Hôm nay,  

Đoá Hoa Hồng Đêm Giao Thừa

08/02/201100:00:00(Xem: 174014)

Đoá Hoa Hồng Đêm Giao Thừa

Tác giả: Bảo Trân

Bài số 3115-28415 vb3020811

(Trích báo xuân Việt Báo 2011)

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là "Người Vẽ Tranh" kể về một trường hợp đặc biệt trong việc xin trợ cấp xã hội. Tiếp theo là hai bài viết "Vịnh Biệt Popo," kể về người Mỹ bảo trợ và "Xa lộ 105" tại miền Nam California kể kỷ niệm sâu sắc về Bố.

Cô đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu.

***

- Chào bà, mời bà đứng vào đây tránh gió.

- Không hề gì, thưa ông, ở đây cũng khuất gió lắm rồi. Vả lại, tôi chỉ đứng đây chờ nhà tôi trong phút giây thôi, anh đang bàn chuyện với thầy về buổi lễ Thượng Nguyên.

- Bà không ra ngoài hái lộc đầu năm sao" Mấy cây hoa đào của thầy năm nay nhiều hoa quá, hoa nở thắm tươi, thế nào cũng đem nhiều may mắn cho người hái lộc về nhà.

- Thưa ông, mấy qủa quít lộc, mấy câu thơ hay thầy cho năm nay đã đủ đem đến may mắn cho chúng tôi rồi. Tôi chỉ thích ở lại sau khóa lễ nhìn khách thập phương về chùa dâng hương, hái lộc. Tôi muốn thả hồn theo khói hương trầm lãng đãng trên không trung. Đó cũng là một niềm vui trong đêm giao thừa. Thế còn ông thì sao" Ông không đi ra ngoài hái lộc" Ồ cành hoa hồng trên tay ông đẹp quá, đầu năm ông đi mua hoa đấy ư" Tôi cứ tưởng giao thừa ta đi hái lộc.

- Ấy, bà đừng chế nhạo tôi chứ. Vâng, thưa bà đầu năm thì ta đi hái lộc. Ngày xưa, mỗi đêm giao thừa tôi vẫn đến đón người tôi yêu đi hái lộc đầu năm. Người tôi yêu rất thích hoa hồng, màu vàng hoa vương gỉa. Tôi đón nàng đi chùa dự khóa lễ nửa đêm với một đóa hoa hồng. Tôi đã sửa lời một bài hát để hát cho nàng nghe những lời hát của tình yêu như thế này:

Anh đến đón em đêm 30

Còn đêm nào vui bằng đêm 30

Anh nói với người đứng bán hàng

Đem cánh hoa hồng

làm bằng chứng yêu em*

Kìa bà sao vậy, mặt bà xanh quá, bà không được khỏe"

- Không sao thưa ông, có lẽ vì luồng gió lạnh bất ngờ. Chuyện tình yêu của ông thơ mộng quá. Nhưng sao ông chỉ đến chùa một mình" Ông không đến đón nàng đi dự lễ đầu năm"

- Thưa bà, đã hơn mười năm nay tôi đã không được cùng người tôi yêu đi lễ giao thừa. Mười năm nay tôi quên hái lộc. Cái lộc may mắn nhất thì tôi đã đánh mất từ ngày đó, ngày chúng tôi xa nhau. Chúng tôi xa nhau vì một duyên cớ nhỏ, một nỗi giận hờn vu vơ. Tôi bỏ đi vì tự ái, và đã không liên lạc với nàng một khỏang thời gian khá lâu. Sau này tâm hồn tôi lắng dịu, tôi biết tôi không thể quên nàng. Tôi trở về thành phố cũ tìm nàng, nhưng người tôi yêu đã không còn ở chốn cũ. Bạn bè quen cho biết, nàng rời thành phố nhỏ sau đêm giao thừa cô đơn. Từ ngày trở về, mỗi đêm giao thừa tôi tìm đến một ngôi chùa ở những thành phố khác nhau để mong gặp lại người xưa. Người tôi yêu mộ đạo, nàng thích đi chùa dự khóa lễ đầu năm. Nàng thích nhìn khói hương trầm bay nghi ngút. Tôi đi tìm, với đóa hoa hồng trên tay chờ đợi. Tôi hy vọng được gặp lại nàng, để tặng nàng loài hoa nàng yêu thích, để nói với nàng một lời tạ tội, một lần thôi, dẫu có là muộn màng.

- Thế ông có gặp lại nàng"

- Có một lần tôi tưởng là đã gặp lại nàng. Hôm ấy, trên đường đi làm về, tôi nhìn thấy một người con gái, lái xe đi ngược chiều tôi. Người con gái có một nét buồn phảng phất giống nàng. Tôi quay ngược đầu xe lại cố chạy theo mong bắt kịp người con gái ấy. Nhưng chẳng may tôi bị tai nạn. Chiếc xe tôi quay cấp tốc, mất thăng bằng đâm vào cột đèn. Đầu xe bẹm dúm, kính vỡ cắt nát mặt tôi. Cũng may là tôi đã không gây thương tích cho một người nào khác. Tôi còn giữ được đôi mắt, cũng là chuyện không may để nhìn thấy mặt mình vá víu, sần sùi. Khi những vòng băng vải được tháo ra, tôi đã hét lên kinh hãi. Tôi không còn là tôi của ngày xưa. Tôi đã định kết liễu cuộc đời, nhưng tôi lại nhớ đến lời Phật dạy, đây cũng là cái nghiệp của tôi. Cái nghiệp kiếp này tôi trả chưa xong, nếu trốn tránh thì kiếp sau cũng phải trả. Nên tôi đành lòng sống. Không gặp lại nàng để nối tiếp bản đàn dang dở, âu cũng là duyên nợ. Tôi với nàng đã chẳng có duyên và cũng chẳng ai nợ ai... Dù vậy nhưng tôi vẫn đi tìm, ít nhất thì tôi cũng có thể nói với nàng một lời tạ tội. Ngụy trang với một cặp mắt kính đen to, như nhìn qua cuộc tình tôi đen tối, tôi đứng im trong một góc nhỏ, nhìn nàng...

- Ông đã gặp lại nàng"

- Vâng thưa bà, tôi đã gặp lại nàng. Nhưng người tôi yêu không còn đơn độc nữa. Nàng đã có gia đình, một gia đình hạnh phúc. Vợ chồng nàng, những Phật tử chân chính, rất hăng say hoạt động Phật sự. Tôi đắng cay cho số phận của riêng mình. Nhưng tôi không có quyền ghen ghét cuộc sống đạo hạnh đó. Tôi chỉ biết đứng nhìn, cầu nguyện cho nàng hạnh phúc. Tôi đã nhìn nàng, suốt ba năm đi hái lộc bên chồng. Tôi vẫn đem theo một đóa hoa hồng đến chùa để gợi nhớ hương giao thừa năm cũ, để đắm chìm với kỷ niệm xa xưa. Và tôi lại lủi thủi trở về đơn độc. Nhưng năm nay, tôi đã nhất định gặp nàng, để trao tặng nàng đóa hoa hồng cuối cùng, nói lên lời tạ tội, và để chào nàng vĩnh biệt. Bà nghĩ, nàng có nhận lời tạ tội của tôi không"

- Ông lạ, sao ông lại hỏi tôi! Ông nghĩ là tôi có khả năng trả lời câu hỏi đó thay cho nàng"

- Tôi hỏi bà, vì cùng là nữ giới, ý nghĩ của bà và... nàng chắc có lẽ giống nhau.

- "Gợi lại bóng dáng của hạnh phúc có nghĩa là mở nắp quan tài nhìn lại mặt người quá cố." Ông có nghe câu nói này chăng" Thôi thì hãy đóng chặt nắp quan tài. Chuyện của mười năm xưa đã trở thành kỷ niệm. Kỷ niệm, dù vui hay buồn đối với người đàn bà đều đẹp cả. Có người đàn bà nào không hãnh diện là mình đã được yêu và còn được nhớ...

- Vậy thì đây, Vân Uyển, đóa hoa hồng đầu năm của em, chúc em một mùa Xuân mới tràn đầy hạnh phúc.

Bảo Trân

* Ca khúc "Anh Đến Thăm Em Đêm 30" Vũ Thành An

Ý kiến bạn đọc
12/02/201117:56:37
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật - Thí chủ Viết truyện như vậy thì thà đừng viết có lẽ hay hơn.
09/02/201112:59:13
Khách
Tác giả được giới thiệu tên là Bảo Trâm (tên giống như chủ tiệm vàng), đến cuối lại ký tên Bảo Trân (giống như chủ tiệm hột xoàn).
Răng loạ rứa hè?
Dựa Cột
11/02/201100:57:56
Khách
Quá cải lương, quá dở, quá lẩm cẩm và .......
09/02/201119:44:54
Khách
Rất cảm ơn Ông duacot. Tên tác giả đã được sửa lại cho đúng.
08/02/201117:20:36
Khách
Truyện đơn giản nhưng hay và sâu sắc. Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,116,377
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến