấy những cánh hồng tả tơi, đau lòng người ái mỹ. Thế mà lão lại đem mấy mụ hồng sứt càng gãy gọng vô nhà, cắm vô bình pha lê, lão trở thành người độc ác sau cơn bạo bệnh, ác nhất là tặng vợ bình hoa hồng héo. Không ngờ cuối đời người ta cạn đức. Chả hiểu sao lại lọt sổ Diêm vương nên vất vưởng thêm mùa đông này, tìm hoài không ra ý nghĩa nào khác hơn là sống chi cho chật đất.

Trước hôm lão nằm liệt giường, lão thường ngồi nhìn lá thu phai ngoài sân sau nhà. Lão thích ngồi ngoài trời, chỉ cách một khung cửa mà bên ngoài là không khí tự do, bên trong là máy điều hoà không khí. Sự can thiệp nào cũng có cái giá của nó,”bố mày đau nên mẹ mở máy hít sớm, con mày lớn hơn bố mày à!”Thế là con gái đưa cháu ngoại đi bé bi sít, không gởi ngoại nữa, vẫn trả tiền bé bi sít để bố mẹ có đồng chi tiêu. Lão để bụng sự bố thí lễ phép ấy suốt cả tháng nay. Sáng nay bình tâm thấy thẹn. Oâng bạn già đến quên mình tuổi con gì, ghé thăm lão hôm trước, đã kể khổ xin con chút tiền tiêu vặt mà chẳng đứa nào cho. Con lão tìm cách cho tiền cha mẹ còn trách khứ gì. Lão ngồi yên đôi vai nhưng lồng ngực hằn học thời tiết và sức khoẻ, nghe máu chảy về tim lề mề như ký ức lười biếng. Cả đời sống thừa chứ đâu phải cuối đời mới thừa. Lão nhớ ra nhiều chuyện từ thời cố hỷ cố lai…

Nhớ sao mà nhớ những điều xa lắc xa lơ từ kiếp nào. Lão muốn viết lại ký ức để giải khuây chứ có gì đáng kể về một người nói ra tên tự người ta còn không biết. Lão vào nhà, chọn đại cuốn vở trắng trong ngăn kéo. Cuốn vở này sẽ viết được chừng hơn ba ngàn chữ viết tay, nếu chia ra cho bảy mươi năm thì mỗi năm cuộc đời phải gói gọn trong năm mươi chữ viết. Những năm đầu đời sống dậy kỷ niệm với bản làng, gia đình, bạn nhỏ…làm sao viết kịp ký ức trào tuôn…lão giận bàn tay chậm chạp như con nít tập viết lớp vỡ lòng, chỉ hai chữ”dòng sông”cánh tay, bàn tay đã mỏi nhừ, ký ức bay biến theo lời mời cơm trưa. Lão trả lời cộc lốc:”Tôi không đói.”Người vợ nín lặng từ bao giờ không nhớ nữa, hình như sau khi lão đi tù về, vợ lão mất khả năng trò chuyện bình thường, chuyện vui mất tích, chuyện buồn không than, chuyện thường ngày máy móc từng công đoạn. Bà ấy là cái máy nhắc: Uống thuốc chưa" Đói chưa" Lạnh không" Không ngủ được à"... hoá ra lão ra tù có đã hai mươi năm hơn, bà ấy vào tù cùng ngày, nhưng vẫn chưa ra. Người tù khổ sai chung thân, không ăn chay vì đời đã dư khổ hạnh. Chắc không ai hiểu điều này hơn lão, lão muốn nói, muốn chia sẻ với vợ, nhưng miệng xin ly trà.

Ly trà nóng, thơm gừng được bưng tới.”Oâng uống ly trà gừng tốt hơn trà xanh.”Từ hôm nằm liệt giường, lão mới biết tới loại trà bà đẻ này, không có gì hứng thú với niềm tin khác phái. Bệnh đàn bà không cần thuốc gì ngoài niềm tin trị liệu, nên họ sống ngon chết ngọt. Lão không cãi lời từ đây để được chết êm như đàn bà. Chị lão vừa qua đời không lâu ở tuổi bảy mươi vì thuốc thang và trà gừng. Niềm tin mãnh liệt tới để lại những bài thuốc giết người của bọn Tàu cho người em dâu là vợ lão. Đầu óc lão thanh thản khi tìm ra được giải pháp cho những xung đột giữa người bệnh và người nuôi bệnh. Vợ lão đã bắt đầu đi vào tuyện lộ từ hôm mua cái siu sắc thuốc. Lão vui vẻ uống cạn để mãi mãi bên nhau.

Lão quay lại công việc đang làm, công việc ngẫu hứng của hôm nay, phút hồi dương của những thang thuốc không bao giờ tin được. Suốt thời thơ ấu của đời lão chỉ viết được hai chữ”dòng sông". Ít nhất là từ khi có trí nhớ đến khi đi trường làng cũng vài năm, khoảng hai trăm chữ rút gọn còn hai chữ. Lão sửa”dòng sông”thành”dòng nhớ". Dòng nhớ mê man trên những cánh đồng, bờ đê, khúc sông hiền hoà, giận dữ không báo trước. Sân gạch nhà ông thầy dạy viết chữ Nho bằng mực tàu…Mẹ lão, người vợ thứ hai của người cha mịt mù trong trí nhớ. Người vợ cả của cha lão là người đàn bà từ tâm. Bà không có con trai nên đi cưới mẹ lão cho cha. Bà thương mẹ lão như chị em trong nhà, cưng lão đến độ chỉ vì để chân lão đạp phải bãi phân gà trên sân mà người vú em bị mất việc. Người ngày xưa tốt thế, bà vú bị đuổi đi làm ruộng chứ không cho ở nhà trông em nữa. Nhưng cuối ngày ruộng nương, bà thể nào cũng có quà cho lão sau một ngày đồng áng. Khi cái kèn bằng lá quấn, thổi te te. Hôm về muộn cũng cho lão con đom đóm đựng trong hộp đan bằng lá…Những người tốt chết cả rồi, từ khi đời lão không còn trong vòng tay của những người thương yêu lão vô điều kiện. Đời lão chỉ còn điều kiện chứ hết yêu thương. Một quãng đời đẹp đẽ gói gém trong”dòng nhớ", là lòng biết ơn chân thành của lão.

Lão bằng lòng với thời thơ ấu là”dòng nhớ". Những năm rong ruổi dậy thì mộng mơ, tập tành đàng đúm, trêu gái với bạn bè, không thể nào viết năm mươi chữ cho một năm, gồm đầu xuân lễ hội, sang hè vui chơi, nhớ mong…vào thu nhập học, gặp lại nhau ngỡ ngàng. Biết bao gương mặt không có tuổi, còn trong ký ức. Cái Thoa xinh đẹp đến mấy mươi năm trong thương nhớ của lão, cái Thoa chết trước lão từ hôm vô nhà thương thăm lão. Đi đứng còn mạnh khoẻ hơn lão, nhu mì, đoan trang vẫn vậy. Nhưng chỉ là một mẹ Thoa của con bà ấy, cái Thoa của lão đã chết sau mấy mươi năm đẹp đẽ trong thương nhớ vô bờ của lòng lão. Lão đặt bút viết về đêm Giáng sinh có máy bay của Tây nhả đạn xuống giáo đường. Lão với cái Thoa chạy trốn dưới căn hầm của nhà thờ tối om. Chưa bao gần nhau đến thế, đến nghe được hơi thở, tiếng thì thầm bên tai lão. Sao đạn máy bay lại rót vào người sợ hãi để khóc than mà không rót vào tình yêu đầu đời của lão để trở thành bất tử. Cả đời lão chôn sâu mối tình vô vọng và người ấy có hy vọng gì không mà cuối đời mới đến thăm lão.

Lão sẽ viết về cái hôm, cái Thoa theo gia đình đi Nam, cả Hà nội sụt sùi trong mắt lão. Sau đó, gia đình lão cũng đi nam. Riêng lão đi tìm trong vô vọng. Ngày lão dứt áo thư sinh vào quân ngũ, bao nhiêu người tiễn đưa vẫn thiếu một người để tâm khảm dạt dào luyến nhớ thành đô, những nỗi buồn vô vọng nơi đèo heo hút gió. Chuyện tử - sinh cách nhau một làn đạn…làm sao năm mươi chữ gói gém hết một năm gian khổ, hiểm nguy, vui mau, buồn dài theo mưa rừng, lạnh núi…không thể, không thể nào viết năm mươi chữ cho một năm biến động từng ngày, mà đời lão có nhiều năm biến động. Rồi chiến tranh mịt mù, vác ba lô lên đường không biết địa danh, đi theo quán tính di chuyển liên tục làm người ta mất khả năng cảm nhận sự rời xa chỗ này, cảm giác đặt chân đến chỗ kia…không thể, không nào năm mươi chữ ghi lại được một năm hành quân liên miên trong nỗi nhớ khôn nguôi. Năm mươi chữ càng không ghi lại được một năm sau khi giã từ vũ khí. Những lao đao tận cùng với sĩ diện và cái bao tử trong trại tù. Những hành tung bất tận của cơn đói làm người ta thức trắng, nhai khống mùi hương ký ức đến hao gầy.

Chiến tranh và hoà bình làm mất mạng không tiếc bằng mất liên lạc là mất hết. Lão chẳng còn gì ngoài lời thỏ thẻ bên tai là nhựa sống cạn dần trong xác thân mòn mỏi. Hôm tưởng lão về trời nên người cũ đến chia tay lần cuối. Hoá ra chỉ là mê sảng từ cơn sốt. Giá gặp lại nhau một lần trước khi nhắm mắt cũng không tiếc. Lão buồn hơn thời tiết xám ngoét ngoài kia, lão chìm vào cơn mơ dĩ vãng. Lão chết trong căn hầm nhà thờ, trong tiếng máy bay tây gầm rú trên bầu trời Giáng sinh. Nhưng biên bản cảnh sát Hoa Kỳ ghi là lão chết trên chiếc ghế bành, tại nhà. Biên bản của bác sĩ trên xe cứu thương ghi là lão chết vì nhồi máu cơ tim. Đến cái chết cũng không được ghi nguyên do đúng đắn. Chỉ có người nhặt tờ lịch đông chí trên nền nhà biết lão chết hôm nay.

Phan

Ý kiến bạn đọc
30/11/201103:59:03
Khách
Dấu hình vuông trong bài viết theo tôi biết là những câu tác giả viết trong dấu ngoặt kép hay đơn nhưng khi vào internet lại thành dấu hình vuông. Hy vọng là tôi không sai. bài viết rất hay.
30/11/201104:05:03
Khách
Dấu hình vuông trong bài viết theo tôi biết là những câu tác giả viết trong dấu ngoặt kép hay đơn nhưng khi vào internet lại thành dấu hình vuông. Hy vọng là tôi không sai. Bài viết rất hay.Cám ơn tác giả

=================
Bác Lệ Hoa w. nói trúng rồi,

VNI dùng cái nút double quote bằng một dạng character đặt biệt không nằm trong bộ code bình thường nên khi chuyển từ VNI sang Unicode sẽ bị vấn đề, làm đúng thì phải chuyển cái code double quote của VNI thành dấu double quote bình thường trước, sau đó mới chuyển bài viết từ VNI qua Unicode thì sẽ không bị tình trạng này (dấu double quote này của VNI là một khoảng trắng nên nếu convert cái khoảng trắng thì bài viết sẽ rất là lung tung) vì hiện nay trong tòa soạn vẫn còn dùng VNI để layout báo nên khi convert bài viết hàng ngày qua unicode nếu người làm công đoạn này không biết làm công đoạn chuyển dấu double quote của VNI qua ký tự bình thường thì khi ra unicode nó sẽ có mẫu tự hình vuông.

VB Admin
26/11/201104:23:47
Khách
Tôi không hiểu tại sao trong các bài viết có các dấu hình vuông?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến