Hôm nay,  

Bài Nói Chuyện Của Một H.O.

10/04/201100:00:00(Xem: 124348)

Bài Nói Chuyện Của Một H.O.

Tác giả: Lê Hoàng Ân
Bài số 3162-28462 vb8041011

Ngày 30 Tháng Tư 1975, tác giả là người đã “nhìn từ phía trong” khi xe tăng cộng sản tông xập cổng Dinh Độc Lập.
Lê Hoàng Ân, cựu Đại Uý QLVNCH, khoá 25 SVSQ Thủ Đức, từ 1968, là giảng viên Anh Văn Trường Sinh Ngữ Quân Đội.; Từ 1971 tới 75, là Sĩ Quan Liên Lạc Văn Phòng Phủ Tổng Thống. Đi tù VC gần 6 năm rưỡi (2296 ngày). Qua Mỹ theo chương trinh HO 12 ngày 06 tháng 07 năm 1992, hiện là cư dân Austin, TX và làm việc cho Motorola. 
Ngày 28 tháng Năm , 2008 tác giả có dịp nói chuyện bằng tiếng Anh tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp khai mạc cuộc triển lãm và lưu trữ hồ sơ của Hội Gia Đình những cựu Tù Nhân Chính Trị do bà Khúc Minh Thơ làm Chủ Tịchø. Bài viết sau đây là bản dịch từ nguyên bản Anh ngữ do tác giả thực hiện.

*

Ngay từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã luôn luôn dạy cho tôi ý nghĩa của hai chữ “Tự Do”. Năm 1954, khi tôi được 12 tuổi rưỡi, gia đình tôi rời Hà Nội thuộc miền Bắc Việt Nam để di cư vào Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” đó. Thêm một lần nữa, vào tháng Bảy năm 1992, gia đình tôi và tôi lại rời bỏ Sài Gòn để đến định cư tại Austin, thuộc tiểu bang Texas cũng trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” này. Chúng tôi đang sống và thụ hưởng cái khái niệm của hai chữ “Tự Do” ở đây, ngay tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Tôi cầu mong gia đình tôi không bao giờ phải tái định cư thêm một lần nữa để mong được thụ hưởng hai chữ “Tự Do” ấy.
Tôi đã và vẫn là con trai duy nhất của cha mẹ tôi. Điều này làm cho tôi đương nhiên được hưởng quy chế miễn dịch, nhưng tôi không thể nào ngồi im nhìn đất nước tôi bị các lực lượng Cộng Sản xâm chiếm. Tôi quyết định gia nhập hàng ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ Tổ Quốc của tôi và gia đình tôi chống lại sự thống trị của quân cộng sản. Sau hơn 9 năm phục vụ, tôi đã mang cấp bậc Đại Uý. Khi mãn khóa lớp đào tạo sĩ quan Thủ Đức, tôi phục vụ Quân Đội với tư cách Giảng Viên Anh Ngữ tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội, và từ 1971 đến 1975, tôi phục vụ Tổ Quốc với tư cách là Sĩ Quan Liên Lạc cho văn phòng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi đang làm việc trong văn phòng của tôi tại Phủ Tổng Thống thì Sài Gòn thất thủ. Quý vị có thể đã được coi những đoạn phim thời sự chiếu cảnh những chiếc xe thiết giáp cộng sản vượt qua những cánh cổng của dinh. Tôi nhìn từ phía bên trong thấy những chiếc xe đó đến gần của dinh.
Tôi rời bỏ dinh vào lúc đó bằng cách nhẩy qua bức tường phía sau dinh. Tôi trở về nhà và gặp hai người anh vợ của tôi. Chúng tôi bàn tính, với tư cách là quân nhân, là làm thế nào để vào bưng và tiếp tục chiến đấu chống cộng sản cùng với các anh em đồng đội khác. Ba anh em chúng tôi còn đầy đủ vũ khí và đạn dược.
Qua nhiều ngày tìm tòi, chúng tôi không gặp bất kỳ một ai cả, chúng tôi ra cả ngoài biển để tìm cách ra đi, nhưng cũng không xong, do đó chúng tôi tìm cách lẩn về nhà. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm không đúng chỗ, không đúng lúc, do đó đã không gặp được các đồng đội khác.
Sau khi chúng tôi về nhà được vài tuần lễ, công an cộng sản đến tận nhà, bắt chúng tôi đi. Chúng tôi đã không đầu hàng và cũng không “tự nguyện đi trình diện học tập”. Chúng nhốt tôi qua 7 trại lao động khổ sai khác nhau. Tôi đã trải qua trên 6 năm (chính xác là 2296 ngày và 12 tiếng đồng hồ) trong những trại khủng khiếp đó, nơi mà chúng muốn tẩy não chúng tôi. Tôi chưa hề đầu hàng.
Tôi bị chúng biệt giam một năm trời vì bằng lời nói tôi đã chống đối những chủ thuyết của chúng, và tôi cũng đã cùng một số anh em chống đối chúng trong đêm Giáng Sinh 1978 tại trại tù Suối Máu. Những tên cai tù nói là tôi sẽ được tha nếu tôi chấp nhận chế độ cộng sản để trở thành một công dân tốt thuộc chế độ này. Tôi từ chối, do đó, ngoài một năm biệt giam tại nhà tù Chí Hoà, tôi còn bị chúng đưa ra một trại trừng giới tại miền Trung Phần Việt Nam trong gần 3 năm. Trại đó mang tên là Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước, mang một biệt danh khiếp đảm là Thung Lũng Tử Thần A.20. Trại này thật khủng khiếp và tôi đã mất 7 người anh em khi họ trốn trại và bị phát hiện và 6 bạn bị bắn chết, còn lại 1 anh thì vì bị đau cuối cùng không đi nhưng cũng có tên nên chúng kêt án tù chung thân. Hiện nay anh ta đang ở Hoa Kỳ nhưng bị bệnh hoạn là hậu quả của nhiều năm tù đầy của nguỵ quyền cộng sản.


Một trong hai người anh vợ tôi (Đại Uý Đỗ Văn Ưng, Trưởng Khối Tù Binh Phiến Cộng – Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh) đã bỏ mạng trong một trại tù giống như những trại đã nhốt tôi. Người anh kia (Trung Tá Phạm Đăng Long, Trưởng Khối Chiến tranh Chính Trị Sư Đoàn 7 BB) đã sống sót sau trên 13 năm trải qua những “trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị di chuyển trại hằng mỗi 6 tháng cho đến 1 năm, ngoại trừ trại trừng giới A.20 Xuân Phước, bởi vì chúng sợ là nếu nhốt lâu tại một chỗ chúng tôi có thể trở thành bạn thân với nhau và sẽ cùng nhau cố nổi loạn chống chúng hoặc trốn trại để đánh lại chúng. Còn A.20 Xuân Phước thì là một lòng chảo, chỉ có một đường ra vào mà chúng nó chiếm đóng nên không có cách nào trốn trại được.
Tôi được thả từ một trong những “trại cải tạo” đó là trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước vào tháng 11 năm 1981. Sau nhiều năm chờ đợi, vào năm 1984 tôi đã nộp tất cả những giấy tờ cần thiết để xin sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với tư cách là một tù nhân chính trị. Thủ tục rườm rà và kéo dài đã giữ tôi tại Việt Nam cho đến tháng 7 năm 1992. Nhờ những sự vận động tích cực của những nhà đấu tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ như Bà Khúc Minh Thơ, hôm nay cũng có mặt tại đây, những năm bị cầm tù đã cho phép gia đình tôi và tôi nhập cư vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Nhà tôi và cậu con trai thứ của tôi cùng tôi đến Austin, TX vào tháng Bẩy năm 1992. Tại cuộc họp mặt những cựu quân nhân thuộc Hội Cựu Chiến Sĩ tại Austin, tôi lại được nhìn thấy lá Cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên sau hơn 17 năm. Tôi không cầm được nước mắt vui mừng, khi nhìn thấy lá Cờ thân thương nền vàng với ba sọc đỏ tượng trưng cho sự can đảm, sự trung thành và sức mạnh của những người nam cũng như nữ của Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với dân chúng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã chấp nhận đón tôi và gia đình tôi, cũng như hàng triệu những đồng bào, nam cũng như nữ, của tôi. Đất nước đẹp đẽ và vĩ đại này đã cho chúng tôi một cơ hội thứ hai để sống trong Tự Do và Dân Chủ.
Ngày hôm nay, đứa cháu nội đích tôn của tôi đã tròn tám tháng tuổi. Nó là một công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Tôi muốn dậy cho các con và các cháu của tôi hiểu rõ những giá trị của cuộc sống. Tôi muốn chúng biết đương đầu với những khó khăn, có được một nền giáo dục tốt, và trên hết, biết sống với các giá trị đạo đức. Tôi tin tưởng vào tương lai của cháu nội tôi, cũng giống như tương lai của hàng triệu những trẻ em Hoa Kỳ gốc Việt. Tương lai của chúng tràn trề cơ hội và hy vọng. Tôi nhìn đứa cháu nội của tôi và tôi nhận thức được lý do tại sao tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng của tôi để tranh đấu cho sự tự do của cháu.
Các bạn của tôi và chính tôi thuộc hội “Bảo tồn văn hoá người Mỹ gốc Việt (the Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF)” cùng chia sẻ trách nhiệm này. Tôi là giám đốc chương trình S.H.A.R.E., một chương trình hướng dẫn các sinh viên Hoa Kỳ về lịch sử thực sự và rõ ràng của Việt Nam, chứ không phải cái thứ lịch sử quái thai mà bọn cộng sản Việt Nam đẻ ra.
Mỗi ngày 30 tháng Tư, tôi cảm thấy có một sự buồn bã nào đó. Ngày đó tôi đã mất đất nước của tôi. Tôi đã mất người anh vợ của tôi và bao nhiêu thân nhân và bạn bè vào ngày đó và những ngày kế tiếp. Tôi không thể quên được ngày 30 tháng Tư. Tôi không thể quên được sự hy sinh mạng sống thật cao cả và vô bờ bến của 58,195 quân nhân Hoa Kỳ và trên 270,000 quân nhân Việt Nam, cộng thêm trên 600,000 thương phế binh. Họ đã chết hoặc họ đã hy sinh một phần thân thể của họ để cho chúng ta được sống còn trong chế độ tự do.
Gia đình tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1998, và chúng tôi hãnh diện là người Hoa Kỳ. 
Với những người Hoa Kỳ gốc Việt hoâc vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam đã tới đất nước này từ năm 1975, tôi xin cám ơn quý vị đã lót đường cho chúng tôi đi tìm Tự Do và Dân Chủ, cũng như quý vị vẫn không quên những người như chúng tôi đã từng bị bỏ rơi tại quê nhà.
Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã liều mình để vượt biên, vượt biển, từ năm 1976 đến năm 1990, để đi tìm Tự Do, quý vị là nhóm người đông đảo nhất, thành công nhất và được ngưỡng mộ nhiều nhất.
Với những người bạn của tôi, sang được đây qua chương trình “Chiến Dịch Nhân Đạo”, những năm tháng chúng ta phục vụ Tổ Quốc và những năm tháng dài tù đầy trong những trại giam cộng sản là cái giá chúng ta phải trả để đem lại Tự Do cho gia đình chúng ta. Tôi không hối hận đã đánh mất những năm tháng đó, bởi vì tôi là nhân chứng sống để nói lên cộng sản thực sự là gì.
Với những người bạn Hoa Kỳ đã tiếp đón chúng tôi trong đất nước này suốt 33 năm qua, xin chân thành cám ơn.
Với tất cả 58,195 quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận tại Việt Nam, và với trên 270,000 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia, tôi xin dâng lời cầu nguyện của tôi đến quý vị.
Với những cựu quân nhân Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, xin cám ơn quý vị đã cùng tôi tranh đấu trong công cuộc bảo vệ Tự Do.
Và với các bạn người Texas, tôi không được vinh dự sinh ra tại Texas, nhưng tôi đã chạy như bay đến đây.
Lê Hoàng Ân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018. Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2008.
Ông Hai nhâm nhi ly trà sâm Đại Hàn, mùi sâm thơm thơm, vị đăng đắng, hơi ngòn ngọt, màu nâu cánh dán.
Chó là một động vật rất gần gũi với con người và có ích trong nhiều lãnh vực như trông và giữ nhà, dẫn đường cho người tàn tật hay khiếm thị
Không biết từ ngữ “Ăn Tết” có từ lúc nào. Nhưng khi nói về tết với đầy đủ ý nghĩa của nó người ta dùng từ Ăn Tết.
Không biết từ khi nào tôi bận tâm về cái việc xuất hành đầu năm! Hồi còn ở quê nhà thì khỏi nói, chuyện xuất hành, hái lộc đâu phải là phần vụ của lũ con nít chúng tôi.
Tết sắp tới rồi! Một câu nói thật ngắn gọn, thật đơn giản, vậy mà sao tôi cứ nghe nao nao, cho dù tuổi đời đã gần đến cái gọi là cổ lại hy!
Vặn tay cầm, thấy không khóa, thím Sáu bèn đẩy cửa bước vô. Đèn đuốc trong nhà sáng rực, nhưng không thấy có người. Nghe tiếng động trong phòng tắm
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Bài mới của cô là chuyện vui gia đình và bạn đọc Viết Về Nước Mỹ cuối năm.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018, hiện đang phát hành khắp nơi. Đây là tự sự của một tôn nữ thời đổi đời: Làm tài xế Taxi tại Huế. Định cư, kết hôn với người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến