Hôm nay,  

Hội Nhập

11/10/201100:00:00(Xem: 170548)

Hội Nhập

Tác giả: Du Tử Nguyễn Định

Bài số 3379-12-28589vb3101111

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Hai bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài mới lần này kể chuyện hội nhập của chính tác giả, người đến Mỹ theo diện H.O.

***

Tôi bàng hoàng trước một khung trời rực rỡ ánh đèn đêm, khi chiếc Boeing 767 đáp xuống phi đạo. Nét kiêu sa hay vẻ huy hoàng tráng lệ của một thành phố nổi tiếng ở nước Mỹ, thành phố Los Angeles làm tôi thực sự ngỡ ngàng. Tôi như đang mơ, theo hàng người xuống phi cơ mà chân như bước vào quảng không, một khoảng trời xa lạ trên vùng đất mà một thời tôi biết đến trên sách vở học trò.

Tôi bị thu hút bởi những ánh đèn đường và lầu các, cùng với cảnh sắc của miền đất lạ trên suốt đoạn đường về, mà quên mất chiếc xe đã qua bao nhiêu khu phố, bổng nhiên tôi nghe thương quê hương mình hơn lúc nào hết, quê hương tôi so với xứ người, chiến tranh và lạc hậu . Và bây giờ là cả đói nghèo lẫn nô lệ đang bao phủ quê hương. Tôi miên man trong niềm riêng phiền muộn thì chiếc xe dừng lại và cậu em nhà tôi kêu lớn,

- Đến nhà rồi anh Hai ơi.

Bước ra khỏi xe, nhìn căn nhà 3 garages mà cậu em tôi nói chỉ là chuyện bình thường của những người Việt chịu cày và chịu nợ ở xứ này, với tôi là một điều ngoài trí tưởng tượng của mình.

Dù thật mệt mỏi vì một chuyến bay dài, và gia đình cậu em luôn thúc giục tôi nghĩ ngơi có gì ngày mai hãy nói, nhưng lên giường nằm xuống, tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ được, tôi đắm chìm trong một chuổi cảm xúc xen lẩn với bồi hồi, rồi suy nghĩ đến đời mình, đến ngày mai, đến những gì vừa bỏ mất sau lưng, quê hương và kỷ niệm, thời ấu thơ và tuổi trưởng thành, chiến tranh và lao tù, tất tất như một khúc phim cuồn cuộn đi về trong trí óc tôi ... Tôi thiếp đi lúc nào không rõ, cho đến sáng hôm sau thức dậy, một sáng mai chào đón tôi để bắt đầu một cuộc đời du mục, nước mất nhà tan, vô gia cư, vô nghề nghiệp hoàn toàn !

Điều khó khăn của những người Việt nhập cư là vấn đề ngôn ngữ, vốn liếng sinh ngữ học ở nhà trường quả thật không đủ để dùng, mà đặc biệt là cách phát âm và nghe hiểu. Có biết bao nhiêu người Việt mang mối hoài bảo lớn lao, với một khối óc bén nhạy, đầy thao lược và kế hoạch về thị trường, thương nghiệp, nhưng ngôn ngữ không đủ để trình bày và diễn đạt, nên không thể thuyết phục được người tin, không chiếm lĩnh được thương trường hay nắm giữ được những chức vị chủ chốt.

Có người nói với tôi rằng, chỉ cần 500 tiếng một , học hiểu, nghe được và nói được là đủ để hội nhập vào xứ sở này. Tôi cố suy nghĩ, gom nhặt trong trí nhớ của mình rồi viết ra trên giấy để xem tôi có bao nhiêu, nhưng rất tiếc, không quá 150 chữ Trong 150 chữ ấy, phát âm cũng không đúng, người ta nói tôi không nghe, không hiểu. Tôi đành đến lớp ESL gặp cô giáo và trình bày suy nghĩ của mình bằng một lá thư. Đọc xong thư tôi, cô giáo bảo tôi đến thư viện mượn sách và tapes về nghe hàng ngày.

Tôi đến thư viện mượn một cuốn sách và 2 cuốn băng về nghe, nhưng thật rất tiếc, những chữ tôi muốn học, hay những câu tôi muốn nghe không phải là những câu kiểu trường lớp thế này.

- Tôi muốn học biết một người khi đứng đợi xe buýt, gặp một người bản xứ, ngoài câu chào xã giao thông thường như "good morning, good evening", câu nói làm quen sẽ là câu gì, bắt đầu như thế nào "

- Một người đi chợ, đi shop khi gặp nhau, câu nói đầu tiên là câu gì. Khi mua hàng, người bán hàng, hay người thu tiền thường nói câu gì"

- Rồi khi đi xin việc, sẽ phải nói câu gì đầu tiên cho cởi mở, và thật nhã nhặn. Lúc đưa tờ đơn ra phải nói thế nào"

- Trong cách cư xử hàng ngày, ở trường lớp, nơi công ty làm việc, thông thường là những câu nói nào đối thoại với nhau ... vân vân và vân vân . . .

Tôi đặt ra những câu hỏi này, đem đến lớp ESL nhờ cô giáo giúp đỡ, và thâu lại, phải mất hơn hai tuần lễ tôi mới có được một cuốn băng gọi là tàm tạm theo ý muốn, nhưng phải nói rằng, các cô giáo dạy Anh Văn ESL quả thật rất tốt bụng và giàu lòng giúp đỡ.

Tôi nghe cuốn băng ấy bất cứ lúc nào, khi rửa chén, lúc đi bộ, khi lái xe và cả trong lúc ngủ tôi vẫn mang head phone để nghe. Tôi muốn những âm thanh ấy đi vào tiềm thức của tôi cả trong lúc ngủ.

Đồng thời tôi ghi tên học lớp điện tử và computer, đặc biệt là các software thông dụng như Lotus 1 2 3, MS. Word... để dùng email, viết resume và cover letter.

Tôi may mắn trong một lần đi Garage sale đã mua được một cuốn sách cũ có tên là "Cover Letter that Knock 'Em Dead " của tác giả Martin Yate. Tôi học thuộc những câu mẫu, những lá thư mẫu, rồi lấy vài câu của lá thư này, ghép với vài câu của lá thư kia, làm thành Cover Letter của tôi, và Resume tôi cũng theo cách tương tự. Tôi đem Resume và Cover Letter nhờ cô giáo ESL sửa, cô ta bảo tôi viết Cover Letter không thua gì sinh viên Mỹ.

Chín tháng trời chuẩn bị, kể từ ngày tôi rời bỏ quê hương, trở thành dân "7 nghề", tôi đem Resume gởi tới tất cả những công ty High Tech mà tôi tìm thấy tên ở tài liệu trong thư viện, đặc biệt là những công ty không xa nhà quá 30 miles, và may mắn làm sao, tôi được Xantrex Technology Inc. gọi interview.

Một tuần trước ngày Interview, tôi lên internet tìm hiểu về sản phẩm của Xantrex Technology Inc. rồi học thuộc tên các mặt hàng, tên những linh kiện và dụng cụ dùng cho Production line, (sản xuất), cho testing, cho QA, và QC .

Cậu em nhà tôi thì rất lạc quan, cậu bảo cậu không lo cách tôi phải trả lời ra sao, mà chỉ lo tên các dụng cụ và linh kiện tôi không biết.

Ngày Interview đến, tôi nhớ đó là ngày thứ 2, 10 giờ 30 sáng, cậu em nhà tôi đưa tôi đi, dọc đường cậu bảo anh Hai xui, interview ngày thứ 2 không tốt, thứ 2 đứa nào tới công ty cũng dễ bực mình, interview ngày thứ 6 là tốt nhất.

- Tại sao vậy,

- Ngày thứ 2 là ngày đầu tuần, ai cũng cảm thấy mệt mỏi chờ cho tới cuối tuần, nhưng ngày thứ 6 thì khác, ai cũng vui vì sắp có 2 ngày nghĩ weekend.

- Thì ra là thế.

Tôi đến công ty lúc 9 giờ 55, đó là một dãy 4 building xếp theo hình chữ L, cậu em tôi nói, chà, công ty lớn nha anh Hai, nhưng tôi không nghe câu nói đó, vì thực sự lòng đang hồi hộp và lo âu, cũng tương tự như một thủa nào, ôm tập giấy đứng trước phòng thi chờ thầy cô gọi tên vào lớp.

Tôi đến quầy tiếp tân và cho cô tiếp tân biết là tôi có hẹn interview lúc 10 giờ 30, người tiếp tân bảo tôi sign in vào một tờ giấy mà trên đó đã có tên 10 người, tôi thầm nghĩ chắc còn nhiều nữa, nhưng không biết họ cần bao nhiêu người, tôi đánh bạo hỏi cô tiếp tân, cô ta cho biết có 21 người được interview, và công ty cần 4 người cho testing . rồi cô ta hướng dẫn tôi vào phòng đợi, trong đó đã có sẵn 10 người.

Tôi ra xe báo cho cậu em nhà tôi, cậu ấy bảo, anh đừng lo, em thấy anh OK mà. Tôi trở vào phòng đợi ngồi chờ mà không dấu được vẻ lo lắng, lần đầu tiên đi xin việc ở xứ người quả thật rất hồi hộp và băn khoăn.

10 giờ 25, tôi nhìn đồng, hai người một nam và một nữ bước vào phòng và giới thiệu là Trưởng phòng nhân viên, chúng tôi được giới thiệu về Xantrex Technology Inc qua một đoạn phim và những sản phẩm của họ, và biết Santrex có 600 nhân viên tại thành phố này và 8 chi nhánh ở các tiểu bang khác, đồng thời nhân viên HR cho chúng tôi biết interview gồm 2 phần , phần thứ nhất là làm test, gồm 30 câu hỏi được làm trong 2 giờ, và 30 phút interview, nếu pass phần test. Và công việc của chúng tôi là Final testing và Final Inspection.

Nhân viên HR phân phát cho 21 người, 30 câu tests và chỉ định chổ ngồi cho mỗi người.

Tôi lật sơ tập câu hỏi thấy hầu hết là hình vẽ về điện, và người ta yêu cầu phân tích hình nào nối tiếp, hình nào song song hay vừa nối tiếp vừa song song, rồi tính điện trở riêng, điện trở tương đương , các mạch Shunts, ứng dụng các công thức về tụ điện song song và nối tiếp, các công thức về khuyếch đại đảo và nghịch (Inverting/Non-inverting amplifiers) v. . . v . . . bổng nhiên một cảm giác êm ái đến trong tôi, tôi nghe yêu trường lớp và nhớ đám học trò của mình vô cùng. Cố nén cảm xúc, và bình tĩnh, tôi tự nhủ, để tâm trí làm bài. Sau 1 giờ 20 phút, tôi bài đem nộp, người HR hỏi tôi :

- Anh có bỏ câu nào không"

- Không, tôi trả lời.

Nhân viên HR lật từng trang câu hỏi, coi xem tôi có thiếu sót gì không, rồi bảo tôi ký tên lên tờ giấy nộp bài và cho biết tôi có thể ra về và chờ phone báo tin .

Thực ra tôi không lo lắng lắm trong thời gian chờ đợi tin tức, tôi tự nói thầm, dĩ nhiên 30 câu ấy không phải là vấn đề, mà chỉ lo về 30 phút interview trực tiếp mà thôi, và rồi sau một tuần, tôi nhận được phone gọi interview lần 2.

Lần Interview thứ 2 thật đơn giản, không nặng nề như tôi lo lắng, Interviewer chỉ hỏi những câu như anh có làm testing bao giờ chưa" Làm cho công ty nào" Lương bao nhiêu" Anh có thể nâng lên bao nhiêu pounds . . .v.v . . .

Tôi trả lời những câu hỏi đó quả là không có bảo chứng . Tôi đọc một cuốn sách nói về interview, người ta khuyên không nên trả lời "không biết" các câu hỏi của Interviewer, cho nên các câu hỏi ấy tôi đều trả lời có, làm trong nước tôi, lương rất thấp nếu đổi ra tiền Mỹ.

Phần còn lại là Interviewer hướng dẫn làm hồ sơ nhân viên, điền các mẫu về Bảo Hiểm, về Thuế, về 401... và những chi tiết về an toàn, về giờ giấc làm việc, nghỉ giữa buổi, giờ ăn trưa . . . và ngày thứ 2 của tuần lễ kế tiếp là ngày đầu tiên tôi đi làm, việc làm đầu tay của tôi trên xứ người xa lạ.. .

Thực ra testing là công việc ai cũng có thể làm, vì rất nhẹ nhàng, chỉ mắc device theo hướng dẫn và click Start hay hít Enter trên computer là program chạy, và sẽ ra những chỉ thị mà tester tuân theo. Với những người có vốn Anh Văn thì lại càng dễ dàng, và nhất là những ai giỏi Computer thì quả là nhàn nhã.

Nhưng dầu là ai, cũng được training 3 tuần, trong 3 tuần đó, đã có thể thuộc được program, biết troubleshooting căn bản của program rồi, và trong thời gian training, người ta không tính số lượng mình làm. Sau thời gian training, mỗi ngày trước khi ra về, phải làm một report nộp cho manager bao nhiêu devices pass, bao nhiêu failed và bao nhiêu Re-tests.

Điều mà tôi nhận thấy khi xin việc, đầu tiên là phải có một Cover Letter hay, để quảng cáo về khả năng của mình, một Resume thật tốt, nghĩa là nói lên khả năng và kinh nghiệm của ngành nghề mà mình đang theo đuổi và đang xin, dĩ nhiên là chỉ nói mà thôi, nhưng nói sao cho hợp lý khiến người ta tin, đó là nghệ thuật và khả năng ngôn ngữ, cùng cách diễn đạt của mình.

Rồi lúc interview, phải thể hiện cho Interviewer thấy được cách tự tin của mình về công việc mình đang xin, đây là phong cách có được qua kinh nghiệm sống của từng người. Phải làm sao cho người phỏng vấn thấy được là nếu giao công việc đó cho mình, mình sẽ hoàn thành tốt đẹp.

Thời gian training không nên làm nhiều, mà cần để ý chi tiết, nhất là những trở ngại khi Program running, phải làm troubleshooting như thế nào. Phải ghi chú rõ ràng những điều chưa biết, những điều trainer hướng dẫn, vì người training có quyền nói nhận xét của họ về mình với Manager gây bất lợi cho mình. Và đặc biệt là gây được thiện cảm với người training, vì về sau này, những lúc minh gặp trở ngại khi làm việc, sẽ phải chạy đến người này để được giúp đỡ.

Xantrex Technology Inc. cũng có nhiều người Việt, nhưng ít khi gặp nhau, vì giờ nghĩ hay giờ ăn trưa thật ngắn ngủi, 15 phút nghĩ giữa buổi chỉ đủ uống một ly cafe', và 30 phút ăn trưa thì chờ hâm thức ăn cũng mất 5, 7 phút rồi. Vã lại, đôi khi giờ nghỉ và giờ ăn của các Department lại khác nhau, chỉ khi nào may mắn lắm là gặp được nhau trên Parking, nhưng cũng chỉ nói được vài ba câu xã giao ngắn gọn, mà ít khi có cơ hội tâm tình, vì ai cũng đến công ty đúng giờ.

*

Trong một dịp nghỉ long-Weekend, hình như là ThankGiving, tôi về Little Saigon để mong tìm thấy hơi hương của Saigon thứ 7 một thủa nào.

Nhìn cảnh phồn hoa nhộn nhịp của Little Saigon, mà có ai bảo là kinh tế nước Mỹ đang suy thoái thì quả là khó thuyết phục. Sự hưng thịnh của phố thị này đã chứng minh được sự đóng góp tích cực của người Việt tỵ nạn vào nền kinh tế và sinh hoạt thương trường trên đất nước tạm dung.

Nhìn người vui, tôi lại thấy ngậm ngùi, cái tưng bừng của phố xá gợi cho tôi hình ảnh của Saigon thứ 7 trên Lê Lợi, Nguyên Huệ với Thanh Thế, Khai Trí, Rex, Caraven, Eden, Majestic và bao nhiêu Kios lẫy lừng một thời của Catina. Tôi tin là không một đô thị nào trên thế giới có thể so sánh với cảnh sắc phố phường Saigon chiều thứ 7 hàng tuần của thời trước 75. Cảm xúc đến trong tôi bổng chốc tràn ngập cả tâm hồn :

. . .

Trả tôi màu nắng ngây thơ,

Trải trên phố thị thủa chưa mất người,

Cho tôi nghe lại tiếng cười,

Của hồn non nước, của thời vàng son.

( GỞI TÔI CHÚT NẮNG SÀI - GÒN)

Kể từ sau ngày mất nước, bạn bè và đồng đội tản lạc đứa một nơi, đã có biết bao lần xem những lễ hội, lòng tôi chỉ có ngậm ngùi tức tưởi mà không hề có được một chút vui thích hay một mảy may rung động, bởi vì tâm hồn tôi đã không gặp lại được sự tác động đồng điệu của tiết tấu hay âm giai, nói theo kiểu người bình nhạc, nhưng lại rất chính xác với tôi. Nhìn cái tưng bừng người yêu, tôi lại nghe mất mát nặng nề trong lòng, nhìn cái huy hoàng người thích, tôi lại ngửi thấy mùi thê lương đâu đó đang theo về. Nhìn thiên hạ chào mừng ngày Quốc Khánh, tôi lại nhớ tới khúc quân hành Lục Quân Việt Nam. Và rồi tôi cô đơn một cõi chỉ riêng tôi.

Bây giờ nhìn khung cảnh và sinh hoạt nơi đây, dù không thể ví với Sài Gòn một thời, nhưng vẫn cho tôi cái ấm áp và niềm an ủi trong lòng.

Tôi tìm quanh quất một chiếc bàn trống, nhưng không có, đành ngồi lên bệ đá của góc nhà Phước Lộc Thọ, một người nào đó chừng cũng như tôi không tìm thấy bàn, ngồi xuống cạnh tôi và hỏi :

- Chú chắc mới qua"

- Vâng, sao anh biết, tôi qua đây gần một năm , nhưng lần đầu đến khu Phước Lộc Thọ.

- Nhìn người mới qua dễ nhận lắm, chú đi theo chương trình HO" đã tìm được việc làm chưa"

- Vâng tôi đang đi làm .

- Như thế là chú may mắn, nhiều người HO qua đây đâu có xin được việc làm, tuổi lớn rồi đâu dễ gì xin việc, người ta gọi đùa HO là hỡi ơi đó chú.

Tôi nhìn anh mĩm cười rồi đứng lên đi vào trong nhà lồng, nhưng câu nói của anh cứ lẩn quẩn mãi trong đầu tôi. Tôi nghe như đắng cay xen lẫn ngậm ngùi và thương thầm cho bè bạn. Vì những người HO hôm nay, ngày đó đã thực sự đem nửa đời người dâng hiến cho Miền Nam .

Hãy nhìn miền Nam với một nền với một nền kinh tế mở mang đang trên đà phát triển, cán cân cung cầu ổn định, dầu vẫn còn một vài khiếm khuyết do chiến tranh, Kỷ nghệ Việt Nam dù trong thời chiến vẫn đạt mức yêu cầu của thị trường, từ các ngành dệt, Hóa Chất, Giấy, Xi măng, Xe hơi (La ĐàLat), Xe đạp, đến các mặt hàng tiêu dùng. Các thương vụ Xuất cảng như Ca phê, Cao su, ca cao, Gạo ... đến Gỗ quí như Cẩm lai, Cà te, Gụ, Dầu, Thông, sên sên, Bằng Lăng ... đang phát triển phồn thịnh.

Hệ thống ngân hàng tiên tiến và phát triển đa phức, trong các giao dịch thương mại, người ta đã dùng đến các chi phiếu (cheque), lệnh phiếu, và phương pháp bối thự... vân vân... và . . . vân vân...

Về Văn Hóa và Xã hội, miền Nam có 4 Viện Đại học, Sàigon, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, và Trường Đại học Vạn Hạnh. Hai đại học Y khoa và Dược Khoa Sàigon, Huế, với các trường điều dưỡng và Quân Y, các trường Đại học sư phạm và trường sư phạm, Sư phạm Cao Nguyên ...

Hệ thống bệnh viện công tại Sài gòn cũng như tại các tỉnh, quận trong khắp miền Nam, với một đội ngũ Y Bác sĩ, Dược Sĩ, Cán sự, Điều Dưỡng, Y tá, Tá viên, nữ Hộ sinh, đức độ và tận tình. Các Trường Cán Sự Điều Dưỡng, Cán sự Y tế, đào tạo và cung cấp chuyên viên rải khắp các Quận, Xã của Miền Nam.

Có chăng, chỉ là kỷ nghệ quốc phòng thiếu điều kiện mở mang, và nhiên liệu xăng dầu còn lệ thuộc. Và tất cả đó đều là nhờ những người HO hôm nay mà thủa đó đã đem xương máu đổi về.

Ba mươi sáu năm trôi qua, nhưng màu tang tóc vẫn như còn đậm trong tâm hồn chúng tôi, là những người lính đã cùng đất nước trải qua bao nhiêu đoạn đường lịch sử vinh, nhục. Có những người đã hy sinh mạng sống của mình trên chiến trường, và có biết bao người đã bỏ đi một bàn tay, một cẳng chân, một con mắt hay tệ hơn thế nữa, và không một người nào mà thân thể không mang đầy những vết tích của đạn thù . Thực sự đó là những cống hiến của người lính cho một miền Nam Việt Nam tự do 20 năm mà một số người Việt đã cố quên đi, vì cũng vào thời đó, khi mà trên chiến trường, người lính đang giành nhau từng tấc đất với kẻ thù, sống và chết chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc, thì ở Sàigon, người ta đang biểu tình đòi tự do báo chí, đòi tự trị đại học, đòi tự do tôn giáo, thi nhau tố tham nhũng, tố hết các cấp chỉ huy đế thủ tiêu tinh thần chiến đấu của người lính ngoài mặt trận, những người đó, có lẽ tin rằng mặt trận cũng như hội trường hay đường phố, tha hồ hoan hô và đả đảo, đâu có nghĩ tới chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất, là tính mạng của người lính bị quân thù cướp mất tức thì .

Hôm nay không hiểu bao nhiêu người Việt Nam hiểu được thảm họa cộng sản, hiểu được những việc người lính Miền Nam đã làm, và cả những việc mà chính bản thân họ đã làm. Nếu có ai đó đặt câu hỏi tại sao cộng sản thắng, thì hãy tự hỏi chính bản thân mình đã làm gì cho Việt Nam vào thời đó và cả hôm nay.

Nhưng không sao, để Saigon hiểu được mùi vị cơm độn củ mì, Bến Tre hiểu được ý nghĩa hai chữ Đồng Khởi, và Củ Chi thấy rõ thế nào lại là Thành Đồng cũng là một điều tốt . Rồi với ảo vọng lấy Ấn độ Dương làm ao nuôi cá, lấy Biển đông làm hồ trồng rêu, Trung Quốc ngày càng trở nên hung hản, không hiểu Siêu Cường có cảm thấy vuốt ve Việt Nam lúc này là quá trể hay không, hay để Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, và liệu đảng cộng sản Việt Nam có tin không, hay đảng CS lại lấy VNCH làm tấm gương mà suy gẩm.

Hôm nay, những người bỏ nước theo chương trình HO làm thân du tử, hội nhập xứ người tuy có gian nan, nhưng chưa hẳn đã đắng cay hơn thời gian lao lý, hay cảm giác bị bức tử, hoặc vì thân phận con cờ trên một bàn cờ.

Nhưng có một điều đáng cảm phục mà cũng thật thương cảm, đó là có những người lính, vì tù đày, mà gia đình đổ vở, vì sinh kế mà vợ ở nhà phải bước thêm một bước khác, nhưng khi ra đi theo chương trình HO, vẫn bảo đảm cho vợ cùng đi, chỉ vì sợ những đứa con của mình mất đi người mẹ.

HO ơi, không hẳn là hỡi ơi theo cái nghĩa phù phiếm của thói đời, vì chúng ta thực sự tự hào với bản thân và đồng đội của mình, dù thân chưa bọc da ngựa, nhưng tấm linh hồn vẫn trung liệt với Tổ quốc và tiền nhân.

Và dầu cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, những người cựu quân nhân VNCH cũng đã đóng góp tích cực nhiệt tình và tâm huyết cho quê hương thứ 2, không thua gì đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Nếu không có HO, làm sao có được những Giao Phan, Trần Huỳnh, Michelle Vũ, Elizabeth Phạm, hay Dương Nguyệt Ánh ...

Chỉ có người nợ HO, chứ HO không nợ nần người.

Tuy vậy, có một điều mà bao năm nay tôi vẫn uẩn ức trong lòng, vì dường như tôi vẫn là người xa lạ trôi theo dòng đời xa lạ giữa xứ người. Tôi như người đứng bên lề đường nhìn bộ hành qua lại mà không làm sao cất bước đi theo. Như một tế bào mới, không cấy vào được cơ thể người, dầu có cố gắng, một thời gian, tế bào ấy vẫn bị đẩy ra. Điều này cho tôi một ý niệm: Chỉ có những đồng chủng mới tương hợp được với nhau, cho nên nếu như ta lại không thương lấy ta, thì quả thật không ai có thể thương ta được, nếu ta không đùm bọc nhau, thì những người dị chủng làm sao lại có thể thông cảm được ta và thương yêu đùm bọc ta .

Với tôi, Hội Nhập vẫn còn là một bài học.

dutử Nguyễn Định

Ý kiến bạn đọc
11/10/201116:58:45
Khách
Thật là xúc động khi đọc bài viết này của anh,nó nói lên tâm tư của người ra đi theo diện HO mà từ trước đến nay vẫn có người thường gọi là "hởi ôi".Điều đó nói lên sự hội nhập của họ không phải dễ dàng gì nơi đất mới: một phần vì tuổi tác cao, một phần vì sức khoẻ yếu kém. Nhưng với ý chí bất khuất, tinh thần yêu nướcc họ đã cố găng tự lập và hung đúc nên thế hệ mới: biết hướng về tổ quốc, chứ không lo vinh thân phì gia cho bản thân. Thật dáng phục!
11/10/201118:15:32
Khách
Doc bai viet nay, sao toi cam thay ngam ngui qua! Tac gia da noi len duoc noi long cua nhung cuu quan nhan VNCH, nhung nguoi da do mau xuong cho mot mien Nam duoc song trong tu do dan chu hon 20 nam. Nho ve mot SG truoc 75, du rang ngay ay, chi la mot hoc sinh nho, toi cung da duoc huong mot nengiao duc lanh manh, dao duc, mot cuoc song em dem ben cha me gia dinh.
Cam on tac gia. Cau chuc ong duoc mot cuoc song em a o xu My nay.
13/10/201121:26:43
Khách
Những cố gắng để "hội nhập" của nhân vật "tôi" rất đáng khâm phục ! Cảm ơn tác giả giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống khó khăn của ba mẹ tôi ở Mỹ. Đoạn cuối tác giả viết cảm động ghê luôn. Dẫu tế bào mới này bị đẩy ra, nhưng tôi tin rằng, chính nó vẫn có khả năng giúp các tế bào gốc bình phục và tái tạo thêm nhiều tế bào non trẻ khỏe mạnh khác. Và như thế, những tế bào H.O luôn có mặt trong cuộc sống ở Mỹ ... và có mặt rất lâu, trong từng bước chân son của bao con, cháu.
13/10/201101:55:56
Khách
Bài viết rất hay với sự thật quá rõ ràng không ai có thể chối cãi kể cả vẹm! Nhưng vận nước đang vào lúc cùng biết làm sao hơn... Cám ơn tác giả đã chia xẻ cả tuổi trẻ lẫn tâm hồn cho quê hương và dân tộc. Chúc dồi dào sức khoẻ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,617,258
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến