Hôm nay,  

Năm Tháng Bạc Màu

30/10/201100:00:00(Xem: 136560)
Năm Tháng Bạc Màu

Người viết: ThaiNC
Bài số 3397-12-28607vb8102911

Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Engineering. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin được 4 năm. Năm 2010, tác giả có bài viết về nước Mỹ đầu tiên nêu lên điều ước mong: Thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới.

***

Tên chàng là... Tớ. Một ai đó hỏi, Tớ là nghĩa gì, chàng thản nhiên trả lời: Tớ ở đây không phải là cách xưng hô tớ với thầy, của một người đặt mình vào một điạ vị thấp kém hơn người đối diện. Nhưng Tớ là cái tên "cúng cơm" khi cha mẹ sinh ra đặt lấy.
Cha mẹ chàng có lối mê tín dị đoan, lúc chàng chào đời không đủ tháng, nhỏ con èo ẹt, đầu to đít teo răng vồ, lại thêm xấu xí, muốn nuôi chàng đến khôn lớn, nên phải chọn cái tên "nô lệ" của người đời để khỏi phải "ma đưa lối quỉ đưa đường."
Từ tuổi thơ đến lúc trưởng thành dù không nói ra. Nhưng chàng cũng mang nhiều mặc cảm với đời. Lắm lúc suy nghĩ, chàng tự hỏi, tại sao ba mẹ không đặt cho chàng cái tên gọi yêu thương như Danh, Dự, Quốc, Gia v.v.. Thế rồi, cái danh từ riêng mang tên Tớ, người đời quen gọi, quen nghe, rồi cũng trở nên bình thường trong xã hội.
Đã lâu lắm, chàng không còn liên lạc với những người bạn thân quen mà trước đây cùng chung học dưới mái trường năm xưa. Và cũng do mang cái tên nửa nạc nửa mỡ của chàng mà bạn bè cùng lớp "trêu ghẹo" hỏi chàng rằng: "mầy là tớ còn ai là thầy!" Chàng khó trả lời quá, cũng từ cái tên Tớ "vong nô" mang tính cách "mị người" với câu hỏi "nghịch mạng" của đám bạn bè khi mở miệng nói ra là đã có vấn đề rồi. Chàng chỉ trả lời đơn giản "tên giữ chữ đặt" cha mẹ sinh ra đặt tên sao tao chịu vậy, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Trừ khi bọn bạn cố chọc tức thì chàng chỉ nói với giọng gắt gỏng "tớ ở đây là làm tôi, vén váy luồn trôn cho kẻ bá quyền."
Từ ngày bỏ nước ra đi, chàng mang trong lòng nỗi buồn "thân phận" của kẻ mất quê hương. Người ta nói không phải là quá đáng lắm, khi người ta nhìn chàng rồi nói rằng: "chàng có một nỗi buồn, ôm trọn cả nỗi buồn của nhân loại". Đến nỗi sponsor người Mỹ cũng than phiền "chúng tôi chẳng thấy ông ấy cười bao giờ". Và một số bạn thân hỏi chàng vì sao thế, chàng đáp lại bằng câu "đừng hỏi tại sao tôi buồn."
Tớ ít nói, nhưng khi nói thì thế nào cũng lồng vào một chút xíu "tiểu lâm" làm người nghe không nhịn cười được. Chàng quan niệm rằng "lòng càng vui, thì cuộc sống càng dài, hay là một trái tim vui sẽ chữa được bệnh như ông thầy thuốc."
Trên đất Khách 21 mùa thu trôi qua, theo đời cơm áo, từ khi vận nước đổi thay, đời chàng như trái banh trên sân cỏ, kẻ đá ngược, người đá xuôi, không biết đâu mà lăn đúng hướng cho vừa đôi chân người đá.
Chàng không còn gì để lo nghĩ nơi tuổi đời xế bóng. Song vẫn ước mong những điều tốt lành đến con cháu trong mọi lãnh vực, học vấn ngành nghề tiến thân. Nhưng chàng không khỏi âu lo về mặt tinh thần nhân bản của cháu con, sau vài thế hệ, khi chúng uống nước không còn nhớ nguồnï!
Đã chín lượt mười lần chàng di chuyển chỗ ở, chàng tưởng đâu đánh mất quyển sổ "tình bạn tri âm." Bạn bè sống trên đất Mỹ, cũng có chung một hoàn cảnh như chàng, địa chỉ số phone cũng thay đổi lia lịạ, nên chàng không còn lấy gì làm lạ lắm. Khi cuộc sống đổi thay, từ đó bạn mới không có, bạn bè năm xưa càng ngày càng xa, không còn liên lạc cho nhau, hay đã yên ngủ một thuở nào không hay biết.
Từ ngoại cảnh đến tiềm thức bên trong lòng chàng, giờ chỉ còn lại bằng một phần mười sau ngày bỏ nước ra đi, chàng không còn muốn lui tới chỗ đông người, không còn thích đi họp "đồng hương," "đồng thuyền," hay "đồng hội."
Trái lại, chàng thích âm thầm lẻ bóng, tìm cô đơn trong gió lạnh mưa buồn, chàng thích tìm nghe những lời nhạc buồn của một thời dĩ vãng năm xưa, hay những âm thanh gợi nhớ chứa chan những xót xa nơi người lính nằm xuống trên quê hương bỏ lại.
Tiếng nhạc réo rắc, lời ca trầm buồn đang hiện về trước mặt chàng, như một cuộn phim đang quay thật chậm, những hình ảnh bi thương sống động của những em thơ, của những mẹ già, của những người bạn thương phế bimh xấu số, của kẻ mất tất cả tài sản, giờ nầy phải đi nhặt từng miếng ni lông bên vệ đường, bán từng lá vé số dạo hay lang thang nơi bến xe đầu chợ. Tất cả đang đói, đói ở hiện tại, đói ở tương lai, và đói cả yêu thương! Họ đang mong chờ lòng từ tâm của kẻ qua đường bố thí. Tất cả những hình ảnh ấy đã gậm nhấm vào bên trong tiềm thức chàng, như một lớp sơn rỉ sét đang bám vào thanh kim loại, vì thiếu một lớp sơn chống ốc xít hóa.
Hỡi người đồng chủng ơi! có nghe được tiếng gọi "một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã" đã còn hay mất!
Trên quê hương khổ đau của chàng, có kẻ lắm bạc thừa tiền, ném tiền qua cửa sổ không biết tiếc, một bánh trung thu trăm đô cũng mua được, một tô phở 100 "nghìn đồng hồ" cũng ăn v.v.. Trái lại, một đất nước đi nơi đâu cũng nghe những tiếng thở dài, những tiếng than ai oán bên cạnh những nụ cười héo hắt, trên một đất nước nát tan.
Trên quê hương buồn tủi ấy, chàng đã từ bỏ nó ra đi, không một chút luyến tiếc. Nhưng, những hình ảnh và âm thanh đau thương ấy, vẫn theo chàng không trốn chạy, như chàng đã từng trốn chạy nó, mỗi khi chàng bắt gặp trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, hay trên Internet.
Giờ phút nầy, chàng ước ao phải chi Alexandre De Rhodes còn sống, chàng sẽ đến xin ông cho thêm nhiều và nhiều chữ Alphabet khác nữa, ngoài 24 chữ cái mà tuổi ấu thơ chàng đã học ở lớp mẫu giáo thầy cô đã dạy. Vì 24 chữ cái trước đây viết thành văn bản nhưng người đọc lại không hiểu. Có thế chàng mới có " đủ chữ " và "ngôn ngữ khác" lắp ráp lại thành "câu văn muốn nói, nhưng không nói được" những từ ngữ muốn dùng, nhưng không thể dùng được" v.v.. Mặc dầu chàng và "ho"ï là những người cùng sống chung trên một đất nước và cùng nói chung một thứ tiếng Việt Nam.

Chàng liên lạc qua phone một vài người bạn năm xưa, là một an ủi ở tình nghĩa "thân" nhưng không "ái." Nhưng, xét qua cái duy lý nhân cách hóa trong tiếng hát lời ca, "sỏi đá cũng cần có nhau." Vì thế, chàng cũng cần chia xẻ với bạn thân khi nghe bên kia đầu dây, với giọng nói thân thương như từ thuở nào, vẫn còn đậm đà chân thật, như mới ngày nào quen biết nhau, chàng hy vọng đó là tiếng phone của bạn ở các tiểu bang khác gọi thăm.
-Hello, ai gọi Tớ đó.
-Hà đây, lâu lắm rồi không gặp, anh khỏe không" Tết qua xuân đến, Hà chúc anh phúc lợi dồi dào.
-Cảm ơn Hà, thông thường bạn bè của Tớ có phúc lợi nhiều lắm, riêng Tớ chỉ có "lợi" nhưng không có "phúc" răng đã rụng hết rồi, chỉ còn lợi "lợi trên" và "lợi dưới thôi." Sức khỏe, thì chờ ngày vào hủ. Ông bà ta thường nói "trời kêu ai nấy dạ" không nghe sao mà hỏi! Tớ đợi hoài mà chưa thấy ổng kêu, nên chưa dạ thôi, hay vì Tớ không đút lót, chạy chọt nên lượt sổ rồi!
-Thôi đi! anh đừng "dàn dựng" chi nhiều làm tôi thêm lo!
-Đó, Tớ nói có sai đâu, chị đã thâm liễm trong đầu óc rồi, qua Mỹ đã 20 năm rồi, mà còn dùng cái danh tư ø "mã tấu" nói là "dàn dựng" nghe lạnh đến tận hồn và lạnh thấu đến tận xương.
Ngoài hiên nhà, những giọt mưa thu mang nhiều giá lạnh, chàng kéo cổ áo ấm lên cao và đang nghĩ về cái chết của người bạn đêm qua chàng đến tiễn đưa. Cái chết không phải nơi quê mẹ, cái chết trên miền đất tha hương, cái chết cô đơn không bóng người thân. Đôi mắt người nằm xuống đang mở trừng trừng còn chứa chan dòng lệ không chịu nhắm, như có một điều gì oan nghiệt chưa nói được với người ở lại.
Chàng chỉ có đôi lời cuối cho bạn, tao không có gì cho mầy, và tao không có gì cho tao, không biết tao đang khóc cho mầy hay đang khóc cho tao!
Dù hôm nay tao không còn đất đứng! nhưng tao cũng lấy càn ba nắm đất, bỏ xuống mồ lần cuối cho mầy, mong sưởi ấm tình bạn khi vĩnh viễn chia tay, đó là thủ tục cuối cùng của một đời người.
Rồi một ngày nào đó tao cũng ra đi, biết có gặp được lại mầy hay không, nếu ở "Cõi Âm" thì chắc là chỗ "cưa hai nấu dầu". Mầy có biết vì sao tao đến chỗ nầy" Tao hỏi rồi tao tự trả lời thế cho mầy, vì ở trên dương gian tao ác độc quá! Đó là định luật "vay phải trả" "ác lai thì ác báo". Hay may mắn lắm thì tao ở "Cõi Thiên" thế thì sung sướng biết bao, khỏi phải "đăng ký tạm trú tạm vắng" khỏi phải "đút lót chạy chọt" nơi có "trà dư tửu hậu" được xem Hậu Nghệ Hằng Nga múa vũ khúc "Nghê Thường". Thôi nhé, Vĩnh biệt mầy"!
Từ ngày đất nước đổi chủ thay ngôi, Tớ không là công dân hạng hại, nhưng là công dân hạng thứ "en nơ"ø. Nói về nghĩa tình huynh đệ nơi thôn xóm, theo lối xưng hô lễ nghĩa, "địa vị" Tớ lên như diều gặp gió, từ chú đến bác rồi đến ông, sau cùng là cụ.
Tớ biết thân phận héo úa, "một mình, mình một bơ phờï" rất ngại khi nhờ cậy đến kẻ khác, cho dầu đó là người trong thân tộc chăng nữa.
Trong gia đình, chàng tự xem mình như một thứ ông 'từ 'đặc biệt, Ông 'từ' nơi đây không phải là ông 'từ ' ở chùa lo nhang khói, đánh chuông công phu gõ mõ, mà là ông "từ " rửa chén quét nhà "không xay lúa cũng phải bồng em". Chàng nghĩ "Con tằm đến thác cũng còn giăng tơ" chàng không làm được việc lớn, thì cũng làm được việc nhỏ, chuyện lặt vặt trong gia đình giúp vợ con đỡ một tay. Biểu hiện nơi tình chồng nghĩa cha con, nơi tuổi đời xế bóng.
Một hôm, có bạn đến chơi, Chàng hỏi:
- Anh ở nhà có rửa chén không"
- Tuần lễ 7 bữa, tháng 30 ngày đều rửa chén hết!
- Thế thì, Tớ hơn bạn rồi!
- Hơn gì"
- Rửa xoang! Lau nhà!
Mái tóc đầu chàng, đã đến lúc "muối nhiều hơn tiêu." Người ta thường nói "đầu đã hai thứ tóc" mà như con nít, câu ấy đã trở thành lạc hậu lắm rồi. Vì ngày nay không những chỉ có hai loại tóc trắng và đen như mấy người già. Nhưng giới trẻ lại hơn già, đầu có "ba lai" tóc. Độc nhất "Đầu Vàng" "Đầu Nâu" "Đầu Xanh" đặc biệt hơn còn thêm kiểu "Đầu Rìu" "Đầu Đảng" v.v..
Nhân loại văn minh thời đại điện toán, quả đất bị thu hẹp dưới mười đầu ngón tay, bấm nút là biết tất cả, ngay cả "chỗ kín" con người cũng không còn che giấu được. Vì thế cách trang phục nơi người cũng từ đó theo phép tịnh tiến của thời gian.
Đến nỗi vợ chàng hay than phiền rằng "ông mua quần áo lộn rồi không chịu xem, mua lầm đồ đàn bà rồi đem đổi lại đi mà mặc" chàng nói "chứ bà không thấy đàn ông đeo hoa tai sao, mà bảo tôi lộn với không lộn"
Đời chàng hôm nay như bóng hoàng hôn, chàng an phận không lo nghĩ, con cái ở tứ hướng mười phương, không mấy khi gặp con đầy đủ. Chàng viết chúc thư để lại các con, nhỡ khi "Trời kêu phải dạ" ra đi mát mái xuôi chèo.
"Ba chẳng có tài sản gì để lại cho các con, ba chỉ có 3 quyển sách viết để lại không ngoài mục đích nói lên cuộc sống thăng trầm của đời ba, được trải dài từ thời niên thiếu đến cuối cuộc đời. Mặc dầu ba không phải là văn sĩ hay thi sĩ, tâm sự đời ba được gói trọn trong ấy. Hãy để gối đầu 3 quyển sách ấy, với tấm ảnh chân dung của ba lên bàn thờ. Nếu có ai đến thăm ba, các con hãy thay thế ba viết vài chữ vào sách mà tặng."
Ba mong các con sống hòa thuận trong tình thương yêu tương kính, và xem "anh em như thể tay chân". Ba muốn yên bình ra đi, một thứ yên bình không muốn phiền hà đến một ai! Đừng phân ưu, phân trần, hay cáo phó, cáo tri. Đừng thỉnh thầy, mời cha đến tụng đọc kinh hay làm phép.
Qua năm tháng bạc màu, với tất cả lặng yên hầu như câm nín, và tất cả những điều dặn trên, vì ba không đặt niềm tin vào sự mầu nhiệm nơi nghi lễ. Ba chỉ tin vào tấm lòng giữa người và người, nhất là người có cùng chung tiếng nói Việt Nam, có còn chân thành đối xử với nhau như "người trong một nước phải thương nhau cùng " hay không!
Trà Khan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến