Hôm nay,  

Trái Tim Của Mẹ

09/05/201100:00:00(Xem: 285549)

Trái Tim Của Mẹ

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 3190-28490 vb2090511

Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 û, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose,. Than gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, Nguyễn Trần Diệu Hương đã hai lần nhận giải. Năm 2001, giải danh dự với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời". Bốn năm sau, với bài về một cựu sĩ quan VNCH và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới của cô là chuyện dành cho Mother’s Day 2011, với lời ghi “Kính cám ơn Thầy Hoàng Phùng Vo).

***

Từ nhiều năm nay, cứ mỗi lần đến ngày Mother’s Day là bà Audrey biến mất. Gia đình hay bạn bè tìm đủ mọi cách để liên lạc với Bà đều không có hiệu quả. Điện thoại nhà, điện thoại sở, cell phone đều chỉ có cái message lạnh lùng : « xin vui lòng để lại lời nhắn, tôi sẽ gọi lại ngay khi tôi có thể. » Sau ngày Mother’s Day, ngày chủ nhật thứ hai cuả tháng 5, bà Audrey xuất hiện lại, vẫn bình thường như không có gì xảy ra.
Ai đó có thắc mắc hỏi thăm, bà chỉ trả lời qua loa :
- Tôi bị stress hơi nhiều, nên đi retreat hai ngày cuối tuần để tâm trí được thoải mái hơn.
Chỉ có thế, không có gì hơn, nhưng người ta không thắc mắc nhiều vì bà Audrey vẫn đi làm, vẫn hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của bà là một nhân viên lo về dịch vụ quảng cáo cho một tờ báo điạ phương ở Oregon State
Không một ai biết là đằng sau câu trả lời đó là cả một nỗi niềm vẫn cắn rứt bà từ năm mười bảy tuổi.

*

Hồi đó, cuối năm lớp mười một, được một nam sinh ở cùng xóm đang học lớp mười hai mời đi « senior prom » (dạ tiệc khiêu vũ của học sinh lớp mười hai). Cô nhỏ Audrey lúc đó vừa sung sướng, vừa hãnh diện, vì ít khi học sinh lớp mười một được đi dự dạ vũ của lớp mười hai. Cô về nhà gom góp hết tiền để dành của mình và lén cha mẹ nhịn ăn cả tuần để dành tiền thuê một cái áo dạ vũ màu hồng rất đẹp. Audrey được cha mẹ cho đi dạ vũ với điều kiện phải về nhà trước chín giờ tối. Anh chàng học sinh lớp mười hai, « date » của Audrey ở cách đó một block đường, mặt mày cũng hiền lành, thường xuyên có mặt ở thư viện điạ phương học hành nghiêm chỉnh, không gây hoài nghi cho bất cứ một bậc cha mẹ nào vẫn luôn để mắt đến các cô con gái dậy thì, xinh tươi vẫn bị so sánh với « các thùng thuốc nổ chậm » trong nhà.
Vậy mà dưới ảnh hưởng cuả « peer pressure », bạn bè cùng trang lứa, hậu qủa của việc tham dự « senior prom » năm đó để lại một mầm sống trong Audrey. Khi cha mẹ Audrey khám phá ra việc này, thì chỉ còn hai tháng nữa là Audrey đến ngày sinh nở, quá trễ để có thể có những lựa chọn khác. Hơn thế nữa, là một gia đình Catholic thuần thành, họ không muốn giết một hài nhi vô tội.
Ngày Audrey sinh con, cô chưa đến mười tám tuổi, nên mọi việc đều thuộc quyền quyết định của cha mẹ. Thế là mặc dù « mẹ tròn con vuông », em bé khoẻ mạnh, Audrey được cha mẹ chở về nhà một mình. Bé trai sơ sinh đã được cha mẹ nuôi đến nhận ngay từ lúc được cắt cuống rốn.
Về nhà, Audrey học tiếp năm lớp mười hai, tốt nghiệp trung học, đi làm, rồi lập gia đình với một thanh niên làm cùng chỗ. Cuộc sống hạnh phúc kéo dài không lâu, Audrey ly dị và bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, lần này chắc là rút kinh nghiệm của lần đổ vỡ trước, hôn nhân kéo dài được gần mười năm, rồi lại « đường ai nấy đi. »
Hai cuộc hôn nhân đến rồi đi không để lại một ràng buộc nào với những người trong cuộc vì Audrey không sinh nở lần thứ hai.

*

Lúc này đã đến tuổi nửa đời người, bà Audrey chững chạc hơn, khôn ngoan hơn, và nỗi ân hận cho con năm xưa ngày một lớn dẩn.
Bà trở về thành phố tuổi thơ, xin vào làm ở một tờ báo địa phương, và đổi lại họ « Spingfield » thời con gái cuả mình.
Là chuyên viên nhận đăng và lay out quảng cáo cho một tờ báo điạ phương, mỗi ngày bà Audrey thấy người ta đăng tất cả mọi thứ trên báo, và kết quả cũng cao, vì thỉnh thoảng bà vẫn nhận được những Email cảm ơn khi việc quảng cáo có kết qủa. Thế là bà Audrey quyết định đăng một quảng cáo cho chính mình, với ước mong tìm lại được cậu con trai chưa một lần được bồng bế năm xưa.
Thế là từ đó, mỗi năm vào ngày 7 tháng 4, sinh nhật cuả cậu con, bà đăng một mẫu tin trên quảng cáo với nội dung không đổi :
“Chúc mừng sinh nhật ngày 7 tháng 4, sinh nhật cậu bé trai Springfield cuả mẹ. Mẹ luôn luôn thương yêu con.
Mẹ đẻ của con
– Audrey Springfield.”
Cái quảng cáo đó chỉ xuất hiện vào ngày 7 tháng 4 mỗi năm, và kéo dài gần 30 năm, xuất hiện trên báo, nằm khiêm nhường chìm lẫn trong cả chục mẫu quảng cáo đủ loại thượng vàng hạ cám khác.
Chỉ có tin đi mà không có tin về, nhưng bà Audrey không ngừng nuôi hy vọng một ngày nào đó, bà sẽ tìm lại cậu con trai sơ sinh thất lạc. Bà không ngừng cầu nguyện, tiếp tục đăng quảng cáo vào ngày 7 tháng 4 hàng năm trên cùng một tờ báo điạ phương. Hình như đó cũng là một cách làm giảm nỗi ân hận của bà, mặc dù đó không phải là quyết định của cô Audrey ngây thơ mười bảy tuổi, mà là quyết định của các đấng sinh thành.

Và vào mỗi ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5, ngày Mother’s Day ở Mỹ, bà lặng lẽ đi về một nơi nào đó xa xôi, tránh những hình ảnh trên báo chí, TV nói về ngày lễ cuả Mẹ. Hình như đó là ngày mà nỗi ân hận cuả bà dâng cao nhất, ngút ngàn chất ngất.
Nhiều năm như vậy, sau hai cuộc hôn nhân đổ vỡ, không có con với cả hai người chồng, mặc dù vẫn còn đẹp ở tuổi 60, bà Audrey không còn nghĩ đến chuyện lập gia đình lần thứ ba. Bà không cảm thấy cô đơn, chỉ thấy nỗi ân hận đã bỏ rơi cậu con trai sơ sinh năm xưa ngày càng lớn dần.
Cách đây hai năm, qua hồ sơ lưu trữ của một adoption agency ở điạ phương, bà Audrey được biết cậu bé sơ sinh năm xưa được cha mẹ nuôi đặt tên là Dylan. Thế là câu quảng cáo hàng năm trên báo vào ngày sinh cuả cậu bè trở thành cụ thể hơn như sau :

“Chúc mừng sinh nhật ngày 7 tháng 4 Dylan của mẹ. Mẹ luôn luôn thương yêu con.
Mẹ đẻ của con
– Audrey Springfield. “

Sau nhiều thập niên bị gậm nhấm trong nỗi ân hận, nhưng không ngừng cầu nguyện và hy vọng, năm nay, bà Audrey só được món quà qúy nhất trên đời với bà vào một tuần trước lễ Mother’s Day

*

Đó là một buổi trưa thứ bảy, yên tĩnh, an nhàn, không gấp rút, bận rộn như những ngày làm việc trong tuần, có một người đàn ông trung niên bấm chuông nhà bà. Từ cửa sổ nhìn ra, bà Audrey nghĩ đó là một nhân viên cuả UPS đến giao cho bà một cái áo khoác, món hàng mà bà mua qua internet tuần trước.
Bà mở cửa, người đàn ông trung niên trước mặt với trang báo quảng cáo của tờ Portland Tribune trên tay, giọng lịch sự có pha một chút e dè :
- Chào bà, thưa có phải bà là Audrey Springfield không ạ"
Bà gật đầu: "Vâng, tôi là Audrey Springfield".
Giọng người đàn ông trung niên lạc hẳn đi vì xúc động:
- Thưa bà , tên tôi là Dylan, có thể bà là mẹ ruột của tôi.
Cả hai người quan sát nhau kỹ hơn và cùng nhanh chóng nhận ra những nét quen thuộc của mình trên khuôn mặt người đối diện. Bà Audrey nghẹn ngào không nói được tiếng nào, ôm choàng lấy Dylan, thật chặt, như sợ người con trai lại biến mất khỏi vòng tay cuả bà nhanh chóng như năm xưa, lúc bà mười bảy tuổi.
Từ trên cái SUV đậu trước nhà, vợ cuả ông Dylan nhìn vào, và dù không được nghe hai người nói với nhau những gì, bà cũng nhận ra là ông Dylan đã tìm lại được người sinh ra mình sau 43 năm.
Có lẽ trời cũng động lòng trong giây phút trùng phùng cuả hai mẹ con, một màn mưa phùn chợt kéo đến phủ lên tóc của cả hai người những hạt nước trắng xóa li ti.

*

Tháng trước, nhân sinh nhật lần thứ 43, tự dưng ông Dylan tò mò lên search online xem thử có bao nhiêu người sinh cùng ngày 7 tháng 4, cùng nơi sinh với mình ở bệnh viện Oregon State Hospital ở Portland. Ông Dylan đánh vào hàng chữ: “Babies born in April 7th at Oregon State Hospital.” Trong vài giây, có hơn 75 ngàn kết quả hiện ra, mà một trong ba kết qủa đầu tiên ở trang đầu là dòng quảng cáo chúc mừng sinh nhật Dylan của bà Audrey.
Dù được bố mẹ nuôi, ông bà Lawrence, cho biết mình là con nuôi từ lúc tròn 21 tuổi, đôi lúc ông Dylan rất muốn đi tìm cha mẹ ruột cuả mình, nhưng ông không muốn tự làm mình thất vọng, vì chưa chắc là người sinh ra ông còn quan tâm và nghĩ đến ông. Vả chăng, cha mẹ nuôi cuả ông, ông bà Lawrence không có con, nên thương yêu ông vô cùng.
Lần này có tên cuả bà Audrey, ông tìm trên white book, quyển danh bạ điện thoại dày cộm của thành phố Portland, và tìm được cả số phone lẫn điạ chỉ cuả bà Audrey, chắc là mẹ ruột cuả ông, chỉ ở cách ông có 30 phút lái xe.
Thế là vào một ngày thứ bảy, hai vợ chồng ông Dylan Lawrence lái xe đến địa chỉ cuả bà Audrey với trang báo quảng cáo trên tay, với một kết qủa rất cảm động, một "happy ending" sau gần ba mươi năm, bà Audrey kiên nhẫn đăng quảng cáo trên báo chúc mừng sinh nhật ngày 7 tháng 4 cuả cậu con trai thất lạc từ lúc mới chào đời.
Dù mới gặp nhau lần đầu, nhưng tình mẫu tử từ bà Audrey và sợi dây huyết thống vô hình đã làm cho hai mẹ con thấy rất gần nhau như họ chưa từng bị chia cách trong 43 năm qua.
Hai đứa con trai của ông Dylan kể từ bây giờ sẽ có thêm một bà nội thứ hai, bà nội Springfield, ngoài bà nội Lawrence mà các em vẫn thấy từ thuở mới có trí khôn.
Đêm đó, bà Audrey ngồi suốt đêm trên ghế sofa, không dám nằm ngủ, bà sợ chuyện mới xảy ra lúc sáng chỉ là một giấc mơ. Nếu bà đi ngủ, lúc thức dậy, giấc mơ sẽ không còn.

*

Đó có lẽ là món quà qúy nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho hai mẹ con bà Audrey một tuần trước lễ Mother’s Day. Một món quà vô giá không một khoản tiền nào có thể mua được.
Từ đó, mỗi lần đến ngày 7 tháng 4, thay vì đăng quảng cáo, và khóc thầm, bà Audrey sẽ mang một cái bánh sinh nhật đến cho con trai cuả mình với nụ cười rạng rỡ và với lòng biết ơn ông bà Lawrence đã nuôi dạy em bé sơ sinh Dylan năm xưa trở thành một người lớn đàng hoàng, có nghề nghiệp và tư cách. Và mỗi ngày Mother’s Day, một ngày chủ nhật cuả tháng 5, bà Audrey không phải lái xe đi xa, lặng lẽ âm thầm với những giọt lệ ăn năn cuả mình.
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con cuả mình.

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
02/08/201122:00:46
Khách
Rất cảm động .
30/06/201115:40:55
Khách
Xin chân thành cảm ơn Diệu Hương đã viết bằng trái tim của mình.Tôi cũng từng là người viết báo bằng lối này. Great job .Chúc sức khoẻ Diệu Hương.
09/05/201102:47:14
Khách
Chuyen hay
14/05/201115:10:57
Khách
Tac gia viet suc tich, goi duoc nhieu y den nguoi doc
13/05/201119:15:42
Khách
Cau chuyen rat cam dong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến