Hôm nay,  

Ông Lái Đò

04/06/201100:00:00(Xem: 785583)

Ông Lái Đò

Tác giả: Phan

Bài số 3194-12-28494vb7060411

Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự 2007 Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của Phan là chuyện tình già bâng khuâng sau mùa đông hải ngoại.

***

Bà Tư đưa cháu ngoại ra xe bus học trò, trở vô nhà vội vã vì bếp đang bắc nồi cháo trắng, sợ trào. Rồi quên khuấy đi chuyện cơm cháo khi chướng mắt với bụi cỏ dại, đã nhổ mấy lần mà không tiệt gốc; như ông già quỷ bên hàng xóm, bà khép nép không xong thì nghinh lại chứ sợ gì, cũng mấy lần rồi mà đằng ấy cứ lì như trâu, cứ nhìn người ta không chớp mắt. Sáng nay mắc dịch mắc toi gì mà không thấy chắp tay sau đít đi tới đi lui, nhìn ai như thôi miên, nhìn ai người đó ngượng mà người nhìn trơ trơ như bị bệnh đứng tròng. 

Bà Tư chợt nhớ mình cũng mới nhìn sang bên bển, chớ không sao biết người ta không ra ngõ sáng nay. Mà thôi mặc kệ cho chết thúi, chết sình trong nhà, cho đáng đời ông già thấy ghét. Sao hàng xóm không phải là một bà già để có bạn trò chuyện qua ngày, xứ này buồn như giặc về quanh năm, nhà nào cũng đóng cửa kín bưng kín bít.

Bà Tư lơi suy nghĩ, chổng mông nhổ bụi cỏ dại ngoài ngõ, an tâm, không sợ ai nhìn tới đứng tròng không biết ngượng, nhìn rách sáo người ta... quỷ tha ma bắt cái ông già khó ưa nhưng sao cứ giống giống một người; cỡ tuổi hơn bà chút đỉnh để hết đời thấy ai giống giống lại thót tim, nhớ người. Bà Tư trách mình sao già rồi còn hay tơ tưởng; hay tại tuổi già không có chi lo, làm người ta ưa nhớ lại! Bà Tư đuổi ra khỏi đầu óc những cơn mơ kỳ cục; những lúc nhớ rưng rưng... sợ con cháu biết sẽ cười mình.

Bà Tư nhổ cỏ dại như bứng bỏ những hình ảnh sống lại; để sống đời hiện tại là ráng đừng bệnh hoạn thì mới để dành được tiền già, gởi về xây lại hết mồ mả ông bà, mộ ba tụi nhỏ tuy mới xây trước hôm bà đi xuất ngoại, nhưng e cũng sạt bờ, lở mộ vì xây gần rạch quá! Bà Tư nghĩ khuất vách là không còn thấy mặt; nhưng sao khuất mặt, người ta cứ như thấy nhau chạng vạng, đầu hôm; thấy rõ mà như không. Ông trời không cho thấy thì đừng bắt người ta nhớ người này kẻ nọ; đằng đây tủi lòng thì đằng đó cũng buồn hơn vui...

Thôi, nhổ cỏ, nhớ hồi mần tối mặt nuôi con, có nhớ ai đâu, chưa được ngả lưng đã ngủ gục; ngủ đâu từ trong bụng ngủ ra. Không vậy làm sao sống mấy chục năm trời bán mặt cho đất bán lưng cho trời... 

Bà Tư quyết định nhổ bụi cỏ dại, nhất định không để trong lòng những nhớ nhớ quên quên làm biếng ăn khó ngủ, đổ bệnh là hết thực hiện được giấc mơ trong đời. Bà Tư nhổ cỏ tận tình với hết sức bình sinh, nhưng mới sang Mỹ nên bà Tư không biết loại cỏ đuôi chuột ở Texas, loại bermudagrass này phải tưới nước dữ lắm còn nhổ không lên, người ta nhổ sau mưa còn khi được khi không, nói gì sức già phi mã lực.

Bụi cỏ thanh mảnh, hoa tím li ti như thạch thảo mà cứng giàng trời, nhổ mấy lần không bật gốc nên bà Tư, bật ngửa. Ê mông không bằng quê xệ, cái ông già quỷ bên hàng xóm mà thấy mình chỏng càng quỷnh cẳng thì cười cho đã; Cái ông già quỷ linh như cô hồn sống, hễ ra ngõ là gặp; nhớ tới là gặp; không muốn thấy cũng gặp... nên ông già quỷ đã chắp tay sau đít đi tới đi lui, nhìn sang. Bộ vợ chết thì có quyền muốn nhìn ai thì nhìn hay sao" Đàn ông ở Mỹ không lịch sự như bên mình.

Bà Tư kết luận cho trôi cục giận trong lòng, để đứng lên. Nhưng xương già như củi mục, càng ráng, càng xụm bà chè. Nón văng đằng nón, dép đằng dép, chỉ đứng lên thôi, vào nhà rồi tính sau, sao mà khó... mắt mũi hoa hoa như say rượu, bà vịn được gốc cây, chồm dậy. Phải gốc cây mục nên nó đổ theo bà lần nữa, thì ra ông già quỷ níu bà đứng lên, nhưng ông ấy hơn gì bà đâu nên cùng nhau bò càng ra sân. Bà Tư giận mình hơn giận người khi nghe ra giọng nam trầm đĩnh đạc: "Chị có sao không, tôi xin lỗi đã giúp chị mà không lượng sức mình, làm chị ngã lần nữa..." 

Dĩ nhiên là bà Tư không sao, không sao... một mình dong xuồng qua sông Hậu còn không sao, chỉ đứng lên sau cú ngã nhẹ hều thì nghĩa lý gì chớ! Nhưng mắt cứ đổ sao đến nỗi người ta phải dìu vô nhà. Bà Tư ngồi dựa lưng trên sofa, hai tay ôm gối, hai chân gác lên cái ghế nhựa nhỏ, có lót khăn bông cho êm.

Mình đắp chăn mỏng để giữa ấm, trên bàn phòng khách còn có một ly trà, loại ly uống trà của người tàu bằng xứ, có nắp đậy để giữa ấm... trong cơn mơ điệu đàng, có tiếng ai nhẹ nhàng khe khẽ hát...

"Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh, đời buồn tênh như lỡ một cung đàn. Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh, lững lờ đưa bao khách lạ sang sông. Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá..."

Đến đoạn,

"Ông lái đò trong tuổi già bóng xế, còn mong gì thấy được ánh hồng tươi..."

Rồi đến,

"Và từ đó, bên hàng lau lả lướt, khách ngày xưa không trở lại bao giờ. Bến mỗi chiều, thả thuyền theo sóng nước, ông lái đò buồn, đôi mắt mỏi mòn trông..." 

Bà Tư nghe lệ nóng chực tràn với bao kỷ niệm xa xưa mà thật rõ ràng chuyến sang sông lần đó, từ đó đã không về lại nơi xa mà ở mãi trong lòng... có bao nhiêu chuyện lòng không biết nói cùng ai, phải như quên được đã nhẹ tuổi già.

Bà Tư mở mắt trong ánh sáng nhá nhem của căn phòng khách rộng nhưng không mở đèn, không vén màn cửa sổ. Bóng ông già quỷ đứng chết trân như quân hầu, tay cầm giấy chậm nước mắt... sao không chậm cho người ta! 

Giọng ông già quỷ càng nghe càng ấm lòng,

"Chị thấy đỡ chút nào chưa" Uống miếng trà đi, cho ấm bụng. Hay ăn miếng cháo nha, tui tắt bếp rồi, nhưng cháo còn nóng lắm..."

Bà Tư bối rối không bằng hối hận, người ta coi vậy mà tử tế đó chớ,

"Anh có sao không"..."

Tuyết rơi nhẹ hều trên cây bông giấy trơ cành, tuyết trắng trời nỗi nhớ ông già quỷ. Không biết có còn trong Viện dưỡng lão hay đã ra người thiên cổ. Coi vậy đã mấy năm không gặp, mớ hạt mướp hương đem từ Việt Nam qua, đưa cho ảnh trồng được có hai mùa là mất giống, giỡ giàn, còn đâu. Cây đào ngoài cửa sổ rực hồng, ảnh trồng để nó ra bông là biết tết đến...

Bà Tư uống trà từ sau lần dựa vai người hàng xóm xấu nết đẹp lòng, chỉ uống bằng cái ly trà tàu có nắp đậy, mấy lần định đem sang nhà trả lại người ta. Nhưng mắc cỡ muốn chết khi nghe con gái nói,

"Bác trai bên bển bị đột quỵ, may là không chết nhưng dây thần kinh nó giật sao đó má ơi! Từ sau lần đó, mắt bác ấy nhìn má... là nhìn con. Bác ấy muốn nhìn sang hai bên là phải xoay người, quẹo cổ chớ mắt không liếc được như mình. Tội nghiệp bác ấy hiền mà tốt lắm, hồi má chưa qua, nhiều khi vợ chồng con đi chơi khuya, gởi Cu Bi cho bác coi giùm. Nửa đêm về, tụi con qua đón Cu Bi, bác không chịu cho phá giấc nó đâu. Để nó ngủ tới sáng mới cho về nhà. Nó gọi ông bác là ông ngoại đó má... mắc cười hôn"" 

Con gái bà Tư vừa láp dáp với má, vừa châm nước nóng vô ly trà cho má, mặc vớ cho má khỏi lạnh chân...

Mắt bà Tư còn lưu luyến cành đào non nớt ngoài kia rùng mình trút tuyết. Bà Tư kéo chăn mỏng lên người để đắp lại ký ức,

...khách qua đò ngày xưa hờ hững quá...

ông lái đò đôi mắt mỏi mòn trông,

còn văng vẳng trong gian phòng kỷ niệm.

Phan

Ý kiến bạn đọc
04/06/201110:28:56
Khách
Thật cảm động! Cám ơn tác già.

thử
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,142,758
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến