Hôm nay,  

Tôi Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ 2011

04/08/201100:00:00(Xem: 137716)

Tôi Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ 2011

Tác giả: Hạ Vũ
Bài số 3319-12-28549vb5080411

Hạ Vũ là tác giả nhận đề cử vào danh sách chung kết 2011, với bài viết “Cẩm Nang KonTum”. Đây là một chuyện tình thời chiến, lồng trong cảnh gia đình tan nát kẻ đi người ở sau 1975. Chuyện tình riêng của mẹ nhưng được kể theo cách nhìn “thông cảm” của con gái. Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước ở Việt Nam, là cô giáo dạy Việt văn tại một vài trường trung học Miền Nam, nhưng chưa từng viết văn. Khi qua Mỹ, làm cô giáo Nhà Trẻ - Mẫu Giáo. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2010, Hạ Vũ đã góp cho VVNM năm thứ 11 đúng 10 bài viết, trong đó có loạt bài rất sống động, hữu ích: “Tôi Làm Cô Giáo Nhà Trẻ Mỹ.”

vb5_08-04-11_ha_vu-large-contentTác giả Hạ Vũ nhận giải Danh Dư trong Họp Mặt Phát Giải Thưởng Ra Mắt Sách ngày 31-7-2011.

***
Tôi xin kể dài dòng về cơ duyên đưa tôi gia nhập làng viết về nước Mỹ và vào Top Ten trong danh sách Chung Kết VVNM năm 2011 của giải thưởng Việt Báo. Đối với công lao của những người sáng lập, duy trì, và phát triển giải thưởng Viết Về Nước Mỹ với văn học và lịch sử cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, tôi vô cùng cảm kích. Phần mình, xin kể về niềm vui vô cùng lớn của tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình có thể nói là "dân khoa học tự nhiên". Cha tôi là nhà giáo dạy học trò "cầm kềm búa đục đẽo" ở trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Sài Gòn. Mẹ tôi "nội trợ thuần túy", ngày tối chỉ biết cái nhà và góc bếp với chồng con. Ông bà có 6 người con. Hai người con trai trong quân đội ngày tối bận hành quân liên miên nên không có thì giờ để "mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây". Bốn người còn lại vào ngành giáo mà hết ba người dạy những môn Toán- Lý -Hoá, chỉ có mình tôi theo môn Văn và làm cô giáo dạy Văn.
Vì cái "gien" này nên lúc học, tôi không giỏi Việt Văn cho lắm. Thêm nữa nhà trường không dạy viết văn, làm thơ. Ở hai lớp đệ thất và đệ lục (lớp 6, 7) học sinh được học các thể loại miêu tả, tường thuật, kể chuyện... Đến năm đệ ngũ (lớp 8) trở lên, học sinh bắt đầu được học văn nghị luận luân lý và văn chương từ những đề tài đơn giản đến phức tạp. Từ đó trở đi chỉ có phê bình, nghiên cứu mà thôi. 
Viết văn làm thơ dưới cái nhìn của tôi là năng khiếu thiên phú cho những người đặc biệt. Do đó viết một truyện ngắn, hay làm một bài thơ đối với tôi là điều ngoài tầm mơ ưóc.
Tôi chưa bao giờ viết một bài văn nào ngoài bài luận văn của thầy cô giáo ra đề. Thế mà tôi lại học ngành văn chương, ra trường đi dạy Việt Văn, làm thầy "bới lỗi" ý và từ của học trò. Sau 30 tháng 4 năm 1975, dạy văn càng thảm thê. Chữ Hán đã bị dân ta đồng hoá thành chữ Việt đến nỗi nói ra một em bé tiểu học nào ở Miền Nam cũng hiểu, đã được các "đỉnh cao trí tuệ loài người" sửa lại thành chữ nôm như: xưởng đẻ, máy bay lên thẳng, lính thủy đánh bộ (sao không sửa thành "lính nước đánh đất" cho thành Việt Nam vàng ròng"), lính gái (còn "lính trai" đâu không thấy") v. v...
Nhưng "thấy dzậy mà không phải dzậy. Các "đỉnh cao trí tuệ" phải chứng tỏ mình thông kim bác cổ, học rộng tài cao nên mới được làm lãnh đạo bèn "nhập" chữ Hán vào tùm lum, nào là: đại tu, tiểu tu, nào là... sự cố, vĩ mô, cơ chế, thu đủ bù chi... Và, văn chương kim cổ của ông bà chúng ta phải nhường bước cho "Văn Chương Đánh Bắn Đẫm Máu" người cùng chủng tộc. Số vốn văn chương của tôi càng ngày càng "phai" dần theo năm tháng.
Qua Mỹ thì số vốn văn chương của tôi tiếp thu từ nhà trường ngày càng thui chột, lụn bại. Tôi vào làm việc trong nhà trẻ, chăm sóc trẻ, có bao giờ làm được một câu thơ, hay viết một đoạn văn dù ngắn. Tôi "giã từ vũ khí"...văn.
Khi hưu trí, tôi xem phim bộ Hồng Kông, Đại Hàn, Đài Loan... để "giết" thời giờ rảnh rỗi. Nhưng mà tôi bị phản ứng ngược. Tôi bị thời giờ xem phim bộ đó "giết" tôi. Xem rồi mê, mê rồi quên ăn... theo dinh dưỡng, và lười ngủ. Thân thể tôi càng ngày càng "phì nhiêu", đầu óc càng ngày càng "mụ mẫm". Khi tôi soạn áo quần cũ, phải liệng bỏ hàng chục áo dài mà tôi đã cẩn thận may "trừ hao" thì lúc đó tôi mới "qua cơn mê". Tôi cũng sợ một ngày nào đó tôi bị Alzheimer, nên tôi bắt đầu tập thể dục cho bộ óc: Tôi đọc sách.
Đọc sách tiếng Anh thì hiểu lõm bõm. Bỏ. Tôi đọc sách tiếng Việt và đọc báo Việt. Mục Viết Về Nước Mỹ hấp dẫn tôi. Tôi tìm thấy trong đó hình ảnh của tôi, của gia đình tôi, bạn bè, và láng giềng của tôi. Tôi còn tìm thấy trong đó những người "tay ngang" mà sao viết hay quá, đâu cần phải văn sĩ "chính hiệu con nai vàng" và nổi tiếng mới lấy nước mắt của độc giả.
Tôi bắt đầu "thử việc": tôi đem đời tôi ra viết và giấu hết tất cả mọi người ngay cả chồng con và anh chị em. Tôi sợ những người này cười chê tôi "dốt mà ham làm văn sĩ". Ngày tối miệt mài với computer viết, viết, rồi xoá, viết lại. Mấy chục năm không viết, bây giờ viết lại có phần lọng cọng nên mất nhiều thời giờ. Tôi bị chồng than phiền: "Mẹ chúng mày bây giờ đang mê mẩn với ngưòi tình trong mộng mới rồi". Mặc kệ, hiểu sao cũng không thành vấn đề miễn đừng biết tôi đang tập tễnh viết văn, làm thơ là được rồi.
"Ngắm" đứa con tinh thần đầu tiên của mình mãi trong lòng cũng rạo rực. Cha mẹ nào mà chẳng thấy con mình đẹp và thông minh" Đứa con tinh thần cũng vậy. Tôi thấy sao nó dễ thương và đáng yêu quá! Do đó nhu cầu "khoe" phát xuất. Tôi gởi cho vài người bạn vừa đồng môn vừa đồng nghiệp đọc. Vài ngày sau:
Reng... reng...
-Ê! Sao cô giáo dạy văn mà lắm lỗi chính tả và chấm câu thế" Nội dung được đó.
Reng... reng...
-Nì! Răng mi dùng nhiều từ của Việt Cộng rứa" Có phải cuộc đời thật của mi không" Nội dung cảm động!
Lại reng... reng...

- Ý tứ không được mạch lạc lắm nghen. Đoạn này... nên đem lên trên, cho đoạn này... xuống. Viết lại đi "Cô", kẻo học trò của cô đọc được, cười chết. Chèn ơi! Cô cũng lãng mạn quá hén.
Cứ thế. Vân vân và vân vân...
Tôi bị đám bạn cựu cô giáo dạy văn "vạch lá tìm sâu" phang cho những nhát búa trước, rồi sau đó do "bệnh nghề nghiệp" nên đám bạn này tìm những điểm tốt để khen, vừa khuyến khích "mầm già", vừa "bới móc" đời tư của tôi cho họ đọc đỡ buồn. Viết được một hai bài, cũng chính những người bạn này thúc tôi đưa lên mạng của mấy hội ái hữu quen biết cho có nhiều người đọc cho vui.
Một ngày đẹp trời, một người bạn từng gởi bài đến Việt Báo khuyến khích tôi nên đưa bài mình vào mục dự thi Viết Về Nước Mỹ. Mục này dành cho mọi người, mọi độc giả có cơ hội viết để "ghi lại kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ", đồng thời đóng góp vào việc duy trì Tiếng Việt nơi hải ngoại. Tôi rất e ngại:
- Không được đâu. Nhiều người viết hay lắm. Mình viết dở độc giả cười chết. Học trò của mình có vài đứa ở trong nước lẫn hải ngoại viết văn làm thơ có tiếng tăm. Cô giáo của nó viết dở thì "quê" lắm.
- Dở thì ban biên tập không chọn. Ai biết đâu mà cười. Mi lấy bút hiệu, dặn Việt Báo đừng ghi tên thiệt, học trò mi làm sao mà biết. Đọc lại bài của mi, tau thấy không tệ, gởi đi. Đừng mặc cảm tự ti vậy chứ. "Con hơn cha nhà có phúc", Trò hơn thầy đất nước vinh quang mà lị. Viết để truyền lại kinh nghiệm sống ở đời, viết để làm chứng cứ một thời điêu linh của dân tộc, viết để bảo tồn và phát huy Văn Hóa Việt nơi hải ngoại, viết còn để chống Văn Hoá lai căng Tàu đang phát triển trong nước.
- Không dám ôm "giấc mộng lớn" như vậy đâu. Chỉ xin đạt được "giấc mộng con" là được Việt Báo chọn đăng mà thôi.
-Nhiều "giấc mộng con" làm thành "giấc mộng lớn".
Thế là tôi gởi bài tới Việt Báo và hằng ngày hồi hộp chờ xem bài mình có được chọn đăng lên báo hay không. Khi được lên báo rồi, tôi có niềm vui đếm số độc giả đọc bài của mình từng ngày. Đấy "giấc mộng" của tôi có bao nhiêu đó thôi. Được độc giả đọc nhiều là đêm đó tôi ngủ ngon và có hứng viết tiếp.
Một năm trôi qua, ngày 07 tháng 6-2011 là ngày lịch sử của tôi, ngày này Việt Báo công bố danh sách tác giả và tác phẩm vào Chung Kết. Tên tôi nằm trong danh sách vào Chung Kết.
Vui mừng vô cùng lớn, có thể nói là lớn hơn cả ngày được ông xã cầu hôn. Thật vậy, không ngoa chút nào, vì ngày cầu hôn mình có thể tiên đoán được, cho nên vui thì có mà mừng thì không. Ở đây, chuyện ngoài mong ước mà mình được cho nên vui và mừng này thật là vô cùng lớn lao. Nhưng tôi chưa vội thông báo cho mọi người, chờ nhận thiệp mời của Việt Báo mới dám cho mọi người trong gia đình biết. Thế là một màn chuẩn bị rộn rịp như ngày cưới xảy ra.
Reng... reng... Con gái nói:
- Mẹ chọn xấp vải đẹp để may áo dài mới. May liền bây giờ đi, kẻo không kịp, vì còn phải thử áo và sửa tới sửa lui nữa.
Con trai thì góp ý:
- Cuối tuần này con chở mẹ đi chọn đôi giày cao gót. Mẹ tập đi catwalk cho ẻo lả, hấp dẫn khán giả. Nhuộm tóc nữa cho trẻ ra vài chục tuổi.
Lại reng... reng... Đồng môn nối khố réo:
- Ê "bà ngoại", uốn tóc bây giờ đi, tới ngày đó tóc mới đẹp. Nhớ nhuộm tóc nghen.
-Này, lãnh thưởng nhớ chia cho tụi này phân nửa: công "làm thầy dùi" và "dám đốc".
Vấn đề nhuộm tóc hay không mới là gây cấn. Kẻ khuyên nhuộm, kẻ bảo đừng. Da dầu tôi dị ứng với thuốc nhuộm và thuốc uốn tóc nên tôi không nhuộm từ lâu rồi và được nhiều người khen mái tóc bạc rất đẹp lão. Cuối cùng ông xã nói một câu:
- Thôi, để tóc bạc cho mọi người thấy rằng "mầm" văn chương thơ phú không kể tuổi. Bất kể tuổi nào cũng có thể nẩy mầm được cả. Khi đứng trên sân khấu, mái tóc bạc làm tăng "chất thơ" (!) thêm, trông mới giống "dzăn sĩ".
Con trai chen vào:
-Bố sợ mẹ trẻ quá khiến nhiều người mê văn rồi mê người luôn... hi hi hi!
Rồi ngày làm Lễ Phát Giải cũng tới. Tôi nôn nao và hồi hộp, vì sắp được hạnh ngộ cùng những người nổi tiếng mà tôi ngưỡng mộ từ lâu nhưng chỉ "văn kỳ thinh" mà "bất kiến kỳ hình", và những tác giả đóng góp bài vở cho Viết Về Nước Mỹ mà tôi khâm phục và ái mộ bấy lâu. Nhiều người viết hay quá, tôi tự xét mình không bằng.
Anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca, chị Kiều Chinh, chị Khánh Ly dung dị và thân thiện. Ban Giám Khảo, theo tôi, làm việc khách quan, chọn người không sai lầm. Ba người trúng ba giải đầu cũng là ba người tôi đã chọn trong đầu, chỉ có giải Việt Bút là tôi không ngờ tới mà thôi vì là trường hợp ngoại lệ.
Cô Đòan Thị tính từ tháng năm năm ngoái đến tháng năm năm nay đóng góp cho VVNM 17 bài. Bài nào cũng linh hoạt, có cái nhìn vui vẻ nhưng không thiếu thâm thúy. Thật là một sức viết vô cùng mạnh mẽ, đáng khâm phục.
Cảm động nhất là Minh Triệu và bà mẹ, những con người phi thường. Sự xuất hiện của Minh Triệu làm tôi vô cùng xúc động. Cầu vạn sự an lành cho Minh Triệu và bà mẹ tuyệt vời.
Giải Chung Kết về cô Nguyễn Trần Phương Dung, vượt biển đến Mỹ khi 10 tuổi mà vẫn viết tiếng Việt rành rọt. Thế hệ một rưỡi, khi tự thấy được mình là “thế hệ gạch nối” cho thấy niềm tin và hi vọng cho Tiếng Việt và Văn Hóa Việt được người trẻ tiếp nối thế hệ trước, tiếp tục nỗ lực bảo tồn và phát huy mãi mãi.
Tôi xin cám ơn Việt Báo đã sáng lập Diễn Đàn Viết Về Nước Mỹ để mọi người có dịp viết lên tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, kinh nghiệm, ước mơ... cho mình và cho đời, không chỉ góp phần duy trì và phát triển Văn Hoá Việt, mà còn “gìn giữ những giá trị lịch sử” như lời Bà Dân Biểu Loretta Sanchez tuyên dương “Mười Năm Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ trong phiên họp của Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 14 Tháng 7 năm 2010.
Hạ Vũ

Ý kiến bạn đọc
04/08/201104:41:22
Khách
Cô ơi, kinh nghiệm viết tiếng Việt của cô sao lại giống của con thế cơ chứ ? Con là người bận áo đen đứng xếp hàng gần cô đây này . Again, chúc mừng cô đoạt giải nhé, và nhắc cô đừng nhuộm tóc nhe tóc quá đẹp rồi cô ạ . Hẹn gặp cô ở lể phát giải năm sau và sẻ đón đọc thêm nhiều bài mới của cô nhé . Cô bỏ hình lên rồi không sợ học trò của cô nhìn thấy à hehehe just kidding, nhờ có hình con mới nhận ra cô đó. Rất hân hạnh hôm nọ đã nói chuyện được vài lời với cô, một người rất đẹp với mái tóc đẹp và giọng nói thật dể thương . Chúc cô luôn vui khoẻ
22/08/201116:38:09
Khách
Thân gởi độc giả Mai NT và Nana,
Cám ơn lời khen của hai vị. Xin trả lời chị Mai: Vào năm 2004 lúc kinh tế bị khủng hoảng, nhiều phụ huynh mất việc làm, cho con ở nhà, trong khi chủ cho thuê mặt bằng lên giá, Nhà trẻ này không mang nhiều lợi nhuận cho tổng công ty nên cấp trên đóng cửa. Chị Mai và cô Nana có thể liên lạc với tôi qua số phone 714-545-5959, hoặc email: [email protected], hoặc qua cô Quyên Trần của Việt Báo. Thân mến, Hạ Vũ
13/08/201114:17:21
Khách
Cảm ơn chị về bài viết “Tôi Làm Cô Giáo Nhà Trẻ Mỹ.” Nếu có thể, chị cho em xin tên của trung tâm giữ trẻ này hay email của chị. Em là bà ngoại mới vào nghề đang cần học hỏi rất nhiều. Cảm ơn chị về những kinh nghiệm quí báu trong việc nuôi và dậy dỗ trẻ con.

Mai NT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến