Hôm nay,  

Hạt Giống Nghệ Thuật

28/08/201100:00:00(Xem: 166749)
Hạt Giống Nghệ Thuật 

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số: 3339-12-28564vb8082811

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

- Cô ca sĩ này có giọng ca thiên phú!
- Người nhạc sĩ nọ có ngón đàn tuyệt vời!
- Diễn viên đó diễn xuất hết xẩy!
Cô My có cái may mắn quen được một số bạn bè ngoài việc đi làm thường nhật còn có sở thích nghệ thuật thứ bẩy nên cô thường được tham dự cả những buổi tập dợt lẫn ngày trình diễn của họ, và được nghe luôn những lời khen chân thật từ phía trước và sau hậu trường sân khấu. Sở dĩ họ làm được như vậy vì sống trong một môi trường tự do tại hải ngoại và nhất là tại Hoa Kỳ, mọi người luôn được khuyến khích tham gia vào những sinh hoạt nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ tuổi.
Trong suốt thời gian đi theo bạn bè, điều làm cô My có ấn tượng và khiến cô hiểu rõ thế nào là đam mê nghệ thuật chính là những buổi tập dợt hơn là những buổi trình diễn. Nhìn những nghệ sĩ đi làm công việc chính về trễ vẫn tập họp với nhau tại nhà ộng bà bầu mỗi đêm để chau chuốt từng lời ca tiếng nhạc, mà cô cảm phục tinh thần yêu nghệ thuật của họ.
Hôm nọ trong lúc trò chuyện với chị Thu qua điện thoại, chị than mệt không kịp thở. Cô My hỏi công việc tại văn phòng bận rộn lắm sao thì chị trả lời:
- Văn phòng bác sĩ thì lúc nào cũng có bệnh nhân nhất là vào mùa dị ứng allergy. Nhưng chị mệt không phải vì điều ấy mà là chạy show quá nhiều.
- Bây giờ là gần cuối tháng 5, Tết đã qua rồi, còn Giáng Sinh chưa đến, làm sao có nhiều chương trình văn nghệ được"
- Tại em không ở trong nghề nên không biết đấy thôi! Ở vùng bắc Cali này, ngoài những ngày lễ Mỹ Việt chính thức còn có những buổi ra mắt sách / CD nhạc, buổi gây quỹ cứu trợ, họp mặt các hội đoàn ái hữu...
- Không lẽ chị tham dự tất cả ngần ấy chương trình sao"
- Chắc số chị có món nợ văn nghệ với mọi người. Em có biết hôm qua chị coi lại sổ tay thì thấy mình đã tham gia 56 show năm rồi không"
- Hèn chi chị mệt là phải! Một năm có 52 tuần, chị làm việc văn phòng 6 ngày mỗi tuần, còn kèm thêm 56 buổi trình diễn thì mình đồng da sắt cũng không chịu nổi huống gì người nhỏ con như chị.
- Biết sao bây giờ"
- Tại chị đam mê nghệ thuật quá chứ còn sao nữa!
- Có lẽ vậy đó em. Như tuần trước có lễ sinh nhật bát tuần của cụ Hà, chị từ chối không đi vì đã nhận lời ngâm thơ trong buổi ra mắt tập thơ của thi sĩ Hải Tâm. Nhưng mấy người con cụ Hà năn nỉ mãi vì cụ thích nghe lại mấy bài vọng cổ ngày xưa, nên chị đành phải nhận lời. Từ tối hôm đó về nhà, chị phải uống trà gừng mỗi ngày. Em không thấy giọng chị vẫn còn khàn hôm nay sao"
- Vâng, em có nhận ra giọng "trầm" của chị. Em tưởng là chị đang tập dợt giọng hát "trầm ấm" cho một bản tình ca nào đó chớ"
- Ừ, chị cũng không biết tại sao khi giọng bị khan tiếng thì ông xã nói chị hát tân nhạc rất "phê".
- Dầu gì chị cũng phải giữ gìn sức khoẻ chớ! Chị không nghe câu "Sức khỏe là vàng" sao"
- Chị biết chớ, nhưng mỗi khi được hát những bản nhạc mình yêu thích hoặc những bản nhạc do chính mình sáng tác thì nỗi vui mừng này khó diễn tả lắm em ơi. Chính nó là nguồn cảm hứng cho chị tiếp tục đi làm công việc hàng ngày.
- Để diễn đạt được các bài hát qua nhiều thể loại như chị chắc phải tập luyện nhiều lắm hả chị"
- Đúng vậy đó em. Nhưng đi hát tự do như chị vẫn thú vị hơn là dạy cho các em nhỏ tập hát.
- Sao kỳ vậy chị" Em tưởng bài hát của mấy em nhỏ ngắn gọn thì dễ hát lắm mà!
- Coi vậy mà không phải vậy. Chị có người bạn dạy dân ca quốc tế cho các em nhỏ ở gần nhà em thôi. Cuối tuần này chị có hẹn gặp cô ấy. Em có muốn đi theo không, lúc 5 giờ chiều thứ bẩy"
- Nếu vậy thì hay quá, em cũng muốn biết có nơi nào dạy trẻ em để giới thiệu đứa cháu đi học hè này.
Chiều thứ bẩy tuy đồng hồ mới reng 4:15 giờ chiều, nhưng cô My đã chuẩn bị xong và đang ngồi bên cửa sổ chờ chị Thu ghé qua. Kém 15 phút là 5 giờ, cô My sốt ruột không biết chị Thu có quên cuộc hẹn không. Tiếng còi xe "tin... tin..." inh ỏi phía trước sân nhà báo hiệu chị Thu đã tới. Cô My vội vã lấy chiếc ví mầu nâu và xâu chìa khóa trên bàn rồi khóa cửa cẩn thận. Sau khi vào xe và đeo dây an toàn, cô My trách khéo:
- Em cứ tưởng chị quên em rồi chứ!
- Làm sao quên được. Vả lại từ nhà em đến đó chỉ vài con đường thôi.
Quả vậy, 5 phút sau chị Thu lái xe vào bãi đậu xe trước một tòa nhà gạch đỏ với những tấm kiếng to lớn mầu xám. Vừa mở cửa vào tòa nhà, chị Thu vừa nói:
- Chị tới đây mượn tập nhạc của cô Thảo để lựa mấy bài hát dân ca cho buổi trình diễn sắp tới. Em cứ vào phòng cô Thảo đang dạy mấy em nhỏ, chị ở phòng kế bên. Chị có nói với cô ấy là em muốn tới dự thính, chừng nào xong chị sẽ qua đón em.
- Dạ được, chị cứ lo công chuyện của chị.
Có tiếng đàn dương cầm trổi lên rồi có tiếng hát của các trẻ em ở một phòng gần cuối hành lang. Chị Thu ra dấu cho cô My vào phòng này còn chị thì mở cửa vào phòng kế bên. Cô My vào phòng và ngồi ở dãy ghế phía trái chung với vài phụ huynh khác. Cô thấy có khoảng hơn 10 em gái với độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi đang đứng gần chiếc đàn dương cầm. Cô giáo Thảo dáng người nhỏ nhắn, vừa đàn vừa hướng dẫn các em hát cho đúng nhịp:
- Còn có 2 tuần nữa là tới ngày trình diễn rồi, các em phải cố gắng lên chứ. Bây giờ cô đàn nhỏ thôi nhưng các em phải hát rõ và lớn tiếng nhe.
- "Hôm qua em đi chùa Hương ... Hoa cỏ còn mờ hơi sưong... Cùng thầy me vấn đầu soi gương..."
Cô Thảo ngưng đánh đàn và quay lại nhìn mấy em đứng bên phải:
- Sao cô nghe có em hát "Quần thai me"" Các em lập lại theo cô "cùng, cùng, cùng"
- "cùng, cùng, cùng"
- "thầy, thầy, thầy"
- "thầy, thầy, thầy"
- Các em hát tiếp: "Quần lĩnh áo the mới... Tay em cầm chiếc nón quai thao..."
- ...........

Cô Thảo ngưng đánh đàn và hỏi:
- Các em có biết đây là bài dân ca miền bắc hay là miền nam Việt Nam không"
- Dạ bài của miền bắc đó cô.
- Em Kathy nói đúng rồi. Như vậy là khi hát bài này thì chúng ta phải hát theo giọng bắc. Các em phải hát rõ "quần" chứ không phải là "wầng", và chữ "tay" chứ không phải là "tai" nhe các em. Các em hát tiếp: "Mọi người ngắm nhìn em... "
- ...........
Cô Thảo lại ngưng đánh đàn và nói:
- "Ngắm nhìn em" có nghĩa là "they are looking at you". Cô nghe thấy có em nói "ngán", có em nói "nhắm". Các em đọc lại theo cô "ngắm, ngắm, ngắm"
- "nhắm, nhắm, nhắm"
- "ngắm, ngắm, ngắm" ...
Cô My ở trong phòng tập hát nẫy giờ chắc chỉ độ 10 phút mà cô có cảm tưởng một tiếng đã trôi qua tại một lớp dạy Việt ngữ. Cô nghe một phụ huynh ngồi kế bên nói rằng mấy em này đều sinh ở Mỹ, nói tiếng Việt chưa rành. Phải công nhận cô giáo dạy hát rất hay và rất kiên nhẫn với các em.

Mười phút sau, bài dân ca của các em ít bị cô giáo gián đoạn. Cô My nghĩ các em luyến láy còn hay hơn các ca sĩ nhà nghề. Tiếng đàn dương cầm vừa chấm dứt báo hiệu hết giờ học, các em lớn bé tranh nhau chạy đến một cái bàn ở góc phòng để lấy túi kẹo mình thích.
Cô Thảo tiến lại chỗ các phụ huynh đang ngồi và hỏi:
- Các anh chị nghe các em hát được không"
- Cô dạy các em hát tiếng Việt hay quá. Ở nhà nó cứ nói tiếng Mỹ suốt ngày.
- Đây là địa chỉ của nơi mình trình diễn. Các anh chị về nhà nhớ cho các em nghe lại bài hát tiếng Phi trên "Youtube" vì tuần sau ban tổ chức sẽ cử người tới đây để nghe các em hát bài dân ca tiếng Phi đó.
- Vâng, chúng tôi sẽ cho nó tập hát mỗi ngày. Cám ơn cô.
Chị Thu, tay cầm mấy bản dân ca, bước vào phòng và giới thiệu cô My với cô Thảo:
- Đây là người bạn mình có nói chuyện tuần trước. My muốn tới coi lớp học để giới thiệu cho mấy đứa cháu.
- Cô có thể cho tôi xin tờ giấy nói về khóa học hát căn bản của trẻ em bắt đầu lúc nào không cô"
- Dạ đây là những thông tin về các lớp dạy đàn và thanh nhạc, nếu có thắc mắc cô cứ liên lạc với số điện thoại này. Sẵn đây mời chị Thu và cô My đến cổ võ các em trình diễn dân ca cho cộng đồng người Phi hai tuần nữa tại trung tâm cộng đồng của thành phố.
- Dạ cám ơn cô, tôi sẽ mời gia đình người em đến xem.
- Cám ơn Thảo về mấy bài hát này nhe. Hẹn gặp sau.
Gia đình người em cũng như cô My náo nức chờ đến ngày trình diễn của nhóm nhạc sinh Việt Nam. Tuy chỉ trễ có 5 phút, nhưng khi đến nơi cô My phải đậu xe đằng xa và đi bộ đến trung tâm vì có quá đông người. Trong lúc sắp hàng chờ lấy tờ chương trình cô được biết đây là năm thứ 23 cộng đồng người Phi tổ chức buổi hội chợ này, và đây cũng là lần đầu tiên người Việt Nam tham dự và sẽ hát 3 bản nhạc bằng tiếng Phi cho người bản xứ.
Trung tâm sinh hoạt cộng đồng hôm nay đã được trang hoàng từ ngoài vào trong với những cành lá dừa, lá chuối và những bông hoa rực rỡ của miền nhiệt đới. Đó là chưa kể đến những trang phục truyền thống đẹp đẽ của người Phi. Cô My thấy hình như người Phi, già lẫn trẻ, nam cũng như nữ lúc nào cũng nở trên môi một nụ cười thân thiện. Vừa bước vào trong hội trường gia đình cô My đã thấy ngay một túp lều tranh bên tay phải được dựng lên bằng những cành lá dừa xanh tươi. Trên sân khấu để sẵn những nhạc cụ dân tộc. Hàng ghế gần cửa ra vào khán giả đã ngồi chật ních không còn một chỗ trống. Gia đình cô My phải đi vào mạn trong hội trường mới tìm được ba ghế trống gần quầy bán thức ăn.
Sau phần giới thiệu quan khách và diễn văn của thị trưởng thành phố, phần văn nghệ được mở màn với nhóm hợp ca của học sinh trung học trong vùng. Kế đến là những màn vũ dân tộc của những vùng đặc trưng của Phi Luật Tân. Các vũ công lần lượt bước ra sân khấu trình diễn những điệu múa lúc nhộn nhịp, lúc trầm lắng trong những trang phục lộng lẫy. Khán giả reo hò và vỗ tay nhịp nhàng theo điệu nhạc như một đại gia đình mấy trăm người cùng nhau sum họp trong một hội trường ấm cúng.
Giây phút chờ đợi đã đến, ban tổ chức giới thiệu nhóm tứ ca người Việt gồm hai nam và hai nữ nhạc sinh trình diễn một nhạc phẩm tiếng Phi quen thuộc với tiếng đàn dương cầm của cô giáo Thảo. Với cô My, nhạc phẩm này chả quen thuộc tý nào, nhưng tiếng vỗ tay khen thưởng của khán giả ngay sau câu hát đầu tiên được cất lên chứng tỏ ca sĩ Việt đã chuyên chở đúng ý nghĩa của bài hát. Tiếp theo sau là hai thiếu nhi Việt Nam khoảng 10 - 12 tuổi, dáng dấp nhỏ con so với các em bản xứ cùng lứa tuổi, lên trình diễn bản dân ca "Ti Ayat Ti ..." bằng thổ ngữ Illocano. Tiếng vỗ tay kèm theo tiếng huýt sáo cổ võ lúc các em được giới thiệu, lúc một em cất tiếng hát câu đầu tiên, rồi đến em thứ hai solo, càng lúc càng lớn. Cô My nhìn quanh thấy khuôn mặt khán giả rạng rỡ chăm chú nghe, có lúc lại hát theo và cười vang. Cô My không hiểu bài hát nói gì nhưng điệu nhạc nghe rất êm tai.
Chương trình được tiếp tục với màn trình diễn bằng vĩ cầm của các thanh thiếu niên Việt khoảng 8 17 tuổi với những điệu nhạc vui tươi như Hungarian Dance #3, Cumbanchero, Pirates of the Caribean ... . Nhóm nhạc sinh của cô giáo Thảo chấm dứt phần trình diễn bằng 3 liên khúc Hello Vietnam, Em Đi Chùa Hương, và Planting Rice (tiếng Anh và Tagalog). Những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả sau mỗi bài hát và nhất là sự hưởng ứng hát chung với các em bản dân ca bằng tiếng Tagalog chứng tỏ phần trình diễn của các nhạc sinh Việt thật xuất sắc.
Đứa cháu gái cô My nãy giờ đòi đi ra ngoài chơi, giờ lại kéo tay cô My. Cô dẫn cháu ra ngoài xem gian hàng bán đồ trang sức. Cô thấy một bà người Phi độ tuổi trung niên đang nắm tay cô giáo Thảo cám ơn cô đã đem đến niềm vui cho cộng đồng người Phi bằng những bản dân ca quen thuộc của quê hương bà. Bà và những người thân thật sự cảm động rơi nước mắt khi được nghe hai em nhỏ hát bằng thổ ngữ Illocano mà mười mấy năm rồi bây giờ bà mới được nghe lại.
Chiều tối hôm đó, sau khi cơm nước xong, cô My mở máy điện toán nhất quyết tìm cho ra bài hát "Ti Ayat Ti..." có ý nghĩa gì mà khán giả lại vừa khóc vừa cười. Cô My chỉ thấy lời nhạc karaoke tiếng Phi ở trên Youtube nhưng không có lời bằng tiếng Anh (www.youtube.com/watch"v=TORPGUy04RU). Mãi đến một tuần sau qua sự giới thiệu lòng vòng của các bạn đồng nghiệp cô My mới biết Tagalog và Illocano là hai ngôn ngữ khác nhau, không phải người Phi nào cũng biết nói hai thứ tiếng này. May thay một cô bạn người Phi làm việc ở trường tiểu học gần nhà cho biết bố cô là một giáo sư nói rành Illocano, có thể dịch bài hát được.
Khi nhận được bản dịch qua email, cô My cảm thấy hơi thất vọng vì nội dung bài hát không như những gì cô mong đợi.

Ti Ayat Ti ... 


Ti ayat ti maysa nga ubing, 
nasamsam it ngem hasmin 
kasla sabong nga apag-ukrad 
iti bulan ti abril. 

Ti ayat ti maysa a lakay 
aglalo no agkabaw 
napait napait napait a makasubkar. 

Baybay-am ta ubing lelo 
sumapol ka tay balo 
a kapadpad ta ubanmo 
ken dayta tuppolmo. 

Baybay-am a panunuten 
ti ayat ti maysa nga ubing 
aglalo aglalo no addan makin-aywanen. 

Tình Yêu ...

Tình yêu của người thiếu nữ
ngọt ngào hơn hoa lài
như đóa hoa sắp nở
vào dịp tháng tư.

Tình yêu của một ông cụ
nhất là cụ già khú đế
Cay đắng, cay đắng quá muốn buồn nôn.

Thôi tha cho cô ấy cụ ạ
cụ nên tự tìm một góa phụ
với tóc hoa râm như cụ vậy
Và hàm lợi không răng như cụ nhé.

Đừng nghĩ đến quan hệ
tình yêu với người thiếu nữ
Nhất là khi nàng ấy đã có người tình.

Thế mới biết con đường nghệ thuật khá chông gai. Ngôn ngữ bất đồng không những gây tai hại trong học đường, công ăn việc làm, mà còn ảnh hưởng quan trọng đối với đại quần chúng. Cô My hy vọng hạt giống nghệ thuật của thế hệ người Việt trẻ tại hải ngoại sẽ nảy mầm và có chỗ đứng vững vàng như những cây cổ thụ để không hổ danh dòng giống Lạc Hồng.

Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến