Hôm nay,  

Vết Lăn Trầm

26/09/201100:00:00(Xem: 115741)
Vết Lăn Trầm

Người viết: Nguyên Thanh
Bài số 3312-12-28542vb2072611

silent-imprint-large-contentTác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biêát cô là cư dân Quận Cam, nhưng bài viết kể chuyêän về buổi trình diêãn Ballet xẩy ra tại Houston, Texas. Bài gửi tới bằng điêän thư, mong Nguyên Thanh se tiếp tục viết thêm và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiêåu sử. Hình ảnh: Khánh Ly và một vũ công người Mỹ trên sân khấu ballet “Vết Lăn Trầm”.

***

Ai đó đã nói với tôi rằng: "Ballet là Ballet. Đừng có hỏi nhiều. Nó là nó. Là nhịp điệu. Là âm nhạc. Là... văn minh Tây phương."
Đại khái là như thế, tôi không nhớ rõ, bởi khi nghe điều này, tôi vẫn còn là một con bé độ khoảng 6- 7 tuổi, đứng xếp hàng chờ nắn chân nắn tay để được tuyển chọn vào một trong những đội "nhảy múa" cho con nít.
Còn nhớ lúc đó, tôi để ý thấy ba cái bảng lớn ghi tên ba lớp học: Xiếc, Thể Dục Nghệ Thuật, và Ballet.
Xiếc thì tôi không xa lạ gì mấy, tất cả con nít đều say mê các gánh xiếc. Thể Dục Nghệ Thuật cũng khá quen thuộc, nguời ta vừa múa vừa nhào lộn rất nguy hiểm và tôi vẫn thường xuyên theo dõi bộ môn này trong các cuộc thi Thể Thao được chiếu trên TV. Song Ballet lại là một thứ gì rất..."xa xỉ" vào cái thời niên thiêáu của tôi. Cảm giác về nó như một thỏi sô cô la trong giai đoạn cả nước đang ăn Bo Bo...Biết là có nó đấy, nhưng chẳng bao giờ dám mơ ước được nếm thử.
Và cuối cùng, sau khi được nắn tay nắn chân, tôi đuợc người ta xếp vào lớp Thể Dục Nghệ Thuật.
Được "rèn luyện" bộ môn này dưới chế độ cộng sản, lại vào thời gian mọi sự mới khởi đầu, tất cả đều học theo nước "đàn anh Liên Xô", nên thể thao là một trong những thứ rất quan trọng (để đánh lạc hướng dân, quên bớt nghèo đói và áp bức), nên "đội ngũ" con nít của chúng tôi cũng được rèn luyện khắt khe như trong "quân đội" vậy. Ngày qua ngày, chúng tôi bắt đầu từ những động tác khởi động để giãn xương cốt, đến nhào lộn, nhảy vòng, đu xà...Tôi trở thành người nhào lộn chuyên nghiệp, đi lưu diễn khắp nơi. Và dĩ nhiên, ngoài việc nhào lộn ra, chúng tôi cũng học thêm về cách soạn bài, soạn động tác múa, và chọn nhạc. Lớp chúng tôi có riêng một người đàn piano & một ban nhạc trẻ hẳn hoi. Thỉnh thoảng chúng tôi đi diễn chung cả với đội xiếc, và khi họ cần, chúng tôi cũng phụ diễn các vai nhào lộn với họ, song không bao giờ là đội ballet cả.
Ballet, vẫn là cái gì ở rất xa, một thế giới thấp thoáng với tiếng nhạc cổ điển và những đôi giày vải, đậm nét Tây phương. Có lần chúng tôi đưa tiễn một cô bé trong lớp ballet ra nước ngoài học, sau buổi tiệc khi chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn, cô ta rút đôi giày ballet ra yêu cầu tôi viết tên mình lên đấy để kỷ niệm tình bạn của chúng tôi, kiểu như trong lớp học thời ấy chúng tôi vẫn hay chuyền tay lưu bút vậy. Chiếc giày vải làm tôi bối rối. Nó cho tôi cảm giác về một đời sống sang trọng và cổ kính...Viết lên đấy khiến tôi đau lòng. Nhưng dù sao thì tôi cũng đã ký tên lên đấy, và vì tôi không có giày vải nên tôi đã rút giải lụa, một trong những dụng cụ nhảy múa của chúng tôi để đưa cô bé ký.
Cô bạn mới vừa quen rời Việt Nam, tôi không bao giờ còn gặp lại. Ít lâu sau tôi cũng rời Việt Nam. Tôi chấm dứt bộ môn Thể Dục Nghệ Thuật từ đấy.
Theo lẽ thường thì coi như tôi đã "có duyên" với bộ môn Thể Dục Nghệ Thuật chứ không phải Ballet, nên đã được chọn vào đội Thể Dục Nghệ Thuật từ buổi ban đầu, và lớn lên với nó. Song, tôi lại hết duyên với nó khi rời Việt Nam, còn Ballet thì không, bởi tôi cũng chưa bao giờ có được cái duyên "chấm dứt" với nó cả. Thêm một điều nữa là khi tôi chấm dứt bộ môn Thể Dục Nghệ Thuật thì chẳng bao lâu sau nó đã hoàn toàn biến khỏi đời sống của tôi, không một chút luyến tiếc, còn Ballet thì vẫn như xưa: vẫn là một thứ gì đó lấp lánh ở phía xa, gợi lòng khao khát nhưng lại khiến tôi e dè.
Những ngày tháng ở Mỹ bận rộn việc học hành lại từ đầu, rồi đi làm. kiếm sống... chẳng còn chút thời gian nào để nghĩ về những ngày tháng cũ. Vậy mà, vào tháng Tư trong năm, tôi có dịp ghé Houston và tình cờ có được một vé tham dự chương trình Ballet mang tên Vết Lăn Trầm (Quiet Imprint) với nền nhạc là giọng ca Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, đạo diễn là Thắng Đào, một cái tên hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Song, Khánh Ly và Ballet, điều này đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và thật sự tò mò về người biên soạn vở Ballet này: anh ta đã chọn một sự kết hợp đầy thách đố.

Đối với tôi, không có gì gần gũi hơn giọng hát Khánh Ly. Không có người con gái Việt Nam nào "da vàng" hơn Khánh Ly. Giả như một nghìn năm sau có đầu thai làm người lại, tôi vẫn nhận ra đây là giọng hát Khánh Ly. Còn Ballet, cái chất Tây phương xa cách như trong truyện thần thoại ấy, làm sao có thể kết hợp với Khánh Ly"
Vậy mà, câu chuyện Việt Nam, tiếng hát Việt Nam đã được trình diễn đâày xúc động, với các vũ công toàn là dân bản xứ người Mỹ. Một tiếng đồng hồ ngồi trong rạp, tôi đã trải qua một cảm giác thật khó diễn tả, và cũng thật khó để quên. Đó chính là cái cảm giác lần đầu tiên được cắn ngập răng vào cái thỏi sô cô la ngọt ngào ấy, cái thỏi sô cô la mà trong cái giai đoạn cả nước chỉ có ăn bo bo để sống, tôi đã biết rằng nó có đấy, chỉ có điều tôi đã chẳng dám mơ ước nếm thử.
Một thỏi Sô cô la ngọt ngào đến cảm động.
Ngọt ngào bởi sự kết hợp đầy khắc khoải giữa giọng ca và điệu múa, cách chọn y phục giản dị cũng như sân khấu giản dị. Sự hiểu biết thấu đáo của nhà biên soạn trẻ, tài nghệ của đoàn múa và những động tác đầy sáng tạo. Tất cả sự xa cách trong trí tưởng tượng của tôi về Ballet lúc bấy giờ lại là cảm giác gần gũi như gặp lại người bạn thân ở làng cũ. Tôi thấy "Người Phu Quét Lá Bên Đường", "Người Con Gái Việt Nam Da Vàng", "Mẹ Việt Nam", những "Người Nằm Xuống"...tất cả đều khao khát gửi ra một thông điệp "Hãy Sống Giùm Tôi. Hãy Nói Giùm Tôi". Tôi thấy sự tinh tế lẫn văn minh trong cách bộc lộ qua các động tác múa lẫn cách chọn y phục và màu sắc của nhà biên đạo trẻ ở chỗ giản dị và mạnh mẽ, tựï tin. Tôi thấy tâm hồn Việt Nam khao khát "sống" và "nói" của người nghệ sĩ trẻ tuổi Thắng Đào khiến tôi cảm động. Mở đầu chương trình là lời giới thiệu rất ngắn gọn. Phần ballet được trình bày cùng với ca sĩ Khánh Ly đứng một góc của sân khấu cùng một cây piano & một cây guitar, hát liên tục.
Toàn bộ chương trình được gói trọn trong vòng khoảng một giờ đồng hồ. Chỉ một giờ đồng hồ, nhưng cảm giác ngọt ngào vẫn ở lại với tôi cho đến hôm nay, khi tôi ngồi viết những dòng này.
Về lại quận Cam không bao lâu, tôi đọc báo thấy chương trình ballet "Vết Lăn Trầm" sẽ đến quận Cam vào tuần lễ đầu tháng Mười sắp đến. Tôi cũng đã đọc môät số bài báo viết về người nghệ sĩ trẻ Thắng Đào. Anh sang Mỹ từ năm 3 tuổi, và ngay thời mới lớn, đã “lăn xả” vào nghệ thuật Ballet.
Trong khu Lincoln Center tại New York, có The Juilliard School. Từ 1905, đây là ngôi trường danh giá nhất thế giới về vũ, kịch và âm nhạc. Hàng năm, trong số trên vài ngàn đơn ghi danh, chỉ có từ 5% đến 7% trúng tuyển. Trong số này, Thăéng Đào là chàng trai gốc Việt duy nhất. Xuấât thân từ The Juilliard School, Thắng Đào tôát nghiệp BFA về nghệ thuâät múa tại The Boston Conservatory, rồi cao học MA tại New York University và trở thành người Việt Nam đầu tiên dành được chỗ đứng trên sân khấu ballet của thế giới. Năm 2006, anh nhâän giải The The Audience Choice Award. Hai năm sau, nhâän thêm giải thưởng và học bổng dành cho biên đạo múa do the Princess Grace Foundation. Bà hoàng Grace chính là nữ tài tử Grace Kelly lừng danh của thếâ kỷ 20, trước khi rời bỏ màn bạc để kêá duyên với ông hoàng xứ Monaco.
Đọc thêm chuyện Thắng Đào về “Vêát Lăn Trầm”, nhât là về cái duyên đã dẫn anh đến với giọng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, khiến tôi thêm một lần cảm động.
Thắng kể, lần đầu tiên mua một CD nhạc Việt Nam đã tình cờ mua được CD nữ ca sĩ Khánh Ly hát Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, version đầu tiên trước 1975. Điều này khiến tôi lại phải nghĩ đến cái chữ Định Mệnh.
Định Mệnh "Da Vàng".
Và cái duyên "không bao giờ có được cái duyên chấm dứt" của tôi đối với môn nghệ thuật Ballet này.
Nhớ lại câu ai đó đã giới thiệu về bộ môn Ballet mà tôi chỉ nhớ đại khái chứ không nhớ rõ, khi tôi còn bé, đứng sắp hàng chờ được tuyển chọn vào một trong ba đội múa ghi trên tấm bảng lớn, bây giờ thì tôi nghĩ rằng nó phải như thế này:
"Ballet là Ballet. Nó là nó. Là thể xác. Là Tâm Hồn. Là ngôn ngữ tự do được dùng để mở bung tim óc của con người. Là thỏi Sô Cô La ngọt ngào mà hồi nhỏ bạn đã từng mơ ước".
Nguyên Thanh

Ý kiến bạn đọc
11/04/202402:06:04
Khách
burning feet remedies <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> prostatitis remedies
26/09/201121:21:29
Khách
Cô Nguyên Thanh mến,
Tôi rất thích chủ đề và lối viết của cô.Xin cảm ơn đã chia sẻ tư tưởng với bạn đọc.Rất tiếc vì ở xa nên không đi xem được chương trình này,thật là tiếc quá.
10/10/201122:10:20
Khách
Rất giống Vết Lăn Trầm, bài viết của bạn cũng có sự pha trộn của đông và tây ! Tôi rất thích bài viết này và hy vọng sẽ mua được DVD của buổi ballet đặc biệt này - vì tôi rất thích ăn chocolate ! :) Mong Nguyên Thanh viết thêm, cảm ơn rất là nhiều !
23/10/201106:05:29
Khách
Bạn vỉết rất hay.Câu văn giàu cảm xúc, chất nghệ thuật.
"Ballet là Ballet. Nó là nó. Là thể xác. Là Tâm Hồn. Là ngôn ngữ tự do được dùng để mở bung tim óc của con người. Là thỏi Sô Cô La ngọt ngào mà hồi nhỏ bạn đã từng mơ ước" ---Giống như Nguyên Thảo từng mơ peỏm concerto cuả J.S Bach trong một thính phòng đàng hoàng hồi nhỏ.

Mong được làm quen với bạn. Bạn có thể liên lạc với Vietbao lấy số phone và e-mail cuả mình.

Thân mến,
Lương Nguyên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,969,539
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”