Hôm nay,  

Đi Chơi Cruise - Một Vài Cảm Nghĩ

19/02/201100:00:00(Xem: 128235)
Đi Chơi Cruise - Một Vài Cảm Nghĩ

Tác giả: Ngọc Duy
Bài số 3124-28424 vb7021911

Tác giả tên thật Lại Ngọc Thành, 50 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ từ 1984, cư dân Houston, nghề nghiệp Computer Engineering. Ông đã tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2005 và nhận giải thưởng năm 2006 với bài viết "Nước Mắt Chảy Xuôi". Sau đây là bài viết thứ 6 của ông.

***

Trước Xmas, gia đình hai người bạn thân của tôi từ Virginia và NC có xuống Houston đi vacation mùa đông. Hơn hai tuần nếu chỉ ở quanh quẩn miền sa mạc nóng cháy này chắc lũ con nít sẽ la khóc rầm trời nên ba gia đình quyết định đi Cruise, khởi hành ở vịnh Galveston, cách Houston hơn một giờ lái xe. Chuyến đi khoảng 4 ngày, ghé một hòn đảo Cozumel ở Mexico. Chưa đi Cruise bao giờ từ ngày ở Mỹ, nên gia đình tôi đồng ý cái rụp. Gia đình người bạn tới Houston tối thứ tư, thì sáng thứ năm, lục đục kéo cả đám lên tàu.
Boarding bắt đầu lúc 4 giờ chiều, khi tôi tới là 2 giờ trưa, thì được nghe thông báo là vì sương mù dày đặc, tàu không cập bến được, nên có thể sẽ nhổ neo vào 10 giờ tối .Trong 8 tiếng đồng hồ chờ đợi, sẽ có xe bus đưa bà con đi ra vịnh Galveston chơi. Galveston sau cơn bão Ike hồi tháng 10 vẫn còn những vết tích tàn phá chưa được dọn dẹp hoàn toàn, giống như người ốm liệt giường vừa đứng dậy, da mặt tái mét, thêm nữa sương mù lại dày đặt, nhìn ra biển chỉ thấy một màu ảm đạm, nên cả bọn chun vào một lobby sang trọng của một khách sạn, tị nạn, thay vì phải nằm lê lết ở chỗ chờ đợi trong bến cảng!
Ăn tối xong ở một nhà hàng ngay sát bờ biển, cả bọn đi bộ về cảng để chuẩn bị lên tàu. Lúc này tàu Estacy đã cập bến, đứng ở trên bờ nhìn thấy tận mắt con tàu, tôi không ngờ là nó bự và "hoành tráng" như một tòa lâu đài trắng, đèn đuốc rực rỡ. Những thủ tục hành chánh, gửi hành lý, tuy nhịp nhàng, nhưng vì số hành khách trên dưới ba ngàn, nên kéo dài gần 3 tiếng gia đình tôi mới vào được cabin của mình. Cái tàu lớn bao nhiêu thì cái cabin lại nhỏ bấy nhiêu, lại nhét tới 5 cái giường, nên sau khi đem vali vào phòng, thì cả nhà chỉ còn cách phóng lên giường mới có chổ di chuyển. Lúc đó đã 2 giờ sáng. Cả nhà kêu đói, bèn gọi nhau kéo lên buffet trên boong tàu, mở cửa 24/24. Lúc cả bọn kéo lên thì trên đó đã đầy nghẹt cả người. Đồ ăn thức uống tưng bừng!
Ăn khuya xong, cả nhà kéo vào cabin ngủ, riêng tôi, leo lên boong tàu, nhìn ra biển. Trời về khuya, gió nhè nhẹ, mặt biển lặng, tàu lướt nhẹ. Mênh mông nước. Giống hệt như hơn hai mươi năm trước. Có điều ngày xưa trên chiếc ghe vượt biên nhỏ xíu, lòng tôi đầy nỗi bất an. Về tương lai trước mắt. Về sinh tồn, sống chết. Về gia đình, quê hương bỏ lại đằng sau. Bây giờ tôi đã có một gia đình nhỏ bé, một người vợ hiền đảm đang quán xuyến, ba đứa con nhỏ, chững chạc, khôn lanh, xinh xắn. Đời sống cũng có những lo toan, nhưng ở một chừng mực nào đó, cuộc sống đã đi vào quỹ đạo. Yên bình như giòng nước yên ả trước mặt!
Trên tàu, có đầy đủ những sinh hoạt vui chơi cho cả gia đình! Hai nhà hàng sang trọng phục vụ ba bữa ăn sáng, trưa, tối, trong đó có một bữa ăn formal, khách tới dự phải bận veston, phụ nữ phải diện dress như đi dạ hội, trên bàn ăn bầy la liệt chén dĩa dao kéo ly tách mà không thấy đồ ăn đâu. Bữa ăn dọn ra, dòm sang trọng và đẹp, nhưng ăn không ngon. Tôi ước phải chi có một tô phở lòng gà trứng non, hay một tô bún bò giò heo mụ Rớt, thì bữa ăn sẽ đậm đà hơn nhiều, ngon hơn con lobster luộc chấm bơ lạt nhách, ăn kèm với miếng khoai tây nhuyễn nhai như nhai giấy! Lại phải bưng ly rượu vang đỏ cao nghều nghệu nhấp nháp cho ra vẻ thượng lưu ! Nhớ cái gánh bún riêu đầu hẻm nhà mình ngày xưa ở Sài Gòn! Ăn ly kem chocolate ngọt lịm nhớ cây kem chuối mua ở Hồ Con Rùa!
Ngoài hai nhà hàng này, còn có một buffet, phục vụ 24/24, mỗi ngày phục vụ món ăn của một nước, trong ba ngày có American, Mexican, và Indian! Chả trách ai đi Cruise về cũng lên vài pounds! Ngoài ăn uống, trên tầng trên, có một hồ bơi cho con nít, sân chơi golf nhân tạo, có casino, quầy rượu bia ở mọi nơi. Mỗi đêm đều có show ca vũ nhạc miễn phí, stand up comedy. Ban ngày thì có những show thủ công dạy cắt trái cây, xếp khăn bàn thành những con thú nhồi bông xinh xắn. Ngoài ra còn có những phòng massage, spa ... tôi thấy có người tổ chức đám cưới ngay trên tàu, có mời cả mục sư lên tàu làm lễ ...
Chỉ với khoảng một trăm bạc cho mỗi người mỗi ngày, con số không lớn lắm cho một gia đình có thu nhập trung bình trên đất Mỹ, gia đình tôi được hòa nhập vào đời sống tương đối mang hơi hướm thượng lưu, chỉ có ăn và chơi. Có điều nhìn ra chung quanh, tôi thấy những người chung quanh mình, cũng thuộc loại "lao động nghèo thành thị" như mình, điều đó làm tôi cảm thấy ở Mỹ, sự vui chơi hưởng thụ đời sống không dành riêng cho một giai cấp ít ỏi nào đó, mà chia đều ra cho số đông. Tôi vui, vì nghĩ rằng con cái mình rồi sẽ được sống và lớn lên trong một môi trường mà cơ hội, sẽ đến với chúng nó, công bằng, như đến với những đứa trẻ, được may mắn lớn lên trong xã hội này!
Với khoảng trên dưới ba ngàn hành khách, tôi có hỏi ở quầy phục vụ là có bao nhiêu nhân viên làm việc trên tàu, thì được cho biết khoảng một ngàn người. Như vậy trung bình một người phục vụ hai người, hèn gì sự phục vụ thiệt vô cùng chu đáo. Ra khỏi phòng đi ăn tối, về lại cabin thì phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Ngồi ăn lúc nào cũng có bồi đứng bên cạnh, thiếu điều đút cho mình ăn luôn, nếu muốn! Đa số những người dọn phòng đều là đàn ông, tôi có hỏi thì được giải thích là vì làm việc trên tàu, phải xa gia đình thời gian dài, nên không thích hợp cho phụ nữ, thường có con nhỏ. Thêm nữa, đa số những người phục vụ là dân ngoại quốc, trên bảng tên đeo trước ngực, có in tên nước của họ. Tôi dòm thấy đa số từ Malaysia, Philippines, Indonesia, hoặc từ Đông Âu như Russia, Romania, có cả từ VN. Đa số trong bọn họ đều là sinh viên, hoặc tốt nghiệp đại học, nên ăn nói rất lịch sự lễ phép, tiếng Anh cũng lưu loát, nhưng nghe biết là dân ngoại quốc vì có accent hơi nặng (chắc cũng như mình) ...

Ngày thứ bảy, sau một ngày lênh đênh trên biển, theo dự trù, tàu sẽ cập bến Cozumel, một hòn đảo du lịch của Mexico với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cho du khách thăm thú! Nhưng vì bị sương mù ở Galveston, tàu không còn đủ thời gian để ghé Cozumel, nên phải ghé Progreso, cũng một hòn đảo của Mexico, nhưng ít thắng cảnh hơn, nhỏ hơn, và ... nghèo nàn hơn. Cũng vì "sự cố" này mà Estacy đã phải rối rít xin lỗi hành khách, dù thật ra không phải lỗi của họ, mà là vì thời tiết. Sự chu đáo của Estacy cho thấy lối làm ăn rất professional, họ tạo mọi điều kiện tốt đẹp cho du khách, để mong họ trở lại, trong những lần nghĩ hè đông trong tương lai.
Đối với tôi, thì Cozumel hay Progreso, cũng không có gì khác biệt! Cũng là một hòn đảo, cũng ở Mexico, dân tình cũng nói tiếng Spanish, sự hào nhoáng xinh đẹp của của Cozumel hay cái nghèo nàn nhỏ bé của Progreso, đối với tôi, đều có những cái đáng để xem, để thăm thú...
Từ bến cảng, đón xe bus vào phố Progreso, dù đã được nghe là những thành phố Mexico rất nhớp nhúa và nghèo nàn, mặc dù ở ngay sát biên giới Mỹ, nhưng khi tận mắt nhìn thấy những căn nhà nhỏ lụp xụp, những chiếc xe hơi cũ từ thời Bảo Đại, những người Mễ da đen đúa mặt mũi cam phận buôn thúng bán bưng, tôi lại nhớ tới khung cảnh những bến xe miền đông, miền đông, nhớ khu Khánh Hội quận Tư chỗ tôi lớn lên, hay khu Hàng Xanh Tân Cảng tôi sống suốt thời niên thiếu ... Thì ra dù có đi tận góc biển chân trời, những hồi ức tuổi thơ, dù buồn, vẫn dễ gợi lại những kỷ niệm đẹp...
Cả bọn leo lên một chuyến xe bus đi tour vòng quanh thành phố Progreso. Tôi ngồi ở tầng trên, để tiện ngắm cảnh. Thời tiết dịu mát, dù đang giữa mùa đông, gió biển thổi nhè nhẹ, cảm giác thật dễ chịu, dù phố xá có nghèo nàn nhếch nhác, nhưng cuộc sống dân chúng có vẻ bình lặng, êm ả. Phố du lịch, nên đa số những cửa hàng đều bán hàng thủ công nghệ, hình dáng và văn hóa Mexico, nhưng đa phần made in China. Mấy anh Chệt chợ lớn đúng là đi cùng khắp thế giới, chẳng chừa một ngỏ ngách nào.
Sau khi đi tour, mấy bà và lũ con nít túa vào chợ, chọn mua những hàng kỷ niệm, tíu tít trả giá. Tôi đi lang thang giữa những dãy hàng, quan sát những người bán người mua, du khách và dân local, những món hàng thủ công lòe loẹt màu sắc, những cái nón rộng vành, những cái váy thêu hoa, những cái áo khoác rộng thùng thình, có cả một ban nhạc đờn dạo, kéo những bài hát mang âm hưởng Mexico, nhộn nhịp và giản đơn, như đời sống của những người dân ở đây, tuy lòe loẹt sắc màu, nhưng là những vệt màu thô và vụng!
Sau khi đi tour vòng quanh phố xá Progreso chưa đầy nửa tiếng, vài ba chục phút mua bán ở khu chợ trời thủ công nghệ, cả bọn kéo nhau ra bãi biển, chỉ mất khoảng mười phút thả bộ.
Từ bãi biển, ngó ra xa xa, con tàu Estacy đậu sừng sững, đợi chờ du khách, vững chải và bình yên. Bãi biển vắng, vì phần lớn du khách đang bận đi tour xa, bãi cát tương đối trắng hơn bãi biển Galeston, nhưng nước không trong xanh, thành ra chỉ có con nít còn ham hố nhào xuống dọc nước, còn đám sồn sồn thì kiếm những chiếc ghe lật úp dựng rải rác dọc bờ biển, ngồi hóng gió biển. Dân địa phương bưng những khay những thúng, mang tới mời du khách mua những hàng kỷ niệm, hoặc những thức ăn Mễ. Tôi nghĩ, giá mà họ bán cua bán ghẹ như ở Nha Trang Mũi Né nhỉ. Bãi biển nhỏ, ít sóng, nhưng tương đối sạch sẽ, vì rải rác vẫn có những thùng rác to đùng, cái này chắc khác với bãi biển của VN. Đặc biệt có những bàn massage ngay bãi biển, do những cô Mễ vai u thịt bắp, nắn bóp cho du khách với giá tương đối rẻ, 15 đô cho 45 phút. Thằng bạn tôi nằm dài trên bãi biển, gió biển thổi hiu hiu, được tẩm uất từ đầu tới chưn, mắt lim dim bảo tôi, đây mới đúng là thiên đường hạ giới!
4 giờ chiều, cả bọn lại lên xe bus, trở về bến cảng, lên tàu. Đứng trên boong, nhìn lại hòn đảo Progreso, nghèo nàn, thấy xa xa đời sống của dân tình vẫn lặng lẽ trôi, không biết những em bé chân trần, những phụ nữ lam lũ bưng thúng bán hàng dạo dưới kia, có bao giờ mơ ước được bước lên boong tàu, làm du khách"
Cả nhà trở về cabin, tắm rửa để chuẩn bị đi ăn tối, để kịp xem show ca vũ nhạc buổi tối, bắt đầu lúc 8:30. Bửa ăn tối thịnh soạn, anh bồi là một kỹ sư tốt nghiệp ở Malaysia, ưu ái dọn cho mỗi người hai món ăn khác nhau được anh giới thiệu, có cá salmon, beefsteak chiên kiểu Ý ướp rượu nho, ..., những món mà chắc chắn vào nhà hàng nhìn vào menu, tôi không biết là món gì để order, vì không nghĩ mình ăn được.
Chương trình ca vũ nhạc chỉ có khoảng trên dưới 10 diễn viên, vừa ca múa vừa hát, vừa thay đổi trang phục liên tục, nhạc vui tươi, rất thích hợp cho cả gia đình xem chung.
Buổi tối, khi vợ và hai đứa con gái đã ngủ, tôi rủ thằng con trai đi nghe stand up comedy, rất vui, nhưng chỉ dành cho khán giả người lớn!
Ngày chủ nhựt, tàu trở mũi neo để về lại Galveston. Ngày cuối trên tàu tổ chức nhiều show khác nhau, như cắt trái cây, ice điêu khắc, dạy xếp khăn ra những con thú nhồi bông, buổi tối có nhảy đầm ngoài trời, ca nhạc sống, cùng với Mexican buffet tới mãi nửa đêm. Ngoài ra còn có bán đấu giá tranh, mua bán hàng lưu niệm, thuốc lá và rượu miễn thuế, giá bằng nửa giá ở Houston. Không biết có ai bị say sóng không, nhưng với bao nhiêu tiết mục vui chơi và ăn uống, chắc không ai còn hơi sức để mà say sóng nữa!
Sáng thứ Hai, tàu cập bến Galveston, trở lại Houston. Cả bọn dòm nhau, thầm hỏi: "Đi nữa không"", mấy bà ngó vào cái eo cái nào cũng tròn trịa lên thấy rõ, cười ngặt nghẽo, "Chừng nào mấy cái eo này trở lại bình thường thì nhứt định sẽ đi nữa! Ba bốn hôm nay, không phải lo chợ búa, không phải lo bếp núc, không phải rửa chén, đúng là thiên đàng"!
Ngọc Duy

Ý kiến bạn đọc
28/02/201112:13:35
Khách
Cám ơn Tác Giả đă viết rât đầy đủ và chi tiết đọc xong có cãm tưởng như đang mình đang du lịch .Hy vọng sẽ còn đươc du lịch online dài dài
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,300,995
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến