Hôm nay,  

Bà Tám Đến Mỹ Thăm Con

04/09/200100:00:00(Xem: 187010)
Bài tham dự số: 02-341-vb30904


Như tất cả các bà Mẹ Việt Nam khác, bà Tám cũng thương và lo cho các con của bà nhiều lắm. Ôâng Bà Tám có tất cả là mười người con, sáu trai, bốn gái. Tất cả đều được ông bà cho ăn học đến nơi đến chốán. Các con của ông bà Tám rất là đàng hoàng, được lòng bà con lối xóm. Ngày ông Tám còn sống, ông hay nói với bà:
-Không có gì vui mừng khi nghe người ta khen là con ông bà Tám dễ thương, đàng hoàng và lễ phép với mọi người.
Ông bà dạy các con những điều hay lẽ phải để sống ở đời. Ông thường nói:
-Trong cuộc đời, quí trọng nhất là cái nhân cái nghĩa. Ở đời nên ăn ở cho có thủy có chung.
Ông bà ghét nhất là thói 'ăn cháo đá bát'.
Trong làng, ông bà Tám được mọïi người thương mến và kính nể. Ông bà chủ trương ăn hiền ở lành, lấy phước đức làm đầu. Hàng năm ông bà hay giúp đỡ những người nghèo khó trong làng bằng cách may sắm quần áo cho họ trong mấy ngày tết. Ai có bịnh hoạn hoặc gặp khó khăn thường hay đến nhà để được ông bà giúp đỡ. Ông thường nói với các con:
- Ngày nào mình còn giúp đỡ được mọi người là ngày đó mình còn khá giả. Chỉ sợ đến lúc muốn giúp mà khả năng mình không có thì mới nguy.
Ôâng bà muốn cho các con ăn học và có một việc làm lương thiện, ổn định. Vì thế, bốn người con gái của ông bà đều là cô giáo. Riêng mấy người con trai của ông ba,ø vì do hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, nên cũng không tránh khỏi bị động viên vào quân đội. Ôâng bà có hai người con là sĩ quan làm việc ở văn phòng, hai người là hạ sĩ quan chuyên viên kỹ thuật, một người là công chức ở Toà Đô chánh, còn thằng Úùt vì còn nhỏ nên không phải lo vào quân đội trong tương lai. Ôâng Tám thường nói với bà Tám :
- Nhờ phước đức, mấy thằng con của mình mang tiếng là đi lính, nhưng thật ra, không có thằng nào phải cầm súng hoặc ra ngoài mặt trận.
Trong đối nhân xử thế, ông bà dạy các con lúc nào cũng vui vẻ, cởi mở với mọi người. Ôâng Tám thường nói câu "đất lành chim đậu". Theo ông, nếu người ta không thích mình thì người ta đâu có đến nhà mình để làm chi. Mỗi lần có bạn bè của các con đến chơi, ông Tám lúc nào cũng ân cần, cởi mở, hỏi thăm từng người một:
- Cháu ở đâu, ba má cháu là ai"
- Còn cháu này, cháu được mấy anh em"
- …
Cứ thế, Ôâng Tám lúc nào cũng tạo được những không khí thân mật, vui vẻ đến từng đứa bạn của các con ông. Đến bữa cơm, ông lại hòa đồng cùng các bạn của con cho vui. Nhưng chỉ năm mười phút sau thì ông viện cớ là :
- Bác phải vào phòng riêng để nghỉ - Ý của ông Tám là:
- Để các cháu được tự nhiên hơn, chớ có bác ở đây chỉ sợ các cháu còn ngại.
Trong phòng riêng của ông Tám, bên cạnh những sách báo hàng ngày, ông còn lưu giữ những điều hay dùng làm tài liệu để chỉ dạy các con. Những bài luận văn hay của các con, ông luôn giữ kỹ lưỡng để hãnh diện về chúng. Những mẩu chuyện trong Vô Gia Đình (Sans Famille) về thằng bé Rémy hiếu đạo, về con chó Capi trung thành với chủ thường được ông đem ra đọc từng đoạn và cắt nghĩa cho các các con nghe.
Ai có đến gia đình ông bà Tám cũng đều thấùy được sự hiếu khách của ông bà dành cho. Nhiều người ước ao có được cái hạnh phúc gia đình, được như các con của ông bà Tám. Một người bạn của con ông bà Tám đã không tiếc lời khi gọi căn nhà của ông bà Tám là "Tháp ngà hạnh phúc" để nói lên cảnh đầm ấm mà người bạn này không tìm được ở chính gia đình của cô.
Thời cuộc đổi thay, những ngày biến động của 1975 cũõng ảnh hưởng nhiều đến gia đình ông bà Tám. Hai đứa con của ông bà vào trại tập trung cải tạo. Những đứa con khác thì mất việc làm. Cuộc sống gia đình bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập của gia đình bây giờ là từ ruộng đất do Tổ tiên ông bà để lại mà cũng không còn được bao nhiêu.
Bốn năm sau, ông Tám ra đi bỏ lại bà Tám một mình, trong lúc hai đứa con của ông bà vẫn còn trong lao tù. Một người thì ở tận rừng sâu nơi núi đồi của vùng Việt Bắc. Còn một người thì ở trại Phương Ninh, một nông trường rộng lớn ở miền Tây quanh năm toàn là nước và bèo bao phủ. Vì thương con, bà Tám không quản ngại đường xa. Bà đã ra tận ngoài Bắc để tìm thăm con bà, để thấy lại đứa con yêu trong trại tù cải tạo. Ngày bà gặp lại con cũng là ngày cúng tuần của ông Tám ở quê nhà. Vậy mà bà đâu dám báo tin cho con hay. Một mình bà âm thầm chịu đựng. Bà đâu có nỡ nói cho con bà biết, là ngày con lên đường tập trung cải tạo cũng là ngày Ba tiễn con đi lần chót. Quay về Nam, bà lại cụ bị gom góp chút ít quà mọn, lặn lội xuống miền Tây để tìm thăm nuôi một người con khác. Có bà mẹ nào mà nỡ bỏ con đâu. Hơn nữa, trong hoàn cảnh các con của bà mang thân tù tội, thì làm sao mà bà đành lòng quên đi con của bà được.
Năm tháng khó khăn lại tiếp tục trôi. Dòng thời gian lại tiếp nối, càng trĩu nặng tâm hồn bà. Những đêm dài trằn trọc, bà Tám âm thầm khấn nguyện cho hai con của bà sớm được tự do. Được trở về trong vòng tay của bà cùng những anh em ở nhà đang mong đợi.
Ướùc nguyện của bà Tám cuối cùng rồi cũng thành. Trời cao rồi cũng không nỡ phụ lòng bà. Gần tám năm cách biệt các con bà rồi cũng lần lượït được thả ra, để quay về cùng gia đìnhø trong ngày vui đoàn tụ. Vui trong hạnh phúc ngập tràn như những ngày xưa cũ. Vui của những ngày con bà còn nhỏ, những hôm đi học về lùa vịt vào ao. Vui của hai con "Bầu - Bí" mà ôâng bà âu yếm gọi chúng khi xưa. Chỉ có điều khác hơn, là giờ đây con của bà trở về với một hình hài tiều tụy quá…
Rồi định mạng lại an bày. Một lần nữa bà Tám lại bịn rịn đưa tiễn con đi. Đi trong lo sợ, trong hoang mang và đi với một niềm hy vọng mới. Hoàn cảnh bắt buộc, bà Tám đành phải nén lòng để từ biệt các con. Một lần chia tay mà bà lo, không biết rồi đây con bà có được đến chốn bình an hay lại rơi vào vòng tù tội. Hay có thể sẽ bỏ mạng giữa chốn đại dương. Bà lại âm thầm cầu nguyện cho tương lai của các con, sao nhiều chông gai vất vả…
Ngày nhận được tin con bà đến chốn bình yên, bà đã ăn chay để cảm ơn trời Phật. Từ đây nỗi khổ tâm của bà không còn như xưa nữa. Bà mừng bao nhiêu nhưng cũng day dứt bấy nhiêu, vì rồi đây không biết bao giờ bà mớùi có dịp gặp lại các con thân yêu của bà lần nữa.
Cuộc đời lưu vong tị nạn của các con bà cũng vất vả chông gai. Biết được cuộc sống nơi xứ người cũng khó khăn không ít, bà lại càng lo, sợ con bà gặp nhiều khổ cực. Bà không hình dung được xứ lạ quê người cuộc sống ra sao. Chỉ biết là mỗi lần nhận thư, nhận quà của con bà, là bà rất nâng niu và gìn giữõ. Bà không muốn con bà vất vả lo cho gia đình còn lại bên Việt Nam. Bà mong con bà ráng lo cho tương lai và đừng lo nhiều cho những người còn ở lại.
Đối với bà, giờ đây bên kia bờ đại dương xa thẳm, nơi ba thằng con của bà đang ở đó. Hai thằng ở Úùc và một thằng ở tận bên Mỹ, những xứ sở xa xăm mà bà chỉ hình dung qua sách báo.
Dòng thời gian trôi nổi, bà Tám lại có dịp lêân đường để tìm gặp lại các con. Bà không biết giờ đây các con bà ra sao, mập ốm thế nào" Nhất là thằng con Út…


Trạm dừng chân đầu tiên của bà là Sydney (Úùc Châu), nơi hai thằng con của bà đang sinh sống. Gặp lại con, bà Tám xúc động không nói thành câu. Bao nhiêu người thân quen chờ đón bà trong một niềm vui khó tả…Những ngày dừng chân tại Sydney bà Tám đã không quên bảo con bà đưa bà đi thăm những ngôi chùa để tạ ơn Trời Phật. Bà Tám cũng không quên thăm hỏi những đồng hương cùng quê với bà đang định cư tại Úùc.
Mong ước của bà Tám là gặp lại các con. Vì thế, bà Tám lại tiếp tục lêân đường. Lần này, chuyến bay Qantas của Australia sẽ đưa bà và thằng con Úùt đến San Jose, nơi một người con thứ Năm của bà đang cư ngụ. (Xin lỗi quí, vì nhập đề dài dòng quá cho nên tới bây giờ bà Tám mới đến được Mỹ để thăm con!!!ï Tác giả không chịu áp dụng phương pháp "go to the point" để khỏi làm mất thì giờ của bà con cô bác).

Lần đi này, bà Tám không phải lo nhiều và rất an tâm. Vì bên cạnh bà có thằng con Úùt, giờ nó đã trưởng thành. Đã là một cậu thanh niên tháo vát, cũng thử tham gia vào Quân đội Dự phòng của Hoàng gia Úc (The Royal Australian Army Reserve) những khi rảnh rỗi. Nó muốn biết đời sống quân ngũ ra sao mà mấy ông anh của nó thường hay tự hào là rất… oai phong và kiêu hùng lắm! Hiện tại thì nó đã ra trường có công việc làm ổn định.
Hai mẹ con bà Tám đã dừng lại nhiều nơi trước khi máy bay đáp xuống San Francisco Airport. Tại Hawaii, hai mẹ con bà có dịp viếng thăm khu bờ biển du lịch nổi tiếng Waikiki. Bà đã được người dân ở đây đón chào bằng những vòng hoa tươi và câu nói "Alloha" của họ. Bà Tám có hiểu gì đâu, nhưng cũng rất vui như trong tâm hồn bà đang vui trên cuộc hành trình vạn dặm tìm kiếm thăm con. Rồi tại phi trường Los Angeles, trong lúc chờ con trai bà làm thủ tục nhập cảnh, bà không biết làm gì nên ngồi "chồm hổm" chờ con. Mấy người nhân viên phi trường đã rất nhiệt tình mang xe đẩy đến vì tưởng đâu bà sắp xỉu tới nơi…
Cuối cùng thì bà Tám cũng đến nơi, trạm dừng chân sau chót để gặp lại con bà. Có nỗi vui mừng nào hơn khi gặp lại các con. Thằng con trai và người con dâu của bà kia rồi. Họ đã chờ đón phút giây này từ những ngày hay tin bà đến Úùc. Trên đường từ San Francisco về lại San Jose bà cũng quá đổi vui mừng khi ngồi cạnh các người con của bà. Bà nhắc lại với con bà về kỷ niệm sau cùng của năm 1975, ngày mà thằng con nầy của bà đã sát cánh và quan tâm cho bà trong những ngày biến động.

Cũng như ở Sydney, các con của bà cũng đưa bà đi thăm một vài nơi ở Mỹ. Bà Tám cũng đi Chùa ở San Jose, ở Los Angeles. Cũng đi Las Vegas chơi games, cũng viếng thăm vùng San Francisco và cầu Golden Gate. Trong lúc đi dạo ở đường phố dọc bờ biển San Francisco, thằng con trai của bà đã đẩy bà vào phía một ban nhạc đang chơi ở bên lề đường để hắn ta quay phim cho bà làm kỷ niệm. Tội nghiệp bà Tám có biết gì đâu. Mới vừa đứng xớùù rớ nhìn xem, thì bị ông Mỹ to con kéo bà vào và quay bà vòng quanh theo tiếng nhạc. Bà cũng xuống miền Nam Califormia, cũng thăm khu little Saigon và những vùng phụ cận. Tại khu thương xá Phước Lộc Thọ, bà Tám đã gặp một bà Việt Nam khác trong lúc bà đang ngồi đó nghỉ chân. Bà kia đã hỏi bà Tám :
- Bà qua đây lâu chưa và cảm thấy Mỹ thế nào, có thích ở đây không"
- Tôi mới qua được gần bốn tuần, khoảng hai tuần nữa là tôi trở về rồi.
- Ủûa, sao bà trở về hay quá vậy" - Bà khách ngạc nhiên hỏi lại bà Tám.
- Vì tôi đi qua đây thăm con tôi. Gặp được chúng là tôi vui rồi. Bây giờ tôi phải trở về, vì ở Việt Nam tôi còn bảy đứa con còn ở đó. Tôi phải về với chúng bà ơi - Bà Tám thành thực trả lời.
- Vậy là bà sướng hơn tôi rồi. Tôi được con bảo lãnh qua đây mấy năm rồi. Buồn quá bà ơi, tôi muốn về lại Việt Nam mà đâu có được. Ngày nào tôi cũng ra đây ngồi, để hy vọng gặp người quen mà nói chuyện.
Nghe tâm tình của bà khách với tiếng thở dài, bà Tám cũng cảm thấy nghẹn lời xúc động. Bà hiểu được tâm trạng của bà kia như chính tâm trạng của bà. Mẹ nào chẳng muốn gần con nhưng vì ở đây đâu phải là quê hương nên vẫn cảm thấy buồn và nhớ về quê hương bên đó. Lúc chia tay, bà Tám thấy lòng mình bịn rịn cùng người khách lạ mới quen:
- Thôi bà ở lại đây mạnh giỏi và đừng buồn nữa bà ơi.

Riêng bà Tám, cuối cùng rồi bà cũng trở lại Việt Nam. Nơi đó, như lời bà đã nói, là còn tới bảy người con còn lại của bà. Nên bà phải về với họ mà thôi. Mặc dù các con bà muốn xin cho bà ở thêm lâu hơn một thời gian nửa. Nhưng bà nhất định quay về. Bà không chịu ở thêm, dù là nước Mỹ hay Úùc Châu. Mong ước của bà đã thành sự thật thì bà đã thỏa nguyện lắm rồi. Ngày chia tay với thằng con Úùt, bà đã vuốt đầu nó và nói:
- Má mừng lắm khi gặp lại hai anh và con. Má chỉ muốn thấy tận mắtù cuộc sống ổn định của các con là Má mừng, là Má vui để trở về với các anh chị em con bên đó. Riêng con, Má hãnh diện vì con đã cố gắng học hành để có một chỗ đứng trong xã hội với người ta. Con không những đem lại tiếng tốt cho gia đình ta, mà còn cho người Việt Nam mình nữa…
Bà Tám đã trở lại với quê nhà, với đàn con của bà bên đó. Bà đã trở về với bà con chòm xóm, với ruộng vườn và mồ mả Tổ tiên. Những năm tháng về sau, bà Tám yếu nhiều. Bà đã ngoài bảy mươi lăm tuổi. Bà vẫn còn giúp đỡ những người trong làng nghèo khó. Họ vẫn gắn bó với bà trong cái tình thân mà bà đã dành cho họ. Người ta thấy được tấm lòng của bà Tám dành cho các con. Có người nói, là con của bà Tám đi đến đâu là bà Tám cũng sẽ đi đến đó để tìm thăm con bà. Dù đó là Úøc Châu, Mỹ châu hay bất kỳ vùng núi rừng xa xôi nào bà cũng đến.
*
Thế rồi một ngày kia, bà Tám từ giã bà con trong làng để lên Sài gòn thăm các con của bà trên đó. Bà đến căn nhà mà con gái của bà đã ở trước đây. Người con gái này cùng rể của bà hai cháu ngoại vừa ra đi theo diện HO sang Mỹ. Nhìn cảnh cũ mà người xưa đâu còn nữa. Bà buồn nhiều lắm. Từ trước đến sau, căn nhà trống vắng. Các đứa con khác của bà đi làm chưa về. Bà một mình cô độc, nhớ cháu nhớ con. Rồi bà cảm thấy mệt như lả người đi. Người hàng xóm tốt bụng đưa bà vào nhà thương.
Hai hôm sau, vào một buổi chiều sau khi các con của bà vừa ra về, chỉ còn lại một người con dâu và một người con cả. Bà cảm thấy buồn ngủ khi Bác sĩ truyền thêm nước biển cho bà. Bác sĩ khuyên bà là hãy ráng thức để theo dõi. Nhưng mắt bà đã khép dần vì bà nói:
- Tôi cảm thấy buồn ngủ quá bác sĩ ơi.
Thế là bà nằm yên không nói gì thêm nữa. Vài phút sau mới biết là bà đã ra đi lặng lẽ và bình yên.
Bà đã ra đi thật sự. Không biết trong chuyến đi nầy, bà đã tìm về với ông Tám đang đợi bà. Hay la,ø lần nầy bà cũng ra đi để tìm thăm các con của bà đang nghìn trùng xa cách.
Hay biết được đâu, là bà Tám đang trở lại nước Mỹ để thăm con. Lần này là để theo chân người con gái của bà vừa cùng chồng con sang Mỹ theo diện HO. Trước lúc ra đi, bà đã tính thầm và nói với ngườiâ y tá:
- Cô biết không, con gái của tôi qua bên Mỹ cho đến hôm nay là đúng một tháng và bốn ngày rồi... Ngày nó đến Mỹ là 30 tháng 9 đó, cô.

THIÊN MINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,335,974
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.