Hôm nay,  

Tuần Lễ Cuối Với Phi Thuyền Con Thoi

27/07/201100:00:00(Xem: 111956)

Tuần Lễ Cuối Với Phi Thuyền Con Thoi

final_space_shuttle_landing-large-contentfinal space shuttle landing

Tác giả: Gió Đồng Nội

Bài số 3313-12-28543vb3072611

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida từ 1981, cùng năm với Columbia, chiếc phi thuyền đầu tiên được phóng lên không gian. Ba mươi năm sau, hiện nay, chương trình phi thuyền con thoi đã tới hồi kết thúc. Đầu tháng 7, bà viết “Những Chuyến Bay Cuối”, bài in kèm với hình tác giả chụp khi làm việc trên một trạm không gian quốc tế hiện đã ở ngoài trái đất. Bài lần này kể về tuần cuối của chương trình Phi thuyền Con Thoi, đồng thời cũng là tuần làm việc cuối của một chuyên gia gốc Việt tại Trung Tâm Không Gian Kennedy, trước khi về hưu.

Hình bên: Atlantis hạ cánh lần cuối cùng. Ảnh NASA/Bill Ingalls

***

Boum.. boum.. hai tiếng nổ quen thuộc khi phi thuyền phá vỡ làn sóng âm thanh để trở về trái đất lúc 5:56 sáng sớm thứ Năm, ngày 21 tháng Bảy năm 2011. Nhiều người trên thế giới đã hồi hộp theo dõi giây phút này. Đây là lúc chấm dứt sự hoạt động của chương trình phi thuyền con thoi (Shuttle) khi chiếc Atlantis hạ cánh tại trung tâm không gian Kennedy (Kennedy Space Center). thành phố Merrit Island, Florida. Lần đáp này nâng tổng số lần các phi thuyền hạ cánh ở Florida lên con số 78. Có đến 54 lần phi thuyền phải đáp ở căn cứ không quân Edwards, California vì lý do thời tiết xấu tại Florida và 1 lần đáp tại White Sand Space Harbor bên New Mexico.

Chương trình phi thuyền con thoi do NASA (Cơ Quan Hàng Không & Không Gian Quốc Gia) sản xuất được 6 chiếc phi thuyền. Đầu tiên là Enterprise chỉ dùng để thử nghiệm lướt gió (gliding) và hạ cánh. (Khi đáp xuống phi đạo, phi thuyền bay y hệt như máy bay nhưng không dùng động cơ. Chiếc dù khổng lồ phía đuôi sẽ bung ra, bọc gió, lấy gió làm sức cản để phi thuyền từ từ ngừng lại). Columbia là chiếc thứ hai được xây dựng ra nhưng lại là chiếc đầu tiên ra ngoài trái đất. Tiếp đến là Challenger, Discovery, Atlantis (vừa bay chuyến cuối) và sau hết là Endeavour. (được làm ra để thay thế Challenger bị nổ)

Sau khi để lại gần 9 ngàn 4 trăm cân Anh máy móc, vật dụng, đồ tiếp liệu; 2 ngàn ba trăm cân Anh dụng cụ thí nghiệm cho trạm không gian quốc tế (ISS), phi thuyền Atlantis đem về trái đất gần 5 ngàn 7 trăm cân Anh (pounds) những dụng cụ không cần thiết kể cả rác rưởi. Atlantis còn đem về phần máy bơm nặng đến 1 ngàn 4 trăm cân Anh, là một phần của hệ thống làm lạnh bị hư từ năm ngoái để tìm hiểu lý do tại sao bị bất khiển dụng. 

Tiếng là NASA điều hành nhưng chỉ là phần giấy tờ xem xét rồi ký nhận. Công việc thật ra do những công ty trúng thầu đảm nhận đến 90 % mà trong đó có hãng T. làm việc là United Space Alliance (USA). Cả hai năm trước, hãng đã từ từ cắt giảm nhân viên tùy thuộc vào phần vụ công việc. Từ một công ty nhiều nhân viên nhất trong chương trình phi thuyền không gian ở Florida, nay chỉ còn hơn hai ngàn người trong những ngày cuối. Ngoài tiền thưởng để giữ chân những người cần phải có của công ty (critical skills), phần tiền hưu, tiền thưởng làm lâu khi rời công ty (severance pay) được gom lại trả cùng một lúc thành một món (package); nhóm 3 người đều sắp đến tuổi hưu của T. ở lại cho đến giờ chót, được tặng mỗi người một miếng kính cửa sổ thứ 5 của phi thuyền Endeavour (OV-105), bay trong sứ mạng STS-118. Gọi là kính nhưng đúng ra đây là một hỗn hợp aluminum silicate glass và fused silica glass. Mỗi cửa sổ là kính được ép (dưới cao độ áp suất) 3 lần. Lớp ngoài cùng để ngăn nhiệt (3 ngàn độ F), bảo vệ buồng máy khi phi thuyền đi khỏi và về lại trái đất. Lớp thứ hai dày khoảng 3 ½ inches. Lớp trong cùng để giữ áp suất bên trong phi thuyền. Với một sức chịu đựng cao như thế, không đạn nào có thể xuyên qua. Miếng kính quà tặng có hình vuông 2x2 inches, bề dày ½ inches, rất nhẹ, trên mặt có khắc 1 hàng gồm chữ và số ký danh của miếng kính. Để giữ miếng kính này hợp pháp phải có tờ chứng nhận kèm theo. Điều đặc biệt (theo lời NASA) là chỉ 250 người sở hữu những miếng kính nhỏ này thôi. Như thế đủ biết giá trị của miếng kính này lớn lao như thế nào. Đâu đã hết, quà tặng về hưu của T. còn có một khung hình phi thuyền con thoi màu trắng trông như loại giấy sốp (foam). Đây là một phần tấm chăn chắn nhiệt của phi thuyền (thermal blanket), được ép mỏng thành hình phi thuyền vừa rời khỏi dàn phóng. Thêm hai tấm hình thật lớn (18x24) với khuôn mặt của khoảng 10 ngàn người, mỗi mặt nhỏ xíu như đầu ngón tay làm thành hình phi thuyền mà muốn tìm hình ai thì phải biết số hàng ngang và số hàng dọc của mỗi người. T. cắt mũi tên đỏ dán gần ngay mặt mình (để người xem khỏi mất công soi kính lúp) rồi mới treo lên tường trong phòng gia đình.

Tuy đã biết trước và chuẩn bị cả năm nhưng T. vẫn không khỏi bồi hồi khi tháng, ngày dần dần tới. Chiếc Atlantis rời khỏi dàn phóng là công việc của nhóm T. đã xong (phần còn lại thuộc các nhóm khác), giờ là thời gian “thu dọn chiến trường” của mỗi người. Việc đầu tiên là sao chép lại những thảo chương (software) mình muốn vào đĩa dự trữ rồi xóa sạch sẽ tất cả những gì chứa trong máy điện toán để trả lại cho công ty những chiếc máy trống trơn, trở thành hộp kim loại tầm thường. Sách vở, linh tinh khuân về cũng đầy một thùng giấy.

Buổi trưa Thứ năm, buổi tiệc ăn mừng lần cuối cùng phi thuyền an toàn trở về trái đất (theo thường lệ sau mỗi phi vụ) không còn đông, vui như những lần trước. Vừa vắng vẻ, vừa ảm đạm nên báo chí có ví von đó là một đám tang thì cũng không ngoa tí nào. Ngoại trừ một số ít đến tuổi về hưu không bị ảnh hưởng về kinh tế còn hầu hết những người nghỉ việc đều đứng trước một viễn tượng không mấy sáng sủa.

Sáng Thứ Sáu, từ sáu giờ đã có từng nhóm người đến công ty để làm thủ tục rời nhiệm sở (checkout). Trả lại thẻ nhân viên, chỉ mất 5 phút đã ký xong giấy tờ. T. chậm chậm lái xe rời khỏi bãi đậu. 

Suốt ba mươi năm (1981-2011) bận rộn với công việc xoay quanh những phi thuyền này đến độ quen thuộc như một phần thân thể, T. thật sự cảm nhận được sự mất mát, hụt hẫng khi ngày chấm dứt đã đến. Hồi hộp lo âu trong giờ phút phi thuyền chuẩn bị để rời dàn phóng. Nhức đầu tìm trở ngại khi phi thuyền bị trì hoãn. Theo dõi, tìm hiểu sinh hoạt các phi hành gia đang trong không gian làm nhiệm vụ. Vui mừng với những chuyến thành công khi nhiệm vụ hoàn tất đã trở về trái đất. Đau buồn tiếc thương chia xẻ với hai chiếc phi thuyền lâm nạn… Tất cả đều đã qua, đã trở thành kỷ niệm trong cuộc đời một nguời Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản. Đây là niềm hãnh diện được đóng góp phần mình cho quê hương thứ hai (Hoa Kỳ) nói riêng và cho xã hội nói chung.

Sau 135 chuyến bay trong ba thập niên, phí tổn 450 triệu đô la Hoa kỳ, với hai phi thuyển bị tai nạn cùng mạng sống của 14 phi hành gia, chương trình phi thuyền con thoi có thể sẽ bị quên lãng trong tâm hồn mọi người nhưng sẽ còn sống mãi trong lịch sử văn minh của nhân loại trên trái đất.

Gió Đồng Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến