Hôm nay,  

Những Cái Sợ ở Đất Mỹ

27/07/201100:00:00(Xem: 118875)

Những Cái Sợ ở Đất Mỹ

Tác giả: Phê Rô Nguyễn Hoàng

Bài số 3312-12-28542vb3072611

Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện tù chính trị năm 1991, theo học ở trường đại học Tennessee, đậu Master of Science chuyên ngành Chemistry năm 1994. Hiện là cư dân Nashville, TN và đang làm việc tại một chi nhánh của hãng DuPont E.I. de Nemours tại Old Hickory, Tennessee. Mong tác giả sẽ góp thêm bài mới.

***

Ở xứ Mỹ có rất nhiều cái sợ. Sợ đủ thứ. Cái gì cũng sợ.

Cái sợ nhất mấy năm gần đây là sợ “mất giốp”. “Mất giốp” là mất đủ thứ. Không tiền trả tiền nhà thuê! Không tiền để trả tiền mortgage! Cái nạn nhà băng câu nhà không phải là hiếm! Culi bị câu nhà thì chuyện đã đành! Giám đốc cũng bị câu nhà! Làm to thì xài lớn cho hợp qui tắc! Vậy nên khi giám đốc mất giốp nhà băng câu nhà cũng không phải là chuyện lạ. Ở cái xứ Mỹ này, cái gì cũng possible cả, cũng có thể cả! Cái nạn hưu non, nhất là ở cộng đồng người Việt, cũng xảy ra rất nhiều. Khổ nổi, chẳng ai dám nói đến cái tên của nó cả! Nói ra thì sợ người ta cười! Mà không nói thì sợ bà con bên nhà không rõ. Vậy nên tôi xin chia sẻ một số cái sợ của người Mỹ để bà con bên nhà thông cảm.

Cái sợ thứ hai là sợ mất credit. Ở cái xứ này mất credit là một điều kinh khủng lắm. Lúc mới đến Mỹ, còn sống lối Việt-Nam, có tiền thì mình mua, không tiền thì mình nhịn! Nhưng ở cái xứ này có những món nào vừa túi tiền mình đâu ngoài cái đồ ăn. Thế nên mới có một kinh nghiệm khá buồn cười. Hôm đó, cái microwave ở nhà bị hư. Hai vợ chồng bèn làm một chuyến shopping vào một buổi chiều thứ Bảy. Mình không có thẻ tín dụng, nhưng trong nhà băng mình có đủ tiền để mua mà. Chọn cho đã, được một cái microwave ưng ý, bèn vác ra quày tính tiền. Đưa cái check ra, họ không nhận, vì nhà băng đóng của nghỉ nên họ không check được. Hỏi có thẻ tín dụng không! Không có! Hỏi xin được một thẻ không, họ đồng ý check thẻ an sinh để xem có đủ điều kiện không" Zero credit! Họ trả lời. Vợ chồng ù tai! Cái gì" Từ hồi nào tôi mua cái gì là trả cái đó song phẳng, đâu có nợ nần gì đâu mà credit zero. Sau khi được giải thích hai vợ chồng mới bật ngữa. Té ra từ hồi nào đến giờ mình chưa phải là công dân tốt! Cơ quan cấp credit chưa từng biết đến sự có mặt của hai tên “mít” trên cái xứ của họ, chỉ vì cái tội xài tiền mặt kiểu công dân tốt ở Việt nam. Ở cái xứ này, công dân tốt là những công dân mua chịu và trả tiền đúng hạn! Mà một khi có credit rồi, thì có quyền mua xe, mua nhà, mua đủ các thứ! Thế, muốn trở thành công dân tốt, mình phải lọt vào bánh xe luân hồi của họ, cứ phải đi cày để trả nợ, hết nợ này đến nợ khác! Nói vậy để xin kính báo với quý bà con thân hửu bên nhà rằng bây giờ bọn này là công dân tốt, nghĩa là nợ như chúa chổm đó!

Cái sợ thứ ba là sợ mập. Gặp bạn bè mà khen họ mập là coi chừng đó. Đó là taboo ở cái xứ này. Khen họ ốm hoặc sụt cân là họ cám ơn lia lịa! Ngay cả các chương trình quảng cáo cũng vậy, chữ nào họ cũng dùng đến trừ cái chữ “mập”. “Slim Fast”, “Lose Weight”, v.v… Bạn thèm sữa và đi mua sữa" Coi chừng mua không đúng loại sữa bạn thích đó! Bạn mua nước ngọt" Coi chừng mua phải cái loại “diet” dở ẹt nếu bạn muốn uống loại nước ngọt thường! Ngay cả cộng đồng người Việt của chúng ta cũng không tránh khỏi cái nạn này. Nhà nào nhà nấy đều có ít nhất là một cái cân bàn để theo dõi lên cân xuống cân hàng ngày. Có nhà còn kỷ hơn, lúc nào cũng thủ sẵn một cái đo áp huyết trong nhà! Hàng năm đi bác sĩ khám tổng quát!.... Đi chợ cũng lựa thị nạt mà mua! Thịt mỡ, thịt ba chỉ thì lo mà tránh xa! Mắm nêm, mắm ruốt, nếu có thèm, thì thỉnh thoảng mới nhấm nháp chút đỉnh, chứ không nên ăn thường! Gia đình tôi thì chỉ có hai đứa còn gái mới để ý đến cái văn hóa mới này, còn vợ chồng tôi thì líp baga! Thịt ba chỉ chấm mắm nêm thì đều chi! Thấy thèm là a lê húp! Mình đã lở ốm rồi nên sợ gì chứ" Bạn bè cứ bảo tụi tôi gan! Gan gì đâu! Cái nào ngon miệng là tai hết! Đâu có như mấy người kia chỉ ăn cái loại “good for you” dở ẹt!

Cái sợ thì còn nhiều nữa, nhưng thôi để những anh em khác có chổ để điền vào chổ trống cho hợp nghĩa. Còn bây giờ tôi xin sang những mục khác, mục sợ thiên tai.

Thập niên 60, 70 ở xứ mình, lớp choai choai thời đó khoái nhất là đi nhảy twist. Đi dự nhạc hội mà không có cái mục nhảy twist là mất hứng! Không biết bây giờ cái mục nhảy twist ấy có còn thịnh hành không. Nhưng nếu trời mà nổi hứng nhảy tuyết thì mình cũng twist mê luôn! Những bạn nào ở vùng Texas chắc có nhiều kinh nghiệm này lắm.

Mùa hè, cái sợ ở nhiều vùng trên đất Mỹ là trời đất nhảy twist.

Vào mùa này, tôi hay theo dõi cái mục gọi là “twister hunters”, một nhóm phó nhòm nào đó ăn gan rồng nên cứ theo chụp những cảnh trời đất nhảy twist này. Nói cho vui, chứ thật ra đó là những trận bão “tornado” hoặc bão vòi rồng cũng thế. Người Mỹ khôi hài gọi nó là twister. Họ còn dùng những từ khôi hài như khi họ xem football như là touchdown nữa. Những trận bão này khủng khiếp lắm thưa các bạn. Hurricane tuy là to lớn và mạnh, nhưng người ta không sợ nó bằng khi twister touchdown đâu! Nó rất khó mà đoán trước được, thường họ chỉ đoán được nó trước chừng đôi ba tiếng thôi, nên sự chuẩn bị đón tiếp nó do đó cũng rất là khó khăn. Đường kính hoạt động của nó rất hẹp, nhưng tốc độ xoáy bên trong của nó thật kinh khủng. Một cái nhà mới vài giờ trước trông đẹp đẽ lắm, thế mà sau khi nó đi qua xong, chỉ còn có một cái nên xi măng không là chuyện thường.

Còn mùa Đông thì sợ gì"

Nếu bạn về hưu, suốt ngày chuyên nằm nhà thì tốt lắm! Nhưng nếu bạn là dân thích hoặc buộc phải ra đường thì thật là khốn khổ. Mùa Đông thường hay có tuyết. Nếu bạn ở Miền Bắc mà gặp trời tuyết thì có mà than trời. Âm 20 độ C là chuyện thường. Tộng vài ba lớp áo, người giống như anh chàng Michelin mà trước 75 bạn thấy nhan nhãn ở các trục lộ, bạn vẫn cứ cảm thấy lạnh. Cái khổ là mới sáng thức dậy, bạn phải lấy xẻng ra xúc lớp tuyết trước nhà, có hôm cao đến cả thước, để bạn có thể lái xe trong gara ra. Trời rét, tuyết lạnh tới xương luôn. Ai bảo ở nước Mỹ là sướng" Nhưng cái khổ không dừng lại ở đó. Khổ nhất lúc bạn ra đường. Tuyết và nước đá đóng dày lên mặt đường, bạn không biết phải đi vào lối đi nào. Đã vậy, xe cứ muốn xoay tròn tròn, muốn xoay kiểu nào thì kiểu. Bạn lên dốc ư" Xuống dốc ư" Lúc này xe nó điều khiển mình chớ mình không còn làm chủ nó. Chớ có dại mà đạp thắng nó, vì nó sẽ cho mình quay vòng vòng, đụng đâu thì đụng. Càng sợ càng đạp ga, có càng cho mình đi đường xoay vòng vòng. Tai nạn thì thôi khỏi nói! Đúng là cái mua mà mấy chủ hang xe đã cầu cho được. Làm ăn buôn bán phát đạt vì có nhiều xe bị hư hỏng.

Để kết thúc cái mục này, tôi xin hầu anh em một câu chuyện thật, thật vì đây là chuyện của nhà tôi.

Nhà tôi cách hãng làm khoảng 40 phút lúc đường không trở ngại, và mất trên dưới một tiếng gặp lúc kẹt xe. Hôm đó, thứ tư ngày 9/2/11, thành phố Nashville, nơi tôi ở, sẽ bị tuyết nặng. TV họ bảo thế. Trận bão tuyết sẽ bắt đầu lúc chiều, và nhiệt độ khoảng chừng âm 10 độ C. Tôi vẫn cứ bình tỉnh như thường lệ. Nashville ít khi bị tuyết. Nếu chiều mới có tuyết thì sáng hôm sau mới đáng sợ, còn buổi chiều chắc không sao. Tôi lầm to. Mặc dầu tuyết không tan vào sáng hôm sau vì nhiệt độ trong đêm xuống còn chừng 7 độ F, nhưng sáng hôm sau lại không bằng buổi chiều thứ tư hôm đó.

Tôi ra khỏi hãng lúc 3 giờ chiều. Tuyết đã bắt đầu rơi được hơn nữa tiếng. Tôi đi trên đám tuyết khoảng dày hơn nữa tất, lòng cảm thấy vui vui. Đám bụi tuyết cứ thi nhau đổ xuống trên người tôi, nhưng tôi lại thích thú vì có dịp để mình in dấu chân của mình trên tuyết trắng. Ra tới bãi đậu xe, tôi bắt đầu thấy ớn lạnh. Xe nào xe nấy chỉ còn lại hình thù của mấy chiếc xe tuyết. Lối di cũng chẳng biết nên đi lối nào. Tôi mở máy đề xe, va dùng tay hất tuyết nơi tất cả các kính xe. Không sao. Trời lạnh quá nên tuyết không đóng cứng vào kính. Tuy vậy tay tôi vẫn cứ lạnh cóng. Cứ nhắm chừng lui xe ra và đi ra cổng. Thấy cũng hay hay lúc nghe tiếng rạo rạo của tuyết dưới bánh xe lăn. Xe ra đến đường chính, tôi mới biết thế nào là lể độ. Tôi rẻ vào đường chính, cảm thấy chiếc xe bắt đầu khiêu vũ. Ớn thât! Cũng may không có xe nên cũng không đến nổi. Đường trơn, xe chạy hơi mất trật tự! Không sao hết, chạy chậm chậm lại như người ta chắc không đến nỗi. 5 mi một giờ. Trong xe, mở nhiệt và defrost, bên ngoài, bật quạt nước để có thể thấy đường mà đi. Chẳng bao lâu, trước mặt và phía sau tôi là cả một đoàn xe nối đuôi nhau. Xe nhích một chút, dừng lại rồi lại tiếp tục nhích. Có lúc phải dừng lại lâu. Chắc có chiếc xe con nào đó bị trở ngại" Nhích mãi, nhích mãi rồi cũng tới đèn đỏ. Hơn nữa tiếng trên đoạn dường mà bình thường chỉ mất có 5 phút. Đèn xanh. Xe bắt đầu lên dốc. Lại nhích, lại dừng, lại tiến lên. Bỗng chiếc xe trước mặt bẻ quẹo rồi tiến lên. Thì ra chiếc xe trước nó bật đèn khẩn cấp. Nó không tiến lên được. Bánh xe cứ xoay tròn trên mặt tuyết. Chiếc xe bẻ quẹo cũng không khá hơn. Nó cứ rề rề lải sang bên lối đi đối diện. Có lẻ cái bà Mỹ lái xe đó hoảng hốt nên đạp mạnh ga nên chiếc xe lải ngang qua đường rồi dừng lại. Lại đèn khẩn cấp.

Có tiếng còi thúc sau lưng. “Giỏi thì đi trước đi!” Tôi rủa thầm, nhưng rồi cũng bẻ lái tiến lên. Giữ tay lái nhích qua nhích lại, đạp ga từ từ. Cũng may chiếc xe tôi tuy có trượt đôi chút nhưng cũng tiến lên được. Tôi rẻ ra xa lộ! Cả một rừng xe! Đi 3 mile một giờ. Bên lề có đôi ba chiếc xe nằm đường, đèn khẩn cấp nhấp nháy. Kỳ lạ là trong số xe nằm đường, xe con thì ít, xe 18 bánh thì nhiều. Ớn nhất vẫn là phải đi giữa hai hàng xe 18 bánh. Mình hoặc họ mà lạc tay lái một chút là tiêu con. Thật là hú hồn. Vậy nhưng cũng về được tới nhà! Hú hồn hú vía! Mất hơn 3 tiếng rưởi mới về đến nhà! Sau này có nghe anh em trong hãng nói rằng có người mất đến sáu tiếng mới thoát nạn!

Phê rô Nguyễn Hoàng

Ý kiến bạn đọc
04/09/201819:45:58
Khách
bên tui há, gặp bảo tuyết mà còn xảy ra đụng xe tai nạn nữa thì cứ mà ngủ trên xe đến sáng mai luôn , mùa đông trong xe lúc nào cũng phãi có mền và gối phòng thân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,345,051
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Ông viết tin, bình luận… với bút danh Phương Điền Nguyên. Một trong những mục ông phụ trách là “Thư Atlanta về Sài Gòn” với bút hiệu Bình Thiên.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia,
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 2 bài đã phổ biến:
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.
Tác giả là cư dân Ca-li được hai mươi năm. Đã nghỉ hưu. Lạc quan. Yêu đời. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Mưa”, phổ biến từ cuối tháng 12, 2015. Sau đây là bài mới nhất. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học viện Ngôn ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Tác giả đã có sách anh ngữ "The Clan Divided," do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách "Tiếng Việt Đáng Yêu." Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến