Hôm nay,  

Dạy Con ở Mỹ

10/10/201100:00:00(Xem: 135199)
Dạy Con ở Mỹ

Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Bài số 3377-12-28587vvb2101011

Tên thật là Nguyễn Mạnh Cường. Sinh năm 1959 tại Sài Gòn. Định cư tại Canada vào năm 1984 và sang Mỹ vào năm 1994. Hiện sống tại Nam Cali. Làm việc trong lãnh vực điện toán và khoa học lý thuyết. Viết từ năm lớp 6 cho báo Thiếu Nhi. Sáng lập bút nhóm Viễn Du Trước 1975. Có bài đăng tại Tiếng Việt, Văn Hoá Vụ, Đỉnh Sóng,Việt Báo vv.

***

"Có nuôi con mới biết lòng cha me." Đó là câu tôi thường nghe mẹ tôi nói khi tôi còn nhỏ. Ngày nay có con và dạy con ở Mỹ sao thấy nó khó khăn và lo lắng lạ thường. Có lẽ tại vì lúc đó ở VN không có facebook.
Nhiều quí vị phụ huynh trong đó có cả tôi rất là nhức đầu với Facebbook. Tình cờ một hôm nào đó, nếu có dịp lướt nhìn vào môt trong những mẩu đối thoại ở trong trang Facebook cùa con trai hay con gái bạn (với sự đồng ý của các em), bạn sẽ thấy kinh hãi và giật mình. Rồi bạn cũng sẽ như tôi lắc đầu lẩm bẩm "Con nít bây giờ sao mà khôn sớm quá!!!".
Tôi có một người bạn hay gặp uống cà phê ở Bolsa, anh nói với tôi như sau:
"Con trai mình dạo này bận học quá, cháu ngồi suốt ngày làm bài trên bàn Computer... Làm mình với bà xã không dám sai cháu làm việc nhà, phải chia nhau làm hết việc nhà làm mình bận quá không có thì giờ đi uống cà phê nữa....."
Bẳng đi sau một thời gian gặp lại, tôi hỏi anh:
"Dạo này chắc bận việc nhà nhiều""
Anh cười mếu máo nói:
"Tôi phải ghi danh học thêm Computer để biết xử dụng Facebook và làm... CAM (Công an Mạng!!!)
Thì ra sau khi bà xã tình cờ biết được là cậu con trai của mình chẳng học hành gì cả mà chỉ ngồi chat trong Facebook cả ngày để trốn việc nhà.... anh đuợc lịnh phải đi học thêm về new technology để kiểm soát cậu con yêu quí.... Rõ Khổ!

Mùa hè năm trước, nhân một hôm đi uống cà phê với người bạn Mỹ có con học chung lớp với con gái của tôi, anh nhìn tôi lạ lùng và cho tôi mấy bài thuyết giảng về "Con nít cần phải được vui chơi trong mùa hè". Tôi mỉm cười và nói với anh "Hey, you muốn nói gì nói thẳng ra đi. Đừng úp mở nữa." Thì ra anh nghĩ là tôi sẽ bắt con gái đi học thêm vào mùa hè và không được vui chơi (vì nhiều phụ huynh châu Á bắt con cái phải học thêm mùa Hè).... nên muốn đóng góp ý kiến...
Tôi cám ơn Anh và cho anh biết là con gái tôi chưa bao giờ đi học thêm mùa Hè vì tôi ở xa Bolsa...vv và vvv. Chứng tỏ là nguời bản xứ cũng có nhiều nhận định rất là sai lệch về người VN vì họ dựa trên những nhận xét về người Trung Hoa hay Đại Hàn.
Một chuyện nữa là rất là khó dạy con về lịch sử VN. Có một lần lại nhà bạn, thấy con tôi ngồi coi chương trình phim bộ tiếng Việt của các đài VN với các đứa trẻ khác, bạn tôi kết luận một câu xanh dờn:
"Trẻ em VN rồi sẽ giỏi lịch sử Tàu và Hàn Quốc hơn sử Việt."
Thì ra những bộ phim truyện về lịch sử thường là nói về lịch sử Tàu hay Hàn Quốc, gần như là không có phim về lịch sử VN. Nếu đúng như vậythì buồn quá phải không bạn"
Có dịp đi xuống San Jose, đi xe đò Hoàng tôi ngồi cạnh một Bác lớn tuổi có con ruột và con dâu tốt nghiệp Bác Sĩ, bác than với tôi: "Hồi xưa nó đi học thì mình bận theo kiểu đi học(đưa rước..), bây giờ thì nó ra trường lấy vợ đẻ con thì mình phải xuống phụ nó trông con, dọn nhà vì hai vợ chồng nó làm việc bận quá." Bác ngồi bên cạnh riễu liền:
"Đằng sau người đàn ông VN thành công, luôn có bóng dáng của bố mẹ..."
Xem ra cái job làm bố mẹ kéo dài cho tới khi đi theo ông bà mới thôi.
Đã vậy đôi khi cái xương sườn (bà xã) của mình sẽ làm mình rắc rối, khi tới chỗ dạy dỗ con cái. Nhất là nếu bà xã cùa bạn tới Mỹ khi còn nhỏ tuổi.
Mong sẽ không có cảnh để các em mở đầu bài luận văn Việt ngữ theo kiểu
"Nhà em có nuôi một ông ngoại...."
Nguyễn Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc
10/10/201104:31:30
Khách
Tác giả đã nhận xét rất đúng là "đằng sau người đàn ông VN thành công, luôn có bóng dáng của bố mẹ". Trong sự nhắc nhở các bậc cha mẹ ngày nay nên cố gắng dạy con lịch sử VN và Tiếng Việt với giọng văn trào phúng nhẹ nhàng làm người đọc có được nhắc nhở cũng không cảm thấy khó chịu. KPX
12/10/201123:40:44
Khách
Cam on tac gia da sang che ra CAM (cong an mang ), tuc la bon con tre co tieng long thi minh cung nen co vu khi de chong lai , phai khong nhi ???
11/10/201118:28:53
Khách
Bài viết vui, không nặng nề... Mong tác giả viết thêm...Rất thích lối văn trào phúng của tác giả.
NH
10/10/201123:04:50
Khách
Xin quote:
"Ngày nay có con và dạy con ở Mỹ sao thấy nó khó khăn và lo lắng lạ thường."
Xin cho ý kiến đóng góp:
1. Thời nào ở đâu cũng gặp khó khăn và lo lắng hết anh à. Có 1 cô mới ở VN qua, cô tâm sự như ri: mấy đứa con gái hàng xóm của cô ta ở VN chiều nào cũng gạt cha mẹ nói đi học thêm, nhưng sau đó thì biết được là tới khách sạn, nhà trọ làm gái gọi. Cổ nói: Nhờ có thân nhân bảo lãnh đi qua đây chứ còn ở lại VN chắc con gái của cổ cũng sa đà theo cái đám gái ở trong xóm.

Cho nên con cái mình sanh ra trời sanh tánh. Khôn dại tại tâm của nó. Chứ đừng đồi thừa ở Mẽo thì thế này thế nọ. Con nít ở VN xưa cũng như nay cũng có dua ngoan dua quậy. Thế con nít ờ VN mà hư thì đổi thừa cho cái gì?

2. Còn cái chuyện làm cha mẹ là cái choice của mình. Mình lap gd có cái choice la sinh con de cai thì mình có trách nhiệm voi chúng. Chứ tại sao lại kể lể công ơn nuôi chúng. Nhiều nguoi lam cha me còn ke cong rồi bat con trả hiếu. Dôi khi ep con lay nguoi này nguoi kia de tra cong cho mình coi nhu tra hieu nua. Trong khi tụi Mỹ khi chuan bi làm cha me thì họ da set up educational account cho con ho roi. Ho lo cho con tu khi con trong trung nuoc mà it ai ke le lém.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,112,118
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến