Hôm nay,  

Thư Gửi Con Trai

03/11/201100:00:00(Xem: 117452)
Thư Gửi Con Trai

Tác giả: Trần Thị Canh Ngọ
Bài số 3400-12-28610vb5110311

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết sinh năm 1930 tại Bắc Giang, hiện “tạm tru”ù tại Costa Mesa, quận Cam. Theo năm sinh, bà đã “ngoại bát tuần” nhưng bài viê1át vẫn cho thấy sức trẻ trung, nhanh nhẹn. Kính mừng và mong bà tiếp tục viết thêm.

***

Đàn Đá thương yêu của mẹ,
Mới đó mà đã 10 tháng trôi qua, mười tháng là ba trăm ngày hạnh phúc mà mẹ được sống cạnh bên con cùng dâu cháu tuyệt vời.
Mẹ đã trãi qua 20 năm bên xứ người chỉ có núi, biển và hiu quạnh. Hai mươi năm với những tháng những ngày lủi thủi vào ra một mình một bóng như bao nhiêu người già đơn độc khác sống trên đất Mỹ, mà người già nào hầu như cũng con đàn cháu đống, mà cháu và con nào cũng có những việc riêng tư, những đời sống riêng tư rất là ... American.
Hai mươi năm, mẹ làm bạn với đám sách báo, với những băng đĩa ca nhạc, với đám cỏ cây trong vườn.
Hai mươi năm với những buổi cơm trưa, cơm chiều đơn điệu.
Hai mươi năm mẹ đã cố gắng hội nhập với đời sống được gọi là thiên đường xứ Mỹ, là phải chấp nhận và chấp nhận.
Mãi đến đầu năm con Mèo, mẹ đã được trở về quê nhà hưởng những ngày xuân rộn rã mà 20 năm dài mẹ không bao giờ có được.
Sáng mùng một Tết, tiếng nhạc xuân vang vang khắp ngõ, những chậu hoa vàng tươi thắm đó đây, những con cùng cháu hân hoan với những lời chúc tụng, những bạn bè xưa, những thân quen cũ làm mẹ tưởng mình đang bay bỗng trong giấc chiêm bao.
Những món ăn đầu năm quen thuộc mà đã lâu lắm rồi mẹ chưa được nhìn thấy trong những mùa Tết xứ người.
Này là miếng măng lưỡi lợn chính gốc Hà Nội nằm ngoan ngoãn bên những sợi miến trong vắt trắng ngần.
Này là những con tôm đỏ thắm nằm chen bên những sợi giềng thái mỏng như tóc tiên, chao ơi cái món tôm chua thịt luộc xứ Huế mà mẹ từng yêu thích từ thuở về làm dâu làng Kẻ Vạn Kim Long.
Này là miếng mứt khế trong veo mà khi cắn vào là cả một trời thương yêu mật ngọt.
Này là lũ me trắng bóc ngâm đường xếp ngay ngắn trong lọ thủy tinh chua chua ngọt ngọt làm mẹ nhớ đến lũ sấu trên những con đường ấu thơ Hà Nội.
Và mẹ cũng được nhìn thấy bàn thờ tổ tiên trưng bày đúng ý, nào hoa huệ thơm lừng, nào những oản bánh in gói giấy đủ màu, nào những khay trái cây ngũ quả đượm nồng tự tình dân tộc.
Mẹ cũng bồi hồi xúc cảm vì từ một căn nhà nhỏ mà con trai mẹ và con dâu đảm đang hiếu để đã xây dựng nên một cơ ngơi có cả sân trước vườn sau. Đúng là thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Ngôi nhà xinh xắn đã được một người bạn khi đến thăm đã cảm hứng viết ngay mấy dòng thơ thẩn:

Home Sweet Home

Khi tôi về
Ngôi nhà xinh hiện ra
như trong tranh cổ tích
giòng suối nhỏ rúc rích cười bên kè đá
khu vườn lộng gió khi mặt trời rơi
vào lòng đại dương
cây cỏ xôn xao những nốt nhạc
của đất trời
hạnh phúc lứa đôi bàng bạc
long lanh như những hạt sương buổi sớm
Và như thế
mỗi sáng
mỗi chiều
mỗi đêm tối trôi qua
Nụ hoa hồng vàng
nở môi cười viên mãn...

Sài Gòn 20 năm trở lại đã có quá nhiều đổi thay đến độ mẹ đã không nhận ra con hẻm để vào nhà con.
Tuy nhiên tình yêu con trai dành cho mẹ vẫn như thuở nào, con vẫn tận tình, chu đáo.
Mẹ cũng được mỗi sáng đi ra khu chợ chồm hổm gần chùa Giác Uyển mà nơi đó, có lần mẹ đã thấy những cụ già còn già hơn cả mẹ, có cụ lưng đã còng đi bán từng tấm vé số, có cụ ngồi bán vài lá trầu trái cau dưới ánh nắng chói chan của trời Sài Gòn chỉ để cầu mong cho có một bữa cơm trong ngày.
Quả thật có rất nhiều cảnh đời trái ngược trên cái cõi đời ô trọc này. Mẹ chạnh nhớ đến những người bạn già của mẹ đang sống no đủ bên xứ người nhưng thiếu thốn những ân cần thăm hỏi.

Mẹ cũng vừa đọc báo để biết ở bên Texas mới xảy ra một vụ thảm sát con rẻ bán chết mẹ vợ, em vợ, làm bị thương bố mẹ vợ.
Rồi bản tin Hà Nội có cô con dâu bỏ thuốc độc để giết mẹ chồng.
Mẹ cũng mừng vì mẹ cũng có được những người con rể biết điều, lễ phép, đạo hạnh. Những người con dâu của mẹ cũng vô cùng hiếu để. Nhất là dâu út của mẹ, không hổ danh con gái rượu của 1 vị đại tá trong QLVNCH, được dạy dỗ trong một gia đình đạo đức biết thương yêu chồng con, cư xử đàng hoàng, kính trên nhường dưới, kính nể bố mẹ chồng như bố mẹ ruột. Quả là một con dâu hiếm quí trong thời đại nhiễu nhương này.
Mẹ cũng vừa nhận được tin một bà bạn già của mẹ đã từ giã cõi tạm này từ một nhà dưỡng lão Cali, bác An, chắc con còn nhớ. Bác có 6 người con; ở Mỹ 3 người, ở Việt Nam 3 người. Khi bác An định cư ở Mỹ được 10 năm thì bác muốn về Sài Gòn sinh sống. Những năm đầu tiên bác được chu cấp tiền bạc rủng rỉnh nên cuộc sống cũng không có vấn đề, mãi đến khi các con của bác ở bên Mỹ bị thất nghiệp, bạc tiền eo hẹp nên bác An đã trở thành một vấn đề lớn, và bác đã phải quay về Mỹ và qua đời sau đó không lâu.
Và con ắt hẳn còn nhớ vợ chồng bác Thanh ở xóm nhà thờ Huyện Sĩ, có đến 10 người con. Hai bác đã lần lượt hy sinh bạc tiền cho các con vượt biên, được định cư ở Mỹ ăn học nên người. Vậy mà có một đêm không đẹp trời, hai bác đã "được" câu con cả và nàng dâu trưởng "mời" ra khỏi nhà trong đêm tối. Hai bác đã phải gọi cửa nhà hàng xóm gọi 911 giúp đỡ. Mà con có biết là ở Mỹ luật pháp có ghi rõ ràng: "bạc đãi người già là một trọng tội" khi phải đối diện ở tòa. Nhưng có tòa nào bằng tòa án lương tâm"
Mẹ còn nhớ ở Hà Nội có một ngôi chùa, từ ngoài cổng đi vào có rất nhiều tấm điêu khắc ghi lại cảnh 9 tầng địa ngục. Người nào làm nên tội gì thì khi chết sẽ bị những hình phạt nào... Tội nghiệp vợ chồng bác Thanh. Nhưng mà thôi, giáo lý nhà Phật có ghi rõ ràng luật nhân quả-ta gieo hạt gì thì sẽ hái quả nấy.
Ngẫm lại thân mình, mẹ thấy mình có phước hơn nhiều người khác, không phải bôn ba tất tả đi kiếm cơm như các cụ già mẹ gặp ngoài đường phố. Và hơn thế nữa mẹ đã có những dâu hiền rẻ thảo hơn người.
Mười tháng trôi qua là ba trăm ngày mẹ đi loanh quanh nghe ngóng đủ chuyện buồn vui của mọi người, đặc biệt là những mẫu chuyện của Việt kiều hồi hương, toàn là những chuyện cười ra nước mắt. Ba trăm ngày, đủ cho mẹ có cái cảm nhận nói ra thiệt là đau lòng: Việt kiều dù già hay trẻ, về quê ở chơi chút chút thì cả làng đều vui, mà ở hơi lâu chút chút thì sẽ trở thành một gánh hơi ... nặng nặng.
Dù sao thì mẹ cũng đã có một đoạn tháng ngày trùng phùng hạnh phúc cùng con, Đàn Đá yêu dấu.
Ngày mai mẹ phải giã từ con, giã từ căn nhà hạnh phúc, giã từ những sáng nắng chiều mưa của Sài Gòn, giã từ tiếng nói cười của đàn cháu nhỏ, giã từ hàng bún bò Thành Hội ở Hồ Con Rùa, giã từ quán cơm gà cổng xe lửa số 6.
Niềm mơ ước được ở lại quê nhà cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt đã không thể trở thành hiện thực.
Mẹ còn nhớ nhà văn Võ Hồng có viết như vầy: "Muốn có hạnh phúc ở đời thì phải biết hạn chế cái ham muốn. Khi không có cái mình thích thì hãy thích cái mình có." Đúng là một triết lý rất Phật.
Vậy thì khi không đạt được cái muốn được ở bên con mãi mãi, thì Đàn Đá ơi, mẹ phải "thích" cái đang có của mình là những ngày hiu quạnh nơi xứ người.
Có mong gì khi đến ngày cưỡi hạc về với ba con, mẹ có còn được nắm lấy bàn tay thon gầy của con, bàn tay đã từng vuốt nhẹ trên hai mươi bốn sợi dây đồng réo rắt...
Đã đến giờ mẹ phải lên sân bay. Giã từ con trai yêu của mẹ.
Viết tại Sài Gòn tháng 8, 2011, trước khi trở lại đất Mỹ.

Trần Thị Canh Ngọ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến