Hôm nay,  

Đến Mỹ Vì Người Tình Online

14/06/201100:00:00(Xem: 112624)

Tác giả: Quỳnh

Bài số 3203-12-28503vb3061411

Đây là một bài viết ngắn, được chuyển tới bằng email. Theo bài viết, tác giả là cô thiếu nữ trong nước Việt Nam 19 tuổi, vừa đến Mỹ theo lời gọi của một mối tình online và hiện đang bơ vơ, trăn trở. Mong tác giả bình an và có thể kể tiếp câu chuyện của cô.

***

Đến Mỹ Vì Người Tình Online

Đúng như người ta nói chẳng thể biết được cuộc đời sẽ mang mình đi đâu...

Ngày đó tôi chat với anh, một người Mỹ, chỉ là những lúc chuyện trò cho vui, rồi cứ mỗi ngày, đúng giờ đó tôi online... chờ anh. Dần dần ngày nào không trò chuyện là tôi thấy nhớ, rồi cảm giác như yêu lúc nào chẳng biết.

Người ta bảo tình online thì chẳng có ý nghĩa đâu, thế nhưng tim tôi luôn bảo tôi sống cho cảm giác thật của mình. Lúc đó tôi 19 tuổi. Đang đi học ở một trường quốc tế Úc và đi làm ở một công ty Singapore.

Vài lần trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ đến Mỹ với anh. Anh cũng thể hiện tình cảm với tôi mỗi ngày một nhiều. Điều đó càng làm những tình cảm trong tôi mạnh mẽ hơn. Nhưng tôi cũng biết rằng nếu tôi đi, tôi sẽ phải bỏ tất cả những gì hiện nay. Tôi phân vân, tôi sợ, nhưng rồi cảm giác muốn đuợc bên anh chỉ canøg mạnh mẽ hơn. Thôi thì đã sinh ra và đã sống, sống sao cho khôngthấy hối tiếc là được.

Tôi quyết định đi đến Mỹ.

Chọn con đường đi du học để làm hồ sơ, tôi ngày ngày chờ đợi để phỏng vấn VISA, trong những ngày đó chưa bao giờ tôi cảm giác việc mình làm là sai và luôn có cảm giác mạnh mẽ rằng nhất định tôi sẽ có VISA. Cuối cùng tôi đậu. Tôi báo cho anh, anh rất mừng. Tôi tiếp tục chờ 3 tháng nữa vì chỉ được nhập cảnh trước ngày nhập học 30 ngày. Ba tháng ấy dài và nhiều cảm xúc lắm.

Bỗng nhiên, 2 tuần trước ngày tôi bay, 25 tháng 12, anh nhắn cho tôi tin nhắn rằng "Anh đã gặp một người khác, nhưng anh vẫn mong chúng ta là bạn". Tôi shock lắm. Hàng ngàn câu hỏi trong đầu tôi.

Một tuần trôi qua, đúng dịp năm mới 1 tháng 1, anh nhắn tin hỏi thăm tôi. Anh hỏi tôi vẫn đến Mỹ chứ và dĩ nhiên làm sao tôi có thể khôngđến khi tôi đã có VISA và mọi thứ đều đã chuẩn bị sẵn sàng. Tôi vẫn đến Mỹ. Vẫn đến California. Nhưng tôi không gặp anh, vết thương chưa lành, nó vẫn làm tôi đau.

Tôi bay đến Michigan vì qua mạng tìm được một việc làm trông trẻ ở đó. Thế là tôi sống ở Michigan, ngày trông trẻ, tối phụ dọn dẹp ở chỗ rửa xe. Tôi với anh vẫn liên lạc. Anh nói anh đã sai nhưng tôi chưa thể hồi phục ngay được nên tôi cần có thêm thời gian để quyết định có đến ở Cali với anh hay không. Thật sự tôi chưa bao giờ thôi nghĩ đến anh, chỉ là con tim sợ đau một lần nữa...

Tôi không biết nếu đến sống với anh mình có hạnh phúc hay không" Chỉ biết rằng mỗi ngày xa anh tôi càng thêm nhớ, khi tôi đã làm mọi thứ để đến đây với anh. Bây giờ tôi là dân nhập cư bất hợp pháp, không có bảo hiểm, không có bằng cấp. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy tiếc...

Tôi vẫn luôn có niềm tin rất lớn. không biết vì sao lại như vậy. Chỉ biết là tôi tin thôi. Giống như Lỗ Tấn nói "Đã gọi là niềm tin thì đâu thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất. Thực ra trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì mới thành đường thôi"...

Quỳnh

Ý kiến bạn đọc
02/03/202219:19:35
Khách
Em thật là hay và quyết tâm, ko biết giờ này em đã định cư ở Mỹ được chưa, cố gắng rồi mọi chuyện cũng qua.
14/06/201105:58:19
Khách
Cô này, 19 tuổi, đến Mỹ chỉ để kiếm người tình Mỹ qua chat on line. Không thấy nhắc đến gia đình, cha mẹ,... Tôi dám chắc cô đi Mỹ bằng tiền của gia đình cho: chứ một cô gái 19 tuổi như cô thì làm gì có nhiều tiền để đi Mỹ tự túc? Xin qua Mỹ theo diện du học, bây giờ chẳng đi học, tự nhận là sống bất hợp pháp, lại còn tự hào "Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy tiếc... " Còn câu "Tôi vẫn luôn có niềm tin rất lớn. không biết vì sao lại như vậy. Chỉ biết là tôi tin thôi." rất là tối nghĩa. Cô không nói rõ tin vào cái gì?
14/06/201118:30:33
Khách
Co gai' nay thuoc loai "dot song moi" . Moi co 19 tuoi dau, da biet chay theo tieng goi con tim voi mot chang mat xanh mui lo mai tan ben kia bo Thai Binh Duong. Chac chan co ta dau giem cha me ve moi quan he voi anh chang nay. May man co ta chua gap phai mot chang ma co^ , chu neu khong chac gio nay cuoc song co ta con 3 chim 7 noi 9 cai long dong nua.
Toi co loi khuyen cho co ta " di ve nha di thoi. Gap no ma lam gi? Dan ong My o lua tuoi thanh nien phan dong chi muon co mot chuyen thoi em a. Sao em dai dot the?
15/06/201116:54:04
Khách
Mot co gai tre ..dam yeu , dam song & dam lam .....dieu minh nghi ,mien la tu lap & doc lap song tren mo hoi & ban tay cua minh ..toi nghi chang lam dieu gi sai trai ca...... , neu nhung co gai nghe loi cha me buoc len xe hoa voi 1 nguoi minh khong he quen biet ...tro chuyen ..nhu vay goi la gi ? con gai ngoan hay la con ga mai ? ly tuong song moi nguoi deu khac biet ..hy vong em se tim duoc muc dich song cua em ,,hien thuc hay ao anh phai di tim moi biet ,,chu ngoi trong nha thi sao biet duoc
15/06/201113:59:02
Khách
̉Tôi xin chúc tác giả nhiều bình an trong tâm hồn, mong rằng sự an lành sẽ đến cùng tác giả và hy vọng tác giả nhanh chóng ổn định trong cuộc sống mới bên Mỹ.

Tôi mong tác giả đã sớm báo tin cho hai bậc sinh thành của tác giả để họ bớt lo lắng.
15/06/201113:03:47
Khách
Thật là ngu xuẩn quá. Đang học tại trường quốc tế, việc làm tốt ở hảng ngoại, lại bỏ tất cả để theo 1 người tình xa, mắt xanh, tóc vàng. Chưa từng gặp mặt, không biết là người tốt hay là kẻ xấu. 19 tuổi chứ đâu phải 10 tuổi mà ngu như vậy. TRÊN ĐỜI NÀY CÓ KẺ NGU NHƯ VẬY HAY SAO.Thật là tội cho cha mẹ của cô gái này.
Cô nên về Việt Nam ngay không thì có ngày bị mất mạng đó.
15/06/201102:38:45
Khách
Sinh ra một đứa con như thế này thật vô phước
30/06/201118:12:32
Khách
Tội nghiệp cô bé chẳng biết là thanh niên, đàn ông Mỹ chẳng bao giờ chung thủy.
Cầu mong cô bé đứng vững trên đôi chân mình.
Cầu mong cô bé tìm được một giải pháp hợp lệ để hợp thức hóa tình trạng di trú.
Cầu mong may mắn sẽ mĩm cười với cô bé.
Mong cô bé có cơ hội đi học trở lại.
Chúc may mắn.
28/06/201114:14:54
Khách
Em rất khâm phục Chị dù rằng Em ko rõ lắm mọi chuyện Chị đã trải qua nhưng Em tin Chị sẽ vượt qua đc.chúc Chị thành công.
17/06/201119:55:18
Khách
Theo toi thi khong co ai tren doi nay hoan toan ca. Co nen lo hoc va lo lam de lo cho ban than. Toi o My nay da lau, gia dih toi gom 25 nguoi da qua my 21 con o lai VietNam 4. Hay manh dan len. Khong ai giup co ca, hay lo lam va lo hoc thi o My nay co se thanh cong lon.
Chu co may man
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến