Hôm nay,  

Thiên Đường Là Đây

10/10/201100:00:00(Xem: 217233)
Thiên Đường Là Đây

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3378-12-28588vvb2101011

Sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoà 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, từng sông ở Nam California. Từ 1995, định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."

***

Thiên đường ở đâu thưa các bạn" Với tôi thì thiên đường chỉ cách nơi tôi đang ở có 32 miles thôi, bằng khỏang cách từ Santa Ana đi Los Angeles, không cần phải đợi đến sau khi chết mới được “lên” thiên đường là gì.
Thường thường cứ mỗi thứ bẩy là tôi lại hay lái xe “xuống” nhà con gái của tôi để thăm mấy đứa cháu, riết rồi thành thói quen, không “xuống” thì nhớ mấy nhỏ. À, mà quên tôi xin mở ngoặc để giải thích tại sao lại dùng chữ “xuống”: Chả là nhà tôi ở thuộc miền cao nguyên của tiểu bang vì nơi này cao hơn chỗ con gái tôi ở, thành ra mỗi lần tôi đến thăm các cháu của tôi thì hóa ra là tôi “xuống” chứ không phải là “lên” thiên đàng như ta vẫn thường nói.
Các vị còn lạ gì con nít ở Mỹ này có đủ trò chơi kể cả luôn trò chơi điện tử để chơi mệt nghỉ thế nhưng chơi riết rồi cũng chán, chi bằng chơi trò chơi thật với người thật thì thú hơn. Mới đầu, tôi rủ các cháu chơi trò chơi: ”đi trốn đi tìm” thì được hai cháu một trai, một gái hưởng ứng liền. Ðể bắt đầu xem ai phải đi tìm thì phải làm cái trò oẳn tù tì trước. Vậy thì oẳn, tù, tì là gì nhỉ thưa các cụ" Là one, two, three, khi chuyển sang tiếng Việt. Chỉ có cái lạ là ngày xưa nước ta bị ông tây Pháp Lãng Xa đè đầu cưỡi cổ, vậy mà không hiểu sao, thay vì phải đếm kiểu tây un, deux, trois thì lại là oằn tù tì.
Hai cháu một cháu tên Mỹ là Steven thì ở trường gọi là gì thì bố mẹ của cháu không cần biết, mà bố và mẹ cháu đã chẳng cần có phép tắc của bất cứ ai nên đã Việt hóa cái tên Steven thành Vần cho dễ gọi lại rất ư là Việt Nam chẳng có ai có thể chê trách vào đâu được.
Thế còn tên của bé gái thì má của cháu đã gọi cháu là ”Hi” riết rồi quen nhưng bạn bè cùng lớp của cháu lại vội chào theo tiếng Mỹ là: ”Hai”. Thế là đang là út qua tiếng Mỹ cháu út hóa thành chị Hai của hai người anh của mình. 

Chỉ có điều khi oẳn tù tì bị thua thì bé Hi mặt ỉu xìu xìu đành ra đứng đếm cho ông ngoại và anh Vần đi trốn vậy. Vậy là các cháu bắt đầu chơi trò chơi: ”trốn tìm” với ông ngoại. Mặc cho ông dùng tiếng Việt các cháu cứ gọi trò chơi này là: ”hide and seek” Vậy mà ông và các cháu vẫn hiểu nhau!
Con nít đều thông minh, nhất là con nít Việt Nam sống ở Mỹ, chả thế mà hồi còn mồ ma cụ Trần trọng Kim, cụ đã chẳng viết làngười Việt ta vốn thông minh là gì !
Khi mới chơi trò này các cháu cũng biết chơi ăn gian, chiến thuật ăn gian cũng đơn giản như số tuổi của các cháu nghĩa là khi đi tìm thì lại ẩn mình ở một chỗ nào đó rồi chờ cho: ”con mồi” chạy ra thì xí. Hoặc là đếm ăn gian khi chưa đủ thời gian cho con mồi đi trốn thì đã đi tìm rồi, còn thì thông thường thì phải đếm cách khoảng là 5 là 5,10, 15, 20, 25 … cho đến 100 rồi mới đi kiếm, trước khi đi kiếm lại còn phải rao lên như rao hàng để cho con mồi trốn thật kỹ như: ”Ở đâu thì ở cho kín, đến ngày cơm chín thì về mà ăn” thì mới đúng là chơi đi trốn đi tìm chứ !
Những lần chơi đầu tiên khi bị xí tức là bị bắt giữa đường tức là từ nơi trốn đến chỗ đứng đếm, bé Hi nhất định không chịu nhắm mắt đứng đếm vì cứ nghĩ sai lầm rằng là con út được bố, mẹ cưng nên muốn gì được nấy nên cuộc chơi đành phải chấm dứt.
Dần dần bé mới hiểu ra và chấp nhận luật chơi kể cả khi oẳn tù tì cũng vậy, khi bị thua phải nhắm mắt đếm để cho người khác đi trốn thì lại vùng vằng không chịu nhưng rồi bé cũng quen dần và hiểu đây là luật chơi ai cũng phải tôn trọng kể cả ông ngoại mà không có ngoại lệ. Đúng là một bài học dân chủ là phải tập dần từ những cái nhỏ nhất và từ khi còn bé!
Riêng bé Vần thì chơi rất hăng hái, chơi và chạy cho đến mồ hôi ướt đẫm hết cả tóc trên đầu, không những thế, từ trong chỗ trốn còn la lên:’ Đi kiếm đi” thật là vui hết ý!
Thế đấy, thiên đường của mấy ông cháu tôi chỉ giản dị vậy thôi, các vị có muốn hưởng những phút thư giãn tuyệt vời có một không hai này thì xin hãy nhập cuộc chơi, mỗi khi có thứ bẩy hay chủ nhật nào rảnh rỗi hay không phải overtime.
Hãy cứ thử xem, bảo đảm là quý vị sẽ có những phút thần tiên, tuyệt vời không mất tiền mua bên cạnh các cháu bé nội cũng như ngoại xinh xinh,nhõng nhẽo hay làm nũng mà quý vị rất yêu thương và cưng chiều.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
10/10/201122:01:26
Khách
Um, bài dễ thương quá, vui quá ! Xin cảm ơn tác giả Sao Nam Trần Ngọc Bình ! Tôi cũng luôn cảm thấy khoản thời gian tôi chơi với mấy đứa cháu tôi, cũng rất .... thiên đường ! Khoái nhất là 1 trong ~ đứa đó, đọc tên của tôi bị ngược- nhưng nó đọc đi đọc lại rất hăng say !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,325,576
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.