Hôm nay,  

Chiếc Hải Bàn Kỳ Diệu

12/04/201100:00:00(Xem: 144466)

Chiếc Hải Bàn Kỳ Diệu

Tác giả: Minh Hải-Cổ Cò

Bài số 3163-28463 vb3041211

Với bút danh Ngô Văn Thu, tác giả từng có bài "Cổng Thiên Đường, tham dự BViết Về Nước Mỹ từ 2009. Ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ., hiện đã nghỉ hưu. Bài viê1át sau đây kể chuyện chính tác giả là người đã chỉ huy dẫn đường một chuyến tầu vượt biển. 

***

Năm 1985 tôi vượt biển, tàu xuất phát từ Mỹ-Tho, khi ra đến hãi phận thì bị tắt máy trôi ròng rã ba ngày đêm, dạt vào vùng biển Trường Long-Hòa thuộc tĩnh Trà-Vinh. Bị bắt đi tù ở nông trường trồng dừa 30/4. gần hai năm, trốn trại về Sài-gòn, sống chui rúc bất hợp pháp trong con hẻm 220, Trương minh Giảng. 

Năm 1987 thuê căn phòng khác cùng hẻm. Trên lầu đã có một gia đình cư ngụ. Tết năm đó gia đình nầy ăn tết thật rôm rã, có cả công-an khu vực đến dự. Nhờ đó tôi dựa lây sự an toàn "thế lực"của gia đình nầy để sống ngoài vòng pháp luật.

Tết xong qua tháng 3, 4, âm lịch. Hằng ngày thấy xe cộ vào ra, người tới lui hơi bất thường trên lầu. Tìm hiểu chủ nhà cho biết:bà Hai là người đầu mối của các tổ-chức vượt biên, bị bắt vừa chạy chọt ra trước tết, nay đang "bày hàng" bán lại nên có vẻ hấp dẫn người mua.

Bà đi suốt ngày, đêm nào cũng 12 giờ khuya mới về.

Một đêm tôi đợi tại cầu thang khi bà mở cửa bước vào, tôi chào hỏi xã giao xong, vào đề:

- Bà Hai, chừng nào tổ chức xong cho gia đình tôi đi với. Như đĩa gặp phải vôi, bà la ơi ới:

- Ông nói gì lạ vậy, công an nghe sẽ bắt tôi.

Tôi bảo:

- Tôi biết việc làm của bà là giúp mọi người, nên tha thiết nhờ bà chứ không có ý gì khác. Tôi là sĩ-quan đi tù về, nay có chuyến đi là đi ngay, giấy ra tù của tôi đây bà xem đi. Bà vẫn thoải thác và đi thẳng lên lầu.

Mấy đêm sau tôi lại đón bà và cũng lập lại lời yêu cầu cũ. Như có chút thiện cảm trứơc cảnh sống khó khăn của tôi. Bà dịu giọng hỏi.

- Vậy ông là sĩ-quan ông có biết coi địa bàn không"

Tôi bảo: sĩ-quan mà không biết coi địa bàn thì coi cái gì" (L ra bà phải hỏi tôi:ông có coi được hãi-bàn không mới đúng). Vì bà đang tổ chức vượt biên bằng đường biển. Giá như bị hỏi như vậy tôi đã từ chối rồi, vì tôi là lính bộ binh chứ không phải là lính biển làm sao tôi coi được hãi-bàn). Do sự thiếu hiểu biết, nên bà Hai không phân biệt được cách xử dụng từ hãi-bàn hay điạ bàn cho đúng.

Nghiệp dĩ đã cột chặt tôi vào tổ chức nầy. Gần ngày đi, bà cho tôi biết giá cả: -Mổi đầu người hai cây rưởi vàng, đưa trước năm chỉ khi lên xe.

Chuyến đi đầu tiên khởi hành từ chợ vườn chuối, Q. 3 Sài-gòn xuống Cà-mau. Đổ một ngày đường dài vất vã, với bao nỗi âu lo bất trắc có thể xãy ra ở các trạm kiểm soát dọc đường. Đến nơi thì tin cho biết: biển động("!) phải trở về. Xem như năm chỉ vàng tan theo bụi mờ cuả bánh xe lăn!

Một tháng sau khởi hành chuyến khác. Đi từ khu cư-xá Thanh-Đa Sài-gòn xuống núi Bà Châu-Đốc, như là đoàn khách hành hương đến viếng Bà. Ăn và ở nhà trọ, phải di chuyển liên tục 5 ngày quanh khu vực núi Sam để tránh sự dòm ngó cuả dân chúng và công-an. Sau đó tất cả xuống tàu đò đi Cà-mau. Đến nơi thì "cá lớn" bị trục trặc kỷ-thuật ("!) phải trở về, 5 chỉ vàng lại tan theo bọt nước.

Lần đổ quân vào bờ kỳ nầy, thập phần gian nan! Trời đã khuya bỗng dưng có một chiếc tàu đò đổ xuống một lượng khách vài chục người, tay xách nách mang, dáng dấp không phải là người điạ phương thì có khác nào tự tố cáo rằng: thưa ông tôi ở bụi nầy. Do đó tàu đò đổi hướng chạy về kinh Ô-môn Cần-Thơ để thả hàng xuống.

Từng đoạn một, tàu tấp vào bờ nhả ra từng tốp người với lời hối thúc cấp bách! nhảy lẹ lên, nhảy lẹ lên! nếu không sẽ bị bắt hết! Đánh động sự sợ hãi của mọi người. Thế là có ngưòi đã nhảy ra khỏi tàu, trong khi tàu vẫn chạy chầm chậm. Có người chưa bám được bờ thì đã rơi tỏm xuống nước. Mặc-! -Tàu vẫn chạy, vẫn cố tình đổ khách, để trút hết cục nợ đang mang trên mình!

Phần tôi cũng nằm trong số phận đó. Phải nhảy để thoát thân. Lấy thế đã tập lộn nhào, cơ bản thao diển học được ở quân trường ngày nào. Tôi phóng người vào bờ với hai vòng lộn, xem ra cũng còn ngoạn mục lắm! Đứng dậy co giản chân tay xem có sức mẽ gì không, May thay, an-toàn! Nhìn quanh khu vực để định hướng, nhưng chỉ thấy đêm đen bao phủ. Tôi lủi vào bụi cây nằm chờ trời sáng. Thiếp đi một lúc nào đó, tai tôi bỗng nghe tiếng máy xe "lam" nỗ dòn từ xa vọng lại ở một góc trời. Tôi lần mò theo hướng tiếng xe lam vì nghĩ: sẽ có một hương lộ nên mới có xe chạy.

Bình minh đã ló dạng. Con lộ hiện ra, tôi không biết phải tìm hướng nào để đến quận lỵ hay nơi họp chợ, vì từ đây mới có phương tiện xe đò để thoát thân. Bỗng có tiếng xe gắn máy chạy trờ đến. Đánh liều, tôi khoát tay xin xe dừng. Một người đàn ông trạc tuổi 40 cho xe ngừng nhìn tôi và quan sát. Không để ông ta kịp thấy vẽ bối rối. Tôi nói: chú cho quá giang lên bến xe Cần-Thơ, con bịnh đang nằm nhà thương trên đó, vừa nói tôi vừa dúi tiền vào tay ông, thấy tiền ông cho lên ngay.

Bến xe đò Cần-Thơ sáng sớm nhộn nhịp khách ngược xuôi. Một vé chợ đen giá cao đi Sài-Gòn. Xe rời bến. Hú hồn thoát nạn! Năm chỉ vàng bỏ ra mua cảm giác mạnh của sự trốn chạy, chỉ thiếu pha rượt đuổi, bắn nhau như phim James Bonds 007 mà thôi!

Như say men vượt biên vào người, một tháng sau lại khăn gói ra đi trở lại. dù nỗi kinh hoàng đêm "đổ bộ " ở kinh Ô-Môn chưa nguôi ngoai.

Hai chiếc xe đò đậu sẳn trước rạp hát Hòa-Bình (Viện Hoá- Đạo củ) đường Trần quốc Toản. Khách lần lượt lên xe, với danh nghĩa:- "thân nhân đi thăm bộ-đội ở Cambuchia về". Xe qua phà được ưu tiên không chờ đợi vì tờ sự vụ lệnh có lý do đặc biệt đó.

Suốt cuộc hành trình dài không gặp trở ngại, vì tổ chức đã mua từ trên xuống dưới. Khoảng 12 giờ đêm xe xuống điạ phận tỉnh Cà-Mau và dừng lại trước trại tù Cây-Gừa (trại giam khét tiếng ác độc nhất của tỉnh). Tất cả xuống xe, hàng một nối đuôi nhau vào trại. Tôi bàng hoàng sững sốt vì nghĩ: mọi người lần nầyđã bị gạt trắng tay, vừa tiền vừa tù. Làm sao có thể vào tù dễ dàng như thế nầy được" Không có vây bắt rượt đuổi nào cả, vậy mà tự rũ nhau vào tù quả là chuyện quái lạ! Tôi đi hết ngạc nhiên nầy đến sững sờ nọ trong đêm tối. Người dẫn đầu vẫn tiếp tục dẫn đoàn người đi sâu ra phía sau, băng qua mấy dãy nhà giam rồi lẫn vào bóng đêm ra đến tận bờ sông.

Lù lù bóng một con tàu xuất hiện. Mọi người được lệnh lên tàu. Có tiếng trượt té, có tiếng lội bì bõm dưới nước trong cảnh im lặng nghẹt thỡ, chưa ai biết biến cố gì sẽ xãy ra. Có tiếng hối thúc cấp bách: "lẹ lên, lẹ lên, tất cả xuống khoang tàu"

Gia đình tôi gồm ba người cũng đã có mặt, nằm xếp lớp như cá vưà ngột ngạt, vừa sợ hãi. Mãi một giờ sau tàu mới nỗ máy rời bến. Khói tàu phun ra, một số quyện vòng vòng trong khoangcộng với hơi người toát ra từ thân nhiệt, làm cho không khí trầm uất khó thỡ. Tôi liên tưởng đến cảnh một con tàu chở dân nô lệ đi bán trong một phim nào đó mà tôi đã có dịp xem ngày trước.

Hơn một giờ sau. Bỗng nắp khoang tàu mở ra. Một cái đầu thò xuống. Một giọng nói phát ra:

-Có chú T. . đây không"-Không có tiếng trả lời. Đầu người được gỡ ra, rời khỏi nắp khoang đi vài phút và trở lại tiếp tục hỏi:

-Có chú T. . . ở số. . . hẻm 220 đường Lê văn Sĩ Trương minh Giảng củ) không" Một phút trôi qua không ai trả lời. Thấy không có tên ai ngoài tên mình. Tôi lên tiếng:

-Tôi là T. . đây, có việc gì không" Có tiếng vọng lại:

-Chú lên đây!

Tôi đáp:

-Tôi đi với gia-đình, không thể bỏ gia-đình đi một mình được. Có tiếng đáp lại:

-Chú đưa cả gia-đình lên đây luôn.

Tôi phải né tránh từng bước chân dưới lớp người đang nằm bẹp dí vì quá chật chội mới đến được nắp khoang tàu.

Trồi đầu ra khỏi khoang. Trời hởi !Tôi không biết nói gì ngoài sự sung sướng, vì đã hít thỡ được đầy đủ khí trời trong mát êm diụ. Tôi không biết trên chốn Cực-lạc hay Thiên-Đàng có được như thế nầy không chứ ở đây, gió sông thổi lồng lộng mát rượi, khiến tôi tỉnh người và cảm nhận rằng: không đâu xa, đây chính là chốn Cực-lạc cuả trần thế, khác với dưới hầm tàu nóng nực, ngộp thỡ như cảnh giới của địa ngục!

-Một người bảo tôi:

Gia đình chú nằm quanh cabine nầy. Cơm, cháo, bánh mì cứ ăn uống tự nhiên, và ngủ ở đó luôn.

Tôi không biết việc gì sẽ xãy ra cho gia-đỉnh tôi" Vì sao tôi có sự biệt đãi nầy" Thây kệ, phó mặc cho số phận và nghĩ nhãm: Người tử tù trước khi ra pháp trường còn được bửa ăn, còn gia-đình tôi, trước khi bị đạp xuống sông chắc cũng hưởng được ân huệ:- cho hít thỡ khí trời, ăn uống, mỳ, cháo rồi sẽ "mò tôm" sau cũng đành! Vợ con tôi nhấm nháp qua loa rồi lăn đùng ra ngủ vì quá mệt. Riêng tôi cũng đã ngất ngư, nhưng chỉ vờ nhắm mắt ngủ vì còn phải đề phòng những bất trắc có thể xãy ra.

Tàu vẫn nhấp nhô lượn sóng, gió sông vẫn lồng lộng thổi. Đêm về khuya càng gây cảm giác u-tịch rờn rợn. Hai giờ tàu chạy trôi qua. Đợi mãi không thấy động tĩnh gì, hầu như ai nấy trên bong tàu đều ngủ say, ngoại trừ tiếng máy tàu nổ và tiếng chân vịt lùa nước đẩy tàu lướt tới. . .

Khoảng 5 giờ sáng, có tiếng chân người bước từ hướng mũi tàu đến nói với tôi: Gia đình chú xuống lại dưới khoang, tàu gần đến đồn công-an biên phòng rồi. Gia đình tôi trở về cảnh điạ ngục cũ.

Mở hé nắp khoang tàu để quan sát động tĩnh. Một số người mặc đồ bộ-đội, vai mang súng đủ loại đi tới, đi lui trên bong trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra. Nếu công-an biết tàu nầy đang chở ngưòi vượt biên bắt dừng lại để khám xét, và phiá người trên tàu cố tình chạy thoát thì có sự đụng độ, -súng nổ, ngưòi lãnh đạn sẽ là thuyền nhân khốn khổ chúng tôi phải hứng chiụ, tôi thầm cầu nguyện Phật Bà Quán-Âm che chở cho tai qua nạn khỏi.

Bình minh ló dạng phương Đông. Tàu qua khỏi khúc sông tưởng chừng sẽ có nguy biến xãy ra. Gia đình tôi được lên bonng trở lại. Tàu luồn lách qua các con kinh vùng Cà-Mau.

Một cảnh đẹp rực rỡ hiện ra trước mắt trong bình-minh. Trên từng ngọn cây rừng Tràm Cà-mau, được phủ trắng xoá bởi hằng hà sa số đàn cò trắng từ đâu quy tụ về đây dung thân. Những cánh cò bay nhấp nhô, chao lượng trên mặt nước trước ánh sáng êm dịu của bình minh trông thật nên thơ. Một bức tranh thiên nhiên, lung linh đẹp tuyệt vời mấy ai có thể ngắm nhìn được trong hoàn cảnh thật bất ngờ nầy. Cám ơn thiên nhiên đã cho tôi vài giây phút qúy báu đó để giảm áp lực căng thẳng thần kinh suốt một đêm dài vật vã với bao nỗi sợ hãi tột cùng.

Tàu ra khỏi kinh "cổ cò"chừng vài cây số thì được neo lại. Hai chiếc "tắc rán" (xuồng lá) chở toán người, tôi nghĩ là thành phần tổ chức leo lên. Họ hội họp với nhau, có cãi vã ồn ào, rồi thay nhau đi từng người lấy mật mã của khách để về Sài-gòn nhận vàng còn lại.

Một người đến bên tôi gợi chuyện và cho biết: "Tàu phải ngừng lâu vì chờ ông hoa-tiêu, nhưng giờ chót ông ta không có mặt. Bây giờ, "trăm sự nhờ chú dẫn tàu đi". Thế là lá bài lường gạt tôi nay đã lật ngửa. Sự biệt đãi dành cho gia-đình tôi, nay có giá phải trả.

Tôi nói: Tôi có biết gì về đường biển đâu mà dẫn tàu đi mấy chú gạt tôi, người kia năn nĩ.

-Theo báo cáo. Chú bíết đường đi mà!

Tôi nói liều:

-Chỉ cho tàu quay đầu vào thì được. 

Người kia bảo :

-Không được đâu chú, tàu vào sẽ đi tù cả đám.

Tôi bảo:

-Đi tù còn sống, hơn là ra đi mà chết hết!

Người kia:

-Thôi lỡ rồi chú, chú ráng giúp tụi cháu

Thấy đã có sự sắp xếp trước rồi, vả lại mình đã bị leo lên lưng cọp có xuống cũng không được. Tôi đành ngả giá:

-Nếu muốn tôi dẫn tàu đi thì phải có điều kiện tôi mới đi. -

Người kia:

-Điều kiện gì chú thử nói cho tụi cháu nghe!.

Tôi bảo:

-Các chú hãy bỏ súng và đạn xuống một góc đằng mũi tàu cho tôi rồi tôi mới đi, Súng nầy. . . súng nầy. . . Thấy tôi chỉ nhiều quá chúng bảo:

-Chú lấy súng làm gì nhiều vậy. Tôi bảo:

-Chẳng lẻ ra gặp cướp biển Thái-Lan rồi ôm chúng mà cạp sao" Phải đánh lại chúng để sống còn mấy chú ở nhà mới lấy tiền được chứ!

Thấy có lý, chúng bảo:

-Chú lấy ít ít, tụi cháu còn đem về nạp lại cho đơn vị. Tôi không có ý gọi đích danh tên súng, vì sợ chúng nghĩ :lính sao mà rành quá vậy!

Cuối cùng tôi đã có một số lượng vũ khí đáng kể. Một cây M. 79 với dây đạn 20 viên, 4 cây AK. 47, 4 cây M. 16 với số đạn đủ xử dụng khi hửu sự. Theo chổ tôi tìm hiểu, cướp biển Thái-Lan thường chỉ trang bị súng lục, dao găm, hoặc mã tấu mà thôi, ít có súng chiến đấu ngoài chiến trường như các loại tôi đang có. Lần nầy nếu đụng trận chắc rằng, không những tôi sẽ bảo vệ được cho tàu mà còn trả được mối thù cho đồng bào tôi đã từng bị chúng sát hại dã man trên đường trốn chạy đại họa giặc cờ đỏ ở Việt-Nam.

Quay nhìn lại thì bọn chúng đã xuống xuồng trở vào đất liền. Mặc cho tôi luống cuống xoay xở một mình trên tàu. Trước cảnh sóng nước bao la cuả biển, tàu nhấp nhô chao đão như quả trứng bỏ vào chảo nước. Tôi không biết phải làm việc gì trước, việc gì sau để điều khiển con tàu ra khơi! Tôi không có chút kiến thức nào về hàng hải, làm sao có thể đưa tàu vượt biển!Thôi thì một liều ba bảy cũng liều.!

Sau nầy tôi được biết. Tổ chức vượt biên nầy do Quân khu 9 (Cà-Mau) điều khiển. Đội tàu nầy có nhiệm vụ trá hình đánh bắt cá và canh phòng mặt biển (chống xâm nhập, vì đã có phong trào Trần văn Bá từ Paris về mấy năm trước). Thay vì thi hành tốt công tác đó. Chúng lợi dụng phương tiện sẳn có , tổ chức vượt biên để kiếm vàng chia nhau. Vì vậy không lấy làm lạ tại sao trên tàu chúng có nhiều súng"

Tôi xuống hầm tàu xem tình hình ra sao, thấy có một thanh niên đang lui hui bên buồng máy. Tôi hỏi:

-Anh là thợ máy phải không"

Người ấy đáp:

- Dạ phải.

Tôi hỏi:

-Anh cũng là tài công luôn phải không"

-Dạ phải.

-Nghề lái tàu của anh lâu chưa"

-Dạ lái được ba năm. Chuyên lái đường biển hay đường sông"

-Dạ đuờng sông!-Anh có biết anh đang lái tàu nầy đi đâu không"

-Dạ có ngưòi thuê lái tàu chở than từ Cà-Mau về Cần-Thơ!

Tôi thốt không thành lời một câu!-lại một nạn nhân bị gạt nữa! Bọn tổ-chức nầy thật tinh ma. Chúng gạt bất cứ ai có thể gạt được. Nếu bảo với tài công: lái tàu vượt biển. Trước nhất chúng phải trả công cao hơn cho họ, Thuê hoa tiêu cũng vậy. Thứ nữa chúng còn sợ họ mang cả gia đình theo và thậm chí còn kéo luôn nhiều người đi hôi nữa. Quốc sách tốt nhât là gạt!-Tôi cũng nằm trong sự toan tính đó.

Rời buồng lái lên boong tàu để quan sát tổng quát. Bất chợt tôi thấy trước mũi tàu có đặt một hải-bàn màu oliu nhà binh cao chừng hai tấc, to bằng tô canh. Cầm lên xem, thấy tình trạng còn xử dụng được. Một thoáng mừng thầm hiện lên trong lòng, vì biết rẳng: không có sự ích lợi nào thay thế nó trong lúc nầy để giúp cho chúng tôi ra khơi mà không lạc hướng. Tôi điều chỉnh hướng quay của hải bàn về phía Malaysia để tìm độ 240. Hãi bàn quay đúng hướng. Chắc hơn nữa tôi cho hải bàn quay đều 4 hướng để kiểm soát lần chót. Quả tình hãi bàn hoạt động tốt. Yên chí, Tôi quay qua tìm độ gió. Lấy gì thử nghiệm đây" Có rồi! Rút khăn tay trong túi ra trương lên, thấy gió đánh phần phật. báo hiệu sức gió hơi mạnh. Trong khi dưới biển sóng bạc đầu nhấp nhô khá cao, cho thấy có chiều hướng biển động.

Trước cảnh nầy, lòng tôi càng động dữ dội hơn nữa. Vì chính giờ phút nầy:- tôi "tự thấy"có trách nhiệm với con tàu nầy, với sinh mệnh cuả những con người cùng theo... Đứng thẳng người trước mũi tàu, hít thật sâu mấy hơi để tiếp thêm thần lực vào người hầu xua đuổi sự sợ hãi. Quay đầu về trong đất liền thầm cầu xin đất nước, tổ-tiên, ông bà phù hộ cho chúng tôi đựơc an lành trên biển cả, vì bất đắc dĩ phải bỏ nước ra đi.

Con tàu vặn mình, chao lắc rướn về phiá trước. Chúng tôi đánh đu mạng sống của mình qua con tàu nầy. Hai giờ trôi qua. Tôi không biết điểm đứng của mình trên biển, vì tàu không có hải đồ để xác định tọa độ. Tôi không dám cho tàu nhảy sóng, vì chạy như vậy tàu sẽ bị sóng đánh bể mũi, chỉ lấy độ dạt, cho sóng đánh qua hông và từ từ lấy phương giác trở lại. Đến chiều, xem chừng tàu đã ra đến hải phận.

Nhìn đống vũ khí chưa có ngưòi xữ dụng. Tôi lớn tiếng hỏi trên tàu: -Có ai quân nhân, xin nhận vũ khí để cùng nhau chống trả khi có cướp biển tấn công" Không có tiếng đáp trả. Tôi đành nhắm các thanh niên trẻ nhanh nhẹn để phát vũ khí cho họ. Hai cây AK. 47, hai cây M16 đàng mũi tàu. Hai cây AK. 47, hai cây M. 16 đàng sau lái. Còn cây M. 79 tôi giử quàng qua vai. Tôi chỉ cho họ cách xử dụng và chiến đấu khi hữu sự. Tôi nói: -dấu vũ khí dưới sàn tàu, chỉ bắn khi có lệnh của tôi. Bắn khi mục tiêu tiếp cận chúng ta 50m mới chính xác. Bắn từng viên một, không được bắn cả tràng tiết kiệm đạn.

Kinh nghiệm, một khi tàu cướp bị ta chống trả, chúng sẽ kêu đồng bọn đến tiếp cứu. Ta còn phải chiến đấu nhiều lần. Đường đi còn xa còn vô định, hiểm nguy còn rình rập theo ta từng giây từng phút. Cần đề cao cảnh giác. Ai đứng đầu mũi, bắn vào mũi tàu của bọn cướp, ai đứng sau đuôi tàu bắn theo đằng đuôi, không bắn loạn xạ. Phần cabine (buồng lái) đã có M. 79 cuả tôi trị chúng. Với quả đạn nầy chắc rằng bọn cướp sẽ đền tội, hết quấy rầy chúng ta. !

Riêng phần thực phẩm trên tàu, tôi không biết đã có những gì. Nhưng tôi cũng nói luôn:

-Thực phẩm nầy là cuả chung. Cùng sống cùng chết có nhau. Không một ai được quyền lấy làm của riêng. Đến giờ ăn được cấp phát, nước uống cũng vậy. Nếu ai vi phạm sẽ bị kỷ luật. Tôi tạm dùng luật quân đội trong lúc nầy để chỉ huy.

Tôi đề cử ngưòi canh giử cẩn thận. Đến giờ nầy tôi cũng thông báo cho mọi người biết: Tôi là một "hoa tiêu"bất đắc dĩ bị tổ chức vượt biên gạt dẫn tàu đi. Tôi cũng phải trả tiền như mọi người. Do đó chúng ta phải hợp tác với nhau để sống còn. Mọi người nhìn tôi ái ngại, họ lo cho tôi và chính cho họ nữa!

Màn đêm buông xuống trên biển thật hãi hùng!Tầm nhìn xa không quá 5 mét. Đèn soi hướng trong hải bàn không hoạt động. Phải dùng đèn bấm từng chặp soi để định hướng. Sao đêm lờ mờ lấp lánh vút trên trời cao, không hiện một chùm nào rõ ràng để nhờ đó dể tìm lối đi. Sóng đập vào mạn tàu nghe càng dữ dội hơn, gió cũng hùa theo gieo sợ hãi không ít. Đã xãy ra những vụ đụng tàu trên biển. Trong đêm đen như đêm nay, thãm cảnh nầy có thể xãy ra bất cứ lúc nào không ai có thể lường trước được! Chỉ còn phó thác cho mười phương chư Phật cứu độ và rủi may nữa mà thôi!

Qua một đêm đáng nhớ để đời, bình minh hé rạng ở phưong Đông. Ai nấy đều thẩn thờ, phờ phạc sau đêm vượt biển hãi hùng. Tàu vẩn ngoan ngoãn lướt tới, ít nhất trong lúc nầy. Thanh niên thay nhau tát nước. Một phòng vệ sinh dã chiến được thiết lập ngay giữa boong tàu, ai có nhu cầu thì phải có người quen giúp cầm miếng vải bao quanh người ngồi trong "xô", xong đổ xuống biển. Cách nầy an toàn hơn là ngồi sau lái dễ bị sóng nhồi rớt xuống biển. Điểm tâm được hiểu ngầm là không có, chỉ có trưa và tối. Khẩu phần ¼ gói mì ăn liền và 1 ly nước nhỏ cho mọi người, ăn để cầm hơi, có ngưòi phát trật tự.

Tàu vẫn rướn mình về hướng 240 độ Đông-Nam Mã-Lai được hai ngày an toàn, mặc dầu không biết điểm đứng của mình. Đến ngày thứ ba thì có vấn đề. Bánh lái trục trặc chân vịt quay chậm cần phải sửa. Không ai hơn là "vị"tài công bất đắc dĩ phải nhảy xuống biển để thi thố tài năng. Tôi phải ghìm súng bảo vệ , vì sợ cá mập bu đến xơi tái ông ta. Thật may mắn sau mấy giờ sửa chửa tàu lấy trớn chạy lại. Ai nấy hú hồn!. Chỉ một gói mỳ và ly nước lạnh lớn để thưởng công ông ta!

Đến chiều, tôi bỗng thấy từ xa một chấm đen xuất hiện. Lệnh báo động được ban ra, tất cả thanh niên đã có nhiện vụ chiến đấu phải sẳn sàng súng đạn. Có thể bọn cướp Thái-Lan đã đánh hơi được chúng tìm đến, cũng có thể một thương thuyền đang hãi hành trên đại dương, nhưng dù tình huống nào chúng tôi cũng phải cảnh giác. Điểm đen càng hiện rõ dần, vì nằm trên hãi lộ tàu tôi đi qua. Từ xa nhìn qua ống dòm. Đây quả là một tàu đánh cá không biết của nước nào. Mã-Lai hay Thái-Lan" Tàu nước nào cũng nguy hiểm như nhau, bao vụ cướp biển xãy ra đều mang tính cường bạo dã mang không thua kém nhau chút nào.

Tiếp cận hơn, kinh nghiệm cho thấy:- tàu nầy không có khói thoát ra đằng đuôi, chứng tõ tàu không di chuyển. Tôi cho tàu mình băng qua trong tư thế sẵn sàng đánh trả. Rất may mọi việc êm xuôi.

Tầu tiếp tục lượt sóng an toàn sang buổi bình minh thứ ba ló dạng. Một điều lạ lùng là: sau ba ngày đêm, ôm lấy hãi bàn để giử đúng hướng đi chưa một lần tôi bị say sóng. Đói lã người nhưng không thấy mệt, một phần nhờ gió biển tươi mát tiếp sức.

Nắng đã lên cao trên đỉnh đầu. Từng đàn cá voi xuất hiện vờn lượn quanh tàu. Nỗi kinh hoàng cuả tôi là sợ chúng đâm thẳng vào tàu, tàu sẽ tan xác, vì chúng lượn với tốc độ nhanh khủng khiếp, nhưng thật tài tình cả đàn mấy chục con lách mình trước mũi tàu như tia chớp, biến mất vào lòng biển. Vài phút sau lại kéo đến như đùa giởn với chúng tôi, tạo một cảm giác thích thú nhẹ nhàng giúp êm dịu phần nào nỗi lo âu căng thẳng trong mấy ngày qua. Kinh nghiệm cho biết:gặp được cá voi là điềm lành. Cá voi thường cứu người lâm nạn ngoài biển nên dân chài lưới thường gọi "Ông"để tỏ lòng tôn kính.

Khi gặp được cá voi bị chết tấp vào bờ, làng chài phải làm ma chay chôn cất, đội khăn tang với tất cả lòng thành tâm khi "Ông Lụy". Thuỡ nhỏ vì ở vùng biển nên tôi thường được xem cảnh nầy. Nước biển xanh màu ngọc bích, chỉ dấu độ sâu của lòng biển đáng kể. Tàu chở khảm, có thể bỏ chân ra rửa. Chưa biết số người trên tàu bao nhiêu. Lương thực theo báo cáo đã cạn dần. Mối lo tăng cao như triều dâng. Đích đến còn mịt mờ phía trước, vì không có hãi đồ nên không biết điểm đứng nơi nào trên đại dương. Chỉ còn vật duy nhất giúp chúng tôi trong mấy ngày qua là chiếc hãi bàn. Theo hướng 240 độ từ Cà-Mau đến Mã-Lai mà tôi đã thuộc nằm lòng trong những ngày bôn ba khắp các miền để tìm đường vượt thoát.

Tàu lại lầm lủi băng mình vào bóng đêm. Đêm về là nỗi kinh hoàng cho tôi vì tầm nhìn hạn chế. Trước mắt không thể thấy xa hơn 5m. Với khoảng cách ngắn ngủi nầy làm sao tránh thoát sự va chạm nếu có. Xem như có mắt vẫn như mù. Phó thác cho ơn trên cao cả chở che!

Từ xa tôi bỗng thấy một vừng sáng hồng xuất hiện. Quái lạ! Giửa đêm đen như thế nầy vật chiếu sáng ấy là hiện tượng gì" Tôi tự hỏi. Tàu vẫn cứ tiến dần đến. Vùng ánh sáng càng hiện rõ hơn tõa rộng cả chân trời. Cho đến gần sáng tôi mới nhận ra: -đó là một giàn khoan dầu nằm ngoài khơi thuộc lãnh hãi của nước nào tôi chưa biết. Mừng quá tôi quyết định cho tàu hướng đến vì đây là chiếc phao cứu sống của tàu, sau mấy ngày lênh đênh trên biển. Từ xa nhìn vào, giàn khoan như hòn đảo sừng sững giữa biển.

Trưóc năm 1975 tôi đã từng nghe nói đến các mỹ danh: Giàn khoan hai cây dừa, giàn khoan bông hồng số 9 ở ngoài vùng biển của Việt-Nam v. v. . nhưng chưa tận mắt nhìn thấy, bây giờ là cơ hội cho tôi đựợc tiếp cận và sờ mó đến nó.

Tôi đứng trên cabine tàu, cởi áo thun trắng, xé làm hai mảnh, cầm hai tay làm dấu hiệu truyền tin cấp cứu S. 0. S, trong khi tàu vẫn tiến vào giàn khoan. Qua ống dòm. Quái lạ. Trên giàn khoan không có một bóng người nào xuất hiện. Tôi tự hỏi: -giàn khoan bị trôi dạt trên biển chăng" hay giàn khoan vô chủ, bị bỏ hoang lâu ngày, thậm chí có thể là một giàn khoang "ma". Con tàu "Ma. -Tiếng kêu thãng thốt của các oan hồn "Ma"trôi trên biển mà có lần tôi đã chứng kiến và gặp phải vào năm 1985 khi tàu cuả tôi gặp nạn trôi trên vùng biển Trường Long-Hoà Trà-Vinh.

Dù nghĩ ngợi hoang mang trong đầu, nhưng tôi vẫn cho tàu đến cập sát giàn khoan để tạm nghỉ giây lát sau một đêm hải trình đầy căng thẳng.

Bất ngờ, trên nóc cao của giàn khoan có tiếng người gọi vọng xuống nghe rõvì gió bạt mất âm thanh. Ngước nhìn lên. tôi thấy lố nhố ngưòi rất đông, vịn hành lang nhìn xuống. Có cánh tay vẫy tôi lên. Cột tàu vào trụ giàn khoan. Tôi lần mò bám bậcthang leo lên, tưởng như đang leo trụ điện cao thế giữa trời, rất dể buông tay rớt xuống lúc nào không hay. Gió thổi mạnh, lạnh buốt thấu xương. Tôi cắn răng chịu đựng, ôm từng bậc thang bò lên. Khi đến bật thang trên cùng. Tôi thấy có mấy bàn tay níu lấy tôi kéo vào sàn. Quá kinh hoàng, và quá mệt, tôi nằm ngất lịm. Bên tai tôi nghe những tiếng nói lao xao, rồi có người đỡ tôi dậy, cho uống một ly trà nóng pha đường, tỉnh người. Sau đó được dìu qua văn phòng hỏi chuyện.

Đầu tiên tôi được biết đây là giàn khoan dầu của hãng Esso Mỹ đang hoạt động ngoài khơi của Malaysia (tôi mừng thầm trong bụng là mình đã đến được Mã-lai). Người đầu tiên tôi được tiếp xúc là một người to con như một cái tủ lạnh, mặt lạnh như tiền. Ông ta không nói chuyện trực tiếp với tôi mà phải qua trung gian một người khác. Mặc dù ông nói tiếng Anh. Qua người đó ông hỏi tôi cần gì" Tôi bảo:

-Xin ông cứu vớt tàu chúng tôi.

Ông bảo:

-Đã nghe các trại tỵ nạn vùng ĐNA có lệnh đóng cửa chưa"

Tôi bảo:

-Đã nghe.

-Nghe rồi sao còn đi"

Tôi bảo:

-Vì không thể ở với CS được nên phải đi.

Ông bảo Ông rất tiếc không thể vớt chúng tôi được. Nghe đến đây tôi cảm thấy choáng váng, thất vọng, vì gặp phải cái "phao" xì hơi, thế mà vẩn tìm đến với lòng tràn đầy hy-vọng!

Thấy không thể thuyết phục được. Tôi bèn chuyển qua hướng khác. Tôi xin sự giúp đở cuả ông. Ông hỏi:

-Tôi cần gì"

-Xin được cung cấp thực phẩm, nước uống, dầu, đủ để đến Mã-lai. Ông đồng ý ngay không do dự. Thế là một vòi bơm dầu, một vòi bơm nước được thòng xuống tàu làm công việc "nhân đạo" bất đắc dĩ đó.

Tôi ngỏ lời cám ơn và hỏi câu hỏi cuối:

-Xin cho biết thời tiết của vùng nầy ra sao" Tiếng đáp lạnh lùng: 

-Không biết.

Tôi không tin như vậy. Vì họ đang sống giữa trời nước bao la, lại sẳn phương tiện tối tân trong tay mà bảo không biết. Quả là dối gạt! Quay ra cầu thang bò xuống tàu mình. Bỗng một tiếng kêu giật lùi.

-Hãy chờ! Tôi dừng lại. Một người quàng qua bụng tôi một dây nịt to bảng -(loại dành cho công nhân leo trèo) và móc vào sau lưng một dây cáp (cable) kéo từ trục quay nâng, bốc hàng. Tôi hỏi người phụ trách;

-Các ông làm gì tôi đây" Người kia đáp:

-Safety-Safety! (an toàn-an toàn!). Nhìn lại tôi giờ nầy. Chả khác nào con chuồn chuồn mà ngày còn nhỏ đùa nghịch bắt nó, lấy chỉ cột ngang hông đầu mối dây kia cột vào thanh tre mỏng rồi quay cho nó bay, thích thú với trò đùa nghịch nầy. Bây giờ tôi phải trả nghiệp báo như con chuồn chuồn! (Tạo nghiệp, phải trả nghiệp! Theo luật nhân quả cuả đạo Phật) Nhìn từ giàn khoan xuống tàu mình. Tôi ái ngại cho thân phận quá bé bỏng của "cái gọi là con tàu"! Nó không lớn hơn mặt bàn 12 chổ ngồi. Bò từ từ xuống từng nấc thang, tay tôi có phần mất tự chủ vì ngợp với độ cao từ trên nhìn xuống! May thay! Quanh tôi đã có dây an toàn đeo vào người. Nếu không có bùa hộ mạng nầy. Tôi sẽ rớt tỏm xuống biển dể dàng, vì quá lạnh, và quá sợ!

Rời trụ giàn khoan. Tàu có phần "khảm" vì đã được tiếp tế. Sóng mạnh hơn, gió căng hơn nguy hiểm rình rập từng phút từng giây trước mắt. Mọi người trên giàn khoan nhìn theo đầy ái ngại vì con tàu của tôi đang đong đưa số mạng mong manh trên biển! Hai chiếc tàu đánh cá của ngư dân Mã-lai cột tàu núp sóng, thấy tàu tôi ra đi họ cũng đi theo khoảng xa 50 mét. Họ đưa tay ra dấu: có nhẩn vàng đưa, họ sẽ kéo. Tôi báo cho mọi người trên tàu biết, nhưng không ai hưởng ứng (có lẻ vàng dấu hơi kỹ).

Đến 5 giờ chiều. Từ xa, trên vòm trời bỗng có hai chấm đen xuất hiện. Thoáng chốc, hai chiếc máy bay lọai chiến đấu skyrader xé gió lao vào hướng tàu tôi. Tôi không biết chuyện gì sẽ xãy ra" Tại sao lại có máy bay chiến đấu bay đâm trực chỉ vào hướng tàu tôi vào lúc nầy"Ai biết đưọc sau tiếng gầm rú vang trời ấy, nó ẩn chứa những âm mưu gì" Tôi chỉ biết chuẩn bị tinh thần để đón nhận "tặng phẩm" từ chúng ban cho. Có thể một tràng súng đại liên hoặc một quả bom nặng ký để: "một lần thôi, vĩnh viển chào nhau". Tôi hiểu rằng giờ nầy tàu tôi đang xâm nhập trái phép vào hãi phận của quốc-gia Mã-lai, đáng tội nhận chịu sự trừng phạt đó!

Thế nhưng, khác với những gì tôi nghĩ quẩn trong đầu vì khũng hoảng và tuyệt vọng. Hai chiếc máy bay (có lẻ được giàn khoan báo) lượn quanh tàu hai vòng như tõ dấu đón chào rồi bay mất hút về hướng 240 đo ä(hướng tôi phải đến). Một ngụ ý chỉ hướng cho tàu đi. Cả tàu lên tinh thần, vẫy tay chào theo trước nghĩa cử đẹp của hai chiếc chiến đấu cơ đó.

Nhưng niềm hy-vọng chỉ lóe sáng trong giây lát rồi phụt tắt. Nhìn từ xa tôi thấy từng cuộn mây đen phủ kín một góc trời, báo hiệu điềm chẳng lành sắp xãy đến. Chắc chắn sẽ có bão! Đúng vậy, đến 1 giờ đêm gió bắt đầu thổi mạnh, hất tung những gì trên sàn tàu xuống biển. Tôi bảo mọi người rút hết xuống hầm. Đậy nắp, tránh bão. Sấm chớp nổ vang trời, những tia chớp cực mạnh tưởng chừng như xé tàu tôi thành từng mãnh. Sóng đập vào mạn tàu như trống đánh liên hồi nghe thật khủng khiếp. Mưa tuôn như thác đổ. Tàu chao lắc, hất tung người từ thành bên nầy bật qua bên kia, không chút thương xót! Tôi ôm chặt hải bàn trong người, không để mất nó, vì nhờ nó mà tàu tôi mới tìm được hướng đến đây. Lòng thầm niệm Phật Bà Quán Thế Âm để xin Ngài cứu độ trong cơn nguy khốn.

Tôi nhớ tước khi rời giàng khoang. Tôi có hỏi thời tiết quanh vùng. Được trả lời không biết, chắc rằng họ đã biết có bão, nhưng không muốn ôm lấy "cục nợ" nên họ phó mặc cho chúng tôi ra đi.

Như cảm kích lời cầu xin đầy thống thiết của tôi. Dấu hiệu an lành đến. Gió đã chuyển hướng sau 30 phút vùi dập con tàu. Biển vẫn còn động mạnh, nhưng cơn nguy nan vì sóng gió gây ra đã giảm cường độ.

Qua hãi bàn cho thấy tàu đã chệch hướng vì bão đã xô dạt khá xa. Thật may mắn, nếu không có báu vật nầy. Chắc tàu đã trôi vào chốn vô định. Phải mất mấy tiếng đồng hồ sau tàu mới vào đúng hướng đi. Đến 6 giờ sáng, qua ống dòm tôi thấy xa xa có lấp lánh ánh đèn. Mừng thầm trong bụng, vì biết rằng tàu sắp đến một hải đảo hay vùng đất liền nào đó của Mã-Lai.

Bảy giờ sáng thì quang cảnh trong đất liền hiện rõ dần. Khi tàu còn cách bờ 100m. Tôi cho tàu giảm tốc độ rồi dừng lại. Để thăm dò bờ biển có điạ thế nào hiểm trở hay không trước khi cho tàu đâm vào. Tôi kêu gọi 4 thanh niên bơi giỏi tình nguyện bơi theo hình rẻ quạt vào bờ để tìm xem có đá ngầm không. Được đáp ứng rất dể thương cuả 4 em trai khoẻ mạnh. Sau khi bơi vào bờ rồi bơi trở ra. Họ bảo với tôi:

-Tốt quá chú ơi !bờ biển cát lài, không có đá ngầm. Yên chí. 

Tôi cho tàu tiến vào từ từ. Khi độ sâu ngang đến bụng, tôi cho lệnh tất cả đàn ông và đàn bà trên tàu đều phải rời tàu lội vào bờ (ngoại trừ những người quá yếu). Những người khỏe mạnh sẳn sàng tiếp cứu đoàn người khi lội vào bờ. Sau 4 ngày 5 đêm nằm bẹp dí trong lòng tàu, nay được hít thỡ khí trời, lại tiếp xúc với nước, cọng với tâm lý:- chính họ được đích thân "đổ bộ"vào bờ của đất nước Tự-Do hỏi sao mà không sung sướng cho được"

Khi mọi người đã vào trên bãi cát. Tàu nhẹ hẳn lên. Tôi cho liệng hết vũ khí xuống biển để tránh thảm hoạ bị kết tội" cướp biển hoặc tội xâm nhập một quốc gia có vũ khí". Và tống hết ga cho tàu đâm vào bờ. Biết chắc tàu đã mắc cạn. Tôi tháo gở hãi bàn, vật trân qúy nhất bỏ vào túi vải đeo trước ngực, đồng thời cho lệnh phá hủy tàu bằng mọi giá để tàu không còn xử dụng được nữa. Kinh nghiệm xương máu cho biết. Các nước chủ nhà sẽ bắt thuyền nhân xuống tàu của mình, nếu tàu còn dùng được kéo ra biển, chặt dây cho trôi để nhận cái chết thê thãm sau đó.

Bái tạ con tàu lần chót. Tuy là vật vô tri, nhưng nhờ nó đã chiu thương, chịu khó ôm áp, gồng mình, chống chọi với bão tố phong ba, đưa chúng tôi qua đây. Tạ ơn người! Tạ ơn người!

Trong khi mọi người nghỉ ngơi trên bãi cát. Tôi tìm đến hướng có nhà để nhờ họ thông báo cho cảnh sát biết:-có thuyền nhân đến. Tôi tiếp xúc đuợc với mấy cụ già Mã-Lai đang tập thể dục buổi sáng. Vì nơi đây là một trại dưỡng lão thuộc tiểu bang Terranggganu. -Malaysia.

Một giờ sau, cảnh sát đến. Việc đầu tiên họ hỏi:-chúng tôi từ đâu đến" Đến bằng cách nào" Có ai đưa đến không" Có bao nhiêu người cùng đi" Đến đây thì họ cho đếm số người. Nam đứng riêng, Nữ đứng riêng. Trẻ con trai gái cũng đứng riêng. Tổng cọng con số làm tôi choáng váng mặt mày:-149 người!

Thật khiếp đảm! Thảo nào tàu trưòn lướt quá chậm. Tôi lại thầm cám ơn con tàu một lần nữa. Không ngờ, chỉ vỏn vẹn 14 thước dài, máy 2, nhưng lại cưu mang trọn vẹn chúng tôi thật đầy đủ bổn phận. Không buồn phiền, không hờn giận, khi bắt no ù"ôm" chúng tôi quá tải. Ai cấm được nó "lắc mình" nhận chìm chúng tôi xuống biển làm mồi cho cá vì lòng tham của con người quá độ"

Toán cảnh sát báo cáo về đâu không biết. Nửa tiếng sau, hai chiếc xe nhà binh hùng hổ chạy tới. Khoảng 30 người mặc đồ rằn ri, nhảy xuống. Tay lên cò súng nghe răng rắc trong tư thế chiến đấu (uy hiếp tinh thần chúng tôi). Họ dàn đội hình bao vây chúng tôi vào giưã. Người chỉ huy lớn tiếng quát hỏi:

-Tài con"! Tài con" (tài công -tài công) đâu" Tôi đưa tay nói;

-Tôi đây! Tôi đây!. Người chỉ huy cũng lập lại những câu hỏi như trước. Đích thân đếm lại số người. Rồi ông ta đưa tôi xuống chổ tàu đang nằm, đo đact, tính toán sao đó. Cuối cùng ông hỏi tôi:

-Có mấy chiếc tàu qua đây"

Tôi bảo:

-Một chiếc.

-Một chiếc làm sao chở được 149 người. 

Tôi bảo:-

-Nếu ông không tin, xin cứ hỏi mọi người trên tàu (vì trước đó đã có tàu đánh cá quốc doanh Việt-Nam chở người qua đổ bên đảo rồi quay về). Họ nhìn tàu thật kỷ, chụp hình những lổ thủng mà chúng tôi đã đập phá. Rồi quay qua hỏi tôi-

-Tại sao đập phá tàu"

Tôi bảo:

-Tàu bị va chạp mạnh khi vào nên bể.

Có hai sự việc: nếu tàu còn tốt. Họ có thể bắt chúng tôi xuống và đẩy ra biển. Hoặc kéo tàu bán lại cho ngư phủ Mã-Lai lấy tiền. Nhưng trước sự việc đã rồi, họ đành quay trở lên bờ, lấy dây thừng quấn quanh các cây thông thành một vòng tròn giử chúng tôi ở giữa, chỉ chừa hai lối ra hai bên. Nam, Nữ , và bắt đầu lục soát để tìm vàng, dollars của thuyền nhân.

Từng người một, họ chải tóc, lận lưng, bẻ cong dép, há miệng, (họ đã có kinh nghiệm nầy lâu năm trong nghề). Tiền Việt-nam còn lại bỏ vào một "xô", thuốc tây một "xô" đồ ăn một "xô". Riêng dollar và vàng được cầm trong tay họ. Tôi cũng bị qua cửa ải nầy, nhưng được chiêu cố nhiều hơn, vì tôi là "tài công", họ tưởng tôi là chủ tàu có nhiều vàng. Họ tìm không chừa một chổ nào trong người: chải tóc, há miệng lật lưỡi lên xuống nhiều lần cho họ xem, nịt lưng được tháo tung làm hai mảnh. Miếng vải băng vết thương nơi tay vì bão gây nên cũng bị gở xuống. Chỉ còn một chiêu sau cùng mà công-an VN chưa dạy họ là dùng ngón tay trỏ thọc vào hậu môn ngoáy, để tìm vàng trông bỉ ổi và ghê tỡm nữa mà thôi... Thế nhưng, điều lạ lùng, khó hiểu là chiếc hải bàn trong túi vải, tôi vẫn đeo trước ngực họ không hề đụng tới.

Chiếc hãi bàn, cao 20cm. Nặng 1. 5kg. To bằng tô canh chứ đâu nhỏ nhoi gì. Vật nầy cũng trị giá bằng vàng, bằng dollar, phải lùng mua mới có chứ không dễ. Quả là có phép lạ che mắt họ vậy!

Xong phần khám xét. Có lệnh, sắp hàng hai, lần lượctlên 3 xe bus để về trại tạm trú Marrang.

Nhập gia tùy tục. Lại bị khám xét trước khi vào trại. Chiếc hải bàn vẫn không bị đụng tới, thoát nạn trong kỳ diệu khó tả!

Bốn ngày ở trại. Tôi phải theo làm thông dịch bất đắc dĩ cho 2 bệnh nhân của tàu. Một người nuốt vàng vào bụng trên đường đi cho chắc ăn. Bị bón, bụng căng cứng phải đi mổ. Theo nguyên tắc, bệnh viện lấy khâu vàng 3 chỉ để làm tang chứng. Thế là tiền mất tật mang, kêu đau không thấu trời! Ngưòi bệnh thứ hai là một cô gái sinh viên đại học Cần-Thơ, vượt biên với mẹ. Đề phòng hải tặc tấn công. Cô ta mặc một lần 3 quần "sịp"cho bảo đảm. Chẳng may ngồi gần ống "bô" dưới tàu bị phỏng nặng sau mông phải chửa trị. Xem ra cách phòng chống kiểu nầy có phần ngây ngô tội nghiệp!

Bốn ngày trôi qua. Chúmg tôi lần lượt xuống tàu sắt (tàu chuyên chở thực phẩm và nước uống) ra đảo Pulau bidong, hòn đảo quá nhỏ nằm ngoài khơi thuộc hải phận tiểu bang Terrangganu. Cách đất liền 2 giờ tàu chạy. Nơi đây biệt giử thuyền nhân Việt-Nam bỏ nước ra đi sau 1975.

Điều buồn cười là mỗi người được phát một phao cấp cứu theo luật đưòng biển. Chả bù với con tàu của tôi. Với 149 người. Nhưng chỉ có một chiếc phao ruột xe hơi để trên nóc. Ai là người sẽ được sống khi tàu gặp nạn" May thay. phao nầy đã bị bão thổi bay để mọi ngưòi cùng chết chung với nhau cho trọn tình, trọn nghiã!

Thiếp đi trong giấc ngủ, hai giờ sau tàu đến đảo Pulau Bidong. Bước chân lên cầu tàu Jetty (cửa ngỏ vào đảo) Đồng bào hay tin, tràn xuống bờ để tìm người thân, nhưng bị hàng rào an-ninh ngăn chận tiếp xúc. Chúng tôi được đưa lên đồn cảnh sát của đảo để tái diển màn lục soát. Toàn thân đều được tìm kiếm cẩn thận. Chiếc hãi bàn tôi vẫn đeo cố hửu trước ngực. Thế nhưng, một lần nữa nó vẫn không hề bị đụng đến. Tổng cộng sau 3 lần khám xét, ba loại cảnh sát khác nhau, ba nơi khám khác nhau không nương tay. Nhưng nó vẩn theo bám sát lấy tôi cho đến giờ chót vào trại an toàn. Tôi tự hỏi có phải tự thân chiếc hải bàn đã có điều huyền diệu lạ lùng nào đó tõa ra che mắt người lục soát hay không. "

Khi ổn định chổ ở tại longhouse xong. Tôi tìm hốc đá gần nhà chôn dấu hải bàn cho an toàn, dấu trong nhà dể bị tịch thu khi bị xét. Hơn một năm sau, có cha Hank người Mỹ ra vào đảo thường xuyên để làm công tác xã-hội. Lúc đó tôi làm trưởng trại. Một dịp tôi đề cập đến chuyện hải bàn của tôi. Cha Hank bảo tôi đưa cha đem về Mỹ giử hộ, nếu sau nầy được định cư ở Mỹ cha sẽ trao lại. Một cơ hội bằng vàng cho hải bàn thoát nạn tìm đường "định cư"trước. Tôi thầm hẹn với nó sẽ gặp lại sau. Nhưng ưóc hẹn nầy có vẻ mong manh!

Cha Hank về nghỉ phép ở Washington DC, mang theo hãi bàn từ năm 1991. Tôi vẫn còn kẹt lại , vì tình hình ở đảo lúc nầy quá ư phức tạp. . . Một cơn bão thanh lọc còn khốc liệt hơn là những cơn bão biển ngoài đại dương, tôi lao vào các cuộc tranh đấu để đòi quyền được tỵ nạn cho đồng bào.

Một biến cố xãy ra, như giọt nước tràn ly. Ngày 25/11/1990. Thuyền nhân Lâm văn Hoàng MC 381 lao mình xuống biển chết vì lời bội ước của Cao-ủy. Trước đó, gia đình cuả Hoàng bị cướp biển tấn công, tàu bể nát. Mọi người rơi xuống biển chết hết. Lâm văn Hoàng may mắn vớ được tấm ván ôm trôi dạt mấy ngày đêm. Được tàu dầu vớt đưa vào đảo. Cao-ủy hứa sẽ cho định cư miển thanh lọc. Thế nhưng sau đó Lâm văn Hoàng vẩn bị thanh lọc, và tệ hại hơn nữa còn bị đánh rớt! Quẩn bách trong đường cùng. Lâm văn Hoàng đành trầm mình xuống biển tìm cái chết cho trọn vẹn với gia đình.

Lấy cớ nầy. Tôi cầm đầu cuộc tranh đấu sống còn với cao-ủy và Mã-Lai. Hơn 17,000 người sôi sục hưỏng ứng xuống đường biểu tình, tõ bày thái độ phản kháng sự bất công của Cao-ủy và Mã-Lai.

Sau ba ngày làm chủ tình hình trên đảo. Cao-ủy và cảnh sát sợ bị bắt làm con tin đã xuống tàu vào đất liền. Xác của Lâm văn Hoàng vẫn còn quàng trước bệnh xá (sick bay) chờ đợi. . . Sau đó Cao-ủy cử đại diện ra điều đình. Họ cho biết: Bên tranh đấu cần gì" Chúng tôi đưa ra ba thỉnh nguyện:

1-Xin thanh lọc công bằng.

2-Xin cho nạn nhân bị hải tặc hãm hiếp được đương nhiên định cư khỏi thanh lọc. (có 12 nạn nhân).

3-Không cưởng bách hồi hương, chỉ hồi hương tự nguyện.

Vị đại diện hứa sẽ cứu xét giải quyết , và yêu cầu bên tranh đấu làm lể an táng Lâm văn Hoàng vì lý do vệ sinh của đảo.

Một buổi lễ tiển linh thật trọng thể, có sự hiện diện đầy dủ của các tôn giáo, các đoàn thể, kèm theo hàng chục tràng hoa rừng kết lại thật đẹp mắt. Cùng đưa tiển có Cao-ủy, có cảnh sát (họ đã trở lại sau khi đã nhận thỉnh nguyện thư) và hàng ngàn đồng bào theo sau sụt sụi thương cảm cho người xấu số thật cảm động!

Một tháng sau khi chôn cất Lâm văn Hoàng xong. Năm giờ chiều. Tôi có lệnh trình diện đồn cảnh sát và được thông báo: -Năm giờ sáng hôm sau phải có mặt tại câù tàu Jetty để qua đất liền thăm thân nhân.Tôi bảo. :

-Tôi không có ai ở nước ngoài, làm sao có người đến thăm" Vị chỉ huy cảnh sát (phe tỵ nạn thường gọi là Đại-tá) tiếp:

-Không có thì qua chơi!!"-Tôi bảo:

-Tại sao tôi được ưu tiên này"

-Thì cứ đi rồi sẽ biết!

Hoá ra tôi bị bắt, bị cô lập vì tội cầm đầu cuộc tranh đấu vừa qua.

Chuyện còn dài, bài khác tôi sẽ có dịp đề cập. Một chuổi ngày đen tối diển ra sau nầy. Mổ bụng, tự thiêu, đánh đập, vùi dập, không nương tay trước sự ngó lơ gần như đồng thuận của Cao-ủy LHQ. Thật tội tình cho kiếp đời tỵ-nạn tha phương rong rủoi trên xứ người!!

Trở lại với chiếc hải bàn đã theo Cha Hank về Mỹ từ năm 1991. Tôi mất liên lạc từ đó. Mải đến tháng 3 năm 1993 tôi mới đến Mỹ. Như có điềm lành báo trước. Nếu chiếc hãi bàn tôi không gởi theo cha Hank đi sớm thì qua biến cố tranh đấu. Tôi bị bắt rời đão đột ngột chiếc hãi bàn sẽ bị mất, vì luật ở đảo: -vào xét, ra xét, có ai muốn mang lụy vào thân để giúp tôi mang đi sau nầy"!

Vài năm sau khi cuộc sống có phần ổn định. Tôi mới dò tìm tin tức cha Hank. Ngưới thì bảo cha Hank đã nghỉ hưu. người thì quả quyết bảo cha Hank đang làm công tác xã-hội ở Việt-Nam. Nếu cha ở Việt-Nam thì hy vọng tìm được cha khá cao. Vì qua những thuyền nhân bị cưởng bức trở về sau nầy có người đã quen thân với cha, nhờ họ có thể tìm được.

Song , chuyện đời có lắm bất ngờ lý thú! Năm 2007. Người cho tôi tin tức về cha Hank là anh Lâm Vi Bắc ở California (Mỹ). Cha Hank mỗi lần từ Việt-Nam về Mỹ đều có ghé lại thăm nhà anh, vì anh là cựu nhân viên xã-hội của cha Hank khi còn ở Pulau bidong Mã-Lai, tình thân thiết giửa cha và anh rất gắn bó. Tôi nhờ anh làm trung gian chuyển lời thỉnh cầu của tôi muốn nhận lại chiếc hãi bàn mà tôi đã nhờ cha cất giử hộ từ năm 1991. Đây chỉ là chuyện mơ ước vô vọng, vì đã trải qua 19 năm trời. Một thời gian khá dài với bao vật đổi sao dời, chuyện cỏn con nầy mấy ai còn tha thiết nghĩ đến.

Thế nhưng. Lại một bất ngờ kỳ thú khác xãy ra. Ngày 12/03/2010. Tôi nhận được một gói hàng UPS, có dấu bưu-điện gởi từ Washington DC xuống, có địa chỉ, với nét bút quen thuộc của cha Hank viết ngoài thùng hàng. Mở quà ra! Nâng chiếc hãi bàn lên khỏi hộp! Tôi lặng người vì bồi hồi xúc động! Đúng là vật kỷ niệm mà tôi hằng mong đợi, đã rong chơi suốt 19 năm nay mới chịu quay về với cố chủ! Hình hài và "nhan sắc"của hải bàn vẫn không thay đổi. Vẫn màu Olive tươi mát cố hửu trên mặt, vẫn thân hình tròn trịa như xưa, dù đã 19 năm trôi qua, nhưng "Em" không hề ốm-o gầy mòn chút nào. "Em quả là gái trời cho đẹp"!

Thoáng ch

Ý kiến bạn đọc
25/01/201613:57:17
Khách
Doc bai viet nay cho toi co mot cam giac that la boi hoi , xuc dong. Ky uc ve nhung ngay thang song o trai ti nan khong bao gio phai nhat .Cam on Chu Thu da viet qua hay. Chu oi! Chu con viet bai nao nua khong Chu!
16/04/201111:47:08
Khách
Xin hỏi thăm về ông Ngô văn Thu. Tôi cũng ở trại tỵ nạn Pulau Bidong rồi chuyển qua Sungai Besi, tại đây tôi làm việc cho Ban Y Tế trong số nhân viên ban y tế có ông Ngô Văn Thu, không biết có phải là ông Thu viết bài này không,nếu phải thì xin ông Minh Hải Cổ Cò cho tôi liên lạc với ông Thu được không? xin liên lạc qua Email của tôi. Thành thật cám ơn
14/04/201101:28:18
Khách
Chuyen vuot bien cua chu li ky` va hay qua. Chau cung di vuot bien, nhung that cam phuc lo`ng qua ca?m cua chu'. Chuc chu manh khoe tren dat My~
12/06/201117:20:56
Khách
Xin các bạn Hoàng nam Cường,04.12/2011,ban Thong04.13/2011,ban Thanh 04/12/2011,ban nguyễn thi Hạnh 04/12/2011,đã đọc bài:Chiếc hãi bàn kỳ diệu cua tôi hãy thư về d/c [email protected] để trao đổi tâm tình người tỵ nạn.Rất mong nhận được thư của các bạn.thân!
13/04/201103:36:02
Khách
Thật hay và hồ hộp, tôi có người ngưởi lúc đó em tôi còn nhỏ tuỗi bán Hải Bàn của lính sỉ quan hải quân VNCH làm cho ngưởi vượt biên hải bàn lúc đó hết rổi còn thỉ hư không dùng được, Hải Bàn có sai lệch vài độ, và em tôi có học cách sử dụng trừ hao và thuộc mùa, ngày tháng, toạ độ hướng đi và vô tình em tôi lúc ấy mới 15 -16 tuổi bất đất vĩ phải diều khiển một con tàu vượt biên sang Mả Lai, nó thuộc bài mằng lòng do các sỉ quan hải quân dạy nó để bán Hải Bàn kiếm sống.
12/04/201113:21:33
Khách
Sao tự nhiên lại hết ngang vậy. Tiếc quá. Phải viết tiếp cho mọi người cùng đọc chứ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến