Hôm nay,  

Người Bạn Già Mất Trí

05/09/201100:00:00(Xem: 137513)
Người Bạn Già Mất Trí

Tác giả: Du Tử Nguyễn Định
Bài số: 3347-12-2857vb2090511

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài mới lần này kể về công việc của ông bố ấy nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người. Mong tác giả tiếp tục viết thêm.

***

Tôi phải gọi cụ là bạn, một người bạn vong niên còn rất xa lạ với tôi ở lúc này, vì tôi nhận công việc chăm sóc cụ chưa quá một tuần lễ, và nếu nói theo nhà Phật thì quả là duyên, tôi có duyên với cụ. Hay nói theo Chúa, thì đó là thánh ý để tôi chăm sóc cụ mà tôi luyện bản thân.
Tôi có được công việc này nhờ một mẫu báo quảng cáo mà người nào đó gói đồ rồi bỏ lại trên ghế đá công viên, nơi tôi vẫn đi dạo hàng ngày mà cũng là nơi tôi nghĩ ngơi và ăn trựa . Công viên này, mẫu báo ấy đã thành cơ duyên cho tôi gặp cụ, coi cụ là bạn, hay còn là một tri âm giữa biển người mênh mông, hay giữa thế giới xa lạ chỉ có mình tôi lạc loài thất thểu tháng năm qua. Và cũng nhờ nơi đây, tôi có được một việc làm, dù việc làm này đối với nhiều người chỉ là cái may mắn trong trăm ngàn nỗi đắng cay. Nhưng dẫu sao, vẫn còn hơn là cứ thấp thỏm không hiểu ngày mai con gái sẽ nói gì, lại email kiểu gì, và ngày mai còn bao nhiêu ê chề sẽ tới !
Ở đây tôi có cơm ăn, có phòng ngủ, mà không phải nhìn quanh quất dòm chừng người Security hay Police tới hỏi thăm như đôi ba lần tôi đã gặp khi đang ngồi ăn trưa ngoài công viên. Và đặc biệt là ở đây tôi có thể xử dụng computer, đế khi buồn bã quá, tôi đem tâm tư mình trút bỏ trên các trang web, mà mong tìm lại hơi hám, dư hương của những gì đã mất trong suốt khoảng đời năm sáu mươi năm đã qua, hoặc giã là những lúc buồn khổ và cô đơn quá, tôi đi tìm tri âm qua các trang web cho dịu đi nỗi thống khổ trong lòng.
Những ngày đầu của tuần lễ thứ nhất, như tôi đã hứa với cô chủ, con gái ông cụ, là cho tôi làm thử hai tuần, nếu cô không vừa ý hay tôi không làm nổi, tôi sẽ nghỉ. Mục đích của tôi cố gắng làm hai tuần để tôi có đủ $400 trả tiền bảo hiểm xe cho 6 tháng, nhưng rồi tuần lễ đầu đã qua đi, dù rất vất vả, rất tủi khổ, cũng đã trôi qua, tôi thầm nghĩ và lòng mang hy vọng sẽ làm được lâu dài, miễn là tình trạng sức khỏe của ông cụ không xấu đi.
Vì lo nghĩ đến sức khỏe của ông cụ thay đổi, nên tôi dạo khắp trên các trang web để tìm hiểu về Los memory, từ “dementia, emotional baggage” đến “Alzheimer's disease”, tìm hiểu các loại thuốc ông cụ đang dùng về liều lượng, “drug interaction, missed dose, overdose...” rồi các bịnh về tiểu đương (blood sugar), cao mỡ (blood fat),. Thấy da của ông cụ rất khô, bị nứt nhiều chổ, tôi tìm nhiều loại xà bông để ông cụ dùng thử, kể cả xà bông dùng cho trẻ con, và cuối cùng tôi tìm ra Buddies, (Jonson's Buddies) dành cho trẻ em là không làm cụ bị nứt da, mà loại xà bông này đều có sẵn trong nhà.
Ông cụ đang uống Metformin cho blood sugar, nhưng mỗi lần uống Metformin, ông cụ đứng lên không vững, mắt lừ đừ, cũng như sau khi uống Simvastatin chừng 30 phút, ông cụ lại trùm mền, xoa bóp các bắp thịt và đi tiểu nhiều, tôi liền nghĩ là Metformin đã làm ông cụ xây xẩm mặt mày và buồn ngủ, hay là Simvastatin làm đau nhức các bắp thịt và ớn lạnh, đi tiểu nhiều, tôi liền gọi phone cho bác sĩ để xin đổi thuốc.
Tôi làm tất cả những việc này với một tấm lòng trân trọng, đầy cảm tính, như đối với ruột thịt của mình mà không ngần ngại e dè, dù là nhiều khi ông cụ không kềm chế được đã đi tiêu đi tiểu ngay trong quần, chứng bệnh mà y học gọi là “incontinence”. Cũng tương tự như năm 1972, tôi chăm nuôi một người bạn thân bị mìn trên đương từ Tiểu Khu Pleiku về Chi Khu Thanh An, bị cụt một chân, hư một mắt ở bệnh viện Dã Chiến 72 Quân Y Pleiku. Cứ mỗi chiều sau giờ làm việc, tôi mang cơm đến Bệnh Viện cùng ăn với bạn mình, xem y tá thay băng và rồi tôi đã trở thành y tá riêng của bạn suốt một năm trời, cho đến khi bạn tôi chuyển về Trung Tâm Chỉnh Hình Tổng Y Viện Cộng Hòa.
Bây giờ tôi săn sóc ông cụ cũng trong tâm tình ấy, dầu một đôi khi tôi thật buồn, nhất là những lúc tắm rửa và lau mình cho ông cụ, tôi lại chợt nhớ tới cái tôi vẫn còn lẩn quất trong tôi như chưa hề quên đi. Có những chiều sau giờ cơm, lúc ông cụ nghỉ ngơi, tôi thơ thẩn dạo quanh sân, là những khi nghĩ tới số phận mình. Đó là lúc tôi nhận muôn vàn cảm xúc, từ tủi thân đến xót xa cho cuộc đời lưu lạc mà lẽ ra tôi không đáng để nhận. Nếu tôi biết được rằng công việc tôi đang làm là nhân quả của một kiếp nào thì có lẽ tôi vui hơn, hay là như Chúa Giê Su nói "Ai theo ta hãy vác Thánh Giá mà theo" thì tôi vui mừng biết bao vì hẳn là tôi đang theo Chúa.
Khi nào đó ta quên được cái tôi, ta sẽ tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, biết sống bình dị và khiêm cung. Khi nào ta để cái tôi chết đi trong ta, là ta đã quên được một đời làm người của mình. Tôi nghĩ tới điều này, và đã tìm được sự bằng yên trong tâm hồn cho mình.
Hàng ngày mỗi sáng sớm thức dậy, tôi cầm hai tay ông cụ đưa lên đưa xuống, co duỗi hai chân, tập thể thao cho ông cụ để máu huyết lưu thông, lau mặt và giúp ông cụ làm vệ sinh cá nhân, rồi pha hai ly cà phê để vừa uống vừa đi bộ từng bước rất thong thả, từ phòng khách tới phòng ngủ và ngược lại, cho đến khi hết ly cà phê tôi mới dẫn ông cụ đi bộ ra sân, tôi như một cái gậy, để ông cụ đi bên tôi, tay vịn vào vai và từ từ dạo quanh sân chừng 15 hay 20 phút, tùy vào nét mặt của ông cụ, mệt mỏi hay biểu lộ nét bình thường. Những lúc như thế, tâm trí tôi lại suy nghĩ mông lung về một mái ấm gia đình trong những đời sống bình dị, mà mỗi sáng sớm tôi vẫn uống một ly cà phê và miệng vẫn thúc dục các cháu ra xe kẻo trễ giờ học, như bao nhiều ông bà vẫn quen làm trên đất nước này, ở một gia đình hạnh phúc. Nhưng những ước mơ nhỏ nhoi rất tầm thường ấy, tôi vẫn không có được.

Nhiều lúc tôi vẫn thường hay nhớ về dĩ vảng, tôi mang mãi cảm xúc êm ái của chuỗi thời gian làm nghề gỏ đầu trẻ, từ một cậu giáo dạy kèm taị tư gia, đến một giáo sư dạy giờ, rồi trở thành một giáo sư chuyên dạy luyện thi chuyên nghiệp, để rồi hàng năm, cứ vài ba tháng trước ngày thi tốt nghiệp, học trò ghi tên vào lớp tôi đến không còn chỗ để ngồi, mà thật ra tôi đâu có bùa phép gì ngoài việc đi sưu tập các đề thi cũ từ khoảng 5 hay 10 năm trước, đem ra giải hết cho học trò, vì tôi hiểu rằng, đề thi tốt nghiệp nào cũng chỉ là quanh quẩn bằng ấy những câu, những đề có thể ra, có thể hỏi mà thôi, trọng tâm của chương trình là vậy, và ông thầy nào, ở trường nào khi được Bộ yêu cầu gởi đề thi đề nghị, thì cũng chỉ đặt được những câu hỏi như thế mà thôi, nhờ đó mà tỷ lệ học trò đậu rất cao, tôi được học trò và các trường chào đón nồng nhiệt một thời.
Một hôm, sau khi tắm rửa cho ông cụ xong, tôi dùng khăn khô lau mình cho ông cụ, khi lau đến phần dưới thân thể của cụ, bổng nhiên tôi bật khóc, tôi gục đầu vào lưng cụ mà khóc như một bé con, rồi tôi kể cho ông cụ nghe về nỗi khổ của mình, tôi nói hết tất cả những gì ấp ủ trong lòng tôi, mà bao lâu nay vì sĩ diện, vì danh dự, vì cái tôi, hay vì sợ xấu hổ với bạn bè mà tôi không dám thố lộ. Và bổng nhiên tôi hiểu được rõ ràng nghĩa của hai chữ "tri âm", như chuyện xưa kể về Bá Nha và Tử Kỳ, đôi tri âm tri kỷ này đã vì nhau mà đành đập bể cây đàn đế mấy chữ TRI ÂM, TRI KỶ lưu lại cho hậu thế hôm nay.
Đối với ông cụ, tôi đã xem ông như một tri âm, ông nghe tôi nói, ngồi yên cho tôi nói, và nỗi lòng tôi khi trao hết cho ông, tôi cũng yên tâm là bí mật ấy vĩnh viễn không bao giờ bị tiết lậu với một người mất trí. Tôi nói với tri âm của mình bằng cả tấm lòng và nước mắt, ông cụ nhìn tôi mỉm cười, hai môi mấp máy như muốn nói điều gì, nhưng nói không ra lời, hai tay ông đưa ra phía sau, vỗ vỗ vào lưng tôi như muốn chia xớt nỗi đau khổ tôi đang mang. Và tôi như một tín đồ ngoan đạo, gục đầu dưới chân Thánh Giá hay quì gối trước Phật tổ, khóc cho hết oan khiên mà không e ngại, không lo sợ bị chế riễu, hoặc bị xúc phạm. Và rồi sau phút ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm, tôi tìm lại được sự thanh tịnh trong tâm hồn, như chưa bao giờ có được kể từ sau ngày mất nước.
Sau những tháng ngày gần gũi, tình cảm của chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn. Thường khi ông cụ cầm lấy bàn tay tôi lật lên lật xuống như đang xem chỉ tay, mà thật ra, tôi hiểu đó là cách phô diễn tình cảm thân thiết của cụ. Còn tôi, tôi cố gắng sắp xếp những sinh hoạt hàng ngày của cụ thành một thời khóa biểu, để tập cho cụ có một thói quen, mà lâu dần sẽ là một tập quán, tôi kỳ vọng cụ sẽ làm các động tác theo trình tự như một tập quán hay bản năng tự nhiên, mà không phải là trí nhớ, vì theo tôi, cụ chỉ mang chứng lãng trí của những người già, nhưng trong đầu óc, vẫn còn lưu lại một vết tích nào đó về ký ức, mà các chuyên gia thần kinh, hay y khoa giải thích được. Thí dụ 3 lần đưa ông cụ đi bác sĩ, mỗi lần gặp bác sĩ, ông cụ vẫn biết cười.
Tôi tập cho cụ mỗi ngày cứ 6 giờ 30 là xuống khỏi giường, làm vệ sinh cá nhân, đánh răng xúc miệng - 7 giờ 30 uống cà phê và đi bộ trong nhà, từ phòng ăn đến phòng ngủ, uống hết cà phê sẽ đi bộ ra sân- Đi một vòng chừng 15 hay 20 phút tùy theo tình trạng sức khỏe của cụ từng ngày - 8 giờ 30 ăn sáng xem TV, hay tập nghe nhạc, những bài hát mà cụ yêu thích nhất, lúc còn trí nhớ mà con gái cụ đã cho tôi biết - 10 giờ 30 nhất định phải đi ngủ,và ban đêm cố gắng chỉ thức dậy một lần. Nếu tập cho cụ được như thế, sẽ rất hữu ích cho cụ, mà tôi sẽ có rất nhiều thời gian dạo web.
Một điều rõ ràng là nét mặt ông cụ đã biểu lộ được sự vui mừng, và tươi tỉnh hơn, sức khỏe ổn định, mà ăn uống rất chừng mực. Riêng tôi đã bắt đầu có những khoảng thời gian nhàn rỗi. Tôi bắt đầu để ý tới hai cô cháu nhỏ của cụ, tôi xem chúng làm homework, hướng dẫn chúng làm những bài toán nhân chia, và những khi như vậy, ông cụ thường đến ngồi bên tôi. Và tôi, tôi lại nhớ hai đứa cháu của tôi nhiều lắm, dù chỉ mới không nhìn thấy chúng mấy tháng thôi, nhưng tôi vẫn tự hỏi mình, không hiểu chúng đã cao được bao nhiêu, ai sẽ hướng dẫn chúng làm homework. Những khi như vậy, lòng ngực tôi như nặng nề lắm, tôi chợt khó thở và cảm giác buồn bã cùng cô đơn đến bủa ngập tâm hồn.Tôi chợt ứa nước mắt và đưa tay cầm lấy tay cụ như tìm lấy một sự đồng cảm, một sự ủi an, mà cũng như cố gắng bám víu lấy một cái gì giữa cô đơn và mất mát.
Tôi nói thầm với mình: đem tâm sự trao gởi cho một người lảng trí, một tri âm chỉ nghe mà không chia sớt quả là vỹ vọng.
Tôi bổng nhiên nhìn ra được một điều thật vi diệu giữa cung cách cư xử của con người, và nhìn ra tình cảm của con người trong buổi đầu gặp gở với nhau quả là tự do tuyệt đối:
- Có những khuôn mặt và vóc người mà vừa thoạt gặp, lòng ta đã tỏ ra tôn kính, thât dễ thương và ta có cảm giác rất dễ gần gủi.
- Có những người mà vừa gặp mặt, ta đã có cảm giác khó thương và không muốn gặp lại lần thứ hai.
- Lại có những người dù gặp hay không gặp, ta cũng không quan ngại.
Sống trên đất nước này, có một lề thói xã giao mà ta thường gặp nơi chỗ làm việc, trong các hành lang của Building, nơi cầu thang máy, là dù gặp lần đầu, gặp thường ngày, quen, thân hay sơ, bao giờ cũng có một khuôn sáo: "hi"- "how are you", "nice to meet you", và nói câu đó rồi, ta không quan tâm đến câu trả lời, ta cũng không để ý đến trạng thái của họ, đúng với nghĩa của câu nói “khách qua đường”.
- Nhưng có một trường hợp đặc biệt, đó là ta thật không muốn nhìn thấy nhau, nhìn nhau chỉ e ngại, hay cho nhau cái cảm giác bẽ bàng, khó chịu và thật muốn dấu mặt.
Trong tất cả các hình dung ấy, tôi thực sự đã tự hỏi mình rất nhiều lần, "Tôi thuộc loại người nào dưới cái nhìn của con tôi."
Tuy nhiên, dầu là cách nhìn nào, tôi vẫn tôn trọng tính tự nhiên và tinh thần tự do của tình cảm, để khi gặp một người mà ta có cảm giác tôn kính thì hãy tôn kính, như khi gặp phải một người mà ta thấy khó chịu, khó gần gũi và thân thiện, thì hãy để cho tình cảm biểu lộ tự nhiên như cảm giác ta đón nhận. Dầu là ruột thịt, dầu là cha con, nếu khi đối diện nhau mà trong lòng bổng dưng khó chịu, không vui mừng hay hoặc giả là tệ hại hơn, thì hãy để cho trạng huống ấy được phô diễn tự nhiên và hành xử tự nhiên mà không nên cưỡng ép. Có như thế, ta mới điềm nhiên nói được hai tiếng "thật lòng".
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay.
dutử
(Nguyễn Định)

Ý kiến bạn đọc
29/11/201122:29:36
Khách
Chuyện bác viết thật hay. Nhưng nếu là chuyện có thật thì cháu tin là có vay có trả, hay nói cách khác gieo nhân nào thì hái quả nấy. Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó cả đúng không bác?
06/09/201115:24:34
Khách
Cứ nghĩ là cũng có nhiều người khổ như mình, phải chi bác còn ở VN là đâu có khổ.
07/09/201119:47:51
Khách
Rất thích tác giã phân tách cách cư xử và tình cảm con người trong lần đầu gặp gở .Chính xác.
07/09/201105:08:45
Khách
bài viêt'qua' hay!
13/09/201104:37:14
Khách
Cấu mong Ơn Trên cho bác sớm thấy lại hạnh phúc của chính mình. Bác đang giúp đỡ người khác, rối bác cũng sẽ được giúp đỡ lại.
05/09/201118:04:00
Khách
Cháu đồng cảm với nỗi niềm, tâm tình của bác. Cầu xin Chúa ban cho bác sức khoẻ và sự bình an. Bác ơi, cuộc đời nầy chỉ là cõi tạm thôi mà. Cây thập tự bác đang mang quả rất nặng nề, và cháu tin, bác sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng trong nước của Đức Chúa Trời, nước vĩng cửu.
05/09/201115:00:38
Khách
mong ông có những ngày còn lại thật hạnh phúc. Mong ông tìm thấy hạnh phúc trong ngôi nhà ấm cúng đó. Mong cô chủ nhà cũng xem ông như người thân trong nhà...mong nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với ông...và cũng mong được đọc tiếp về cuộc đời của ông trong vui mừng và hạnh phúc...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến