Hôm nay,  

Cô Giáo Từ Xứ Nghèo Đi Dạy ở Mỹ

01/10/201100:00:00(Xem: 130409)

Cô Giáo Từ Xứ Nghèo Đi Dạy ở Mỹ

Người viết: Trương Tấn Thành, WA

Bài số 3316-12-28556vb7100111

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là chuyện về nghề dạy học trẹn đất Mỹ.

***

Tôi là một cô giáo của xứ nghèo ở Á châu. Tôi có gia đình và hai con và dạy môn lý hoá ở một trường trung học của một tỉnh nhỏ. Khi có phái đoàn giáo dục của một trường trung học Mỹ ở thành phố Baltimore qua tuyển thầy cô dạy một năm ở Mỹ, nhờ khá tiếng Anh nên tôi được trúng tuyển cùng một số thầy cô khác. Tôi mừng mà giăđình của tôi cũng mừng. Với số lương dạy học ở Mỹ, tôi có thể nuôi cả gia đình tôi trong một năm. Tôi thật qúa đổi là mừng vui. 

Trước hôm tôi ra phi trường, một buổi tiển đưa của học trò ở trường thật là cảm động. Có thấy những giọt nước mắt của đám học trò thân mến của tôi và của trường tôi mới thây tình thầy trò sâu đậm đầy quyến luyến đến mức nào. Trong nước mắt, tôi cùng vơí mấy em ca baì tiển biệt với nổi buồn khó tả. Thật đúng là sự thể hiện của câu:

Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy

Trường trung học tôi sẽ dạy ở một quận thuộc thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland, hầu hết là học sinh da đen. Chúng tôi gặp thầy hiệu trưởng cũng ngươì da đen để được thuyết trình về trường và về môn học. Sau đó chúng tôi được đi dạo phố với tất cả sự náo nức của một người từ nhà quê xứ nghèo. Chúng tôi cứ ngóng cổ nhìn những toà nhà cao nghệu đường xá đầy xe hơi mà nhớ lại khu nghèo nàn với những con hẽm đầy rác bụi vơí đám trẻ con bụng ỏng, tóc cháy vàng, da khét vì nắng.

Sau khi chuẩn bị xong bài dạy, tôi khép cữa phòng học về khu cư xá với các bạn đống nghiệp.

Ở chung với tôi là ba cô giáo khác. Một cô chưa chồng. Một cô có chồng nhưng đang bị bắt về tôi dùng ma tuý. Một cô nữa có chồng và hai con trai nhỏ. Họ liên lạc rất thường vơí gia đình còn tôi thì ít hơn. Phấn lớn thì giờ tôi bỏ vào việc soạn bài vì sợ không làm tròn công việc dạy học của mình.

Ngày đầu tiên thật là hồi hộp, ngoài việc điểm danh, xếp chỗ, tôi bỏ ra tự giới thiệu mình và làm quen vơí các em. Không có em nào biết xứ của tôi, tôi phải nhờ đến bản đồ để chỉ cho các em thấy. Học trò của tôi, toàn là mấy em da đen, hơn hai mươi em, tuổi cở mươì lăm nhưng cái xác to hơn tôi gấp đôi. Phòng học thì khang trang đầy đủ trợ huấn cụ chỉ thiếu lòng ham học và tôn trọng kỷ luật của học sinh. 

Lớp học ở quê nhà của tôi đông cở bốn mươi em nhưng vấn đề kỷ luật không làm tôi nhức đầu và nếu có trưòng hợp gia trọng thì đã có thấy hiệu trưởng dàn xếp với cha mẹ để răn dạy học sinh vô kỷ luật đó. Ở đây thì không như vậy. Học sinh trả lời tay đôi với cô thầy là chuyện thường. Điều đáng nói là lòng ham học của học sinh ở trường này rất kém. Chúng chỉ vào lớp cho hết giờ rối về không thấy trong lớp học hành gì mà lại còn quậy phá từ cô giáo đến bạn học.

Có đứa nhái gịong của tôi vì biết tiếng Anh tôi không chỉnh. Có đứa ở lớp học coi tôi như “pha” muốn làm gì thì làm. Có đứa hỏi tôi những câu hỏi “hóc buá, làm cứng cả họng” như:

- “Du” [you] có con không" Sao du không ở bển vơi con mà đi qua đây"

- Du có muôn ở lại đây luôn không"

- Du có thích tụi này không" Vân vân và vân vân.

Có hôm tôi bị hai lớp nhập một rối lớp như một cái chợ rồi tệ hơn nữa bị trở thành một võ đài. Hai thằng học trò quậy phá nhứt lớp không beiêt cải nhau về chguyện gì rối ôm nhau vạt ngay trong lơp trrươc sụ reo hò mấy đứa đứng vây quanh trước sự sửng sờ và kinh hải của tôi. Tôi sửng sờ vì không thể tưởng tượng học trò lại vật nhau trong lớp. Tôi kinh hải vì không biết phải trả lời với ông hiệu trưởng như thế nào. Sau buổi học tồi tệ đó tôi ngồi khóc ngon lành sau khi học trò ra về hết. Tôi thật sự tủi thân là bị đám học trò coi thường, thấy mình bị bất lực và thấy cô đơn không có ai để bênh vực , an ủi mình. Vì muốn giúp gia đình mà tôi chịu sang đây để làm nghề dạy mướn và bị đám học trò trời đánh này làm khổ làm sở đủ điều. Nếu không vì chồng con thì chắc tôi đã bỏ cuộc.

Chuyện người, chuyện mình

Xem cuốn phim tài liệu phóng sư này tơí đây hắn thấy lòng mình xót xa vô cùng. Sao nó giống cái cảnh của hắn nhiếu năm trước đây khi hắn vẫn còn làm trong trường học ở xứ này đến thế. 

Cũng cái cảnh bị học sinh coi thường vì không nói chỉnh tiếng Anh hay bị chế nhạo vì cái tên khó đọc hay các ăn mặc khó nhìn của mình. Trong lớp thì đám học trò coi như không có mặt của hắn. Chúng muốn làm gì thì làm, phá phách mà chẳng chịu học hành. Hắn trở thành một cảnh sát giữ trật tự trong lớp hơn là dành thì giờ để giảng dạy. Nhiều đứa ngổ ngáo cãi nhau tay đôi với hắn trong thái độ thách thức đầy xấc láo. Hắn chỉ muốn …vặn cổ chúng nếu được. Nếu không vì cái job kiếm cơm thì hắn đã đập cho chúng nát đít rối. 

Hắn còn nhớ có lần hai thằng tiểu yêu “siêu quậy” lơp bốn, chọc phá nhiều hơn học hành. Một bữa nọ khi mãn giờ học của ngày sau khi tung chưởng kiểu Lý Tiểu Long rối hai ông ôn con ôm nhau vật lăn lóc trên sàn nhà. Hắn la rát cả cổ mà chúng chẳng buông nhau ra. Nổi điên lên, hắn lôi tên lớn con ra để tên nhỏ chạy thoát rồi vật đè nó ngay xuống nền. Trong cơn nóng giận hắn kẹp cứng và đè thằng tiêu yêu thật chặt tới nổi nó kêu lên en ét! “Cho mầy tởn! Dám giỡn mặt với ông nội mầy hả"”

Tối đêm đó hắn ngủ không được vì…sợ. 

- Chết mẹ! Nó về mét ba má nó thì mình tiêu!

Đúng vậy! Sáng hôm sau, ba má thằng tiểâu yêu lù lù xuất hiện. Hiệu trưởng gọi hắn vào phòng. Thằng cha của ôn con tướng to như con trâu, mình xâm, tóc dài. Mẹ nó thì mập thù lù! Ngồi vơí họ là thằng tiểu yêu. Người đàn ông hằn học mở lời:

- Thằng Malakai nói ngày hôm qua ông đè vật nó xuống nên nhà"

- Đúng vậy. Nó ăn hiếp thằng Simon nhỏ hơn nó và vật thằng bé gần nghẹt thở mà không chịu buông.

- Con tôi noí là nó bị đau cánh tay. [Chết mẹ rồi. Nó mà kiện mình thì nguy to! Tôi nói thầm trong bụng]

- Tôi rất tiếc nhưng nó không chịu buông thằng Simon dù tôi la mà nó không chịu nghe. 

Cha thằng Malakai nhìn tôi bằng cặp mắt nẩy lửa rồi gầm gừ:

- Lần sau có gì anh nói tôi không được làm vậy.

Tôi ok liền cái rụp!

Đó là chưa kể đến những kỳ thị, hay nói đúng ra là bị một số giáo sư và cả học sinh coi thường vì là ngươì Á châu mà làm nghề…gõ đầu trẻ Mỹ. 

Nhớ lại trong thời gian thực tập dạy học trong thơì kỳ được đánh gía về cách dạy của mình, hắn đã bị “sao qủa tạ” chiếu. Mỗi sinh viên đều phải thực tập đứng lớp vài lần và có giáo sư đánh giá phê bình. Xui cho hắn là bà gíáo sư chỉ định để đánh gía hắn là một mụ giáo sư trẻ nhưng rất tự tôn, coi sinh viên Mỹ còn chẳng ra gì huống hồ gì hắn. Sau khi quan sát hắn dạy, mụ ta phê là hắn phải đi học lại một học kỳ nữa vì “chưa vững”. Nghe xong hắn tái cả mặt. Lúc đó mà phải đi học lại một học kỳ nữa thì đối với hắn là cả một vấn đề , nhất là phải đóng thêm tiền học. Chẳng những vậy mà ông thầy giáo của lớp đó lại cũng đồng tình với ý kiến phê bình của bà này! Hắn phải lập tức viết một lá thư kháng cáo thẳng lên vị giáo sư phụ trách chương trình học mới qua được truông này.

Thấy cảnh ngộ của cô giáo trong phim mà hắn không khỏi chạnh lòng nhỉ đến cảnh mình ngày nao, “người chung một cảnh thấy thương nhau nhiều.” 

Tối đó hắn ngủ không được vì bị ám ảnh bởi khuôn mặt ràn rụa nước mắt của cô giáo trong phim. Hắn thẩn thờ mở đèn ghi vội mấy dòng cảm nghĩ rồi tắt đèn cố dỗ giấc ngủ vì trời cũng đã gần sáng.

Lưu lạc xứ người…tìm chút cháo

Làm nghề chăn trẻ chốn học đường

Nhục nhiều vinh ít ôi cơm áo

Tình nghĩa thầy trò sao thảm thương.

Trương Tấn Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,477,149
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến