Hôm nay,  

Lời Hát Xa Xưa Trở Lại

21/11/201100:00:00(Xem: 241077)
Lời Hát Xa Xưa Trở Lại

Tác giả:
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Bài số 3412-12-2872vb2112111

Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ (hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com) Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho "Viết Về Nước Mỹ" nhiều bài viết giá trị và đã nhận giải vinh danh "Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.” Bài mới nhất của cô là những cảm xúc và hồi tưởng khi theo dõi buổi lễ tưởng niệm 10 năm biến cố 911, khi khủng bố tấn công nước Mỹ tại New York và Washjington DC.

***

Phải nói là “Những lời hát xa xưa của tôi” mới đúng. Bởi trong thời niên thiếu, trong những năm tháng tuổi teen của tôi, những lời hát như đã gắn vào trong tâm. Thuở lên trung học, tôi nghe lời anh cả “học Anh văn, tốt nhất là hát nhạc tiếng Anh cho nhiều”. Mà với bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy chăng" Tôi nghĩ thế. Mấy anh em cứ nghe radio và hát theo những bản nhạc mình yêu thích, rồi thì đi mua nhạc về tập, mãi rồi thành một thói quen khó bỏ. Anh em tôi có cả một tủ nhạc thuộc loại “top hits”. Còn chị tôi và tôi, có những đêm thức thật khuya, châu đầu lại bên chiếc radio pin, sợ ba má nghe nên vặn rất nhỏ, có khi còn trùm mền lại đến vã mồ hôi chỉ để nghe cho hết một bản nhạc.

Vậy thì cũng không hẳn là chỉ vì thích học Anh văn. Đúng ra là mấy anh chị em thích nhạc. Thuở ấy... tôi hay ôm cây đàn guitar hát những bản nhạc của The Beatles. Cả nhà ai cũng nói là tôi mê nhạc “yeah yeah”. Mà “dé dé” thiệt! Nghe dễ thương lắm! Đa số các bản nhạc “dé dé” chỉ có vài lời rất đơn giản, nhưng cô đọng, đủ nói lên cái ý của cả bài, cộng thêm nét nhạc vui nhộn làm cho mỗi bản có một nét độc đáo riêng. Mà không chỉ ban nhạc The Beatles, thời đó thịnh hành những ban nhạc bốn hoặc năm người nổi tiếng khắp thế giới, trong đó có ban nhạc The Byrds mà tôi cũng rất thích. Bản “Turn! Turn! Turn!” của ban nhạc này, lời lẽ đơn giản, kết cấu mỗi câu như kiểu văn đối xứng của Việt Nam nên dễ nhớ và dễ thấm. Đây là một trong những bài “nhiều lời” nhất mà đứa bé con như tôi thích và nhớ cho đến bây giờ:

Turn! Turn! Turn!
(To Everything There Is a Season)

To everything - turn, turn, turn
There is a season - turn, turn, turn
And a time to every purpose under heaven

A time to be born, a time to die
A time to plant, a time to reap
A time to kill, a time to heal
A time to laugh, a time to weep


Sao mà đáng yêu thế! Cái ý niệm “xoay” nhiều nghĩa, đen và bóng, khiến tôi thích dịch ra tựa bài hát là “Xoay! Xoay! Xoay!”

Xoay! Xoay! Xoay!


Việc gì cũng có lúc, có thời của nó
Mọi việc dưới trời đều có kỳ định
Xoay! Xoay! Xoay!

Có lúc sinh, có lúc tử
Có lúc gieo, có lúc gặt
Có lúc giết hại, có lúc chữa lành
Có lúc cười, có lúc khóc

Có lúc dựng xây, có lúc đạp đổ
Có lúc múa ca, có lúc than khóc
Có lúc ném những hòn đá đi
Có lúc gom những hòn đá lại

Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình
Có lúc yêu thương, có lúc thù ghét
Có lúc bạn ôm hôn
Có lúc bạn tránh né

Có lúc được, có lúc mất
Có lúc xé nát, có lúc vá khâu
Có lúc yêu, Có lúc ghét
Có lúc dành cho hòa bình, tôi thề, không quá trễ đâu!

Một cô nhóc, hát những lời hát này, thấy thấm, nhưng thấy thấm một cách… rất ngây thơ. Tôi biết gì là chiến tranh! Tôi biết gì là hòa bình! Tôi biết gì là cuộc sống! Tôi biết gì là cõi chết! Ấy vậy mà hát say mê. Người ta bảo: “Những bản nhạc trong thời niên thiếu sẽ in rất đậm trong cả cuộc đời của chúng ta”. Không tin, xin bạn cứ thử nhớ lại.

Rồi đến những nhóm nhạc hai người, thuở đó cũng một thời tôi yêu thích. Trong số đó, tôi say mê với những bản nhạc của nhóm “Simon and Garfunkel”, hai người ca nhạc sĩ hát với cây đàn guitar. Không chỉ riêng tôi đâu, mà hầu như ai cũng thích đôi song ca này. Có lẽ vì những “tiếng lặng thầm” của họ nói lên được nỗi niềm khắc khoải của cả một thế hệ đã quá quen với chiến tranh, với những câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp. Họ đã tự giải đáp.


The Sound Of Silence

Hello darkness, my old friend,
I've come to talk with you again,
Because a vision softly creeping,
Left its seeds while I was sleeping,
And the vision that was planted in my brain
Still remains
Within the sound of silence.


Tiếng lặng thầm

Chào bóng đêm, người bạn cũ
Tôi lại đến chuyện trò cùng bạn
Bởi một ảo ảnh đang nhẹ len về
để lại hạt mầm trong khi tôi đang ngủ
Và ảo ảnh ươm mầm trong óc tôi, vẫn còn đó
trong tiếng lặng thầm

Trong những đêm thao thức tôi cô đơn bước đi
qua những con đường đá cuội
Dưới vầng sáng của đèn đường
Tôi kéo cổ áo che giá rét và ẩm ướt
Khi đôi mắt tôi bị một tia sáng đèn nê-ông xoáy vào, xé màn đêm
Và chạm đến… tiếng lặng thầm

Và trong ánh sáng trần trụi tôi đã thấy
Mươi ngàn người hoặc hơn
Người ta đang chuyện trò mà không nói ra lời
Người ta nghe mà không cần lắng tai
Người ta viết những bài hát không có tiếng
Và không ai dám khuấy động tiếng lặng thầm

Khờ quá, bạn không biết đâu
Sự yên lặng như ung nhọt nẩy lên
Nghe những lời tôi có thể bảo bạn
Nắm lấy cánh tay tôi sẽ vươn đến bạn
Nhưng những lời của tôi, như những giọt mưa lặng lẽ rơi xuống
và vang vọng
trong bể lặng thầm…


Như vậy đó, nhiều rất nhiều, những bản nhạc trong thời tôi còn nhỏ, thấm vào lòng, tự nhiên đến nỗi tôi không còn nhớ nó là tiếng Anh. Khi buồn thì hát, cảm nhận cũng lớn dần theo với tuổi tác của mình. Nhưng nói chung, tất cả đều nguyên vẹn.

**

Trong đời người, có những bài hát đến với chúng ta trong những hoàn cảnh đặc biệt, và chúng ta nhớ nhiều nhất, nhưng có khi không còn nghe lại. Và cũng có những bài hát chúng ta biết trong những hoàn cảnh không có gì đặc biệt, nhưng có một ngày nào nghe lại trong một bối cảnh khác thường, chúng ta sẽ thấy cảm động nhiều.

Tôi không nghĩ rằng mấy mươi năm sau, tôi nghe lại hai bản nhạc trên, trong một dịp rất đặc biệt. Qua màn ảnh ti-vi, tôi nghe lại những lời của “Turn! Turn! Turn!” nhưng không phải với phần trình diễn của The Byrds, mà là qua lời nói của cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani… khi ông đọc bài diễn văn, mà thật như một “điếu văn”, vì ông đang tưởng niệm những nạn nhân trong biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001:

“Việc gì cũng có lúc, có thời của nó. Mọi việc dưới trời đều có kỳ định. Có lúc sinh, có lúc tử. Có lúc gieo, có lúc gặt. Có lúc giết hại, có lúc chữa lành. Có lúc cười, có lúc khóc. Có lúc dựng xây, có lúc đạp đổ. Có lúc múa ca, có lúc than khóc. Có lúc ném những hòn đá đi, có lúc gom những hòn đá lại. Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Có lúc yêu thương, có lúc thù ghét…”

Kẻ ngoại đạo như tôi, nay đã biết đó là những lời từ trong Kinh Thánh.

Mà cũng rất giống với ý niệm trong đạo Phật. Điều gì hiện có, đã có ngày xưa. Điều gì sẽ xảy ra, đã xảy ra tự lâu rồi. Trong vòng xoay của thế giới, có những điều thật khó hiểu nhưng đã hiển nhiên.

Và rồi thật xúc động, tôi thấy lại Paul Simon.

Không có người bạn Garfunkel cùng song ca bên cạnh, Simon ôm cây đàn guitar, đội chiếc mũ lưỡi trai có in số 9/11, giản dị như ông đã từng. Simon 70 tuổi hát “The Sound of Silence”. Không chỉ với những người sống đang hiện diện quanh ông, đang rơi nước mắt nghe ông và hát theo ông, mà hồ như cả ba ngàn người bỏ mình trong cuộc khủng bố cũng về chia sẻ với ông “tiếng lặng thầm”. Tôi thuở là bé con hiểu lời bài hát này theo kiểu bé con. Tôi lớn lên nhìn thế giới với hai bộ mặt của nó: náo nhiệt và sâu lặng. Mỗi người khám phá “tiếng lặng thầm” theo cách của mình. Còn nơi đây, trên khởi điểm của những cái đã từng mất đi, “tiếng lặng thầm” cất lên có một âm vang lạ thường của nó.

Khi con người còn lấy sự đau thương của kẻ khác làm niềm vui sướng cho mình, thì mọi thứ tiếng nói sẽ trở thành vô nghĩa. Chỉ còn lại một thứ. Tiếng lặng thầm. The sound of silence…


Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Ý kiến bạn đọc
02/12/201118:24:37
Khách
Cám ơn Việt Báo đã có nhạc cho chủ đề của bài như vậy. Chúng tôi mong tác giả Cam Li cũng sẽ hát những bản Du Ca cho bài "Nhạc Du Ca Trong Nỗi Niềm Tôi" cho độc giả, thính giả thưởng thức.
09/12/201123:11:09
Khách
Thân chào "cô" Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh.
Những bản nhạc bất hủ mà cô thích chứng tỏ cô cũng "gần bằng" tuổi của tôi,những năm 68,69,70,71...Khi mà nhạc mỹ hàng tháng lên TOP 10,Top 100...và những bản nhạc này đã đi vào ký ức của thế hệ "mình" để trở thành những kỷ niệm không bao giờ quên...
Giọng ca của cô nếu Việt Báo tổ chức "Ca về nước Mỹ chắc cô cũng đoạt giải đấy.
Mấy cái truyện "audio" của cô biến đâu mất rồi ???Dù chỉ mấy chuyện,nhưng mỗi ngày sau buổi cơm tối tôi thích mở nghe lại "giọng oanh thõ thẻ...tính thâu lại để dành nghe mà chưa kịp thì không còn tìm được nữa...
Những chuyện của cô rất khá...có đủ để "ra mắt" 1 cuốn sách chưa ???
Chúc gia đình Việt Báo và gia đình tác giả Cam Li NTMY một HOLIDAY'S SEASON hết xẩy (ấm cúng và hạnh phúc)
Mike Nguyễn.
17/12/201122:52:18
Khách
Cam Li xin cám ơn lòng yêu mến của quý anh chị em.

Thưa anh Mike Nguyễn,

Mục "truyện đọc" vẫn còn :

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-292/

nhưng người phụ trách có lẽ bận rộn nên không đăng bài tiếp. Cam Li sẽ gửi tiếp các bài audio nếu mục này hoạt động trở lại ạ.
02/12/201101:19:01
Khách
Hay quá! Tôi nghĩ 2 bản nhạc này là giọng hát của tác giả Cam Li NTMT. Xin gửi đến tác giả niềm đồng cảm.
20/12/201119:36:02
Khách
Cám ơn tác giả Cam Li, đã mang lại cho tôi những kỷ niệm Sài Gòn xưa, sau khi tôi đọc xong câu truyện ngắn của tác giả. Xin cầu chúc tác giả và gia đình 1 Giáng Sinh vui vẻ và đầy hồng ân Thiên Chúa
24/11/201118:37:53
Khách
Cám ơn tác giả Cam Li NTMT.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,302,465
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến