Hôm nay,  

Xông Đất

03/02/201100:00:00(Xem: 132525)
Xông Đất

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng
Bài số 3110-28410 vb5020311

Tác giả là một nhà giáo và huynh trưởng hướng "ạo, hiện là hiệu trưởng trường trung học trường St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Bài viết về nước Mỹ "ầu tiên của ông là "Người Vợ Bắc Kỳ". Chuyện các bà vợ chắc không bao giờ hết, mời đọc tiếp sang bài thứ ba, chuyện chuyện đầu năm xông đất trong một gia đình Việt tại Mỹ.

***

Cành mai giả và câu đối giấy đã làm tròn nhiệm vụ. Thật ra có nó trên tường cũng có nhiều điều hay. Nó biến thành chủ đề của những câu chuyện khi khách đến nhà. Năm nay, má tôi gọi điện thoại xuống nhắn cho biết là Nhà tôi không được bước ra khỏi nhà mồng một tết. Bà còn dặn chúng tôi là nhớ để ý xem ai là người đến nhà đầu tiên. Chắc hẳn ý bà muốn nói đến lệ xông đất đây chăng"
Xin ghi chú thêm: chúng tôi quen gọi bà má của nàng, tức bà má vợ của tôi, là má. Còn mẹ chồng thì gọi là mẹ.
Bên nhà chắc vẫn còn kiêng cữ ba cái vụ xông đất xông đai" Người xông đất nhà tôi năm nay thì giống như hằng năm, đó là ông đưa thư. Lần này tôi ra đợi ông ở thùng thư và kể cho ông nghe về sự hên xui do vía ông mang lại. Ông ta cười hì hì và nhắn tôi năm tới, nếu sợ, ông sẽ để thư của tôi ở bên nhà Steve dùm.
Thú thiệt, cái tết sau năm mà tôi bị đụng xe, Má tôi nhất quyết bắt tôi thức dậy cho sớm, mặc quần áo cho le, đi ra sân rồi bước ngược trở vào nhà. Tôi ừ hử cho qua chuyện, nhưng tối ngày 30, Người đã gọi điện thoại nhắn đi nhắn lại nhà tôi là phải bắt tôi làm cho bằng được thủ tục phiền hà đấy.
Chắc chắn Nhà tôi cũng chả hiểu gì về vía tốt xấu hay gì gì. Nhưng Má đã dặn thì nàng quyết chí làm theo. Đúng sáng mùng một tết, tôi bị Nàng gãi nhè nhẹ vào tay đánh thức tôi dậy. Các Bạn biết đấy, xuân thì ở bên nhà chứ xuân nào ở bên đây. Khí trời thì âm độ. Gió lạnh lại còn kéo hàn thử biểu xuống thêm hàng chục. Da thịt con người nào phải sắt phải đá. Tôi lầu bầu ba tiếng vô nghĩa rổi quay mặt vào trong nướng tiếp. Tôi mệt lắm. Tối hôm trước, ống nước bị đá làm bể, nên tôi và Steve (anh bạn láng giềng) phải sửa suốt đêm. (ở miền Bắc Mỹ, mùa đông người ta hay cho nước chảy rỉ rỉ suốt đêm ngày. Họ sợ nước khi bị đông lạnh thì nở to ra và sẽ làm nứt ống.) Tội nghiệp Nàng, thấy tôi lờ đi thì Nàng ngại không dám đánh thức. Nhưng Nàng không thể không vâng lời Má mình.

Tôi đã tỉnh rồi nhưng sợ lạnh lắm. Tôi bèn ỉm đi rồi bày đặt ngáy cho to, ra vẻ nồng giấc. Kỹ quá hoá vụng. Té ra bị tổ trác. Đúng là vợ chồng quen hơi. Nàng quen cái ngáy thứ thiệt của tôi nhiều hơn cả chính tôi. Biết là tôi đã tỉnh và đang giả vờ thì Nàng tự nâng quyền của mình lên một bậc. Nàng thẩy bộ quần áo mới đầu giường và bắt tôi ra sân ngay. Thấy khó ăn, tôi phải ngán ngẩm làm theo cho xong việc. Miệng càu nhàu:
- Em có biết tại sao phải làm cái trò này không"
- Không, nhưng Má bảo vía anh tốt nên dặn em làm thì em phải theo thôi.
Nghe câu trả lời, tôi nảy ra ý định phá Má tôi một phen. Tôi phịa:
- Đúng thế, vía anh tốt lắm. Vía anh năm nay còn sáng choé hơn nữa.
Nàng tò mò:
- Vía là gì vậy anh"
Tôi làm ra vẻ kinh thư một bụng giảng giải:
- Phàm đã là con người ta thì phải có hồn có vía. Đàn ông thì có ba hồn bảy vía. Còn đàn bà thì có ba hồn chín vía.
- Thế à" Vậy em nhiều vía hơn anh à"
- Đúng vậy. Bộ em không biết đàn bà sống dai hơn đàn ông sao"
- Vậy vía làm sao thì tốt" Vía em có được không anh"
- Anh không biết nhiều về vía, nhưng anh biết vía anh sáng sẽ làm vía em bóng lộn...
Nàng nghi ngờ
- Vậy sao Má không dặn em làm theo anh"
- Tại vì người nhà không được dặn người nhà, sợ vía "đụng"...
- Xì, chắc anh lại phiệu, vía gì mà lại đụng .
Tôi giả đò ra vẻ quan trọng
- Người cùng dòng máu mà nói về vía thì vía sẽ đụng nhau. Bộ em không thấy Má chỉ nói anh ra sân chứ đâu dám nói gì đến em đâu.
Nàng xiêu xiêu:
- Vậy nhiều vía thì tốt hay xấu"
- Ồ, càng nhiều vía càng tốt. Anh bảy vía, cộng với em chín vía thì bảy cộng với chín thành mười sáu vía. Em mau mau mặc quần áo rồi ra sân với anh.
. . .
Sau tết năm đó, Má tôi giận không thèm gọi điện thoại đến dặn dò chi nữa. Tôi và nhà tôi giả lả làm hoà mãi. Bà chép miệng mắng cho một câu:
- Mẹ cha tụi bây, không kiêng không khem thì chớ bảo sao xui!
Tôi và nhà tôi đến giờ vẫn chưa thấy gì xui xẻo lắm... Lâu lâu có gì khó khăn xảy đến cho đứa con trai, tôi nói nhà tôi ra sân sau mà "hú vía".
Nguyễn Đức Thắng

Ý kiến bạn đọc
18/03/201101:44:23
Khách
Xin hỏi anh Nguyễn Đức Thắng trước năm 75 ở Pleiku, gần nhà thờ Quân Đội, Xứ Hiếu Đạo?
03/04/201110:35:34
Khách
ca1m oon ta1c gia3
07/02/201116:32:03
Khách
Hillarious and well said
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,184,790
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến