Hôm nay,  

Tội Đui

09/09/201100:00:00(Xem: 202114)
Tội Đui

Tác giả: Kông Li 
Bài số 3351-12-28561vb690911

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20..Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Sau đây là bài mới nhất của ông.

***

Thằng bạn tôi có cái tật, tôi không biết diễn tả sao, nên chỉ nói là “ngộ”: mỗi khi nghe chuyện gì hơi trái tai, gai mắt, có vẽ hơi không lô gic là hắn gân cổ, mặt đỏ gay, vung tay, chân, cãi hoài cho bằng được, mà không cần biết là thiên hạ đang nói chơi hay nói thật. Tôi thấy hắn tếu tếu, nên hay chọc để nhìn cái mặt thấy nhăn nhó, tức cười đó. Một hôm gặp hắn trong chợ, tôi bắt đầu:
-Ê, mày có bao giờ bị Đui chưa " mày có biết là ở xứ này phạm tội Đui bị phạt tiền và ở tù dài hạn không "
Hắn trợn mắt nhìn tôi, mặt bắt đầu đổi sắc:
-Mày đui thì có, thằng ăn nói hàm hồ, đui mà bị tội, ai mà dám mù. Người tàn tật nói chung, ở đây được luật pháp liên bang che chở và bảo vệ mọi thứ.
-Mà mày biết tao nói gì không"
-Ờ, thì mày nói bá láp, nghe không lọt lỗ tai. Đụng tới người khiếm thị là lôi thôi lắm đó.
-Không phải vậy đâu. Tao hỏi là có bao giờ mày lái xe trong tình trạng say xỉn hay đang phê và bị cảnh sát vịn vì tội ĐUI không"
Thấy hớ, hắn vùng vằng bỏ đi, còn ngoái lại trả lời: Không bao vờ. Nói chuyện với mày chỉ tổ lên tăng xông thôi .

Tội DUI, DWI hay OWI, OVI theo cách gọi của cảnh sát tùy từng vùng, là một trọng tội, khi lái xe mà có ông thần ve chai hay nàng tiên nâu, tiên trắng chấp cánh cho các “con Ngọc Hoàng” bay bạt mạng trên đường phố hay ngược chiều trên xa lộ, bất chấp sinh mạng của người khác và tiếng còi hụ inh ỏi, đèn xanh đỏ chớp tắt của Cảnh Sát phía sau.
Hàng năm có gần 2 triệu người bị bắt vì tội Đui, chiếm trên 40% tai nạn xảy ra trong toàn quốc, làm tử thương lối 20.000 người, số bị thương tật cũng đến vài trăm ngàn, chưa kể những phí tổn tài chính và ảnh hưởng về tinh thần không thể thống kê được. Có điều khó giải thích là những hung thần đường phố này khi gây tại nạn chết chóc cho kẻ khác, bản thân họ lại không hề hấn hay chỉ bị thương nhẹ như ta thường thấy phóng sự trực tiếp trên Ti Vi: khi bị dí vào đường cùng, họ vẫn còn đủ sức chạy đua với cảnh sát, lội suối, trèo tường, nhảy rào… cho đến khi tra tay vào còng mới chịu thúc thủ.
Lo hậu quả thảm khốc của các tai nạn vì Đui gây ra, nên cảnh sát thường mạnh tay bạo chân với mấy ông thần ma men nầy: nhẹ thì bắt đi tới lui múa kiểu ballet, đọc ngược, xuôi số hay đánh vần A,B,C, đứng lò cò, rồi tặng cho 1 vé; nếu có mùi hương của nàng Vodka, nàng Mari (juana) hay hơi hám của chàng Johnny Walker, Jack Daniels thì chắc chắn là ăn còng, thu bằng lái, ngủ với cảnh sát, hao tài, tốn của, và có dịp diện kiến quan tòa áo đen.
Lần đầu tiên bị còi hụ vì lái xe lạng quạng, vượt đèn đỏ….mà thử có nồng độ rượu trong máu từ.08 trở lên thì thấy 3 chữ T nhảy múa trước mắt ngay: tù, tòa, tiền, sơ sơ cũng vài ngàn đô: tiền thử máu,tiền phạt, tiền tow và giữ xe, tiền bail, mướn luật sư và tiền học lớp “lái xe an toàn” trong một ngày, nếu có trở ngại về ngôn ngữ thì thêm tiền cho thông dịch nữa.
Bản thân tôi không biết hút thuốc, không uống rượu, không lái xe, không chích choác nên có lẽ cả đời tôi sẽ không bao giờ bị cảnh sát “vịn” về tội Đui, nhưng tôi lại có cơ hội sống chung một tuần lễ với mấy ông bà “ chết xuống âm phủ còn vác kè kè” phạm tội Đui nhiều lần , ở trại tạm giam, xin nói ngay cho quý vị hiểu là do yêu cầu nghề nghiệp của tôi thôi.
Một ngày mùa hè năm ngoái, tôi nhận được một cú phone từ New Hampshire yêu cầu giúp đở một người Việt Nam. Giúp đở đồng bào xa quê hương trong khả năng mình, ai nở từ chối.Nếu trong thành phố thì tôi nhận lời ngay, dù là không thù lao, nhưng ở đây lại khá xa, tôi hơi ngần ngại, nhưng vẫn hỏi tới:
-Ở đâu"
-Thị trấn Laconia.
-Không biết
-Một thị trấn nhỏ cách thành phố Concord lối 80 miles.
-Làm gì"
-Giúp một thanh niên Việt Nam bị tội Đui.
- Mấy tiếng"
- Bảy ngày.
- Ối trời, sao lâu thế"
- Tại Đui nhiều lần.
- Làm việc ở đâu"
- Trong tù.
Tôi ngớ người, im lặng. Tôi không sợ khi nghe tiếng tù vì tôi đã có thành tích “học tập” với Cộng Sãn trong nhiều năm. Vã lại tù Mỹ được Hiến Pháp bảo vệ ( thứ gin, chớ không phải thứ dõm, làm ra để “lộng kiếng” của phe ta), được ăn đầy đũ, học hành, chăm sóc y tế miễn phí, xem TV, đọc sách báo, chơi thể thao, nếu làm việc được hưởng lương…. Tôi chỉ e chẳng may con cháu thần Lưu Linh, trong cơn nghiện thuốc, ghiền rượu, bỗng nổi cơn điên, dộng cho tôi một đấm như trời giáng thì hết đường về với vợ con. Tôi rụt rè hỏi tiếp:
- Có an toàn không ông"
- Bảo đãm về nhà còn nguyên vẹn.
-Mà ngủ ở đâu. Trong tù ha"
- Khách sạn đàng hoàng chớ. Ngày ăn 3 bửa, có xe đưa đón.
Chà ! đề nghị quá hấp dẫn. Tôi hỏi tiếp:
- Thù lao ra sao. Ngày bao nhiêu tiếng"
- Ngày 12 tiếng. Thù lao gấp đôi.
Tưởng họ nói đùa cho vui, vì trường nào mà học 12 tiếng mỗi ngày.
-Có chắc không" Tôi hỏi lại
-Nếu ông bằng lòng, tôi sẽ fax hợp đồng ngay, ông xem, ký và gởi lại cho tôi
Tôi vốn tuổi con Rồng, nhưng có 4 chân …..của con ngựa, thích đi đây đó, nên tôi OK cái rụp, vì được “ đi vào tù chơi”, ở khách sạn, ăn uống, du lịch miễn phí mà có tiền bỏ túi nữa.
Chuyến Greyhound bỏ tôi tại cây xăng trên đường 93N. Phải mất gần 30 phút mới gọi được taxi đến đón về khách sạn. Thị trấn này nhỏ quá, nên không có xe bus, chỉ có vài chiếc taxi tại gia, ai gọi mới đến chở. Xe cũng có đèn taxi trên nóc, nhưng không có đồng hồ, tiền cước tính bằng miệng. Thị trấn Laconia này lặng lẽ và buồn thiu. Xe cộ chạy lưa thưa, người đi bộ thì lèo tèo. Cửa hàng, quán xá mở cửa rất trể và đóng cửa trước 9 giờ đêm. Không thấy Mc Donald hay Dunkin Donut đâu cả. đừng nói chi đến Starbuck. Tuy nhiên vào sâu lối 10 miles nữa, có hồ Winnipesaukee, lớn nhất trong các hồ ở New Hampshire. Hồ rộng bao la, quanh hồ là những rừng thông xanh mướt, cảnh đẹp tuyệt vời, là nơi cắm trại lý tưởng. Mùa hè dân chúng đến đây hưởng các thú đi câu, chèo thuyền, kayak, bơi lội, tắm nắng, trượt ván, chạy xe đạp…
Đưa địa chỉ làm việc cho nhân viên khách sạn để hỏi thăm, chẳng ai biết nó ở mô. Xem bản đồ không tìm ra tên đường. Tôi hơi chột dạ. May mắn thay, tôi nhớ lại có thằng bạn, quen hồi nào chẳng nhớ, hình như làm việc ở tòa án Concord. Gọi phone thử, sau 15 phút vào “thực đơn” (menu), phải bấm số 1, nếu nói tiếng Anh, bấm số 2, nếu nói tiếng Á Rập…., chờ, rồi bấm số 5, nếu gọi văn phòng Biện Lý, chờ…bấm số 6, nếu gọi….., bấm số 7 nếu gọi….. . Bấm đến số 20 mới thì gặp được hắn. Vài câu chào hỏi mào đầu, tôi hỏi ngay:
-Mày biết trung tâm MOP của New Hampshire ở đâu không"
- Biết. Nhưng để làm gì"
- Hôm nay tao phải trình diện và ở đó 7 ngày.
Tôi nghe một tiếng “What” thật to trong ống nghe.
-Thôi, lại ông nữa rồi. Mười mấy năm ở Mỹ, ông chỉ đậu được cái bằng lái xe…. đạp, tứ đổ tường mù tịt, ông lại định nói với tôi là ông say xỉn mà chạy quá tốc độ khi lái xe…. đạp hả"
-Không phải vậy ! Tao đến làm việc mà. Tao đang ở khách sạn tại Laconia đây.
Biết điạ điễm rồi và hẹn gặp lại vào cuối tuần, tôi gọi taxi.

Trại tạm giam MOP dành cho quý vị bị phạm tội Đui nhiều lần (Multiple Offenders Program), còn có nghĩa bóng là dọn dẹp sạch sẽ các đệ tử thần Bacchus khỏi đường phố, là một tòa nhà dài, có một tầng, nằm cạnh trại giam đồ sộ của Bang, trong cánh rừng thưa trống trải, xa dân cư, nên tên đường chưa có trên bản đồ. Trường MOP này mở cửa suốt năm, không sợ ế, vì lúc nào cảnh sát cũng cung cấp khóa sinh đều đặn. Theo lệnh tòa án, các “sinh viên” phải theo học lớp MOP này trong suốt 7 ngày, mỗi ngày 12 tiếng. Cuối khóa, có thi kiểm tra, nếu đạt yêu cầu, được tha về, trả lại bằng lái, nếu không sẽ bị trả lại nhà tù, chờ ra tòa lảnh án.
Lúc tôi đến nơi, thì có lối 20 “sinh viên” vừa “ tốt nghiệp”, ùa ra cửa, cười nói ồn ào. Không biết họ vui mừng vì được trở về với vợ con, cha mẹ hay lại sắp hội ngộ với bia bọt và xì ke nữa đây"
Khóa trước vừa đi khuất thì xe thùng chở tân khóa sinh đến. Thay vì mang cặp, sách, vở, mỗi người vác trên vai hay ôm một bị hay túi lỉnh kỉnh đồ đạc, tóc tai bù xù, mang dép lẹp xẹp, mặt mày không được tươi lắm.
Một thanh niên trong đám, trạc ngoài 30 tuổi, trông thấy tôi đúng tại cửa, giơ tay vẩy, có vẽ mừng rỡ và hỏi lớn:
-Chú Việt Nam hả" Hôm nay không có chú, con chắc phải trở lại nhà tù rồi.
Tôi ừ để cho cậu ta “ an tâm tích cực học tập tốt và lao động tốt để sớm về với gia đình”!!!
Học viên được đưa vào một phòng lớn, đứng thành hai hàng, điểm danh.Tất cả đồ đạc mang theo, cả trong túi quần và túi áo, phải bày ra trên sàn nhà để giáo viên kiểm soát. Nhìn cảnh này tôi liên tưởng đến các tên quản giáo Việt Cộng thường xuyên lục soát người tù kiểu này, để tìm.. vũ khí hay tài liệu chống đối "
Kiểm soát xong, học viên lên lầu trên nhận phòng, mền và gối, hai người một phòng nhỏ. Cuối dãy là phòng vệ sinh và nhà tắm công cộng. Bên cạnh là một phòng rộng có hai máy giặt và hai máy sấy lớn bỏ tiền, xà bông giặt thì miễn phí.
Xong xuôi, học viên xuống nghe phổ biến điều lệ của trung tâm. Tuy là nơi tạm giam, nhưng luật lệ khá khắc khe, nếu vi phạm, sẽ bị trả về nhà tù và ra toà. Trước khi vào lớp, học viên phải ký giấy nợ, lối 1.600 đô cho 7 ngày ở, ăn, học tại đây. Tính ra quá mắc., so với ăn,ở tại khách sạn 3 sao cở Holiday Inns hay Double Tree Ai nấy đều hởi ơi, chặc lưỡi khi đặt bút, ký giấy IOU này.
Trong lúc điền đơn, cậu ta tâm sự:
-Con xui quá, chú ơi, bị mấy lần rồi, nên lái xe cẩn thận lắm, mà vẫn bị vào đây!
-Lái xe xỉn, đụng người rồi bỏ chạy hả" Tôi thẩm vấn.
-Đâu có đụng ai đâu. Tuần rồi ăn sinh nhật con thằng bạn, uống đến hơn 12 giờ khuya mới ra về. Con lái xe rất chậm, mặc dù đường vắng. Gần đến nhà, tưởng thoát rồi, con quẹo sao để cán lề đường. Ai dè có bà Mỹ đi sau, thấy vậy, gọi cảnh sát và…..vì có mùi rượu, nên con bị nhốt hết một tuần, rồi chuyển sang đây.
-Cậu có đi làm không" Tôi khai thác thêm.
-Con làm nail, nghỉ 2 tuần mất sở hụi bộn. Chưa kể tiền luật sư, tiền phạt, tiền giấy tờ, tiền giam xe, tiền ăn, ở … đã hơn 10.000 đô. Không biết khi nào trả hết nợ đây" Con cám ơn chú đến đây giúp con.
Tôi cười thầm, đi chơi có tiền mà được cám ơn riú rít nữa. Nghĩ cũng thích. !
Thủ tục nhập học xong thì đến giờ ăn trưa. Phòng ăn ở tầng hầm, tuy nhỏ nhưng gọn và sạch sẽ như trong cafeteria ở các Đại Học. Thức ăn ở đây rất dồi dào, đa dạng, kể cả nước uống và món tráng miệng thật là ngon, ngon hơn ở các nhà hàng 4.5 sao ( 1600 đô mà lị !).
Buổi học đầu tiên khai giảng vào đầu buổi chiều. Mỗi giờ có 15 phút giải khát: cà phê, cacao, sửa, nước ngọt, trà, bánh, trái đủ loại, lúc nào cũng đầy bàn. Sau khi các giáo viên tự giới thiệu, học viên lần lượt khai lý lịch, thành tích “xa lộ”, cơ duyên nào lại chọn “chốn đoạn trường này mà vô ”. Một giáo viên cho tôi biết lần đầu tiên có một học viên là người Việt Nam ở truờng này. Hân hạnh hay ân hận đây!
Chương trình học cả tuần xem ra rất nặng gồm các tài liệu y khoa liên quan đến các bệnh hiễm nghèo, ảnh hưởng đến tim, gan, ruột, phèo, phổi, não,gân, cốt do rượu và ma túy gây ra, đựng trong hồ sơ dầy cộm phát cho học viên. Hàng ngày, học viên được xem những pha rượt, bắt sôi nỗi và hồi hộp giữa các ông thần ve chai và cảnh sát như đang xem phim hành động của James Bond 007. Những hình ảnh tai nạn hãi hùng, ghê rợn trên xa lộ mà khán giã không bao giờ được nhìn thấy trên Ti Vi: những chiếc xe không còn hình dạng; những thi thể không đầu, mất tay, chân; cảnh lính cưú hỏa dùng kềm cộng lực xé đống sắt vụn để lấy ra một đám thịt bầy nhầy, đầy máu me. Tôi không có dịp lái xe, nhưng tôi hứa là chẳng bao giờ rờ đến vô lăng nữa.
Hai giờ cuối trong ngày dành cho thảo luận. Học viên tóm tắt những gì nghe, thấy và phát biểu cảm tưởng, đóng góp ý kiến về tội Đui, và lời hứa khi rời trung tâm.
Nhiệm vụ mỗi ngày của tôi là giải thích tài liệu, phụ đề Việt Ngữ cho các phim chiếu trên TV cho thân chủ tôi và mớm lời cho phần phát biểu, cảm tưởng của anh ta vào buổi chiều.
Ngày đầu tiên, tôi hơi ớn vì phải tiếp xúc và ở với đám con cháu Ngọc Hoàng trong suốt 12 tiếng trong ngày, nhưng xem ra không đến nỗi như tôi tưởng: họ khá thân thiện, cũng đùa giỡn và trò chuyện, như không có chuyện gì quan trọng xãy ra, trừ ra ông bạn yêu mến của tôi, lúc nào cũng ũ rũ, lo lắng.
Ngày vui qua mau, ngày buồn rồi cũng hết. Ngày Chúa Nhật không học, dành cho bài thi “tốt nghiệp”. Bài thi rất dễ, dường như làm ra để tất cả sinh viên đều đậu 100%. Sau bài thi, mỗi người phải nạp một bài viết cảm tưởng về khóa học, rút kinh nghiệm gì qua các bài học, phim ảnh đã xem; nhận xét về việc điều hành Trung Tâm, đánh giá khả năng của giáo viên, và đề nghị đóng góp, nếu có. Một lần nữa, tôi phải “vận dụng sức sáng tạo” của mình để gà bài cho thân chủ, ca tụng các giáo viên “ anh minh “. Cuối cùng học viên điền một số mẫu đơn để hẹn gặp các bác sĩ chuyên khoa sau khi rời trung tâm”. Nếu bỏ hẹn với các bác sĩ này, họ sẽ bị bắt lại ngay và các vòng luẩn quẩn lại tiếp tục quay.
Buổi chiều, học viên được nghỉ, chuẩn bị ngày mai về nhà, sau 7 ngày học tập tốt, lao động tốt và… đóng tiền tốt!.
Ngoài các biện pháp hao tài, hao sức và tốn của kể trên, một số bang còn có những biện pháp phụ để “đì” thêm các hung thần xa lộ: Ohio “thưởng” bảng số đặc biệt màu đỏ và vàng gọi là Party Plate cho các ông bà Đui nhiều lần. Bang Minnesota: bảng số trắng, xanh, đen có 4 số và con chữ W to tổ bố, để thiên hạ nhận diện thần dân Whisky mà mau mau … né, kẻo mang họa. Một số bang chỉ cho các chư vị này lái xe 6 tháng trong một năm mà thôi. Riêng khu Los Angeles và Alameda buộc gắn khóa công tắc đặc biệt. Khóa này dị ứng với thuốc và rượu. Nếu có, khóa công tắc không “quớt”, chỉ có nước đi bộ hay đẩy xe thôi.
Lạm dụng xì ke, ma túy song hành với các tai nạn do say xỉn là một trong những vấn đề nhức nhối của nước Mỹ, không thể nào giải quyết được vì nước Mỹ được các cartel của Mexico và Colombia ưu ái cung cấp hàng thừa mứa, và nước Mỹ là xứ có hổn danh tiêu thụ rượu nhiều nhất trên thế giới, vì rượu quá rẽ, ai cũng có thể nốc thoải mái, từ kẻ homeless đến các ca sĩ, tài tử ciné, thể tháo gia, võ sĩ: Mel Gibson, Tiger Woods, Michael Jackson, Muhammed Ami, Lindsay Logan, Amy Winehouse, MM.... đều bị hấp đi hấp lại nhiều lần (rehab). Chỉ có một giải pháp duy nhất để không còn tội Đui nữa là dân Mỹ chịu …..lái xe đạp và đi bộ.
Dù ngủ giường lèo, nhưng cu ky lạnh lẽo một mình trong một tuần lễ, tôi bỗng nhớ NHÀ. Nên 5 giờ chiều Chúa Nhật xong xuôi là tôi cuốn gói, lên Greyhound vọt ngay. Về đến NHÀ, tôi mừng hết biết, nhưng nhớ đến thằng bạn, lỡ hẹn với nó, thế nào cũng bị nó rủa.
Kông Li 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến