Hôm nay,  

Trở Về Từ Cõi Chết

27/02/201100:00:00(Xem: 162966)
Trở Về Từ Cõi Chết

Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
Bài số 3132-28432 vb8022711

Tác giả đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bút hiệu trên gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945. Hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Trước 1975 phục vụ trong quân đội, ngành Pháo Binh. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Hùng vừa nhận được thư của Bích-Đào từ VN gửi qua Mỹ. Lá thư mang lại cho chàng tin mừng không thể tưởng tượng nổi. Chuyện năm đó vẫn còn sống rõ ràng trong trí óc chàng. 

Giải tỏa Quảng Trị
Buổi tối hôm đó, cách nay đã lâu lắm rồi, Chàng và Hải đang dự sinh nhật Bích-Đào, người yêu của Hải, một nữ tiếp-viên hàng-không duyên dáng của đường bay Saigon - Đà-Nẵng. Đang dở dang buổi tiệc, thì được tin Bắc-quân tràn qua sông Thạch-Hãn và uy hiếp tỉnh địa đầu Quảng-Trị. Lệnh giới nghiêm cấm trại 100% vừa được ban hành. Hùng vội vã đưa Hải vào phi-trường còn chàng và Huy trở về căn cứ ở ngoại ô thành phố Đà-Nẵng để nhận lệnh hành quân khẩn cấp. 
Hai pháo-đội đại-bác 175 li được di-chuyển bằng tàu Hải-Quân ra cửa bể Thuận-An ngoài Huế, còn Hùng dẫn một đoàn xe tiếp tế đạn dược bằng đường bộ.
Dân Huế, đã một lần kinh nghiệm vào dịp tết Mậu-Thân, nên ùn ùn bỏ Huế vượt đèo Hải-Vân vào Đà-Nẵng tạm trú. Hai dòng xe cộ gặp nhau trên đèo; Quân-đội hướng về phiá Bắc và dân chúng hướng về phía Nam. Tuy nhiên nhờ sự khéo léo nhường nhịn lẫn nhau nên không đến nỗi sẩy ra hỗn độn. Người dân chạy loạn tuy vất vả nhưng rất thương các anh lính chiến, Hùng đã cảm động chẩy nước mắt khi nghe lời chúc tụng từ miệng các bà mẹ Trị Thiên hay nhận lãnh bánh trái từ các em gái hậu phương mang tặng. Tình quân dân thắm thiết. Dân Trị Thiên đã nhận rõ những hậu quả của tết Mậu Thân !!! 
Các căn cứ quân-sự tai Đà-Nẵng bắt buộc phải mở cửa để đón tiếp dân chúng hai tỉnh Quảng-Tri và Thừa-Thiên vào lánh nạn. Thành phố Huế im lặng và vắng vẻ như vừa trải qua một cơn dịch hạch, sự im lặng đến rợn người. Vài nhóm Thuỷ Quân Lục Chiến đứng canh gác một cách nghiêm chỉnh tại các ngả đường. Hùng đón đoàn cơ giới từ cửa Thuận-An và sắp xếp thành một hàng dài trên quốc-lộ 1 ,ngoại ô thành phố, để hướng về căn cứ “Cây số 17”, nơi đặt bộ chỉ huy tiền phương của Sư-Đoàn Dù. 
Hùng được biệt phái làm trong “Trung-tâm phối-hợp Hỏa-lực” của Sư-đoàn Dù. Nhiệm vụ của chàng là theo dõi chiến trường và phối hợp tác-xạ giữa pháo binh và không quân trên mục tiêu. 
Buổi sáng, trung tâm hành quân, báo thời tiết tốt, bầu trời trong vắt không một đám mây. Bộ Tư-Lệnh xin 2 phi-vụ đánh những mục tiêu bên kia bờ sông Thạch-Hãn.
Hùng lắng nghe trên hệ thống chỉ-huy có tiếng gọi của phi tuần A37:
-Hoàng-Đế, Hoàng-Đế, đây Thần-Phong, nghe rõ trả lời.
-Thần-Phong, đây Hoàng-Đế, tôi nghe bạn 5/5.
Hùng nghe giọng nói của Hải trên máy vô-tuyến nên rất mừng rỡ, lòng nhủ thầm : “Có hắn, thế nào Bắc-Quân cũng được nếm mùi đau khổ. Mục tiêu sẽ được thanh toán kỹ càng”. Hải là phi công có biệt danh là Hải-Lì, vì hắn rất lì lợm, bao giờ nhìn thấy rõ mục tiêu mới đánh chứ không ẩn núp trên tận mây xanh rồi đánh bừa cho xong chuyện. Hải tiếp tục:
-Tôi sắp sửa vào vùng làm ăn, yêu cầu bạn “Clear” với mấy đứa con của bạn.
Hùng trả lời:
-Tôi nhận bạn 5/5. 
Hùng vội thông báo với tất cả các toán gà-cồ, tên biệt danh của Pháo Binh, ngừng tác xạ để phi cơ vào vùng mục tiêu cho đến khi có lệnh mới. 
Hải báo cho từng mục tiêu đã đánh xong, những ngọn khói cao ngút trời chứng tỏ không ảnh và tài ném bom của không quân rất chính xác. Những tên lửa phòng không từ dưới đất bắn lên như pháo bông. Hải vẫn say sưa dội những cú sấm sét trên đầu địch. Tiếng Hải lại vang lên trong hệ thống vô-tuyến:
-Hoàng-đế, Hoàng-Đế, đây Thần-Phong.
-Thần-phong, đây Hoàng-Đế.
-Tôi kiểm soát các mục tiêu lần chót trước khi rời vùng.
-Bạn hãy cẩn thận, hôm nào gặp lại tôi sẽ thưởng bạn hai “con tàu biển” ở Đường-Sơn-Quán.
-Cám ơn bạn trước, tôi chờ ngày đó. 
“Hai con tàu biển” đó là tiếng lóng của đám bợm nhậu đồ biển ở chiếc quán cóc không tên bên đường QL1 ngoài thị-xã Đà-Nẵng. Đám bợm nhậu đặt tên cho quán đó là Đường-Sơn-Quán và con tàu là chai rượu Whisky ông già chống gậy uống vô 1 chai là “lắc lư con tàu đi”.
Ngày đó đã chẳng bao giớ tới, lời hứa với Hải, Hùng chẳng bao giờ có dịp thực hiện bởi vì đó là chuyến bay cuối cùng của Hải. Chàng đã bị bắn rơi trên không phận Quảng-Trị hôm đó, lúc vòng lại quan sát mục tiêu lần cuối cùng. 
Bắc quân tràn ngập thị-trấn Quảng-Trị và cố thủ trong “Cổ Thành” một thời gian dài. Hằng đêm, khoảng 3 giờ sáng, 8 khẩu đại-pháo 175 li được di chuyển trên quốc-lộ 1, về phía Quảng-Trị để bắn vào Cổ Thành đến trưa lại rút về. Những cuộc di chuyển trong đêm tối, không đèn đuốc và phải giữ yên lặng tối đa, thật là vất vả, nhất là những đêm trời mưa rả rích. Hai bên Quốc-lộ vẫn còn xông lên mùi hôi thối của những xác chết chưa dọn hết, đa số nạn nhân là đám dân chạy loạn trong ngày đầu tiên mất Quảng-Trị. Bắc quân đã không nương tay, bắn bừa bãi vào đám dân hốt hoảng đó. Đoạn đường ngắn ngủi này được báo chí mệnh danh là “Đại-Lộ Kinh-Hoàng”
Những trưa hè nắng cháy da, đóng quân trên bãi cát hực lửa. Thỉnh thoảng 1 cơn gío hắt vào mặt một nắm cát nóng bỏng. Người lính pháo thủ với áo giáp, nón sắt luôn luôn bận rộn với những trái đạn nặng nề và những tiếng nổ ầm ỹ của cả mình lẫn địch quân, lại còn lo cho cái bao-tử lép kẹp nữa. Sự sống chết chỉ cách nhau trong gang tấc. bận rộn và nhọc nhằn làm họ tạm quên cái chết cứ luôn luôn đeo đuổi bên mình. Khuân vác, ăn uống, đào hầm hố, tác xạ, nắng khô cổ, còn 2 lỗ tai phải chừa để nghe tiếng đạn pháo kích của Bắc-quân. 

-Pháo kích! Pháo kích!
Những tiếng nổ long trời của hoả-tiễn 122 li hay đại bác 130 li mà Bắc-quân đã bắn tới từ bên kia sườn núi. Pháo đội pháo-binh-dù liền trả đũa khiến Bắc-quân phải câm họng.
Cho mãi đến khi tái chiếm cổ thành xong, mẹ Hải mới nhận được chiếc quan tài đựng những gì còn lại của đứa con đầu lòng thân yêu. Hùng xin phép đơn-vị đưa xác Hải về Saigon. Bich-Đào nhận được tin như sét đánh ngang tai, nàng buồn bã khóc lóc và xin được đi theo quan tài về Saigon đưa đám. Hùng còn nhớ rõ ngày bi thảm đó, chàng dìu Bich-Đào đi theo quan tài như một cái xác không hồn và nghe nàng kể lể:
-Hải! sao anh bỏ em đi một mình, hãy chờ em . . ., em sẽ đến với anh để an ủi anh, cho anh khỏi cô-đơn lạnh lẽo. 
Sau khi tình hình tương đối lắng dịu. Hùng được cử đi tu nghiệp bên Mỹ. Nhân dịp về Saigon, chàng ghé thăm gia-đình Hải vào sau dịp tết Nguyên-đán. Bà cụ nhìn thấy chàng chợt nhớ tới đứa con yêu dấu thì không cầm được nước mắt. Hùng cũng không quên ghé thăm mộ, thắp một nén nhang cho ngưới bạn thân.

Sau khi cúng vái trước mộ, chàng bỗng thấy một phong thư đè dưới bình nhang. Tò mò Hùng mở ra coi: đó là bức thư của bà cụ thân sinh ra Hải viết cho đứa con đã qua đời.

Saigon ngày. . . 

Hải yêu dấu của Mẹ!
Lại một mùa xuân nữa sắp đến, Mẹ không thể nào bỏ được thói quen viết thư hỏi thăm nhau giữa hai mẹ con mình mỗi lần năm hết tết đến. Mặc dù xuân này Mẹ không còn hy-vọng Con trở về như những mùa xuân xa xưa, nhưng Mẹ vẫn thương nhớ Con vô chừng, bởi vì Con là một phần máu mủ của Mẹ.

Từ ngày Bố con đền nợ nước, các con là niềm hy-vọng, là lẽ sống và là cái phao để mẹ bám víu và nương tựa. Con đã làm cho mẹ hãnh diện và nhìn thẳng vào mắt mọi người như ngày xưa lúc còn bố con.
Mẹ rất háo-hức mỗi khi tết đến, nhưng cũng là lúc Mẹ nhớ Con nhiều nhất và sụt sùi nhiều nhất. Mẹ đã lang thang cả ngày ngoài chợ để cố quên đi những hình ảnh của Con. Con còn quá sống động trong lòng Mẹ. Những hình ảnh đó chất chứa trong tiềm-thức của Mẹ và luôn đánh thức tâm tư Mẹ mỗi khi nhớ đến Con. 

Tết là những ngày thiêng liêng với đầy cảm xúc, vui mừng, hân hoan của mọi người chung quanh. Còn riêng Mẹ, ngày Tết chính là ngày làm Mẹ rơi nhiều nước mắt nhất, làm trái tim mẹ tan nát nhất. Mẹ đang nghe những tiếng cười vui của trẻ thơ, những bài ca hát chào đón Chúa Xuân trở về trên vạn vật, những tiếng pháo vỡ tim mừng xuân mới, và hình ảnh của một cậu bé với đôi mắt mở to đen láy, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú mang hình ảnh của Mẹ và Bố Con; cậu bé nũng nịu chạy xà vào lòng Mẹ, rúc vào ngực Mẹ để tìm sự che chở. Cánh tay Mẹ đã không còn bồng bế được Cậu như ngày xưa. Mẹ không còn chỗ nào để trốn chạy những kỷ niệm đó. Con ơi! Bởi vì những kỷ niệm đó ở ngay trong tim Mẹ. 
Mẹ còn nhớ, lần đầu tiên Con xa mẹ, đó là ngày con mới cắp sách đi học.. Con xúng xính trong bộ quần áo mới, hãnh diện với chiếc cặp da mới trên vai, khép nép bên tà áo của Mẹ. Nhìn nét mặt đăm chiêu. Mẹ cũng biết lòng Con vừa háo hức vừa bồn chồn. Mẹ thấy thương con vô cùng, Mẹ không nỡ rời Con, cái ngày đầu tiên ấy, thế là hai mẹ con mình cùng ngồi trong lớp học. Hôm sau, con đã ôm lấy Mẹ, hôn từ giã và tung tăng đi đến trường.
Con còn nhớ không, lúc 9 tuổi Con đã làm cho mẹ tưởng rằng Con vẫn còn tin : “nếu Con ngoan ngoãn, Tết đến Bà Tiên sẽ ban cho Con nhiều quà bánh” (Sau này, lớn lên Con mới nói là Con biết chẳng Bà Tiên nào cho Con quà cả nhưng Con muốn được Mẹ vui trong ngày Tết, Con muốn được nhìn thấy nét mặt Mẹ hân-hoan trìu mến mỗi lần mua sắm quần áo mới cho Con, nên Con vẫn giả bộ tin như vậy). Đúng vậy, Con ơi! đó là món quà đặc biệt nhất, Mẹ thích nhất mà Con đã tặng cho Mẹ, bởi vì nhìn nét mặt ngây thơ tin tưởng Trời Phật của Con, làm Mẹ sung sướng đổ lệ. 

Một trong những hình ảnh Mẹ nhớ nhiều nhất là Con rất thích ăn bánh bông lan có kem vanille, Một buổi tối trước khi đi ngủ, Mẹ làm đĩa bánh bông lan để trong tủ bếp. Sáng thức dậy, Mẹ thấy lớp kem trên mặt đã bị hớt sạch. Mẹ biết ngay Hải là thủ-phạm, nhưng Mẹ gỉa bộ nói với Con, là chú bé ty-hon (trong chuyện cổ-tich Mẹ đọc cho Con nghe hôm trước) đã chui vào nhà mình trong lúc đói bụng đã ăn hết lớp kem trên mặt bánh. Ừ, làm sao Mẹ có thể giận Con cho được, khi Con ngẩng lên nhìn mẹ với cặp mắt ngây thơ và biết ơn mẹ đã bao dung, 2 mẹ con mình đã cười to đồng lõa, Con đã bá cổ vòi vĩnh Mẹ để mẹ hôn lên chiếc má bầu bĩnh “dễ ghét” đó mà tha lỗi cho Con. 
Hải ơi! Mẹ có thể ngồi cả ngày bên bàn viết và sụt sùi với những hình ảnh của Con, nhưng Mẹ không muốn các em Con thấy Mẹ khóc sưng mắt. Vả lại Con cũng đâu muốn như vậy phải không Hải". 
Con ơi! Ngày Tết đã kề cận, Mẹ lại một lần nữa cám ơn Trời Phật đã cho Mẹ một món quà đẹp đẽ nhất trong đời đó là đứa con trai đầu lòng của Mẹ, ngoan ngoãn, đẹp trai và hiếu thảo. Mẹ đã được hưởng trọn vẹn trong 25 năm có Con.
Mẹ của Con

*
Từ ngày tỵ nạn qua Hoa-Kỳ, Hùng đã nhiều lần viết thư cho Bích-Đào nhưng không bao giờ nhận được thư trả lời. Cách nay hơn một tháng nhân dịp có người bạn về thăm VN, gia-đình cũng ở Đà-Nẵng, Hùng căn dặn kỹ lưỡng cố tìm cho được Bích-Đào. Cuối cùng người bạn cũng tìm được. Bích-Đào đã dọn về một căn nhà nhỏ ở ngoại ô. Người bạn vì bận rộn nhiều nên chỉ kịp trao thư của Hùng, chứ không có thì giờ nói chuyện lâu. Cho nên Hùng cũng không có thêm tin tức nào khác. Chàng chẳng biết làm gì hơn là mong ngóng thư hồi âm. 
Hôm nay thư vừa đến. Hùng cầm thư trên tay đã lâu, hồi hộp mà chưa dám mở ra coi. Chàng nhắm mắt hồi tưởng lại những ngày cũ, lòng thầm nhủ: “Còn bất hạnh gì nữa sẩy ra cho nàng"” 
Thật lạ lùng, khi chưa nhận được thư thì mong mỏi, đến khi nhận được lại ngại ngùng. Hùng có cảm tưởng như hồi còn đi học, mỗi lần thi xong chỉ mong có kết quả, đến lúc bạn bè rủ đi xem bảng thì lại ngại ngùng. Kết quả thi tú-tài I và II đều do bạn bè báo cho biết. Lũ bạn ai cũng nói “Thằng Hùng nó chắc đậu rồi nên chẳng thèm đi coi!”.
Hùng mở thư ra, để trên bàn, liếc qua đầu thư “đúng là nét chữ của Bích-Đào rồi”, chàng nhủ thầm như vậy, rồi ra tủ lạnh uống một ly nước đầy. Chàng quơ vội bức thư và chạy vào phòng Học. 

“Đà-Nẵng ngày…
Anh Hùng thân mến, 
Nhân được thư Anh, em rất mừng.
Đã lâu nay em cố gắng tìm kiếm anh, mà không biết sao liên lạc được. Hôm nay được tin anh đã định cư ở Hoa-Kỳ em rất mừng đến chẩy nước mắt, cứ tưởng anh bỏ thân trong trại học tập nào rồi! Xin Trời Phật phù hộ cho anh.
Gia-đình em vừa được nhận cho đi định cư theo diện H.O. nhưng còn một vài thứ giấy tờ lỉnh kỉnh nữa, ảnh phải lo cho xong nên chưa kịp viết thư cho anh. Ảnh cũng nhớ anh lắm. . . .” 
Hùng vừa đọc đến đó bổng ngạc nhiên tự hỏi “Ai kìa" Chẳng lẽ chồng Bích-Đào cũng quen với mình"” Chàng vội liếc nhanh xuống cuối thư.
“ . . . Chúng em được 2 trai, 1 gái, các cháu cũng ngoan ngoãn và giống bố cháu y hệt chỉ hơi “lì” một chút thôi. 
À quên, nẫy giờ chỉ viết chuyện nhà lòng vòng quên mất. Anh em mình đã xa nhau lâu lắm rồi, anh đâu có biết chuyện gì đã sẩy ra nhỉ ! 
Ngày ấy, Đà-Nẵng bị mất, em cũng chẳng biết chạy đi đâu và cũng chẳng biết làm gì để sống nên Ba Má em phải bán căn nhà ngoài phố để tìm cách đi vượt biên, mấy lần đều thất bại.
Gia-đình em phải dời ra ngoại ô để tìm kế sinh nhai. Bỗng một hôm, có một người đàn ông đen đúa ốm yếu đến tìm em, tại căn nhà này, nơi em đang ở. Anh không thể tưởng tượng được đâu, em đã ngất xỉu, không biết mình đang sống hay đã chết rồi. Em đã khóc hết nước mắt, vì mừng, vì sợ, vì không tin rằng chuyện xẩy ra là có thật trên cõi đời này.
Bây giờ em ngồi đây viết thư cho anh mà em vẫn còn run và nước mắt cứ đổ ra lã chã, em phải ngừng lại đi rửa mặt mấy lần cho tỉnh để viết xong lá thư cho anh. Người đàn ông thân tàn ma dại đó chẳng nói được gì chỉ ôm em mà khóc. Trời Phật ơi, anh biết ai đó không" Hải của em đó anh ơi! Em tưởng là hồn ma hiện về, em nhéo vào tay xem có phải em đang ngủ mơ không" Rồi lại nhéo vào tay của ảnh nữa. Trời Phật ơi!, ảnh kêu đau em mới tin là Hải thật của em rồi. Chúng em ôm nhau khóc vang cả nhà, làm hàng xóm không biết chuyện gì, họ bu lại đầy nhà, cả công-an, khóm-trưởng cũng chạy tới nữa. 
Ảnh kể lại chuyến bay cuối cùng của ảnh bị bắn rơi, ảnh nhẩy dù ra được, nhưng cánh dù rơi xuống phía Bắc sông Thạch-Hãn còn chiếc máy bay rớt xuống bờ sông phía Nam. Có lẽ khi đám “Chung-sự” nghĩ rằng cái mộ gần máy bay chắc là phi-công nên mới giao về cha mẹ ảnh. Thực sự ảnh bị giải về Bắc và giam chung với anh em “Biệt-kích nhẩy ra Bắc” bị bắt từ trước. Nhà em sẽ viết thư cho anh sau. 
Vài hàng thăm anh, khi nào qua đến bên đó anh em mình sẽ có nhiều thì giờ tâm sự. 
Thương anh nhiều
Bích-Đào

TB. Mẹ của Hải, hiện đang ở bên Mỹ với người em của Hải, anh hãy liên lạc về địa chỉ sau đây...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến