Hôm nay,  

Tấm Thiệp Hồng

11/07/201100:00:00(Xem: 124746)
Tấm Thiệp Hồng

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 3299-12-28529vb2071111

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên viên làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida từ 1981, cùng năm với Columbia, chiếc phi thuyền đầu tiên được phóng lên không gian. Bài viết mới của Gió Đồng Nội là chuyện về những tấm thiệp báo hỷ, thiệp cưới, thiệp tầu, thiệp ta, thiệp kiểu Mỹ...

***

Mở nắp thùng thư ra, nghiêng đầu ngó xem có con cắc kè nào trong đó không (một lần bị đụng vào người nó mềm mềm, nhơn nhớt, nó nhảy lung tung bên trong thùng thư và tim tôi cũng đập loạn xạ bên ngoài vì sợ hết hồn), tôi mới dám thò tay vào lôi mớ thư cộng với dăm tờ quảng cáo vớ vẩn. Không có sách, báo hôm nay. Có một tấm thiệp. Không phải mùa đi học để có thiệp mừng ngày ra trường. Cũng không phải cuối năm để có thiệp mừng Giáng Sinh hay năm mới. Tôi nghĩ ngay là thiệp báo hỉ.
Ngày xưa, khi son trẻ, nghe những bài hát có chữ “thiệp hồng” là ai cũng hiểu ngay đến một kết quả của tình yêu: Đám Cưới. Những thông báo tin tức có tên, ngày, giờ, nơi chốn được in thật đẹp trên tấm thiệp cưới. Cũng có thể vì những tấm thiếp này in màu đỏ nên được gọi là thiệp hồng.
Ở Việt Nam, vào những tháng cuối năm Tây hay đầu năm “Ta” mà nhận được một phong bì trông lớn hơn những lá thư thường là ta có thể nghĩ ngay đấy là thiệp cưới. Dân Việt mình có thói quen cưới vợ ăn Tết. Có lẽ đây là thời gian ruộng vườn đã gặt hái xong, được nghỉ ngơi nên nhân tiện những ngày rảnh rỗi, dư thừa chút đỉnh hoa lợi này mà góp hai ba niềm vui làm một để ăn mừng. Vừa ăn Tết, vừa mừng gia đình có thêm người. Thêm người là thêm của, ông bà ta chúng ta ngày xưa vẫn nói như thế. Do đó mùa cưới cũng tùy thuộc vào mùa gặt hái. Hôn nhân đi đôi với Thiệp Hồng. Anh chàng nhận được thiệp hồng có nghĩa là tin báo người yêu đã “sang sông”, lập gia đình với ai đó, không phải là mình.
Những tấm thiệp màu đỏ in chữ vàng theo kiểu Trung Hoa được gọi hoa mỹ là Thiệp Hồng gợi nhớ trong tôi tấm thiệp báo tin đám hỏi của mình hàng mấy chục năm trước. Thiệp Hồng thật sự. Chữ trắng in nổi trên giấy hồng. Dĩ nhiên là có hai con chim Phượng Hoàng bay lượn trong tấm thiệp cho thêm phần trang nhã. Trong 4 tứ linh thì chỉ có 2 loài xuất hiện thực sự là Quy, Phụng. Hai con kia Long và Ly (Kỳ Lân) chẳng ai biết mặt mà chỉ nghe tên thôi. Cũng có thể hai loại này đã bị diệt chủng theo thời gian chăng" Long (Rồng), được dùng làm biểu tượng của Vua chúa. Còn Phượng Hoàng (Phoenix), là loài đứng đầu các loại chim. Phượng hay Phụng, là chim Trống, Loan là chim Mái mà ta thường thấy thêu một cặp trên gối cưới. (Phòng Loan nghĩa là phòng dành cho đàn bà). Hơi khó hiểu khi thấy những tấm trướng đỏ, thêu một con rồng, một con phượng treo trong một số đám cưới. Hai loài khác biệt kết hợp với nhau, (có vị nào biết xin giải thích dùm). Hai con chim Phượng và Loan kết hợp thì tôi hiểu.
Đó là chuyện ngày xưa. Chuyện ngày nay ở Việt Nam thì tôi không biết vì đã xa quê hương khá lâu nên chỉ nói đến chuyện mình biết ở Mỹ.
Người Mỹ dành tháng Năm cho đám cưới. (May‘s Bridal show). Từ tháng Tư đã thấy quảng cáo lu bù những quần áo, bánh, hoa, chụp hình, nhạc,.. toàn những dịch vụ liên quan đến đám cưới trên truyền thanh, truyền hình, báo chí, và ngay tại một vài khách sạn lớn hay có những buổi trình diễn “Wedding Show” thật linh đình.
Từ lúc chuẩn bị, tất cả mọi việc đều do đôi trẻ sắp xếp và quyết định. Gia đình chỉ đưa ý kiến. Thiệp mời cũng là một trong những phần cần phải có. Gửi đến như một lá thư bình thường, tấm thiệp mời của một cặp người Mỹ thật đơn giản. 1 tờ lớn, khổ chỉ bằng bì thư loại dài, báo tin và mời tham dự; một tờ nhỏ, (như tấm “card postal”, khi đi xa, đến xứ lạ, người ta hay viết vài dòng giới thiệu nơi họ vừa đến để người ở nhà biết tin); có dán tem sẵn để hồi báo lại cho người mời, cùng nằm trong một phong bì. Hình thức đã đơn giản, nội dung còn giản dị hơn. Chỉ để tên cô dâu, chú rể. Nếu không phải là người trong gia đình, và nếu không thân tình với cô dâu hay chú rể, bạn sẽ không nhận được thiệp mời.

Khác hẳn với người Việt. Đông là vui (chưa chắc). Rất nhiều đám cưới mà quan khách toàn là bạn của cha mẹ, phần lớn chưa hề biết mặt cô dâu hoặc chú rể là ai thì nói chi đến quen. Có hôm rảnh rỗi, ngồi mở quyển album có nhiều hình chụp chung với cô dâu, chú rể mà tôi không tài nào nhớ ra nổi cô dâu hay chú rể là con cái nhà ai, đám cưới ở đâu. Rõ ràng là mặt mình. Tấm hình nào cũng một dạng như nhau. Khách được mời cười mím chi đứng hai bên cặp tân hôn đang vui vẻ, dưới cái khung trắng gắn đầy hoa ny lông trông không thật tí nào. Có thể nói đó là những lần “bị mời” và “phải đi”. Đi vì lịch sự. “Hơi” nhiều lần như thế tôi nghiệm ra rằng mình không nên “tự ép mình” nữa. Phải bớt đi một chút lịch sự này.
Mới đây, tôi nhận được một tấm thiệp mời dự tiệc cưới. Màu sắc đã lạ. Màu nâu đậm. Cách trình bày còn lạ hơn. Mở từ giữa ra hai bên, mở từ giữa lên phía trên, lại mở từ giữa xuống dưới.
Đọc tấm thiệp cũng không đơn giản. Chính giữa là tên đôi tân hôn. Phải xếp hai bên lại để thấy lời mời đi dự Lễ. Mở ra, mở hai bên ra, xếp trên xuống, dưới lên để đọc thấy nơi mời dự tiệc.
Loay hoay một lúc thì tôi cũng đọc và hiểu được ý nghĩa tấm thiệp. Thật là “ấn tượng”. Thật là khác người. (khác người đồng nghĩa với không giống người bình thường. Diễn nghĩa xa hơn và gọn hơn là bất bình thường). Sau này hiểu ra là đôi tân hôn đó có đầu óc “sáng tạo”, thích sự mới lạ. Mới thật, lạ thật.
Người Mỹ cũng dùng thiệp có màu sắc lạ. Có thiệp màu xanh biển đậm, xanh lá cây, và có cả màu đen nữa. Họ chẳng kiêng cữ gì hết. Trong khi người Việt ưa dùng màu đen, màu tím hay màu trắng cho sự buồn phiền, tang chế. Màu đỏ (giống Trung Hoa) cho sự vui mừng. Theo kiểu xưa thì nếu ông, bà còn sống thì khi cưới gả, bậc cha mẹ thường phải in giòng chữ “thừa lệnh song thân” trong thiệp, và tên ông, bà phải ở trên cùng. Dưới đó mới là Cha, Mẹ, xuống dần tới hai con, mặc dù cô dâu, chú rể là hai nhân vật chính của buổi tiệc này. Nhìn vào tấm thiệp, người đọc có thể hiểu và suy ra sự liên hệ gia đình của những người trong thiệp.
Ví dụ, nhìn vào thiệp thì phía bên trái dành cho nhà trai, bên phải là nhà gái (cách ngồi trong nhà thờ công giáo cũng giống thế, theo cái nhìn từ trên cung thánh xuống của vị Linh Mục, chủ lễ). Nếu tên họ của chú rể (hay cô dâu) không giống tên họ của ông bố thì có thể hiểu đây là con riêng của người mẹ với người chồng trước.
Thường thì bậc cha mẹ lập gia đình lần thứ hai hay để nguyên tên cả hai Bố và Mẹ, không như thói quen chỉ đề Ông Bà Xyz (tên Bố không thôi, Mẹ chỉ còn “ăn” theo chữ Bà). Tôi đã thấy một tấm thiệp in hơi dài giòng vì cả hai bậc cha, mẹ đều ly dị và đã có gia đình mới. Ví dụ:

Ông Đinh Văn A và Bà Lê Thị B 
Ông Bà Lý Văn N
Bà Nguyễn Thị X và Ông Phạm Văn Y 

Trân trọng báo tin Lễ Thành Hôn của con chúng tôi là:
Đinh Văn Z 
và 
Lý Thị L

Gia đình bốn bên của chú rể đều có in tên trong thiệp. Thế là mọi người cùng tham dự, cùng vui vẻ với nhau. Mục tiêu chính của buổi tiệc là hạnh phúc của đôi trẻ đang mong muốn. Còn lâu hay mau lại là chuyện tương lai chưa ai biết.
Chỉ tuần trước, đứa cháu trai gửi thiệp mời đi đám cưới. Cái phong bì trắng dán con tem in hình đứa cháu trai le lưỡi chọc ghẹo cô dâu tương lai trông thật khôi hài và rất dễ thương. Vừa “cool”, vừa lạ mắt, vừa muốn cười.
Vậy mà trước đến giờ tôi cứ nghĩ là phải khó khăn lắm mời được in hình chân dung trên một con tem. Thế mới biết chẳng có gì là không tưởng ở thời buổi hiện đại này.

Gió Đồng Nội

Ý kiến bạn đọc
12/07/201115:09:47
Khách
Hay lắm. Cảm ơn Gió Đồng Nội.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến