Hôm nay,  

Sinh Nhật Ngày 4 Tháng 7

05/07/201100:00:00(Xem: 148125)

Sinh Nhật Ngày 4 Tháng 7

Tác giả: Donna Nguyen

Bài số 32193-12-28523vb3070511

Tác giả là cư dân San Jose, đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", "Kết Hôn Để Qua Mỹ". Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ. Bài mới của cô là chuyện sinh nhật đúng ngày 4 tháng Bẩy.

***

Xưa nay tôi chưa bao giờ được ăn bánh sinh nhật trừ phi tôi tự bỏ tiền ra mua. Hồi còn ở Việt Nam thì sinh nhật của đám con nhà nghèo như tôi chỉ là “một ngày như mọi ngày” mà thôi. Qua tới Mỹ rồi, ai ai cũng đi “cày” chờ ngày lễ long weekends hay ngày sinh nhật để kiếm cớ tụ tập lai rai, lải nhải, party giải sầu, giảm stress.

Thường thì những ngày lể lớn của Mỹ, nhiều người được nghỉ liên tục ba, bốn ngày. Thế là gia đình vợ chồng con cái lũ lượt kéo nhau đi du mục oop du hí. Ở Mỹ, đi chơi xa, ra khỏi thành phố du lịch là chuyện thường tình nhưng cũng tốn kém và đáng để khoe lắm. Một năm có mấy ngày lể lớn thôi: New Year, Martin Luther King Day, President’s Day, Indepen-dence Day, Labor Day, Columbus Day, Veterans Day, Thanksgiving and Christmas Day. Phần đông đây là những ngày lể, công nhân được nghĩ và được ăn lương nên bà con vui vẻ mà hưởng thụ những ngày ”tay khỏi làm, mà hàm vẫn được nhai ” lai rai.

Từ ngày qua Mỹ, tự dưng tôi được cả nước đốt pháo bông ăn mừng sinh nhật của mình, dù không có ai chúc, ai mời bánh sinh nhật gì hết. Thiết rồi tôi cũng chán nên không thèm tổ chức sinh nhật nữa. Tại vì tôi biết thân biết phận lắm. Tôi côi cút gia đình họ hàng không có, bạn bè thì quen có vài móng thôi. Nếu tôi có nổi hứng tổ chức sinh nhật rồi năn nỉ ỉ ôi thì mọi người vẫn thường bị kẹt phải đi chơi xa với gia đình rồi. Thôi chuyện nghe bà con hát Happy Birth Day to you chắc không có phần tôi rồi. Sanh ra nhằm lò bán than, tôi chắc mình thế nào cũng sẻ bị lổ hộc gạch, bán than sẻ ế trong ngày Lể Độc Lập mà thôi. Ý mà không phải, bán than thiệt người ta mua về nướng thịt BBQ trong ngày lể Độc lập chắc tôi phải mau giàu lắm chứ " Còn loại bán than ca cẩm kiểu tôi là bởi vì phần đông những ai lở vô tình hay cố ý biết được sinh nhật của tôi là ngày 4 tháng 7, thì mười người y một, khen rằng :

-Sướng nhe, sinh nhật của you được cả nước ăn mừng còn đốt pháo bông nữa chứ.

Trời, ngày lể Độc Lập của nước Mỹ, người ta đốt pháo bông và ăn mừng dấu mốc định mệnh đất nước được tự do thôi. Có rất nhiều người Mỹ sinh ra trong ngày lể Độc Lập này. Không biết lúc họ oe oe chào đời, họ có kịp nghe pháo bông nở rộ không ta. Rồi những ngày sinh nhật đến cảm giác của họ ra sao vậy cà" Người Mỹ lịch sự gặp tôi cũng hay nói:

-Wow, you are so special, born on the Independence Day. The whole country will celebrate your birth day.

Nghe hoài ‘quải chè đậu‘ quá. Ước gì có ai đó ở không trong ngày lể Độc Lập này làm suprise Birth Day cho tôi thì tôi mới tin mình sanh ra vào một ngày đặc biệt. Tôi không biết sinh ra trong ngày này có gì được may mắn không nữa. Còn có một cuốn phim do tài tử Mỹ Đen nổi tiếng Will Smith đóng vai chánh là Born on the Independence Day không biết hay dở ra sao nhưng lúc đó tôi không có dư tiền dư thời gian nên cũng không có dịp coi. Thôi kệ, không ai mừng sinh nhật, không ai đem bánh cho mình thổi đèn cầy. Lâu lâu than vãn chơi cũng có nhận được vài món quà làm kỹ nghệ oop kỷ niệm. Sinh ra nhằm ngày Độc Lập của Mỹ, bà con không đi làm, ai rảnh thì lái xe chen nhau đi coi pháo bông cũng vui chứ bộ. Ngày lể này ai mà đi Las Vegas chơi thì vui lắm, coi pháo bông cũng đẹp. Nói chung là người ta nói đúng, cả nước Mỹ đốt pháo bông ăn mừng sinh nhật tôi…ủa hổng phải, ăn mừng ngày Độc Lập của họ. Bắt đầu từ ngày 4 tháng 7 năm 1776, họ đọc tuyên ngôn Độc Lập và cứ mỗi năm đến ngày này người Mỹ thường tổ chức diễn hành, đốt pháo bông, nướng thịt ăn mừng ngoài trời, tổ chức hội chợ, ca nhạc, các trò chơi, gia đình họp mặt đoàn viên. Nhà này party, nhà kia hát karaoke nghe rên rỉ cũng vui thôi đành ô kê luôn cho rồi. Trời mùa hè nóng oi bức bà con đua nhau ra công viên picnic hưởng thụ cuộc đời. Đời sống độc lập tự do hạnh phúc là vậy đó. Tự do kiếm việc, tự do năn nỉ xin được đi cày. Cày ngày, cày đêm theo ý muốn tha hồ mà tự do đóng thuế. Sướng nhất ở Mỹ là không bị ai ép ”làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” làm thêm ngày Inde-pendence Day được trả double lương.

Sinh ra nhằm ngày lể Độc Lập, tuy là người Việt Nam, chắc tôi cũng có chút gì đó là độc ( hàng độc, không đụng ) là lập ( lập dị, khác thường ) hahahaha. Thôi cứ nghĩ như vậy cho vui đi. Bà con quanh nước Mỹ đang ăn mừng đang hưởng thụ cái tự do, cái độc lập thì mình cũng đừng làm ai mất hứng. Tôi cũng là người có quốc tịch Mỹ rồi, coi như cũng có chút hơi hám đời sống Mỹ. Gần đây tôi quen một chú người Mỹ khoái đọc và viết tiếng Việt. Được biết chú cũng sanh vào ngày lể Độc Lập. Để tôi rãnh, tôi sẻ đi hỏi chú ấy :

-có phải cả nước đốt pháo bông ăn mừng sinh nhật của chú không "

Bạn nghĩ tôi sẻ được câu trả lời là yes, or no hehehe.

Thôi thì, người Mỹ có ăn mừng sinh nhật của những người sinh ra nhằm ngày lể Độc Lập này hay không thì tính sau đi. Tôi và bạn hãy lo đi ăn mừng ngày nước Mỹ được Độc Lập Tự Do là cũng đủ …mệt rồi.

Xin cảm ơn lời chúc sinh nhật của anh Nguyễn Thơ Sinh, sis Iris Dinh, sis Như Ý, Chú Thời, Nguyên Thảo, Cao Minh Hưng, Chú Sáu, anh Chương Vũ…wow, năm nay nhờ la lớn ” tôi sinh nhật ngày 4 tháng 7 ” và tham gia vào Việt Bút mà tôi thấy có lời rồi đó nha, nhiều người chúc sinh nhật quá, dù rằng chắc họ cũng đang bận rộn hưởng thụ ngày lể cả nước Mỹ sẻ đốt pháo bông ăn mừng Độc Lập. Cảm ơn Việt báo và Việt Bút.

Happy Birth Day to Chú Sáu and to me hehehe.Happy Independence Day! Happy 4th of July! To all.

With Love and Best wish,

Donna Nguyen

Ý kiến bạn đọc
09/07/201109:20:48
Khách
Chào cháu Donna,
Về nhiều mặt kinh nghiệm cháu cũng như chú liên quan đến có ngày sinh nhật này.
Câu mà cháu viết (hay gần giống nhau) thì chú có nghe không biết bao nhiêu lần suốt đời. “Wow, you are so special, born on the Independence Day. The whole country will celebrate your birth day.” Nghe thì thường chú chỉ cười mà nói yeah hay gì đó. Cảm ơn cháu viết bài này. Đặc biệt lắm ạ.

Chú Sáu

Chú Sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,870,063
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến