Hôm nay,  

Kẹt Ở Phi Trường Trong Cơn Bão Lốc

10/06/201100:00:00(Xem: 217032)

Kẹt Ở Phi Trường Trong Cơn Bão Lốc

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 3198-12-28498vb6061011

Nguyễn Viết Tân, tác giả vừa nhận giải Việt Bút 2010, là thành viên thứ 10 của Ban Tuyển Chọn Chung Kêát Viết Về Nước Mỹ năm nay. Tham dự Giải thưởng Việt Báo từ năm đầu, ông nhận giải bán kết năm 2001 với bút hiệu Tân Ngố, bài "Bên Bờ Freeway". Suốt 10 năm qua, tác giả liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị, và trở thành một huynh trưởng được mọi người quí trọng. Bên cạnh những du ký sống động về nhiều địa phương tại nước Mỹ, ông cũng viết những truyện ký đặc biệt về đất lề quê thói của miền Nam trước và sau cuộc đổi đời. Những bài viết giá trị này đã xuất bản thành sách "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ.

***

Có lẽ nhiều người đều biết một cơn lốc xoáy vừa xẩy ra ở thành phố Joplin thuộc tiểu bang Missouri rất dữ dội, san bằng thành phố, dù nhà nào cũng có hầm basement tránh bão, nhưng số người chết lên đến 132 nạn nhân. Tôi lại đi dự đám cưới con gái anh Phương Toàn ngay vào những ngày này nên bầm dập không sao tả xiết.
Chuyến đi đã trục trặc ngay từ những ngày đầu.
Bà chị của tôi cùng với đứa cháu từ nước Úc xa xôi đến Nam Cali vào ngày 11/5/2011.
Chúng tôi đi đón khách tại ga Hàng Không Quốc Tế Tom Bradley, nhưng sao đã hơn ba giờ đồng hồ rồi mà không thấy (") Thì ra nếu đi bằng hãng United Airline họ sẽ thả xuống ga Nội Địa ở cổng số 6.
Tôi đã cẩn thận mua 3 vé đi Wichita trước cả hai tuần lễ cho nó rẻ.
Vẫn đinh ninh là chị và cháu vẫn còn mang họ Nguyễn, ai dè mua vé rồi tôi mới biết một người mang họ Trịnh, một người đổi họ Vũ theo chồng.
Mà mua vé trên Net giá rẻ họ đâu có cho điều chỉnh gì được. Gọi tới gọi lui một hồi thì được họ trả lời là ra phi trường "may ra có thể sửa được". Sao nghi quá.
Thế là lo lắng không ngủ nghê gì được đến nỗi tăng xông máu lên gần số 200.
Con cháu tôi lại ham vui, vọt lên Porland thăm bạn, hẹn ngày 19/5 về để đến ngày 20 sẽ đi. Ai dè đâu khi gần ngày trở lại Little SG, kiểm soát lại vé người bạn mua cho, nó mới tá hoả vì ngày về là sáng 20/5 chứ không phải là ngày 19 như nó tưởng.
Chết cha rồi, nếu về không kịp thì mất toi cái vé 500$. Cũng may máy bay về đúng giờ nên bước từ cổng ra, nó liền bước vô cổng vào để cùng chúng tôi lên máy bay đi Orlando.
Sở dĩ tôi không đi thẳng lên nhà anh Toàn ở gần Wichita là vì muốn ghé thăm Ông Bán Phở. Ông hứa mua cho tôi mấy căn nhà đang bán rẻ như cho; lại mới mua cái Jetski để tôi thi tốc độ ở cái hồ minh mông sau nhà, lại còn hẹn hò với Phương Dung và “Thi y cờ rét" -nói theo vị niên trưởng làng văn là cụ bà Trùng Quang- đi câu cá bass để hấp lên cuốn bánh tráng rau sống mới nghe tới đã phát thèm.
Cũng may là ở quầy làm boarding pass, họ thông cảm du khách nước ngoài nên sửa tên cái rẹt.
Chiều thứ sáu Orlando có nắng hanh vàng y như ở quê hương. Vườn rau quế xanh um phiá sau nhà có thể cung cấp cho mấy tiệm phở cũng không hết.
Sàn dưa tây cọng mập như ngón tay mới bò lên chạm sàn, mấy tay cuốn rung rung trong gió. Sát mép nước còn trồng rau cần và rau muống. Chiếc thuyền câu và cái Jetski nằm chờ đợi êm ả nơi cầu bến.
Sau khi đóng cửa tiệm lúc 10g tối, chủ nhà rủ tôi đi câu đêm, nhưng tôi mệt lả cò bợ sau chuyến đi dài, đã lăn quay ra ngủ, ông bèn chèo ghe đi một mình.
Sáng hôm sau khi ánh nắng mặt trời đã xuyên qua lỗ mũi, tôi mới dậy pha cà phê thì đã thấy ông Bán Phở từ cầu bến lùm đùm xách vào nhà thùng cá nặng đến mười mấy ký, gồm có một con cá bass bự đại chang, mấy con cá trê vàng óng và hơn chục con cá rô mề to bằng bàn tay.
Chị Hai tôi với cháu Nga đang câu cá rô, cứ giật cá đem lên, gỡ ra, vo bánh mì móc vô lưỡi câu quăng xuống là lại giựt liên tiếp, cá ở đâu mà nhiều thế.
Chúng tôi đi lựa mười mấy căn nhà, căn nào cũng mới hơn 10 tuổi, có 4 phòng ngủ và hai ba phòng tắm mà giá chỉ trên dưới 50 ngàn. Với số tiền này thì ở bên Cali đừng nói gì đến chuyện mua nhà trả góp nữa chứ đừng nói đến mua cái rụp, trả một lần chẳng nợ nhà bank.

Vợ chồng Thy lên thăm chúng tôi, có đủ rau ngoài vườn, cá trong hồ để đãi khách.
Đêm đó chúng tôi lại xuống thuyền đi câu, bắt được vô số cá, đem về kho khô, nhấn vào một bình to, loại hay dùng để muối dưa, mà ông Bán Phở nói là gửi lên mừng đám cưới.
Con Nga vừa đi Portland nên mua được mấy cái giỏ xách hiệu Louis Vuton gì đó. Nó hún hớn khen rẻ vì tiểu bang Oregon không tính thuế mua bán, nên xếp hũ cá kho chung với mấy cái giỏ vào một thùng carton để gửi, chứ không muốn tay xách nách mang đùm đề.
Hai giờ sáng, hãng máy bay gọi phone thông báo rằng thay vì trạm chuyển tiếp là Dallas, chúng tôi phải đi chuyến khác, lên tới Chicago rồi mới đến Wichita được.
Sau 4 giờ bay, tôi tá hoả khi nhìn trên TV thấy cảnh cơn lốc đã san thành bình địa thành phố Joplin và các chuyến bay đều bị cancelled.
Thế là lục tục đón xe ra khách sạn. Tôi cứ tưởng rằng họ sẽ cho mình ăn ở free, ai dè nếu vì lý do thời tiết, mình sẽ chẳng được hỗ trợ gì ráo.
Sáng hôm sau vô phi trường thì tình trạng không khá gì hơn, máy bay đình động hết, ngoại trừ một chuyến đi St. Paul ở tiểu bang Minesolta rồi mới về Wichita. Như thế thay vì đi cái rẹt hết chừng 5g bay, tôi bị đá theo đường zic-zac lên tuốt biên giới Canada rồi vòng xuống miền trung tây nước Mỹ.
Hoạ vô đơn chí, khi máy bay bị trễ 10 phút thì chuyến chuyển tiếp đi Wichita đã cất cánh rồi.
Chúng tôi lấy vali che một khoảng kế bên tường, trải khăn nằm dài vì biết xin đi vé dự bị standby không biết bao giờ mới có, mệt nhưng không ngủ được vì tai cứ phải vểnh lên nghe thông báo, xem mình có được đi hay không.
Đến 10g đêm thì đẩy được chị tôi và cháu Nga lên máy bay, còn tôi đành ở lại phi trường vắng vẻ này.
Anh tôi từ Garden City chạy lên chạy xuống đón khách tới 3 lần, mà đường lại đang bị sửa nên mỗi chuyến hết 9 tiếng đồng hồ, quả là mệt nhọc.
Về đêm phi trường vắng teo, trời lại lạnh, tôi nằm cù queo, cởi áo vest ra đắp coi ra dáng một chàng homeless lắm.
Chuyến đi này tôi "lên khuôn" hơi kỹ, đi ăn cưới mà lị, cắt tóc cạo râu sạch sẽ, com lê cà-ra-goách đàng hoàng, nhưng sau hơn hai ngày trông rất bèo nhèo.
Tôi lại lựa cái vali mới nhất trong nhà, thế mà không hiểu nó có bị mấy anh Trung Quốc làm giả hay không, mà hàng hiệu Thụy Sĩ gì gì... coi chiến lắm, thế mà nó nỡ nào sút một bên tay nắm, cái càng phía trên khi mình kéo đi nó lặc là lặc lìa.
Buổi sáng hôm ấy, tôi ngầy ngật lấy bàn chải đi đánh răng rửa mặt, đến lúc bỏ đồ vô thì hai cái zipper của vali bỗng dưng biểu tình, kéo theo chiều nào nó cũng cứ hé môi cười, không khép lại được. Than ôi, áo thun quần lót thè lè ra coi lôi thôi không thể tả, vì dùng hai cái khoá zipper trấn hai góc để nó không mở banh ra thôi, chứ làm sao giữ kín "nội thất" cho được"
Đến 10g sáng tôi mới leo lên máy bay, thở phào khoan khoái vì biết chắc không bị trễ đám cưới vào ngày mai.
Hai chiếc xe anh chị em bạn hữu ở Wichita ra đón, họ thấy tôi tang thương như làm vậy nên ai cũng ứa nước mắt.
Đoạn đường có chừng 5g bay, mà vì cơn bão lốc khốn nạn làm cho tôi cù bơ cù bất đến 3 ngày.
Cháu Nga thì ngơ ngẩn hỏi:
-Mình bị đá đi lung tung vậy, không biết cái thùng hàng bây giờ lưu lạc nơi đâu. Món cá kho của cậu Bán Phở cũng ngon, mà mấy cái xách tay LV của cháu mua hết năm sáu ngàn bị mất chắc cháu khóc.
Thiệt là hên, nó đã về đến đây ngày hôm trước. Mừng hết lớn.
Nói tóm lại, cẩn tắc vô áy náy, khi mua vé ta phải kiểm soát tên tuổi cho chắc chắn, vì sau 911 họ làm khó khăn lắm. Điều thứ hai là nên đi nonstop. Từ phi trường nhỏ như Santa Ana thì thường không có chuyến nonstop, nhưng chịu khó đi ở Los Angeles sẽ có, tuy mắc hơn một chút nhưng đỡ vất vả.
Mất ba ngày, nhưng tôi cũng còn lời chán, vì được đi thêm rất nhiều chuyến bay mà không phải trả tiền, mà lại biết thêm mấy thành phố nữa để có chuyện kể khi... viết về nước Mỹ.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến