Hôm nay,  

Lễ Tốt Nghiệp

28/09/201100:00:00(Xem: 184469)

Lễ Tốt Nghiệp

Người viết: Kông Li

Bài số 3314-12-28544vb4092711

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở Boston và New Hampshire. Sau đây là bài mới nhất của ông.

***

Cứ hàng năm, khi mùa Xuân còn lãng vãng chưa đi khuất , mùa Hè chưa thấy đến thì các trường Đại Học trong cả nước nhộn nhịp thông báo ngày, giờ tốt nghiệp trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Mỗi lần đọc các thông tin này, hắn lại nghĩ đến thời học sinh của mình.

Hắn và các bạn hắn cùng lứa tuổi Baby boom, thế hệ được sinh ra trong và sau thế chiến II, đã trải qua những năm tháng của tuổi thơ trong chiến tranh, loạn lạc. Lớn lên, hắn và bạn bè đến trường trong tình trạng đất nước chia đôi, và chiến tranh lại tái diễn triền miên trên đất nước đau khổ, nghèo nàn của hắn. Họ cắm cúi học ngày đêm, không dám lơ là, vui chơi, để khi bị động viên vào quân đội, họ còn có một sự lựa chọn. Suốt ngần thời gian ấy, từ Tiểu Học, lên Trung Học và Đại Học, họ chưa có lần nào hân hạnh dự lễ tốt nghiệp, dù nho nhỏ, dù đơn giản, để mà hãnh diện, để có kỷ niệm những ngày tháng đẹp đẽ của tuổi học trò. Hắn không nhớ hay không biết tại sao lúc ấy không có lễ tốt nghiệp : vì tình trạng chiến tranh ngày càng khốc liệt, vì kinh tế eo hẹp hay lúc ấy ta không có truyền thống tốt đẹp đó"

Qua phim ảnh, sách, báo… hắn mơ ước ngày nào đó hắn cũng được dự những buổi lễ tốt nghiệp huy hoàng, trang nghiêm ở những trường Đại Học của những đất nước xa xôi kia. Thế hệ của hắn vừa học vừa đánh giặc để có một chỗ đứng vững trong một xã hội tự do, nhưng cơ trời đưa vận nước vào cơn mạt lộ. Tù đày bao nhiêu năm, rồi lê kiếp sống vật vờ trong gần một thập niên sau đó, nhưng niềm ước ao được học và dự ngày lễ tốt nghiệp không bao giờ mờ nhạt trong tâm trí hắn.

Chờ mãi, chờ mãi, rồi cuối cùng hắn cũng thực hiện được ước mơ của mình. Trong gần 20 năm ở đất nước này, hắn đã tham dự rất nhiều lễ tốt nghiệp, nhưng buồn thay, không phải của chính mình , mà cho con cái hắn và con cháu của bạn bè, lý do là hắn đã trể hơn 35 năm để được mang hia, đội mũ , vận áo choàng, quần thụng, lên hội trường lảnh bằng cấp, đem lại niềm vui và hãnh diện cho gia đình, họ hàng mình, như hắn thường mơ ước hồi xưa.

Đã quen với nhiều lễ tốt nghiệp trong các năm qua, nhưng hắn vẫn chăm chú theo dõi và không bao giờ chán nhìn cảnh các tân khoa, trong bộ cánh truyền thống có từ thời Trung Cổ theo nghi lễ của các trưòng ở Châu Âu, nhất là Đại Học Paris, lần lượt lên sân khấu, theo xướng danh, để nhận tấm bằng từ tay Viện Trưởng,các cựu Tổng Thống, cựu Bộ Trưởng, các thân hào, nhân sĩ, và các giáo sư bộ môn….. Hắn thầm nghĩ :” Sinh viên của các nước dân chủ, giàu mạnh thật vô cùng may mắn. Họ được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, phóng khoáng và thực tiển, không từ chương, gò bó. Xã hội đã dành cho họ những dịch vụ học vấn tốt nhất có thể được : học bổng, nếu đạt điểm tốt, nếu không sẽ được vay học phí với lãi suất thấp nhất và chỉ hoàn trả khi có công ăn, việc làm sau khi ra trường. Trường tạo cho sinh viên làm việc bán thời gian để trang trải chi phí sách vở và ăn uống. Thế nên, cuộc sống của sinh viên ở đây thật là thoải mái: vừa học, vừa làm một cách nhẹ nhàng, lại có thời gian giải trí, vui chơi, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao ưa thích của mình.” Thế hệ thứ hai của người Việt xa lìa quê hương đã đậu trên mãnh đất lành và màu mỡ nhờ sự hy sinh, chịu đựng cam khổ của lớp người đi trước, đã có quyết định đúng lúc và hợp thời .

Lễ tốt nghiệp ở đại học nào, tiểu bang nào, năm nào cũng diễn ra trong bầu không khí tưng bừng, sôi động, và chấm dứt bằng hàng ngàn chiếc mũ đen, có tua, cùng một lúc, bay cao lên nền trời xanh thẳm của mùa Hè, trong tiếng nhạc vui tươi và tiếng hân hoan, reo hò của các tân khoa và gia đình. Buổi lễ nào cũng đầy ắp tiếng cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của họ khi đạt được giấc mơ.

Từng nhóm, từng gia đình hân hoan chào đón những đứa con, đứa em, người chồng, người vợ.. đang từ hội trường ào ra, ôm nhau, chúc mừng và rối rít chụp ảnh kỹ niệm với mãnh bằng giơ cao, phất phơ trong gió.

Ở một góc, bà lão ngồi xe lăn, ôm chặt thằng cháu to lớn, đen thui thủi, vừa khóc vừa nức nở: “Cháu ơi ! bà đã cố sống để được thấy con như ngày nay. Con có biết không, con là người đầu tiên trong dòng họ mình tốt nghiệp Đại Học đó. Bây giờ bà có chết đi, bà cũng đã mãn nguyện rồi “. Thằng cháu cúi xuống ôm bà, mắt cũng đỏ hoe như thân nhân đứng quanh đó. Một thiếu phụ còn trẻ, tay nắm chặt đúa con nhỏ đứng cạnh, ôm hôn người chồng gầy gò, nói “ Cám ơn anh đã hy sinh trong 4 năm qua để có được ngày hôm nay. Tương lai gia đình mình sẽ được bảo đãm hơn. Trong số hơn 5000 sinh viên tốt nghiệp năm nay, sinh viên Việt Nam chỉ chiếm con số rất khiêm nhường : lối hai mươi lăm người tốt nghiệp đủ các ngành, nghề, trong đó có hai nữ sinh viên đã tốt nghiệp đại học Sài Gòn và Hà Nội. Số còn lại đến từ 38 tiểu bang khác và 26 quốc gia trên thế giới, đông nhất là Tàu , Ấn Độ và Đại Hàn.

Hắn cũng hãnh diện nhìn thằng con cầm trong tay mãnh bằng MS. Lấy bằng BS cách đây 4 năm, rồi có vợ,con, kiếm được công việc khá ổn định, tưởng đâu yên thân. Nhưng kinh tế đình trệ, người đông, của khó. Việc làm ngày càng cạnh tranh: một chân phụ giáo trong trường học chỉ cần bằng BA thôi, nhưng có người đưa ra một B.A. tiếng Pháp, một B.A. tiếng Tây Ban Nha và một M.A. tiếng Anh. Thế nên, con hắn phải cố học thêm để được giữ chức vụ cũ.

Trên đường về, tuy sung sướng và mãn nguyện với sự thành công của con cái, hắn không khỏi ngậm ngùi nghĩ đến cuộc đời bất hạnh của thế hệ hắn: sinh không nhằm thời, phải chiụ nhiều áp bức, thiệt thòi, mất mát….….

Đối với học sinh và sinh viên, mùa hè là mùa đẹp nhất trong cuộc đời họ . Rảnh nợ đèn sách. “Vui sướng quá, mùa Hè đã đến, sáu mươi ngày nhảy nhót ở đồng quê” hít thở không khí trong lành giữa trời cao, đất rộng, bơi hồ, tắm biển, leo núi, di hành dã trại trong suốt hai tháng trời. Sinh viên ra trường với tấm bằng tốt nghiệp mới toanh, hứa hẹn một cuộc đời mới . Hè cũng là mùa mang lại lợi ích kinh tế rất lớn lao cho thành phố này. Ngoài số hàng triệu du khách từ khắp bốn phương đổ về thăm viếng thủ đô cổ, thử tưởng tượng thành phố tương đối nhỏ bé chỉ có vài ba triệu dân, mà có đến 32 trường đại học lớn và trung bình, mỗi trường có vài ngàn sinh viên tốt nghiệp, thì hiệu quả về kinh tế từ việc mua sắm, thụ hưởng, ăn uống, may mặc, quà biếu, bông hoa…. để ăn mừng ngày trọng đại của họ, sẽ lớn lao đến thế nào.

Không chỉ có thành phố được hưởng lợi ích kinh tế trong mùa tốt nghiệp hàng năm. Đó cũng là mùa bội thu của hai cộng đồng ở đây: cắc chú con trời và dân Xì (nói chung dân nói tiếng Xì Pa Nít).

Nôn nóng về với gia đình, sẵn sàng đối diện với tương lai trước mặt, họ rời trường với hành trang không lủ khủ, cồng kềnh khi đến trường, mà nhẹ tênh, chỉ vài ba quyển sách trong ba lô trên vai, họ bỏ lại tất cả đồ dùng cá nhân trên các lề đường trong thành phố , quanh nơi họ đã ở và ăn học trong bốn, năm năm trời qua. Đáng lý, đống rác khổng lồ, bừa bãi này là nổi lo âu và nhức đầu của thành phố vì vấn đề kẹt xe, mỹ quan và ô nhiểm, nhưng thành phố chẳng cần động đến đến một móng tay để hô biến nó. Đã có nhiều người hăng hái giành làm công việc dọn dẹp rác miễn phí : trời chưa rạng sáng thì đoàn tình nguyện đã ra quân, từ Chinatown kế bên, toàn anh chị Ba, con cháu của Mao xính xáng; trang bị tận răng bằng thùng cạt tông, bao tải, dây nhợ, xe đạp, xe đẩy của siêu thị và xe ba bánh tự chế ; xí xô xí xào bắt đầu dẹp rác. Những món đồ gọn, nhẹ, đẹp như radio, computer, tủ lạnh mini, đèn ngủ, đồng hồ tường và reo, DVD, băng, đĩa, bếp điện và máy sưởi cá nhân, bình pha cà phê, quần áo, giày dép. nồi niêu, son chảo, dao niã, bàn ủi, xe đạp……đều được dẹp tất tần tật, rất sạch sẽ. Tàu vừa đi khuất thì xe “Xì” xịch đến : với các xe pickup có thùng dài, để chở các vật nặng như salon, tủ quần áo, bàn ghế, giường, nệm, tủ lạnh lớn, máy lạnh, TV cở 50-60 inch, dụng cụ tập thể dục… đều được gom gọn, sạch sành sanh, chất lên xe, chở ra chợ trời trước khi trời sáng.

Chứng kiến cảnh này hàng năm, làm hắn nhờ đến những ngày mới qua. Gia đình hắn cũng đi lượm nhặt nhiều thứ để về xài trong thời gian đầu, và hàng tuần đều rảo qua chợ lộ thiên để kiếm vật dụng cần thiết, có lẽ nguồn gốc từ đây, với giá rẻ mà đồ lại còn tốt.

Sau mươi năm phấn đấu không mệt mõi, gia đình hắn cũng như trăm ngàn người Việt xa xứ, nhờ ơn trên và ít nhiều may mắn, đã có cuộc sống được gọi là khá, nên … chê đồ… lượm và hàng chợ trời từ lâu rồi.

Riêng hắn rất bằng lòng với hiện tại: con cái thành công trong học vấn, có công ăn, việc làm, gia đình đề huề, lại còn đủ sức khỏe để đi đây đó, thăm con cháu, bạn bè và hàng năm sẵn sàng nhận lời mời đi dự lễ tốt nghiệp của con cháu ai đó, để an ủi một phần niềm ước ao chưa được thực hiện từ thuở xa xưa.

Kông Li

Ý kiến bạn đọc
02/10/201115:08:43
Khách
Bài viết hay quá... thật giàu cảm xúc và màu sắc. Tôi rất thích lễ tốt nghiệp và xin cám ơn tác giả rất nhiều !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến