Hôm nay,  

Nhân Ái

27/06/201100:00:00(Xem: 197109)
Nhân Ái

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3215-12-28515vb8062611

Sương Nguyễn là một trong những tác giả được đề cử nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Khi nhận tin trên đây, tác giả cho biết vì bị bệnh nan y, bà không thể dự lễ phát giải ngày 31 Tháng Bẩy sắp tới. Tiếp theo, Sương Nguyễn gửi thêm bài viết mới. Sau đây là tiểu sử do tác giả tự sơ lược, “Tôi năm nay được 57 tuổi, em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, là cựu học sinh trường Cường Đễ Qui Nhơn ban C nắm 1972, giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn năm 1975. Sau năm 1975 làm giáo viên lưu dụng trường Quang Trung Tây Sơn. Năm 1983 vượt biên sang Mỹ ở tại Houston làm nghề bán tạp hóa. Năm 2005 tôi bị bệnh nan y Parkinson không thể buôn bán được nữa, tôi ở nhà lãnh trợ cấp tàn tật. Hiện tại tôi bị những cơn run giật của thần kinh đày đọa, nhờ những viên thuốc đã làm giảm cơn co giật thần kinh vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi tập sáng tác trong khoảnh khăc thời gian yên bình này . Tôi làm bạn với cái computer và bắt đầu viết từ tháng 6 năm ngoái, tác phẩm đầu tay của tôi là Tấm lòng người mẹ. Trang blog mới là: suongnguyen.wordpress.com.”
Việt Báo chân thành chúc tác giả Sương Nguyễn thân tâm an lạc và trân trọng giới thiệu bài viết mới của bà.

***

Nhà sinh vật học James Watson ngạc nhiên khi nhận được tấm thiệp mời dự bữa cơm chiều thân mật với Tổng Thống trong Tòa Nhà Trắng. Ông về hưu đã gần 4 năm nay ,nhìn hàng chữ "tối mật “ ở góc tờ giấy , ông băn khoăn tự hỏi không biết vì lý do gì mà họ lại mời ông vào gặp Tổng Thống lần này" Ông còn quá ít thời gian còn lại để ngắm chim và nghe chim hót. Bởi vậy, ông không muốn vướng bận vào bất cứ chuyện gì, ông đã hy sinh hết cả cuộc đời thanh xuân của ông cho khoa học và nhân loại chưa đủ hay sao"
Trong bữa tiệc, ông kín đáo quan sát số người được mời tối hôm nay. Ngoài ông ra,Tổng Thống còn mời Bộ Trưởng Bộ Di Trú, khoa học gia chuyên về modern computer Johnvon Neumann, Hans Bethe, chuyên về năng lương mặt trời, Edward Teller, khoa học gia chuyên về chế tạo bom và John Streeter kỹ sư chuyên về chế tạo robots.
Sau bữa ăn tối thịnh soạn, tất cả quan khách được mời vào một gian phòng nhỏ, bí mật nằm ở dưới hầm của Tòa Nhà Trắng.
Tổng Thống tuyên bố lý do buổi họp với giọng nói trầm ấm và hòa nhã:
- Sở dĩ tôi mời quý vị có mặt hôm nay vì trong phủ tổng thống cứ 4 năm một lần, chúng ta có một buổi họp tối mật để soạn thảo những vấn đề quan trọng về vận mệnh của nước ta trong tương lai, không những cho trăm năm mà còn cho ngàn năm về sau của nước Mỹ.
Tất cả những đề tài mà chúng ta soạn thảo ngày hôm nay phải tuyệt đối giữ bí mật, chỉ có 7 người chúng ta biết mà thôi, không được để tiết lộ ra ngoài và ngân quỹ dùng để tài trợ cho các dự án này là do các company nước ngoài đầu tư vào nước ta tự nguyện đóng góp. Đã bao nhiêu năm qua, các vị tổng thống tiền nhiệm có một hoài bão lớn là muốn tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ dần dần hoà nhập thành một Hiệp Chủng Quốc duy nhất mà không gây ra chiến tranh, nói một ngôn ngữ, lưu hành một loại tiền giống nhau. Dĩ nhiên, hoài bão ấy cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực hiện được.
Tổng thống hướng về bộ trưởng Bộ Di Trú:
- Với tình hình suy thoái và trì trệ về kinh tế hiện nay, ngân quỹ của chúng ta bị thâm hụt trầm trọng, yêu cầu sở Di Trú dễ dàng cấp chiếu khán cho các du học sinh có cha mẹ đầu tư một số vốn lớn vào làm ăn ở nước ta, tạo điều kiện dễ dãi cho những người trẻ sau khi tốt nghiệp sẽ ở lại Mỹ để phục vụ và đóng thuế. Như vậy nước Mỹ sẽ là nơi thu hút hết thảy chất xám của các nước khác, chúng ta sẽ có những khoa học gia, những nhân tài trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới để thay thế một số người trẻ băng hoại, không chịu làm việc trong nước.
Tổng Thống hướng về James Watson:
- Tôi biết ông đã về hưu nhưng tôi có tham vọng nhờ ông giúp đỡ và cố vấn cho một số bác sĩ sản khoa trong hai tháng đầu tiên. Tôi muốn ông áp dụng cấu trúc ba chiều xoắn kép của DNA mà tạo cho nước Mỹ một số khoa học gia trẻ, các nhà thông thái trẻ bằng trứng và tinh trùng của các đương kim khoa học gia ngày nay và cấy thai nhi vào các thiếu nữ trẻ được thuê mướn ở Á Châu để nuôi dưỡng. Hy vọng vài chục năm tới, chúng ta sẽ có hằng trăm, hằng nghìn, con của các khoa học gia ra đời, chúng ta sẽ có nhiều phát minh mới. Nền khoa học và kỹ thuật sẽ tiến bộ vượt bực, không có nước nào theo kịp đà tiến triễn của nước ta thì mộng toàn cầu hoá của Hợp Chủng Quốc sẽ có một ngày đạt được.
Tổng Thống quay sang Hans Bethe, khoa học gia chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời:
- Tưởng tượng một ngày nào, tất cả các giếng dầu đều khô cạn thì nước chúng ta sẽ biến thành những thành phố chết. Các cơ xưởng và nhà máy sản xuất dây chuyền đều ngừng hoạt động. Bởi vậy, tôi muốn ông nỗ lực tìm tòi và phát minh, xử dụng năng lượng mặt trời trong kỹ nghệ, nông nghiệp. Cố gắng làm sao tránh không lệ thuộc vào nguồn xăng dầu của các nước Trung Đông càng sớm càng tốt.
- Còn ông, Edward Teller ông không quên là ông đang giữ một địa vị then chốt về quốc phòng. Nếu muốn cho khắp thế giới nể sợ nước Mỹ, ta phải có những vũ khí tối tân, hiện đại, để răn đe những thế lực muốn chống lại chúng ta.
Hướng về ông John Streeter và ông John Von Neumann:
- Tôi mong là hai ông sẽ hổ trợ cho ông Edward để bảo vệ cho những phát minh cơ mật. Chúng ta phải dùng hằng trăm người robots và hằng ngàn bộ não điện toán để chế tạo ra những vũ khí hạch nhân hay những quả bom vi trùng này để tránh trường hợp gián điệp của các nước khác len lõi vào trong đội ngũ của chúng ta mà hoạt động tình báo.
Sau khi nghe ý kiến của từng người, Tổng Thống kết luận:
- Tôi thay mặt cho nước Mỹ tương lai, xác nhận với quí vị là ngay sau buổi gặp gỡ này, tất cả đã sẵn sàng từ ngân sách tới nhân lực để sát cánh với quí vị trong mọi lãnh vực. Hy vọng quý vị tích cực phát minh, nghiên cứu vì tương lai của một hợp chủng quốc cung cho cả loài người.
Sau khi buổi họp được kết thúc, mọi người ra về với cõi lòng phơi phới, với một viễn ảnh là nước Mỹ sẽ làm bá chủ toàn cầu, sẽ thống nhất các siêu cường quốc khác, nước Tàu và nước Nhật sẽ trở thành hai đại tiểu bang của Hoa Kỳ. Chỉ có riêng mình ông Watson là nghĩ khác: Mình mất đi một buổi chiều nhìn chim bay về tổ, bỏ lỡ một cơ hội nhìn những con chim Hải Âu bay là đà trong buổi hoàng hôn rực vàng nắng quái bên ven biển gần nhà. Ông nghĩ thầm: thêm sáu người nữa sắp sửa và chuẩn bị mắc bệnh tâm thần vì suy nghĩ quá độ.
Chúa ơi! Tham vọng của con người quá ư là kinh khủng! Các vị lãnh đạo không biết khi nào dừng lại đây. Một Hitler, một Thiên Hoàng Hirohito chưa đủ sao" 50 tiểu bang chưa đủ sao" Còn muốn có thêm 195 tiểu bang khác nữa phải vậy không" Liệu dân của nước họ có mong muốn mình trở thành một người Mỹ lạnh lùng"
Trong bốn năm vừa qua, không còn bận bịu với công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ông Watson đã có nhiều thì giờ rảnh rổi để đi du lịch vòng quanh thế giới và ở đâu ông cũng thấy đời sống của họ an nhiên và tự tại hơn nước Mỹ. Mặc dù đời sống vật chất của họ thiếu thốn nhưng tinh thần của họ rất sảng khoái. Buổi sáng họ có thì giờ nhìn bình minh lên, buổi chiều trước hiên nhà, họ có thì giờ nhìn mây chiều lãng đãng xuống thấp trên triền núi, có những buổi cơm chiều ấm cúng, quây quần với cả gia đình bên ngọn đèn dầu và quan trọng nhất là ai ai cũng có nụ cười trọn ven, hớn hở, cười thật tươi, không lo lắng, bon chen. Điều nầy hiếm khi được thấy trên đất Mỹ, mặt mũi người nào người nấy khó đăm đăm, nhếch mép một tí gọi là cười trong khi trong đầu của họ đầy ắp không biết bao nhiêu là nỗi lo toan về sinh kế.
Người Mỹ chỉ nhìn mà không thấy, họ chỉ nhìn cái nhà đầy đủ tiện nghi của họ đẹp, không thấy được cái bao la hùng vĩ, cái vô tận khôn cùng của trời đất. Họ chỉ nhìn cái đẹp hào nhoáng ở bề ngoài:một bộ quần áo đắc tiền, nữ trang,xe hơi sang trọng mà họ không thấy được cái đẹp tâm linh ở bên trong, họ cần phải khai mở trí tuệ, xoay lại về nguồn tâm, đạt đến giải thoát cứu cánh. Người Mỹ không biết rằng nhân loại gần đi đến chỗ diệt vong. Điều này một phần là do thiên tai, hoạn nạn, một phần là do con người đã từ từ quên dần nền luân lý đạo đức, họ phải trả giá cho những điều họ đã làm và họ quên rằng một trăm năm sau,khi họ chết đi họ sẽ không mang theo được gì.
Càng nghĩ đến những hoài bão vĩ đại của các vị lãnh tụ, ông lại càng ngao ngán. Ông thức suốt đêm để viết bản dự thảo kế hoạch ông sắp thực hiện. Dù sao đi chăng nữa, kế hoạch của ông còn nhân đạo hơn các nhà khoa học gia khác. Ông chỉ nhân bản nhân tài, tái sinh những khoa học gia nổi tiếng của thời đại bằng cách cho thụ tinh nhân tạo và cấy thai nhi trong ống nghiệm, ông không chế tạo vũ khí giết người,ông không nuôi mộng làm bá chủ thiên hạ. Ông chỉ muốn ông là James Watson bình thường, đợi chờ trăng lên mỗi buối tối oi ả; nhìn muôn chim ca hót líu lo, líu lít mỗi buổi bình minh lên. Ông chơi vơi trong ánh trăng,ông mê đắm trong lời thơ ý nhạc, ríu rít của đàn chim đang bay về tổ.
Ông dự tính tuyển chọn 20 cô gái Á Châu, còn độc thân, có sức khỏe và đời sống lành manh để cưu mang các thai nhi của ông. Theo dõi và nuôi dưỡng các thai nhi trong bụng các cô gái cho đến khi chào đời. Áp dụng một chế độ dinh dưỡng và học tập đặc biệt để biết chỉ số thông minh IQ của những đứa bé này có khác những đứa trẻ bình thường hay không" Nếu thành công, 10 năm sau các bác sĩ sản khoa, dưới sự chỉ đạo và cố vấn của ông, sẽ nhân giống thêm 100 em, rồi 200 rồi 400 cho tới một ngày nước Mỹ đầy rẫy những nhân tài, khoa học gia, bác hoc, ngôn ngữ học, bác sĩ, kỹ sư ... Ông loay hoay viết xuống những ý tưởng trong đầu, theo dõi từ giai đoạn phôi thai cho đến khi trưởng thành.
Ông viết liền 10 trang giấy chi chít chữ, mô tả từng chi tiết nhỏ,ông quên đi một điều quan trọng là những đứa con nhân tạo của ông sẽ không có tình thương của cả cha lẫn mẹ Ông mỉm cười, tưởng tượng lúc đó các cô gái đua nhau đi tìm môt người chồng đần độn cũng khó mà tìm được vì cô nào cũng không muốn ngày nào cũng tranh cải với ông chồng quá thông minh của mình.

*
Trong khi đó thì tại Saigon, từng ngày một, Thương không thể quên được cha mẹ cô trệu trạo nuốt chén cơm hẩm mà rớt nước mắt. Nàng lên Sàigon tìm việc làm cả năm nay mà tìm cũng không ra, Thương quay ra học may, tốt nghiệp xong, trở lại quê nhà cũng không có việc làm.
Vùng quê của Thương là miệt vườn nghèo quá, lúa gạo và cá thì đầy đồng nhưng tiền thì kiếm không ra. Thời buổi bây giờ mà phải ngâm nước tro để giặt quần áo, nấu trái bồ kết gội đầu với chanh vì không có tiền mua bột giặt và thuốc gội đầu thì làm sao hàng xóm láng giềng có tiền mua vải cho nàng may đồ.
Thỉnh thoảng nàng có sửa vài bộ quần áo cũ nhưng được trả công bằng con cá lóc hay quả bầu. Nhìn xóm nhà gạch, mái ngói đỏ trù phú mới xây bên kia sông, nàng thở dài: Nếu cha mẹ còn trẻ, nàng cũng thả liều, nàng cũng đánh liều nhắm mắt đưa chân lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc như con gái của họ rồi gởi tiền về cho cả họ được nhờ.
Cha mẹ Thương đã hơn bảy mươi, đi đứng khó khăn, mắt thì mờ, tai nghe ngễnh ngãng, ăn uống thì hay mắc nghẹn phải có người ở kế bên để phụng dưỡng .
Sáng nay,gởi ông bà Tám cho dì Ba chăn sóc giùm. Thương lên Sàigon tìm việc làm, đi quanh quẫn ở bùng binh ở chợ Bến Thành nhưng không nơi nào cần người làm, đi ngang qua văn phòng giới thiệu hôn nhân, nàng tò mò ghé vào xem cho biết. Người thư ký vừa dán một thông báo mới trên tấm bảng ngoài phòng khách, nàng bước lại gần đọc: Cần một phụ nữ trẻ, độc thân,tuổi từ 18 đến 25, khỏe mạnh, không hút thuốc, uống rượu để mang bầu giúp cho một cặp vợ chồng hiếm muộn. Thù lao 10 ngàn đô, thời gian một năm hay sớm hơn, đưa trước 5 ngàn, sinh xong sẽ trả tiếp 5 ngàn đô. Mọi phí tổn như visa, vé máy bay, tiền ăn ở cặp vợ chồng người Mỹ lo hết.
Thương ngần ngại một lát rồi quyết định ghi danh. Nàng được văn phòng đưa đi thử máu và khám tổng quát. Tới phòng sản phụ khoa, nàng đỏ mặt, không chịu cởi quần và nói lí nhí với người nữ bác sĩ là nàng còn trinh và không muốn khám bên trong. Cả phòng khám bác sĩ và y tá cười ồ lên: Gái còn trinh mà lại đi mang bầu giùm cho người khác!
Về lại dưới quê, Thương báo cho cha mẹ biết là tìm được một việc làm ở ngoại quốc thời gian là một năm. Kinh nghiệm lần bị giật ví lần trước ở Sàigòn, Thương làm thêm một cái hộ chiếu nữa bỏ vào trong người để lỡ mất cái này thì còn cái kia mà về lại nước. Nàng gởi tiền lại nhờ dì Ba săn sóc cho cha mẹ trong thời gian nàng vắng mặt, bảo dì Ba là ba má muốn ăn gì thì có mắc mấy cũng mua cho ông bà Tám ăn, sáu tháng sau nàng sẽ gởi thêm một lần tiền nữa về cho dì.
Thương được một người thông dịch viên người VN đón ở phi trường. Anh ta bảo là sẽ thay mặt cặp vợ chồng người Mỹ sẽ lo lắng cho nàng, bảo vệ cho nàng trong thời gian ở Mỹ. Thương ngỡ ngàng, cứ tưởng mình cưu mang con giúp họ, đáng lý ra họ phải ân cần đón tiếp mình chứ sao lại lạnh lùng như vậy. Người Mỹ giàu có thật không có tình người!
Tuần lễ đầu tiên nàng ngủ ly bì ban ngày, ngủ dậy nàng được Hiệp, ở phòng kế bên đưa nàng xuống phòng ăn ở tầng cuối cùng của khách sạn ăn tối. Nàng ngạc nhiên trước dĩa đồ ăn đầy màu sắc và rất hấp dẫn trước mắt nàng. Hiệp hướng dẫn cho nàng xử dụng dao nỉa và nói:
-Ở Mỹ người ta chú trọng đến bổ dưỡng, ăn ít mà đầy đủ chất bổ dưỡng, còn ở VN họ chỉ ăn cầu no, không nghĩ tới chất bổ cho cơ thể.
Thương rơm rớm nước mắt nghĩ tới cha mẹ mình ở VN, suốt một đời gian khổ tân toan, không biết cao lương mỹ vị lả gì" không biết thịt con tôm hùm ra làm sao" Ước gì ông bà Tám có mặt ở đây để chia sẻ thức ăn cùng với nàng!
Sau hai tuần lễ nghĩ dưỡng sức, Thương được Hiệp đưa vào bệnh viện để tái khám. Trong phòng sản phụ khoa, Thương nhờ Hiệp dịch lại với các bác sĩ trong phòng là nàng còn trinh và không muốn khám bên trong. Thêm môt lần nữa cả phòng đều ngạc nhiên, sửng sốt. Ông bác sỉ già nhất, Watson, ôn tồn bảo nàng với ánh mắt thương cảm:
-Cô có biết là chúng tôi phải thụ thai nhân tạo ở bên ngoài rồi đưa trở lại nuôi đứa bé trong dạ con của cô đi qua đường âm đạo, bắt buộc chúng tôi phải phá màng trinh, không còn cách nào hơn.
Thương leo lên bàn khám,hai hàng nước mắt chảy dài, các bác sĩ trong phòng đều ái ngại cho nàng. Trong quá trình cấy tinh trùng vào trứng của nàng, họ làm một cách dịu dàng và tế nhị. Nếu thất bại họ sẽ áp dụng phương pháp thứ hai, baby tube. Cô y tá tò mò đọc tên của người tặng tinh trùng trên ống nghiệm: James Dewey Watson, tuổi lúc tặng 30.

Một tháng sau, Thương thấy khó chịu trong người, cơ thể cứ vật vờ, nằm miết trên giường, ăn cái gì vào là ói ra ngay. Bác sĩ phải cho nàng uống chất bổ dưỡng, thuốc vitamins và chất sắt cho thai nhi, cứ bốn tuần nàng lại phải tái khám một lần. Nhìn các bác sĩ lo lắng, săn sóc tận tình cho nàng như vậy, nàng nghĩ chắc mình đang cưu mang một đứa con của một nhà tỷ phú Mỹ nào đó, nếu nàng biết nàng đang mang thai một mầm sống của nhà khoa học gia lỗi lạc nhất thế giới chắc hẳn nàng đã lo sợ, ngủ khộng yên.
Ba tháng sau, qua khỏi thời kỳ ốm nghén, Thương trở lại bình thường, Hiệp đưa nàng đi nghe hòa nhạc, đi ăn ở ngoài, đi shopping. Mỗi lần đến gian hàng bán đồ em bé là nàng ghé vào, đứng tần ngần, mân mê những đôi vớ, những cái mũ xanh đỏ nhỏ xíu. Một lần lợi dụng lúc Hiệp đi restroom, nàng chạy bay vào tiệm mua nhanh một hộp đồ len cho em bé. Để làm gì" Nàng cũng không biết nữa" Trong hợp đồng có nói: sinh xong họ sẽ đưa em bé đi ngay, chờ nàng cứng cáp xong họ sẽ đưa 5 ngàn còn lại và đưa nàng ra phi trường, không cho nàng có cơ hội thấy được mặt đứa bé.
Sau quá trình cấy tinh trùng và thụ tinh nhân tạo cho hai mươi cô gái thành công. Watson giao việc theo dõi mức tiến triễn của các phôi thai lại cho các bác sĩ trong phòng thí nghiệm, ông trở lại ngôi nhà nghỉ mát trên triền đồi, bên cạnh bờ biển để an hưởng tuổi già. Mỗi tháng một lần ông mời nàng tới nhà ông đi cùng với Hiệp. Ông không lập gia đình cho nên ông xôn xao, bồi hồi chào đón đứa con đầu đời ở lứa tổi 82 .
Trong bữa ăn chiều, ông hỏi Thương tên nàng có ý nghĩa là gì" Thương đáp: là yêu thương.
Ông hỏi tiếp: Nếu cho phép nàng được đặt tên cho đứa bé, nàng sẽ chọn tên gì cho con"
Thương nói ngay không do dự: Nhân Ái .
Ông đưa nàng ra đằng sau nhà để ngắm buổi hoàng hôn đỏ ối trên triền núi, ông vãi bao hạt giống ra, cả trăm con chim sà xuống, tíu tít ăn lần chót trước khi bay về tổ. Từng đợt, từng đợt bầy chim sà xuống ríu rít mổ hạt rồi lại bay lên ồ ạt trên bầu trời đỏ thẩm bóng chiều tà. Ông muốn nói với đứa con trong bụng của nàng:
-Con à, tất cả đều vô thường. Suốt cuộc đời ba tận tụy phục vụ cho khoa học, cuối đời ba không còn gì! Gia đình không" Hạnh phúc cũng không" Chỉ còn lại mấy con chim bay lên bay xuống làm bạn với ba. Con phải sống một cuộc đời bình thường không giống như ba. Gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Đừng làm theo họ! Đừng chạy theo ảo vọng! Đừng nuôi mộng làm bá chủ hoàn cầu! Đừng phát minh ra những vũ khí giết người! Đừng tìm cách khống chế các dân tộc khác mà hãy dùng tình yêu thương, lòng nhân ái để yêu thương và xoa dịu nhân loại. Hãy nghiên cứu và phát minh ra thuốc chữa những bệnh nan y như bệnh ung thư và các bệnh thần kinh. Hãy tìm tòi và cấy giống cho lương thực đạt được năng xuất cao để cho nhân loại không còn sợ bị đói, bị khát. Hãy dùng tình thương trải dài ra cho những kẻ bất hạnh, nghèo đói ở những quốc gia khác. Hãy ôm và yêu thương những đứa con nít khác như là con ruột của con. Nhân Ái! Nghe lời ba !

*

Thai nhi đã được 5 tháng.
Trời trở lạnh, Hiệp không đưa nàng ra ngoài vì sợ nàng bị cảm lạnh. Thương đứng tần ngần ở cửa sổ khách sạn nhìn xuống tiệm tạp hóa nhỏ của người Việt Nam làm chủ ở đằng sau lưng khách sạn phía bên kia đường, nàng để ý là sau 4 giờ chiều là có một cậu thanh niên đến thay cho cặp vợ chồng già, chắc có lẽ là con trai của họ. Mấy ngày nay đứa bé khỏe mạnh chòi đạp trong bụng nàng, có khi lồi lên một cục nhỏ rồi lặn xuống. Nàng mân mê bàn chân hay cùi chỏ nhỏ xíu của em bé trong bụng mà trong lòng dâng lên tình thương yêu dạt dào. Con của mẹ! Mẹ muốn thấy mặt con trước khi mẹ rời khỏi nước Mỹ. Chín tháng cưu mang nặng nề, ít nhất họ phải để cho nàng thấy mặt em bé một lần. Tại sai họ lại tàn nhẫn như vậy" Tay vuốt ve bụng, mắt nhìn xuống tiệm tạp hóa bên kia đường, bỗng dưng nàng nảy ra ý định táo bạo nhân lúc Hiệp về thăm nhà độ hai tiếng đồng hồ. Nàng dùng cầu thang máy dành cho nhân viên khách sạn và ra ngoài bằng cửa sau.

*

Bảo ngước mặt lên thấy một thiếu phụ VN dáng đẫy đà mua một lon nước. Tính tiền xong thiếu phụ ấn vào tay Bão một gói nhỏ và nói:
-Em cố gắng giúp giùm chị, không thôi chị chết mất! Chị không có bà con hay bạn bè ở Mỹ, chị không có thì giờ, em đọc trong thư sẽ hiểu.
Người thiếu phụ vội vã quay trở về khách sạn, Bão mở gói giấy thấy trong đó có 2 ngàn đô tiền mặt, một hộ chiếu và một lá thư gấp làm tư. Trong thư người đàn bà nói là theo một Việt kiều qua Mỹ theo diện vợ chồng nhưng không ngờ gặp người chồng vũ phu, nàng bị đánh đập tàn nhẫn và bị giam lỏng trong khách sạn, nàng muốn trốn về VN và nhờ Bão giúp đỡ. Cuối tờ giấy là ngày, giờ rời khỏi Mỹ và nàng nhờ Bão gọi cho nàng một chiếc xe taxi chờ sẵn để đưa nàng ra phi trường.

*
Như kế hoạch đã vạch ra, nàng an toàn rời khỏi Mỹ sau khi khám thai định kỳ mỗi tháng và khi Hiệp từ nhà quay trở laị khách sạn thì máy bay đã cất cánh, Hiệp tuôn đi tìm nàng khắp nơi, đến những nơi chốn mà Hiệp đã đưa nàng đi qua, nhà hàng, shopping, bờ biển, ngay cả nhà ông Watson nhưng vẫn không tìm thấy nàng. Cuối cùng Hiệp dò danh sách hành khách của các hãng máy bay thì đã quá trễ, Thương đã cao bay xa chạy, Hiệp có nhờ văn phòng môi giới hôn nhân ở Sàigon tìm giúp, họ cho chàng biết là Thương đã dọn nhà, láng giềng không biết là nàng dọn đi đâu.
Thương nói với dì Ba là đưa ba má lên Sàigon nhưng thật ra nàng đưa ông bà Tám về quê ngoại ở huyện Tây sơn để sinh nở. Hàng xóm dè bỉu, chê cười nàng:
- Ưng Đại hàn không ưng, lấy Đài Loan không lấy. Khéo lấy thằng Mỹ ba lô đẻ con không giống ai!
Mặc cho mọi người xầm xì, to nhỏ, Thương quý con lắm, buôn bán xong buổi chợ về là nàng quăng hết quang gánh, sà vào bế đứa bé hôn lấy hôn để, tóc đứa bé lăn quăn, đen và mềm chứ không cứng như tóc nàng, mũi cao và thẳng, da trắng mịn màng và đep nhất là cặp mắt màu olive, dễ thương vô cùng.
Đứa bé khỏe mạnh, cười nói bi bô suốt ngày làm cho ông bà ngoại cũng vui lây, nó lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của ông bà ngoại và trong tiếng hát ru con ời ời, dịu dàng, thương mến của mẹ:
Ầu ơ! đèn Sàigòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Thương con mấy sông mẹ cũng lội
Mấy đèo mẹ cũng qua.

Khi con lên bốn tuổi, ông bà Tám qua đời. Chôn cất cha mẹ xong, nghĩ rằng cặp vợ chồng người Mỹ đã thôi không tìm kiếm nàng nữa, Thương bán nhà cửa cùng với miếng vườn bà ngoại để lại cho mẹ được một số tiền lớn, nàng đem con trở về sinh sống ở Sài gòn vì nghĩ rằng với một bề ngoài lai Mỹ như Nhân Ái khó có thể hòa đồng với những đứa con nít khác ở nông thôn, người Nam với tính tình dễ dãi sẽ chấp nhận và hòa đồng với con nàng hơn là người miềnTrung.
Thương mua một căn nhà nhỏ trong hẻm gần chợ An Đông, tiền còn lại nàng sang một sạp bán quần áo may sẵn trong chợ đang có khách ra vô tấp nập cho nên đời sống sinh kế của hai mẹ con cũng dễ thở đôi chút.
Từ mẫu giáo đến hết bậc tiểu học,Nhân Ái học rất xuất sắc cho nên được thầy hiệu trưởng giới thiệu vào trường đặc biệt dành cho những học sinh ưu tú. Mỗi lần đem giấy khen thưởng xếp hạng danh dự về nhà là Nhân Ái được mẹ ôm hôn và được dẫn đi ăn nhà hàng sang trọng nhưng thật ra nó thích nhất là được ăn bún ốc ở hẻm bên cạnh.
Mấy tháng hè rảnh rổi, Nhân Ái la cà ở ngoài đầu hẻm, nó phát hiện ra một trung tâm dạy ngoại ngữ, đào tạo thông dịch viên do các giảng sư người ngoại quốc đảm nhiệm ở gần nhà. Thế rồi từ đó cứ rảnh giờ nào và sau giờ học ở trường, nó lẻn đến trung tâm đứng đằng sau cửa sổ học lóm Anh văn, Pháp văn, tiếng Nhật và tiếng Đức.
Một ngày kia, sau khi bình giảng về một truyện ngắn Snob,thầy giáo người Mỹ hỏi các học viên về ý nghĩa của chữ snob. Trong lúc các học viên còn đang lúng túng chưa tìm được câu trả lời thì một giọng nói trẻ con, đúng giọng của người Mỹ, cất lên từ cửa sổ trả lời câu hỏi của thầy rất chính xác. Tất cả mọi người ngạc nhiên quay măt về hướng cửa sổ thì ra một cậu bé cỡ chừng 8 tuổi đang đứng lấp ló học lóm. Thầy giáo mời cậu bé con lai vào trong lớp, ngồi ở bàn đầu cho học miễn phí bốn lớp ngoại ngữ liên tục. Các lớp khác tranh nhau xem mặt "thần đồng về ngôn ngữ học ".
Cậu bé lai Nhân Ái bây giờ giống như là ngôi sao sáng chói trong trường, thu hút thêm nhiều học viên mới cho trường. Cuối khóa học, Nhân Ái đoạt được bằng tối ưu, danh dự, nói viết, đọc thông thạo bốn thứ tiếng.
Chính vì sự nổi tiếng của Nhân Ái đã đem đến sự thương tâm cho mẹ nó. Thương chuẩn bị đóng cửa tiệm thì nghe tiếng con kêu:
- Me! có bạn mẹ ở bên Mỹ đi tìm mẹ!
Thương hốt hoảng quay trở lại thì thấy Hiệp đang đứng bên cạnh Nhân Ái, nàng chạy lại bế con, ôm ghì lấy nó rồi van xin Hiệp tha cho hai mẹ con nàng, nàng năn nỉ Hiệp qua hai hàng nước mắt chảy dài. Hiệp nói:
- Cô không biết đâu! Nó không phải là một đứa bé bình thường, nó là một thiên tài của nước Mỹ. Tôi cho cô một ngày để chính cô cho cháu biết tại sao tôi lại đem nó đi. Tôi đã khổ công tìm kiếm nó suốt 10 năm trời và cũng nhờ bài báo viết về "nhà ngôn ngữ học tí hon" tôi mới tìm được cháu.
Hiệp theo Thương về nhà và ở luôn trong nhà vì sợ nàng trốn đi lần nữa.
Thương ôm con đem vào phòng mình, khóc lóc kể cho nó nghe về chuyện thuê mướn năm xưa. Nhân Ái bá cổ mẹ nói:
- Mẹ đừng có lo! Mỗi lần nghỉ hè con sẽ về thăm mẹ. Không ai chia cắt được tình mẫu tử của hai mẹ con mình! Khi nào con đi làm có tiền, con sẽ bảo lãnh mẹ qua sống với con. Con đi rồi, mẹ dùng computer của con để liên lạc với con mỗi ngày nghe mẹ! Con sẽ không quên mẹ đâu.
Thương đưa con đi chơi và cho nó ăn những món mà nó thích nhất lần cuối cùng. Hiệp cảm đông trước cảnh bịn rịn và quyến luyến của hai mẹ con. Ông nghĩ thầm, nếu Nhân Ái sinh đẻ và lớn lên ở Mỹ chắc có lẽ nó không phải là một đứa bé có tình cảm như bây giờ.
Thương yêu cầu Hiệp cho nàng biết ai là cha đứa bé" Còn sống hay đã chết" Rồi viết xuống James Dewey Watson, tên nhà sinh vật học vào miếng giấy, gấp làm tư, bỏ vào túi áo con, dặn con phải đi tìm ba khi đưa con ra phi trường.
Hiệp tinh nghịch quay người lại hỏi Thương trước khi dắt Nhân Ái bước vào khu vực cách ly:
-Vẫn còn trinh"
-Vẫn còn!
Thương áp tay vào tim, ra dấu vòng tròn rồi chỉ vào Nhân Ái đang rươm rướm nước mắt nhìn mẹ. Nàng thì thầm: tất cả dành cho con! Nhân Ái thân yêu của mẹ!
*
Sang đến Mỹ, đời sống của Nhân Ái bước vào một giai đoan hoàn toàn khác trước kia, không có một thời gian rảnh rổi. Nó cùng với 19 đứa trẻ cùng lứa tuổi của nó được hấp thụ một chương trình giáo dục đặc biệt chuyên về nghiên cứu và phát minh, trình độ đại học ở lứa tuổi 12.
Nhờ có học ngoại ngữ ở VN cho nên nó theo kịp ban bè một cách dễ dàng. Nhân Áí bước chân vào đại học lúc 15 tuổi, chọn ngành sinh vật học chuyên nghiên cứu về DNA và tế bào gốc, giống như ba nó ngày xưa.
Mỗi lần 20 thanh thiếu niên đặc biệt xếp hàng ra mắt viện trưởng, báo cáo về những thành quả chúng nó đạt được, Nhân Ái nổi bật trong đám đông với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, chan chứa cảm tình và nụ cười nhân hậu luôn nở trên môi làm cho các giảng viên trong trường đều có cảm tình với nó. Lời hứa mỗi lần nghỉ hè về VN thăm mẹ nó đã không được phép thực hiện nhưng mỗi đêm trước khi đi ngủ, nó đều email thăm hỏi mẹ, mong sẽ có một ngày mẹ con được trùng phùng.
Nhân Áí kể lại cho mẹ nghe là nhờ ông Hiệp dẫn vào viện dưỡng lão thăm ba nó. Ông bây giờ đã quá già,ngồi trên xe lăn, rất ít nói. Ông cầm tay nó bóp nhe, thều thào:
- Nhân Ái! con đấy ư! Đừng có giống như ba nghe con!
Rồi ông lại ngồi im, đắm chìm trong cõi hư vô, thinh lặng của trời và đất. 

*
Tốt nghiệp xong đại học, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Nhân Ái được bổ dụng vào làm viện trưởng viện Cold Spring Harbor laboratory, điều hành một số khoa học gia nghiên cứu, xác định và móc nối gen từ một loại sinh vật vào trong DNA của người khác. Đồng thời ông sử dụng lý thuyết di truyền để thao tác và cải thiện các loài thực vật để đạt được năng xuất cao hay duy trì, bảo quản được lâu hơn.
Ông không quên lời hứa với mẹ, ông bảo lãnh cho mẹ sang Mỹ, cùng với mẹ sáng lập ra nhóm Tình Thương, quyên tiền và giúp đỡ các trẻ em nghèo và tật nguyền trên thế giới. Ông hiến nửa phần lương của mình để xây dựng và tài trợ cho 5 cô nhi viện Nhân Ái ở Phi Châu và các nước Á Đông dưới sự hổ trợ của các nhà tỷ phú đầy lòng hảo tâm .
Nhớ lại lần cuối cùng gặp ba mình ở viện dưỡng lão, nhà bác học lão thành lúc đó rất tỉnh táo, có lẽ là "hồi quang phản chiếu" lần cuối cùng trước khi lìa đời. Ông nắm tay con siết mạnh:
- Con được mấy đứa con" Phải vợ con đứng bên cạnh con không" Mẹ con có khỏe không"
-Dạ thưa ba, mẹ con vẫn khỏe, đang hoạt động hăng say ở các viện mồ côi ở ngoại quốc. Vợ con đang đứng bên cạnh con. Lần sau con sẽ dẫn hai cháu vào thăm ba .
- Thôi khỏi! chắc không có lần sau ! Con đang nghiên cứu về cái gì"
-Thưa ba, con đang nghiên cứu về tế bào gốc, con hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm được phương cách chữa bệnh ung thư và các chứng bệnh về thần kinh.
-Còn các nhà bác học và sinh vật học trong phòng thí nghiệm của con đang làm gì"
-Các bệnh viện ở Mỹ đang gặp khó khăn về tìm những nội tạng quyên góp cho các bệnh nhân. Họ đang cấy gen của người bị bệnh vào trứng và dạ con của con heo đế lấy những bộ phận cần thiết ghép ngược trở lại người bệnh. Ngoài ra họ đã thành công trong việc cấy gen con gián vào cà chua để cho cây cà chua được sống lâu hơn và trái cà chua được bảo quản lâu hơn. Họ còn cấy gen của con nhện vào con dê để lấy một loại sợi dùng để chế tạo aó giáp, bền đến nổi đạn bắn không thủng. Các khoa học gia còn đang nghiên cứu một loại vàng xanh,trong tương lai loại vàng xanh này sẽ thay thế cho loại vàng đen hiện tại. Con mong muốn ba được sống lâu để thấy sẽ có một ngày người ta đổ đầy xe bằng dầu đậu nành thay xăng để chạy máy. Vài chục năm nữa, nước Mỹ sẽ có những cánh đồng trồng đậu nành xanh bát ngát chạy thẳng đến chân trời,đến lúc đó nước chúng ta không cần phải nhập dầu thô nữa.
-Ba hãnh diện là con đã thực hiện được những điều mà ba ao ước để phục vụ nhân loại mà ba đã không làm được. Trăm sự cũng nhờ nơi tình yêu thương của mẹ con, đã hun đúc cho con có được một tấm lòng thiện tâm, tha thiết đến những con người khốn khổ.
Ông buông lỏng nắm tay và ra đi yên ả trước sự đau xót khôn cùng của con mình. Bầy chim ngoài kia buông tiếng kêu não nùng, ai oán, đưa tiễn người bạn già lên đường .

SƯƠNG NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến