Hôm nay,  

Hạnh Phúc Tôi

13/11/201100:00:00(Xem: 167779)

Hạnh Phúc Tôi

Tác giả: Du Tử Nguyễn Định
Bài số 3379-12-28589vb3101111

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Hai bài viết về nước Mỹ mới đây của ông kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà, tìm được việc làm trong một gia đình đồng hương tử tế, công việc hàng ngày là chăm sóc một ông cụ già bệnh. Bài mới kể thêm về tâm sự ông bố.

***

Thế là tôi đã săn sóc ông cụ được hơn 6 tháng, sáu tháng trời trôi qua như một giấc mơ. Một vài người bạn biết tôi làm công việc này đã không thể nào ngờ tôi lại làm được lâu đến như thế mà chưa bỏ đi. Quả thật ở đời có nhiều chuyện không thể nào ngờ được, ngay cả bản thân tôi, ngày đầu nhận việc, tôi cũng chưa đủ lòng tin ở chính mình.
Cứ mỗi sáng tinh mơ, tôi thức dậy như một cái máy, pha hai ly cà phê. Trong lúc chờ nguội, tôi đến đánh thức ông cụ bằng cách xoa bóp tay chân và các cơ bắp cho ông cụ, đưa hai chân co lên rồi duỗi ra, đến tập hai tay đưa lên và hạ xuống... Liếc nhìn đồng hộ đúng 10 phút, tôi đỡ ông cụ dậy, giúp cụ làm vệ sinh cá nhân, rồi bắt đầu vừa uống cà phê vừa đi bộ trong nhà cho đến hết ly càfe' lại từ từ bách bộ quanh sân. Công việc cứ thế đều đặn từng ngày, uống cà phê, đi bộ, ăn sáng, xem TV hay nghe nhạc, ăn trưa, rồi chiều tối... cứ tiếp nối nhau. 
Đã 6 tháng 3 tuần trôi qua, tôi làm việc đó như không để ý tới ngày mai, ngày mai bổng nhiên như xa lạ với tôi trong lúc này, mà cũng dường như tôi chưa hề nghe thấy ngôn ngữ ấy đã từ lâu, hay ít ra là từ lúc tôi bỏ nước ra đi để dặt chân đến xứ này, xứ sở mà văn chương bây giờ đặt tên cho là đất nước tạm dung. Tôi cũng ngạc nhiên tự hỏi mình, tai sao người nào đó đầu tiên lại đặt tên cho 2 chữ tạm dung. Chẳng là Chúa hay Phật cũng dạy rằng "Sinh ký, tử qui", sống gởi, thác về, và "Con người là tro bụi, sẽ trở về bụi tro" đó hay sao. Và như vậy thì bất cứ nơi đâu, bất cứ đất nước nào trên thế gian này, dù là tại quê cha đất tổ, đã chẳng phải đều là chốn tạm dung cả hay sao, sao chúng ta con so đo ngần ngại.
Thôi thì, hãy để mọi việc xảy ra theo tự nhiên cho tâm hồn được nhẹ nhàng và bình thản, và hạnh phúc chính là đó, khi ta biết được ta từ đâu đến để lại trở về, để biết đem lòng quí mến những gì quanh ta, những cái ta đang có. Với lối suy nghĩ này, tôi đem lòng yêu tất cả những gì quanh tôi, tôi vui thích việc tôi đang làm, và từng ngày, tôi nghe hạnh phúc đến cùng tôi mỗi sáng mai khi dìu ông cụ đi bộ quanh sân mà tâm hồn thật bình thản, nghe tiếng chim buổi sáng chào nhau ríu rít trên mấy hàng cây trong vườn.
*
Mấy tuần nay bổng nhiên trời trở lạnh, hoàng hôn không nhẹ nhàng thoáng mát như những tuần qua, và sáng mai hơi lạnh nhuốm đầy. Thời tiết giao mùa, làm thay đổi những sinh hoạt thường ngày của ông cụ, sáng sớm cụ luôn ôm lấy tấm chăn, không buồn uống cà phê, và dầu tôi cố gắng lắm, ông cụ cũng không thích đi bộ và về đêm ông cụ ho nhiều, hơi thở nồng nặc và giọng đàm.
Cũng đã 6 tháng hơn chăm sóc ông cụ, tôi nhìn ra những thay đổi của cụ, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến điệu đi dáng đứng. Thoạt đầu, tôi nghĩ là thời tiết thay đổi, nhất là thời gian giữa Thu Đông làm cụ nhiễm cảm cúm, tôi để cụ uống Advil rồi thay qua Mapap và uống thêm Promethazine, nhưng bệnh không thay đổi, vẫn ho nhiều về đêm cọng thêm tiếng khò khè, nhiều sáng thức dậy, cụ ú ớ như mất tiếng.
Tôi nhớ đâu đó có lần đọc về bệnh suyễn, và triệu chứng của dị ứng thời tiết, tôi vào các trang web tìm tài liệu và nói với cô chủ mua Aprodine cho cụ uống, loại thuốc bán không cần toa bác sĩ (OTC), bổng nhiên tiếng khò khè bớt đi, và giọng đờm cũng nhẹ đi, tôi liền xin chủ nhà đưa cụ đi bác sĩ, vì trong trường hợp này, cần có Combivent hay ProAir là loại thuốc chữa bệnh suyễn và cần bác sĩ chẩn đoán cho cụ. Quả nhiên bác sĩ chẩn đoán cụ bị hen suyển, cho mua Combivent và thêm QVar.
Bệnh suyễn rất dễ nhận biết, nếu ta để ý tới. Thoạt đầu là khó thở, thở khò khè và đàm cùng với chất nhờn tiết ra quá nhiều làm tắc ở họng, nên cứ khạc hoài mà không ra đàm. Đôi khi tức ngực, lồng ngực như ai bó chặt, rất khó chịu. Nguyên nhân dĩ nhiên là phổi, mà đặc biệt là lúc khí hậu thay đổi của mỗi mùa, mùi mốùc của thảm cũ trong nhà, mùi ẩm thấp, lông của mèo hay chó, và có khi là len hay vải sợi v. v... gây ra dị ứng là nguyên nhân của bệnh suyễn. Theo Y học hiện thời, chưa có thuốc trị dứt bệnh suyễn, những loại như ProAir, Combivent (Fast acting), Qvar, Advair Diskus, Serevent, Singulair, chỉ ngăn chận bệnh suyễn lên cơn và làm cho bệnh nhân dễ thở mà thôi.


Bây giờ, việc tìm kiếm một loại thuốc hay tìm hiểu về một loại bệnh, triệu chứng hay hiện tượng ban đầu, mà y học gọi là lâm sàng, đều có đầy đủ trên các trang web, chỉ cần bạn đánh tên thuốc, hay triệu chứng như COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) vào Search, là sẽ có rất nhiều số liệu cung cấp cho bạn, hay bạn cũng có thể vào các trang như MedlinePlus, Medical, Pharmaceutical Drug... để tìm hiểu về một căn bệnh.
Riêng đối với thân nhân của ông cụ, thấy tôi săn sóc ông cụ tận tình, cũng như đối với hai đứa nhỏ con cô chủ, nên sự gần gủi cảm thông nhau càng thân mật hơn.
Có những buổi chiều, hai đứa nhỏ đi học về là chạy thẳng vào phòng tôi để khoe hôm nay được cô giáo khen giỏi và điểm homework được 100%, những cung cách này làm tôi càng nhớ đến hai đứa cháu của tôi nhiều hơn, nhưng nào biết làm sao, ruột thật không nỡ bỏ ra, nhưng là da tốt thì vẫn đem lòng ôm vào, có lẽ âu cũng là duyên nghiệp.
Cứ mỗi tuần, tôi có một ngày thứ 7 rỗi rảnh, theo như thỏa thuận lúc đầu, ngày thứ 7 tôi có thể về nhà mình cho đến sáng Chủ nhật mới trở lại với ông cụ, nhưng đã biết bao nhiêu thứ 7, tôi chỉ dạo quanh khu phố gần nhà, buổi trưa vào một Mc Donald’s đâu đó, hay một quán VN ăn một chút gì, rồi lại thả bộ quanh khu phố quen thuộc. Lúc đầu gia đình cô chủ không hay, nhưng lâu rồi cô cũng biết, nên cô bảo tôi cứ ở lại trong nhà, hãy coi gia đình cô như là gia đình con cháu của tôi. Mỗi khi nghe câu nói này, tôi lại mủi lòng rơi lệ, phải vội vàng tìm cách chống chế để dấu đi niềm xúc động của mình. Nỗi cô đơn lẻ loi giữa xứ người xa lạ như một vết thương không ngưng rỉ máu trong lòng, mà cũng có lẽ vì vậy mà tôi lấy công việc này để quên đi đau khổ hay lấy đó làm nguồn an ủi mỗi ngay cho cuộc đời này của tôi.
Nhưng dầu muốn dầu không, với cái nhìn của người Việt, đi ở đợ, coi trẻ con hay coi người già vẫn là một nghề hạ bạc, người Việt chưa quen với chữ "Care", CareGiver, Adult Care hay Child Care đều phải đi học, đều phải có Licence. Cũng như người ta thích nói con mình là Doctor, chồng mình là doctor, là Lawyer... Có lẽ không một nước nào mà người Việt có nhiều Doctors như ở Mỹ. Có rất nhiều gia đình người Việt ở Mỹ, các con đều là bác sĩ hết. Ví dụ như ông Chief cũ của tôi ngày xưa, gia đình có 6 ông con trai đều là bác sĩ, kèm thêm 6 cô con dâu cũng là bác sĩ luôn, nhà có thể mở bệnh xá, vì có tới 12 bác sĩ trong nhà, nhưng thật không may, ông già đi đâu cũng mang theo bình Oxy để thở, trong túi lúc nào cũng đủ Combivent hay ProAir. 
Nhìn một xã hội mà trí thức nhiều hơn thành phần lao động, một cộng đồng mà giai cấp thượng lưu nhiều hơn giới bình dân thực cũng đáng mừng. Sự thành đạt của người Việt trên xứ người cũng làm mình được thơm lây, và với cái nhìn đó, tôi thật không xóa bỏ được mặc cảm của mình, không dám ra đường, sợ gặp phải bạn bè hay người quen, không dám đem tâm sự mình gởi gắm cho người, vì sợ rằng có khi không tìm được an ủi, mà còn tìm lấy những mỉa mai, như một thời ăn cơm công viên, đã trót dại cởi bỏ một chút tâm sự với một đồng hương để rồi nghe được câu "quả là ông vô phúc thật" mà âm thanh câu nói ấy còn vang dội trong tâm thức để đau đớn đến tận hôm nay.
Có những đêm tôi nằm không hề chợp mắt được, tâm trí nghĩ mông lung bao nhiêu sự việc, rồi nhớ lại đám bạn bè, người gặp đoạn trường này, kẻ gặp tai ương khác, riêng tôi thì là một đứa vô phúc, bổng nghe lòng mình trũng xuống như chìm vào một vực sâu không đáy. Điều tự an ủi là nhờ đêm không ngủ mà làm được chút việc tốt, khi khám phá ra ông cụ bị asthma qua tiếng khò khè (Wheezing) của ông cụ.
Cái tôi và quá khứ nghề nghiệp đã là đường mòn trong đầu óc mình, tôi chưa cách nào đào bới để đem đổ đi được, nên nhiều đêm đã xưng tội với chính mình và thấm thía lời người đồng hương nói ngày nào ở công viên, quả thấy mình vô phúc thật.
Những đêm như thế, tôi chỉ biết cầu mong cho trời mau sáng, để sớm thấy được ánh dương quang, để cùng tri âm bách bộ quanh sân mà thiêu đi những u ám của đêm trường. Hạnh phúc hôm nay của tôi là mỗi ngày mở mắt thức dậy, thấy mọi việc quanh mình vẫn không có gì thay đổi, để sáng sáng chiều chiều, tôi được dạo mát quanh sân mà chiêm ngưỡng những gì tôi đang có thể thấy trước mắt.

dutử
Nguyễn Định

Ý kiến bạn đọc
04/04/201219:00:49
Khách
wTại sao rất nhiều ngưio*ì đọc bài này mà không ai tặng ngôi sao nào ? Tôi xin tặng 5 ngôi sao . Ông viết hay lắm, nhƯNg hơi buồn .
14/11/201105:14:13
Khách
Theo thống kê thì trong số các sắc dân Á châu sống ở Mỹ, thì người Việt ta là một trong những nhóm có ít người học xong trung hoc và đại học. Ta chỉ hơn được cộng đồng người Hmong, Lào và Cam bốt mà thôi.

Xong trung hoc Việt Lào Cam Bốt Hmong Nhật Tàu Thái lan Đại hàn
72% 66% 62% 61% 94% 82% 84% 92%

Xong đại học 27% 12% 14% 14% 46% 50% 42% 52%

( Không liệt kê ở đây là những nhóm dân khác như Phi luật Tân, Nam Dương, Mã lai v...v...Ta cũng thua sút những cộng đồng bạn này)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến