Hôm nay,  

Bên Lề Những Chuyến Đi

12/11/201100:00:00(Xem: 172843)

Bên Lề Những Chuyến Đi

Tác giả: Huyền Thoại-Thịnh Hương

Bài số 3406-12-2866 vb6111211

Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose. Bài viết mới là một du ký linh hoạt gồm nhiều chuyện bên lề ý nhị, vui vẻ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

***

Năm nay coi bộ tôi có sao Thiên Mã chiếu mạng, vì từ đầu năm tới giờ, luôn có những chuyện khiến tôi phải đóng gói hành lý rồi ra phi trường. Đầu tháng Năm, tôi và một cô bạn đi du lịch Trung Quốc. Thật ra, tôi rất muốn hủy chuyến đi này, nhưng vì đã đóng tiền cho công ty du lịch từ mấy tháng trước nên không có chuyện đòi lại tiền của mình trong túi họ. Chỉ còn nước tới luôn bác tài! Còn không thì cứ việc bỏ của chạy lấy người. Vì vậy tôi đành hậm hực ra di, trong lòng không yên ổn. Lý do: Trung Quốc đang ra sức hành hạ dân Việt. Nào là tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa. Nào đem công nhân của họ sang làm việc lậu gần biên giới, trong khi dân Việt Nam thất nghiệp đói meo ...Tôi tâm sự với cô bạn, "Thiệt tình mình không muốn đem dollars sang tiêu xài ở một nơi mang nhiều điều tiếng như vậy. Đi chơi mà trong lòng đầy mặc cảm, chắc không vui nổi”. Cô ta an ủi, " Thôi, lỡ rồi, chẳng lẽ bây giờ biếu không cho công ty du lịch hơn ba ngàn hay sao, bồ tèo" Hơn nữa, không đi lúc này thì lúc nào mới đi được" Bây giờ chân cẳng còn cứng cáp, mà mấy năm nữa không chừng lết không nổi, làm sao mà leo Vạn Lý Trường Thành đây, chị hai"” 

Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ Tần Thủy Hoàng là hai nơi tôi muốn xem qua một lần cho biết. Những nơi khác trong chương trình của công ty du lịch đưa ra, tôi chẳng mấy hào hứng. Lúc đến Bắc Kinh, tới Thiên An Môn rồi vô Cấm Thành xem hậu cung của các vua chúa, tôi và mấy thành viên của đoàn du lịch thất vọng ra mặt. Phòng ngủ của thiên tử gì đâu mà nhỏ xíu, đồ đạc tầm thường, chẳng có gì là sang cả nếu đem so sánh với hậu cung của các vua chúa thời xưa bên Âu Châu. Barbara, người Mỹ chính hiệu, nói nhỏ vào tai tôi: "Thiệt tình, tôi không hiểu sao họ xây những cung đình to lớn bên ngoài trong khi nơi họ nghỉ ngơi thì quá khiêm tốn thế này" Tôi cười nửa miệng, " Thì họ chỉ muốn bề ngoài để hù thiên hạ…Bà thấy không, ngay tại Bắc Kinh này, đằng sau những buildings chọc trời là những courtyards chật hẹp, bẩn thỉu mà một căn nhà lụp xụp chứa đến ba bốn gia đình. Hai ba thế hệ chen chúc nhau trong một ít mét vuông”.

Sau hai tuần lễ trở về, cô bạn bảo tôi, "Thôi, thôi, sẽ không bao giờ trở lại Trung Quốc lần thứ hai! Cứ nghĩ đến mấy nhà vệ sinh công cộng là tui muốn ói. Hôi hám bẩn thỉu thì thôi! Thế kỷ thứ 21 rồi mà họ còn không chịu “cập nhât hóa” cái hệ thống vệ sinh của mình!". Tôi bảo cô, "Thì có khác gì bên Việt Nam" Ra khỏi nhà, ra khỏi khách sạn đi kiểm mỏi chân mới tìm được một nhà cầu! Phải trả tiền mà dơ hơn cái thùng rác! Thúi còn hơn mùi cóc chết! Thiệt là xấu hổ!” Trung Quốc và Việt Nam hợp “gu” nhau ở điểm này. 

Trở về Mỹ, đi làm được khoảng ba tuần, tôi nhận được tin không vui từ Việt Nam. Mẹ tôi trở bệnh, đang nằm nhà thương. Mà lần này, theo lời em trai tôi, coi bộ không ổn. Nên tôi vội vàng xin hộ chiếu và mua vé máy bay về Việt Nam thăm mẹ. Năm nay mẹ tôi 83 tuổi. Vài năm nay mẹ ra vô bệnh viện như đi chợ. Cậu em tôi cho hay, lúc này mẹ hay quên, cứ lập đi lập lại một câu hỏi, dù đã đưọc trả lời mấy phút trước đó. Còn một điểm nữa, là lúc này mẹ sinh tật…mê tiền! Mẹ thường hay đem tiền ra đếm, và tự cất giữ tiền bạc và nữ trang của mình, không gửi ai giữ hộ nữa! Thỉnh thoảng tôi gọi về nói chuyện, mẹ than hết tiền uống thuốc và đi bác sĩ rồi! Sữa Ensure tôi gởi về còn cà thùng, vậy mà mẹ cứ hỏi sao lúc này tôi không gửi về cho mẹ uống" 

Chuyến bay của hãng Asiana về đến Sàigòn lúc 10 giờ đêm. Tôi lựa xếp hàng ở quầy số 9, vì thấy anh chàng hải quan chỗ đó coi bộ dễ chịu. Tôi có cậu em, làm gì hắn cũng cố kiếm cho được chin nút mới chịu, dù phải chi thêm một số tiền "phụ trội". Số điện thoại phải chín nút, bảng số xe cũng chin nút, bằng lái cũng chín nút luôn! Vậy mà cuộc đời của hắn chẳng may mắn bằng ai! Đang làm chủ xe du lịch đưa đón Việt kiều, y bán xe để ở nhà…ghi cá độ bóng đá! Mới đầu y làm tay em, ăn tiền hoa hồng mà thôi. Sau, thấy người ta gặp hên trúng lớn xây nhà năm bảy lầu làm khách sạn mini, y bèn tách ra làm riêng. Mấy trận đầu đại thắng, y mua sắm xe máy loại cao cấp, đối I-phone mới cho hách xì xằng và mua đồ chơi hàng ngoại cho con cái, chất đầy nhà. Y lại còn gắn hai cái máy lạnh trong căn nhà…chưa được lớn…Y chưa làm đại gia mà hành xử hơn cả đại gia. Ai muốn cá độ mà không kịp đến giao tiền, y liền cho ghi thiếu. Thiên hạ thua lớn bèn ỳ thân cụ, không chịu trả. Y phải cầm thế căn nhà cho ngân hàng để tiếp tục làm ăn. Sau trận bóng đá quốc tế, y thua cháy túi, ngân hàng bắt đầu làm khó dễ vì y thiếu tiền mấy tháng không trả nổi…Họ đòi xiết nhà. Y tạm thôi làm chủ thầu, trở về làm tài xế xe xe du lich để có tiền trả lời hằng tháng cho ngân hàng nhà nước. Vợ nó phải đầu tắt mặt tối bán hủ tiếu ngoài lề đường để trả tiền học cho bốn đúa con, dù là chúng đi học trường công! Mấy đứa cháu tôi học ở trường xong lại mau mau chạy tới nhà riêng của thầy cô để học thêm, kẻo sang năm không được lên lớp! Bởi vậy thầy cô từ từ thay nhà, từ căn nhà tôn khiêm nhường, chẳng mấy chốc thầy cô mua đất xây nhà ba bốn tầng Tầng trệt làm nơi tiếp khách. Tầng hai làm lớp học. Tầng ba, tầng bốn là nơi ăn ngủ của gia đình thầy cô. 

Đến lượt tôi trình sổ thông hành và hộ chiếu nhập cảnh. Tôi đã nhất tâm không bỏ tờ 5 hay 10 dollars vào giữa cuốn sổ thông hành như nhiều hành khách khác , dù lần trước về thăm mẹ, tôi đã bị “ bỏ quên” gần nửa tiếng đồng hồ vì cái tội không chi tiền qua ải. Anh chàng hải quan trẻ tuổi nhìn tôi với cái nhìn ...rất khó nói, rồi lại nhìn đăm đăm vào sổ thông hành của tôi trong khi hai tay lật tới lật lui, như đang kiếm một vật gì giữa những trang giấy đầy con dấu. Cuối cùng, y hỏi:

- Chị đi đường có mệt lắm không"

Trời! Sao cậu ta lại quan tâm đến sức khỏe của tôi như thế nhỉ" Tôi chẳng dám mừng, mà trả lời cầm chừng:

- Cũng không đến nỗi nào cậu à! Lên máy bay, tôi uống thuốc an thần nên ngủ li bì..

- Thế à" Tụi tôi ngồi làm vịêc cà ngày, giờ này oải lắm rồi. Đang thèm cà phê. 

Tôi giả vờ làm kẻ ngố:

- Từ nay cậu nên mang theo bình cà phê để uống trong ngày.

- Sao lại làm chuyện lỉnh kỉnh vậy" 

Rồi y ban cho tôi một cái nhìn bực bội:

- Thôi, chị cho tiền uống cà phê đi! Muộn lắm rồi!

Biết mình bị đòi tiền mãi lộ, nhưng tôi vẫn làm tỉnh:

- Một ly cà phê của cậu bao nhiêu tìền"

- Tuy chị, cho bao nhiêu thì cho. 

Biết là không còn đường nào khác để bước qua ải, tôi đành chịu thua, thò tay vào túi xách lấy ra tờ 5 dollars đưa cho y. Y cầm tờ giấy xanh trong tay tôi rồi vất nhanh vào ngăn kéo. Trả cuốn thông hành cho tôi, y không thèm nhìn tôi nữa. Cũng không nói một tiếng cám ơn. Chắc chê ít. 

Tôi đi ta bà nhiều nơi trên thế giới mà không thấy nơi nào hải quan phải xin khách vãng lai cho tiền đi uống cà phê như ở đây! Nhiều nước không thèm đóng mộc nhâp cảnh, báo hại tôi phải năn nỉ xin họ một con dấu để đem về làm kỷ niệm!

Ở với mẹ hai tuần lễ tôi phải trở về Mỹ, vì chỉ còn bấy nhiêu ngày phép thường niên. Tuần lễ đầu, tôi vô nhà thương với mẹ ban ngày. Ban đêm các em tôi thay phiên nhau coi chừng mẹ. Họ phải trải chiếu, mắc mùng ngủ ngoài hành lang phòng bệnh. Mỗi buổi sáng, tôi thấy cả trăm người sắp hàng rồng rắn chờ lấy vé vào khám bệnh. Có vé rồi lại phải ngồi chờ dài người trên những băng ghế trước phòng khám. Có người đến từ sáng mờ sương mà chỉ được về nhà khi đèn đường đã bật sáng. Vài lần về thăm nhà, tôi nhận thấy người ta đầu tư xây nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ mát thì nhiều, nhiều đến độ thừa thãi. Nhưng nhà thương và trường học thì chẳng có bao nhiêu. 

Khoảng ba tuần sau ngày trở lại Mỹ, tôi nhận được giấy mời của Việt Báo để về tham dự buổi lễ trao giải thưởng cho những tác giả Viết Về Nước Mỹ xuất sắc trong năm 2010. Năm nào tôi cũng được " Mr. Không Có Sao" và Việt Báo gọi về tham dự buổi lễ phát giải thưởng , dù tôi chẳng viết gì trong mấy năm qua. Chuyện đời, chuyện nhà làm tôi phân tâm, chẳng viết lách gì cho ra hồn. Mấy năm trước buổi lễ thường được tổ chức vào tuần thứ hai hoặc tuần chót của tháng tám. Nhưng năm nay, có lẽ theo yêu cầu của đa số tác giả, hay vì Việt Báo muốn tránh cảnh cha mẹ bận lo cho con cái tựu trường nên không về tham dự được, nên ngày trao giải thưởng năm nay được tổ chức vào ngày 31 tháng bảy. Nhận được thiệp mời, tôi chuẩn bị áo quần, cứ như sửa soạn đi…ăn cưới, và nao nức mong chờ ngày vui, vì sẽ được đoàn tụ với các tác giả mà tôi được làm quen và giữ liên lạc mấy năm qua. Năm nay tôi hy vọng sẽ được làm quen với một tác giả mới mà tôi rất hâm mộ. Đó là chị Đoàn Thị, một cây bút mới nhưng viết rất dí dỏm và liên lỉ, về các đề tài khác nhau. Chị ở Pháp, mà viết toàn những chuyện về nước Mỹ, như một công dân Mỹ chính hiệu. Năm nay là năm đầu tiên chị viết cho Việt Báo, và chị được vào giải chung kết. 

Nhưng…đời hay có nhiều chữ nhưng chẳng đúng lúc chút nào. Vì, hôm mùng 9 tháng bảy, ông xếp tôi gọi điện thoại, "mời" tôi vào nói chuyện. Chà chà…không biết mình có làm chuyện gì trật đường rầy hay không" 

Thường thường, chỉ khi nào có chuyện quan trọng hay tế nhị, ông mới gọi nhân viên vào văn phòng để "talk behind closed door". Thấy tôi định đóng của, ông khoát tay:

- Không cần đóng cửa đâu, cô Hương! Tôi sẽ nói ngắn gọn.

Té ra ông muốn tôi chuẩn bị hành lý để lên đường đi New Orleans phụ với các nhân viên địa phương trong một dự án mới mà tôi có nhiều kinh nghiệm. Đi công tác ngoài tiểu bang là chuyện thường ngày ỏ chỗ làm của chúng tôi. Nhiều người được lệnh cuốn gói…ra đi, thì buồn không biết để đâu cho hết. Người thì sợ ông chồng ở nhà…nhàn cư vi bất thiện, làm chuyện không nên làm. Người thì sợ vợ ở nhà tối tăm mặt mũi lo con lo cháu…Riêng tôi, tôi chẳng quản ngại chuyện đi xa. Đôi khi còn tình nguyện đi thay cho họ nữa. Lý do: tôi chẳng có khăn nào mà nâng, túi nào mà sửa. Khăn túi đã cho từ thiện bao nhiêu năm qua, nên rất là nhẹ gánh tang bồng, khỏe cứ như bò không có xe mà kéo. Tôi hỏi xếp:

- Kỳ này tôi đi đâu, và đi bao lâu, xếp"

- Đi New Orleans, chừng hai tuần lễ. 

Tôi nhầm tính, vậy là mình sẽ về ngày 24 tháng bảy. Không sao, không sao. Còn một tuần lễ nữa mới tới ngày đi quận Cam.Thế là tôi hăng hái lên đường, dù biết rằng ngày trở về cái vườn hoa sau nhà sẽ te tua vì thiếu nước! Con cái tôi không yêu cây cỏ nên nên tụi nó “hà tịện” nước non còn hơn dạo California bị hạn hán nhiều năm về trước. 

Tối hôm đó chuẩn bị hành lý tôi nghe lòng bùi ngùi…New Orleans là nơi tôi đã gặp anh. Đã cùng anh dạo chơi bên going Missípipi lặng lờ. Đã cùng anh uống cà phê và ăn beignes mổi buồi sáng ờ quán Café Du Monde gần phố Tây…Một buổi chiều mưa tầm tã, hai đứa ngồi ăn crawfish và uống bia mà vẫn thấy ấm áp…Rồi anh ra đi, vào nới gió cát, và trở về trong quan tài với 21 phát súng tiễn biệt…Giờ đây, New Orleans vẫn còn đó sau cơn hồng thủy, nhưng chỉ có mình tôi, không ai chờ, chẳng ai đợi...

Còn ba ngày nữa là đến ngày trở về thì có chuyện…Ông xếp nói văn phòng địa phương yêu cầu ông cho tôi ở lại thêm vài tuần nữa để làm xong dự án, đang bị trì trệ. Tôi tá hỏa tam tinh, kiếm cách từ chối:

- Ông biết là tôi đã có chương trình đi party ở Quận Cam, và chính ông đã ký giấy phép cho tôi. Tôi không thể ở lại. Bắt tôi ở lại là không “fair”, là “trái hợp đồng”. Ông bảo người ta kiếm người khác tới thay thế. Tôi phải về. This is not going to work. I can't stay. 

Xếp im lặng một phút, rồi ổng thở dài. Thở dài xong, ông nói:

- Hương, tôi không muốn cô phái bỏ qua một dịp hiếm có để gặp gỡ bạn bè. Nếu ở vào địa vị của cô, tôi cũng sẽ nói như vậy. Không ai có thể trách cô được. Nhưng cái khó của chúng tôi là làm sao kiếm được người thay thế cô trong vòng vài ngày. Mà nếu có kiếm được, thì người đó cũng khó nhập việc ngay tức thì. Trong khi đó, dự án cũng đang gặp vài trở ngại. Chúng tôi chỉ biết trông vào cô. Nếu cô ở lại, là cô làm ơn cho sở, và chúng tôi sẽ mắc nợ cô “big time”. 

Xưa nay tôi vẫn "mang tiếng” là người nhiệt tâm và giầu "tinh thần trách nhiệm”. Bây giờ nghe xếp nói sở sẽ “mắc nợ” mình, tôi không nỡ từ chối. Biết đâu kỳ này về lại được một tờ tưởng thưởng có kèm theo tấm check đền bù công khó…Tôi vội email cho ông Từ, tức là ông Không Có Sao, để cáo lỗi. Chị Nhã Ca thay ông Từ, email lại an ủi tôi, và hẹn sang năm. Năm nay tôi không thể "Đến Hẹn Lại Lên” trong nắng ấm của một “Mùa Hè Tuyệt Vời”. Đêm phát giải thưởng, nhiều lần tôi muốn cầm phone lên gọi ông Ma Bồ hay Tân Ngố hoặc ông anh Hữu Thời để hỏi kết quả. Nhưng vì hai không gian hai giờ khác biệt nên tôi ngồi buồn bã trong phòng khách sạn, biết mọi người đang vui đùa, chắc chẳng có ai nhớ đến một người mang tên Hương. Hôm sau, tôi bỡ ngỡ khi nhận được email làm quen của chị Đoàn Thị. Có lẽ ông “Không Có Sao” chuyển lời tâm tình của tôi đến cho chị.

nên ngày trao giải thưởng năm nay được tổ chức vào ngày 31 tháng bảy. Nhận được thiệp mời, tôi chuẩn bị áo quần, cứ như sửa soạn đi…ăn cưới, và nao nức mong chờ ngày vui, vì sẽ được đoàn tụ với các tác giả mà tôi được làm quen và giữ liên lạc mấy năm qua. Năm nay tôi hy vọng sẽ được làm quen với một tác giả mới mà tôi rất hâm mộ. Đó là chị Đoàn Thị, một cây bút mới nhưng viết rất dí dỏm và liên lỉ, về các đề tài khác nhau. Chị ở Pháp, mà viết toàn những chuyện về nước Mỹ, như một công dân Mỹ chính hiệu. Năm nay là năm đầu tiên chị viết cho Việt Báo, và chị được vào giải chung kết. 

Nhưng…đời hay có nhiều chữ nhưng chẳng đúng lúc chút nào. Vì, hôm mùng 9 tháng bảy, ông xếp tôi gọi điện thoại, "mời" tôi vào nói chuyện. Chà chà…không biết mình có làm chuyện gì trật đường rầy hay không" 

Thường thường, chỉ khi nào có chuyện quan trọng hay tế nhị, ông mới gọi nhân viên vào văn phòng để "talk behind closed door". Thấy tôi định đóng của, ông khoát tay:

- Không cần đóng cửa đâu, cô Hương! Tôi sẽ nói ngắn gọn.

Té ra ông muốn tôi chuẩn bị hành lý để lên đường đi New Orleans phụ với các nhân viên địa phương trong một dự án mới mà tôi có nhiều kinh nghiệm. Đi công tác ngoài tiểu bang là chuyện thường ngày ỏ chỗ làm của chúng tôi. Nhiều người được lệnh cuốn gói…ra đi, thì buồn không biết để đâu cho hết. Người thì sợ ông chồng ở nhà…nhàn cư vi bất thiện, làm chuyện không nên làm. Người thì sợ vợ ở nhà tối tăm mặt mũi lo con lo cháu…Riêng tôi, tôi chẳng quản ngại chuyện đi xa. Đôi khi còn tình nguyện đi thay cho họ nữa. Lý do: tôi chẳng có khăn nào mà nâng, túi nào mà sửa. Khăn túi đã cho từ thiện bao nhiêu năm qua, nên rất là nhẹ gánh tang bồng, khỏe cứ như bò không có xe mà kéo. Tôi hỏi xếp:

- Kỳ này tôi đi đâu, và đi bao lâu, xếp"

- Đi New Orleans, chừng hai tuần lễ. 

Tôi nhầm tính, vậy là mình sẽ về ngày 24 tháng bảy. Không sao, không sao. Còn một tuần lễ nữa mới tới ngày đi quận Cam.Thế là tôi hăng hái lên đường, dù biết rằng ngày trở về cái vườn hoa sau nhà sẽ te tua vì thiếu nước! Con cái tôi không yêu cây cỏ nên nên tụi nó “hà tịện” nước non còn hơn dạo California bị hạn hán nhiều năm về trước. 

Tối hôm đó chuẩn bị hành lý tôi nghe lòng bùi ngùi…New Orleans là nơi tôi đã gặp anh. Đã cùng anh dạo chơi bên going Missípipi lặng lờ. Đã cùng anh uống cà phê và ăn beignes mổi buồi sáng ờ quán Café Du Monde gần phố Tây…Một buổi chiều mưa tầm tã, hai đứa ngồi ăn crawfish và uống bia mà vẫn thấy ấm áp…Rồi anh ra đi, vào nới gió cát, và trở về trong quan tài với 21 phát súng tiễn biệt…Giờ đây, New Orleans vẫn còn đó sau cơn hồng thủy, nhưng chỉ có mình tôi, không ai chờ, chẳng ai đợi...

Còn ba ngày nữa là đến ngày trở về thì có chuyện…Ông xếp nói văn phòng địa phương yêu cầu ông cho tôi ở lại thêm vài tuần nữa để làm xong dự án, đang bị trì trệ. Tôi tá hỏa tam tinh, kiếm cách từ chối:

- Ông biết là tôi đã có chương trình đi party ở Quận Cam, và chính ông đã ký giấy phép cho tôi. Tôi không thể ở lại. Bắt tôi ở lại là không “fair”, là “trái hợp đồng”. Ông bảo người ta kiếm người khác tới thay thế. Tôi phải về. This is not going to work. I can't stay. 

Xếp im lặng một phút, rồi ổng thở dài. Thở dài xong, ông nói:

- Hương, tôi không muốn cô phái bỏ qua một dịp hiếm có để gặp gỡ bạn bè. Nếu ở vào địa vị của cô, tôi cũng sẽ nói như vậy. Không ai có thể trách cô được. Nhưng cái khó của chúng tôi là làm sao kiếm được người thay thế cô trong vòng vài ngày. Mà nếu có kiếm được, thì người đó cũng khó nhập việc ngay tức thì. Trong khi đó, dự án cũng đang gặp vài trở ngại. Chúng tôi chỉ biết trông vào cô. Nếu cô ở lại, là cô làm ơn cho sở, và chúng tôi sẽ mắc nợ cô “big time”. 

Xưa nay tôi vẫn "mang tiếng” là người nhiệt tâm và giầu "tinh thần trách nhiệm”. Bây giờ nghe xếp nói sở sẽ “mắc nợ” mình, tôi không nỡ từ chối. Biết đâu kỳ này về lại được một tờ tưởng thưởng có kèm theo tấm check đền bù công khó…Tôi vội email cho ông Từ, tức là ông Không Có Sao, để cáo lỗi. Chị Nhã Ca thay ông Từ, email lại an ủi tôi, và hẹn sang năm. Năm nay tôi không thể "Đến Hẹn Lại Lên” trong nắng ấm của một “Mùa Hè Tuyệt Vời”. Đêm phát giải thưởng, nhiều lần tôi muốn cầm phone lên gọi ông Ma Bồ hay Tân Ngố hoặc ông anh Hữu Thời để hỏi kết quả. Nhưng vì hai không gian hai giờ khác biệt nên tôi ngồi buồn bã trong phòng khách sạn, biết mọi người đang vui đùa, chắc chẳng có ai nhớ đến một người mang tên Hương. Hôm sau, tôi bỡ ngỡ khi nhận được email làm quen của chị Đoàn Thị. Có lẽ ông “Không Có Sao” chuyển lời tâm tình của tôi đến cho chị.

Kỳ tới: Welcome Home!

Huyền Thoại Thịnh Hương

Ý kiến bạn đọc
12/11/201118:13:57
Khách
Xin toà soạn vui lòng xem lại bài trước khi đăng...Có sự trùng lặp ở đoạn cuối, mà tôi không nghĩ lỗi này là ở tác giả. Mong quí vị điều chỉnh lại, để không ngỡ ngàng người đọc và phụ lòng người viết.Cám ơn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến