Hôm nay,  

Một Người Cha

14/06/201100:00:00(Xem: 150443)

Một Người Cha

Tác giả: Mai Hồng Thu

Bài số 3202-12-28502vb3061411

Tác giả là cư dân San Jose, đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", "Kết Hôn Để Qua Mỹ". Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ. Sau đây là một bài viết mới của cô nhân s8áp đền ngày Father's Day.

***

Ở trại tị nạn Ba ta An nước Phi, Nga là người bạn mà tôi quý mến nhất. Vì sống côi cút bên trại nên thấy gia đình ai ấm cúng như gia đình Nga thì tôi hay la cà chơi chung. Nga đẹp gái, dịu dàng và giỏi dang nhiều mặt. Dù mất liên lạc lâu rồi, tôi vẫn còn thương mến mãi người bạn này.

Là chị lớn một đám em gái, Nga luôn luôn vui vẻ hòa thuận thương yêu các em; Kể cả đứa em trai duy nhất, lai Mỹ, giáp út, không rỏ là con nuôi hay con ruột. Điều này hơi lạ nhưng nhìn riết rồi cũng thấy quen vì ngoài cái màu da của dân Mỹ trắng, em trai ấy cũng vui vẻ, quấn quýt bên cha mẹ, chị, em như đám con gái trong nhà. Mẹ Nga đẹp dáng đẹp người, nụ cười luôn làm ấm lòng người đối diện. Ba Nga thì ốm yếu, hơi đen, ít nói, hiền lành. Ngoại hình bác trai nhìn không xứng mấy với người vợ đẹp người đẹp nết. Đời sống ở trại bình thản quá nên tôi cũng không có dịp xem thử ông có tháo vác hay có bản lảnh gì không. Tôi nghĩ chắc ông cũng có một thời cơ cực, gian nan trước khi được xuất cảnh. Có lẻ lòng bao dung và tánh tình hiền lành, chăm chỉ là điều đáng quý trong hình ảnh người cha khả ái của gia đình này. Mấy chị em Nga ai cũng giỏi giang, nữ công gia chánh, ngôn hạnh đàng hoàng. Tôi còn dám đưa tiền cho bác gái giữ dùm vì sợ mình cầm tiền thì không để dành được. Với tôi, họ là một mẫu gia đình ấm úng, cha mẹ mẫu mực, anh em hòa thuận; Ai nhìn mà không thích.

Chuyện bình thường ở huyện này tưởng chừng như không có gì đáng nhắc đến. Hơn nữa, sau khi qua Mỹ thì ai ai cũng bận rộn đời sống riêng, lo an gia lập nghiệp. Ở Mỹ vài năm, còn giữ liên lạc gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe nhau thì tạm coi như là quý hóa lắm rồi.

Hơn mười năm sau thì tôi dọn qua Cali sinh sống. Biết được gia đình Nga cũng ở chung thành phố San Jose nên tôi đã ghé thăm. Mấy chị em Nga, ai cũng thành nhân và gần thành tài hết rồi. Không khí gia đình vui vẻ và ấm cúng hơn xưa. Nga đã lập gia đình với anh bạn trai quen bên trại và có một đứa con trai trắng trẻo, khỏe khắn, ngoan hiền. Hai vợ chồng họ đang làm chủ một tiệm furniture ở Sacramento, làm ăn khấm khá và phát đạt. Cô em gái kế thì cũng nên duyên với người yêu cũng quen bên trại. Chồng cô làm chủ tiệm bán Pizza ở khu Santa Clara. Cô thì cũng có chức vụ ổn định trong một hảng lớn. Mấy đứa em nhỏ giờ đã cao lớn, học giỏi và vẫn ngoan, vẫn còn nhớ tôi là ai. Tôi nhớ hồi xưa bác gái đã dạy con rằng : "có đức mặc sức mà ăn ". Có lẻ vì thế mà con gái bác dù đẹp như hoa, công dung ngôn hạnh vẹn toàn, ăn học đầy đủ; nhưng họ không đòi hỏi, kén chọn phải sánh đôi với con nhà giàu, bác sỉ, kỷ sư. Bức tranh gia đình hoàn mỹ đó đúng y chang sự mong đợi của mọi người. Trái ngọt đậu trên đất lành nước Mỹ là đây. Những đứa con ngoan ngoãn thành nhân là niềm vui và sự hãnh diện của cha mẹ.

Nhưng bức tranh gia đình hạnh phúc này hình như thiếu một cái gì đó, khó nói, khó hỏi. Nhiều lần ghé thăm vẫn không thấy bóng bác trai, tôi tò mò lắm nhưng vẫn không biết chuyện gì đã xãy ra. Đến ngày giổ của bác trai thì tôi mới tỏ tường được niềm đau của họ. Thì ra bác bị tai nạn xe cộ, đột ngột qua đời không lời trăn trối, con cái chưa kịp báo hiếu. Những năm đầu mới đến Mỹ, cha mẹ hy sinh cho con cái lo học hành, thành gia thất và gầy dựng sự nghiệp. Con cái đã đến lúc có cơ hội tỏ lòng hiếu thì cha đã bỏ đi mất rồi. Ngày lể, ngày Tết, ngày giỗ và những ngày vui, nụ cười của họ không còn trọn vẹn mỗi khi thiếu bóng người cha chung hưởng thành tựu mà họ đã gian nan chung tay gầy dựng nên. Cha nay đã không còn đó để chúc mừng con cái ra trường, lấy vợ, gả chồng, ổn định sự nghiệp. Nỗi xót xa khôn tả khi họ thấp những nén nhang cầu hương hồn cha có linh thiêng về vui chung cùng con cái, gia đình. Niềm đau và sự tiếc nuối của họ làm tôi nhớ đến hoàn cảnh của riêng mình. Những ngày còn vụng dại, hồn nhiên tôi đã không biết quý từng giây từng phút bên cạnh người thân. Đi Mỹ đối với tôi tưởng là sanh ly, nhưng cũng nhanh chóng thành tử biệt ngay khi còn ở bên trại tỵ nạn. Những lần tôi chịu tang là những lần chuẩn bị trưởng thành và có khả năng học hỏi chữ hiếu thuận của kiếp làm người một cách muộn màng. Người cha kia đã lên thiên đàng, mấy chị em Nga còn có cơ hội dồn hết tình thương và sự hiếu thảo với người mẹ. Và mẹ Nga là người mẹ đáng nhận được niềm vui và sự tưởng thưởng này. Bác trai có linh thiêng, chắc đã không còn mong mõi gì hơn. Người ở lại xin thôi đừng áy náy, buồn lòng.

Có biết bao nhiêu người cha Việt đả bỏ mạng vì chiến tranh, lao khổ tù đày, gian nan vì mất kế sinh nhai. Có biết bao nhiêu người cha, người chồng đã bỏ mạng trên biển Đông đi tìm tự do và quyền được sống. Còn những người con thành đạt đang quây quần bên cha mẹ. Bạn có bận rộn mà lơ là lòng hiếu thảo không"

Hỡi các bạn thân thương, hãy biết quý mến những giây phút bên người thân. Có những người cha, người mẹ đã mất; nhưng họ vẫn còn sống mãi trong lòng những đứa con. Dù rằng ngày lể Father Day có đến hàng năm, con không còn dịp để tỏ lòng hiếu thuận với đấng sinh thành. Nhưng con sẻ sống theo lời cha dạy, hẳn cha cũng sẻ mĩm cười nơi chín suối.

Happy Father day đến với những người cha, và cả với tất cả những người con có phước được quây quần bên cha, mẹ mình. Hãy trân quý những giây phút bên gia đình và chúc các anh, các chú, các bác được nhiều hạnh phúc trong ngày lể Cha đầy ý nghĩa này.

With Love and Best wish,

Donna Nguyen

Ý kiến bạn đọc
14/06/201116:58:53
Khách
Chị Donna mến, Tôi đọc bài viết này mà rất cảm động. Bài viết này đầy ý nghĩa mà nhắc đến chủ đề này là rất xứng hợp. Nhất là trong mùa này. Chính ba tôi mất bất ngờ lúc tôi 13 tuổi trong lúc ông ấy còn tuổi trẽ. Lời khuyên bảo của chị này, "Hỡi các bạn thân thương, hãy biết quý mến những giây phút bên người thân." là điều chúng ta không nên quên. Cảm ơn chị viết bài này mà gởi đến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,405,432
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến