Hôm nay,  

Bướm Trắng

01/02/201100:00:00(Xem: 371318)
Bướm Trắng

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 3108-28408 vb3020111
(Trích báo xuân Việt Báo 2011)

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Truyện kể sau đây, dù được viết với cảm hứng từ một truyện nước ngoài, vẫn cho thấy tài viết đặc biệt của tác giả. Phạm Hoàng Chương cho biết: Honoré de Balzac (1799-1850) là tiểu thuyết gia Pháp mà tôi rất hâm mộ. Nhưng “Bazac và cô thợ may bé nhỏ” -Balzac et la Petite Tailleuse chinoise- là một chuyện khác. Dai Sijie sinh năm 1954 tại Hoa lục xã hội chủ nghĩa, 17 tuổi bị tống vào núi đi lao động cải tạo. Hai mươi tuổi mới có cơ may đến được nước Pháp học hành rồi định cư. Kinh nghiệm bi kịch tuổi trẻ thời lao động cải tạo được nghiền ngẫm, rồi thành sách, thành phim. Coi phim ông làm, không thể không nhớ không thương chính dân mình, nước mình.Truyện sau đây được viết với cảm hứng từ phim của Dai Dijie, hoà chung với kỷ niệm một thời tối tăm của quê hương Việt Nam. Xin gửi bạn đọc để chia sẻ, với nỗi bùi ngùi khi hướng về quê cũ, người xưa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

***

Tôi đi vượt biên trót lọt qua Mỹ năm 81, đem theo cái máy bay nhỏ xíu của My làm kỷ niệm. Ba Vũ được lưu dụng làm nhà thương lớn ở Đà nẵng. Vũ vô Saigon đi học lại, đậu vào Nha khoa, ra trường đỗ thủ khoa.
Thỉnh thoảng tôi lôi cái máy bay đẽo bằng tay ra ngắm nghía. Hình bóng Trà My và những kỉ niệm khó quên ở Phước Sơn ngày xưa lâu lâu chập chờn hiện ra trong giấc mơ.
. . .

Năm 75 Cộng sản vô, Vũ và tôi mới kết thúc năm đầu đại học Huế. Băng bốn đứa chúng tôi, Nam, Quy,Vũ, Khoa ngồi chung lớp từ 10 đến 12 Trung học Đà nẵng, nhưng tôi và Vũ thân hơn cả, vì cùng là dân Quảng Nam. Vũ đẹp trai nhất bọn, hai mắt to, sáng, mũi cao, môi mọng, ăn nói có duyên. Vũ và tôi học Sư phạm ban Pháp văn, Quy Sư phạm Toán, còn Nam học lớp Lý hóa bên Khoa học. Ba Vũ là đại úy nha sĩ , bị học cải tạo mấy năm. Ba tôi là thầu khoán, trước xây nhà cho Mỹ mướn ở Đà nẵng, bị đánh tiểu tư sản, bị tịch thu cái nhà cho thuê, chỉ được giữ cái nhà nhỏ để ở. Mấy ông khu trưởng, cán bộ phường hay hăm he hù dọa 2 gia đình tôi và Vũ bắt đi kinh tế mới. Vũ và tôi bỏ học, lao động kiếm sống giúp đỡ gia đình. Năm 78, ba Vũ ở trại cải tạo về, sốt rét vàng da, lấy cớ bệnh không đi họp phường khóm tổ chức, còn ba tôi lén lút đi xe đò thường xuyên vào Nam để tìm cách di chuyển vào đó làm ăn.. Hai gia đình bị công an khu vực báo cáo, chính quyền địa phương nghi ngờ, nên để kiềm chế hai ông cha, Phường nghĩ ra cách ép Vũ và tôi đi nghĩa vụ "Thanh niên xung phong", về làng quê trên núi huyện Phước Sơn giúp đồng bào nghèo, cùng với một số thanh niên con nhà tư sản khác.,
Hồi còn ở trung học tôi đã giỏi âm nhạc, nên về Phước Sơn, mang theo cây đàn violon nhỏ xíu để tiêu khiển, còn Vũ đem theo cái đồng hồ reo của Pháp, có hình cặp gà trống mái màu vàng đỏ gắn ở 2 cây kim chỉ giờ phút, vì nghe nói ở nhà quê chỉ nhìn mặt trời mà đoán giờ giấc .. Phước Sơn nằm gíáp biên giới Lào, núi non hiểm trở, phía trên là ba huyện Tam Giang, dưới là Trà My. Từ Phước Sơn về Hội an, Tam Kỳ phải đi nương theo sông Thu bồn qua các huyện Quế sơn, Đại lộc, Điện bàn. Chúng tôi lên Phước Sơn, phải đổi xe hai ba lần, đám sinh viên cùng đi như chúng tôi được phân bổ tách riêng đi hai ba xã khác nhau, còn hai đứa theo một người dẫn đường lên xã Thạch hãn, nằm trên núi cao tít, mất hết nửa ngày. Càng lên cao, khí hậu càng mát mẻ, không khí trong trẻo, phong cảnh hữu tình như trong các bức tranh Tàu. Đường đi quanh co, nhìn xuống thung lũng bên dưới lờ mờ mây trắng khói sương, tưởng như lạc vào động Thiên thai. Ông bí thư xã Thạch hãn khoảng 40, tên Bổn, hai mắt đa nghi sắc sảo, răng hô mã tấu, ra nhận chúng tôi, hai thằng nhóc con "tư bản" ở thành phố lên. Ông mở hành lý hai đứa ra khám xét. Ông lôi ra cái đồng hồ reo, ngắm nghía, bỏ xuống, nhìn chòng chọc vào mắt Vũ:
-Nghe nói cha cậu là nha sĩ "phản động" "
Vũ lúng túng phân trần:
-Không, ông chỉ thỉnh thoảng có nhổ răng cho mấy sĩ quan Mỹ ở Tam kỳ.
Ông lại lôi ra một cuốn sách, cầm ngược chiều, mở ra coi:
-Sách gì đây"
-Đó là sách dạy nấu ăn. Không, ông đọc ngược rồi. Quay sách lên.
Mấy người nông dân đứng gần cười khúc khích. Ông Bổn trừng mắt quay lại:
-Cười gì" Mấy ông có biết đọc chữ không mà cười"
Ông đưa sách cho Vũ:
-Chú mày đọc thử coi.
-Cháo gà, vật liệu: 100 gram thịt heo, nửa con gà mái, 50 gram hạnh nhân, một nhúm hành hương, vài củ tỏi, nấm mèo, một lon gạo....
Hai chị đàn bà đứng nghe, gật gù cái đầu. Một bác hỏi:
-Không có hạnh nhân, thay bằng đậu phọng được không cậu"
Ông Bổn giựt phắt ngay cuốn sách, gằn giọng:
-Đây là sách nuôi béo bọn tư bản đế quốc bóc lột, nghe để làm gì " Tôi nói cho cậu hay: lên đây là để học tập lao động, không phải để mở tiệc ăn uống cao sang phè phỡn, ở đây chỉ có cơm độn khoai, ăn với cải luộc và dưa muối thôi.
Ông xe toạc sách làm hai, bước tới rứt từng trang vứt vô đống lửa. Tôi và Vũ sửng sốt, đang ngẩn ngơ tiếc thì ông lại mở valise tôi ra, thấy cái đờn violon là lạ, móc ra coi, kê vào lỗ tai nghe ngóng. Bỗng ngón tay ông vô ý chạm phải một sợi dây, bật lên một tiếng"đùng", làm ông giựt mình hốt hoảng đẩy ra xa, nhưng vội giả vờ thản nhiên, gật gù ra bộ hiểu biết:
-À, đây là đồ chơi của trẻ con tư bản.
Ông đưa cho một bác đứng gần, người này gõ cộp cộp vào gỗ, không thấy động tịnh gì, đưa cho một chị khác, chị này kê miệng vô thổi, cũng không thấy biến chuyển, bèn chuyền cho một cô gái, lấy tay sờ nắn khắp nơi.
Ông Bổn chậc lưỡi: "Đây là đồ để giải trí bọn tư sản." rồi hất hàm ra lệnh," Ném vô lửa!"
Vũ lật đật giằng lại cây đờn:
-Không được, đây là dụng cụ âm nhạc đắt tiền, tên là vỹ cầm, tiếng nhạc rất hay. Khoa chơi đàn này hay lắm.
Ông Bổn nhìn tôi hất hàm,"Chú mày là Khoa hả" Đờn thử coi !"
Tôi cầm đàn, đặt đàn dựa vào cổ, tay mặt đưa cần lên, đang ngẫm nghĩ không biết đàn bài gì thì Khoa gợi ý :
-Đàn một sonata nào đó của Schubert..
Ông Bổn hỏi:
-Sonata là gì" Schubert là ai"
-Sonata là ...một bản nhạc... nói về miền sơn cước..Schubert là tên nhạc sĩ.
Ông nổi giận đứng dậy toan giật lấy cây đàn:
-Tôi chỉ cần biêt tên bản nhạc là gì thôi.
Vũ nhanh trí đỡ lời:
-Tên là "Schubert nhớ về bác Hồ."
Ông dịu lại, ngồi xuống," À, nhớ về bác Hồ à " Được ! Đàn đi !"
Tôi đẩy cây cần, nhẹ nhàng di chuyển thân mình, dạo bài Serenata. Tiếng nhạc du dương cất lên, réo rắt kêu gọi, hờn oán, thê lương... Mọi người trong nhà ngồi chăm chú nghe như bị thôi miên. Bên ngoài, mấy người đi ngang qua cũng xúm lại, chúi mũi áp vào cửa sổ mê mẩn nghe.
Chúng tôi được bố trí cho ở một căn nhà sàn, nhìn xuống dòng sông Thu bồn giữa các rặng núi cao. Đường trong làng quanh co, ven triền núi đôi lúc phải chống gậy bước lên những bậc thang cấp bằng các phiến đá. Có khoảng hơn trăm nóc nhà rải rác trên các sườn đồi, nhìn xuống thung lũng quanh hồ. Ông Bổn trưng dụng cái đồng hồ reo của Vũ làm mốc ấn định giờ giấc làm việc. Đúng 7 giờ là ông đứng trên đồi cao, đánh kẻng keng keng kêu gọi mọi người ra đồng. Bổn phận chúng tôi có khi múc phân người ở cầu tiêu lộ thiên, hay phân heo, trâu bò, vào các thùng gỗ, bỏ lên xe tay chế biến, đẩy ra đồng, múc tưới bón phân cho lúa, bắp, rau muống, đậu,cà. Chỗ nào khó đi, phải xúm lại khiêng bổng chiếc xe lên cho qua đoạn lồi lõm, mùi thối xông lên nồng nặc, nhiều lúc nước dơ nhầy nhụa, sóng sánh văng ướt mình mẩy làm tôi thất kinh khiếp đảm. Có khi phải xuống hầm mỏ khai thác quặng đồng ....,cuốc quặng, lom khom đẩy xe đầy quặng nặng chĩu cả ngày muốn gãy lưng. Vũ than thở:
-Tao nghĩ phải chôn vùi tuổi xuân ở cái xó này mà lạnh ớn xương sống. Thằng Nam hên, vô được Saigon ở. Trong đó thành phố lớn, đâu có như ở miền Trung núi non khô cằn hắc ám này.
Một hôm, trên đường đi lao động, chúng tôi nghe bác đồng hành nói đến một hồ tắm thiên nhiên có nước từ trên thác đổ xuống ở mạn Tây bắc Phước Sơn, có các cô gái trẻ làng bên thường ra đó tắm. Bác nói chỗ đó như chốn Bồng lai, tiên nữ chiều chiều ra tắm đùa giỡn ríu rít, cây cối xanh tươi, suối chảy róc rách, chim hót du dương, khiến Vũ và tôi trai tơ mới lớn, động lòng hiếu kỳ, tìm lối vạch lá, rẽ cây ra đó kiếm. Quả nhiên, hai đứa nấp sau mấy tảng đá rong rêu, cách chỗ ấy cách mười thước, thấy một cái ao thiên nhiên hơi nước bay lên trắng xóa mờ mờ ảo ảo. Bảy tám cô gái chưa tới 20, gần như trần truồng, bơi lội vùng vẫy, té nước vào nhau cười khanh khách. Vũ trố mắt nhìn đăm đăm, nhưng muốn coi cho rõ hơn, anh chàng mon men vịn cây leo qua bên kia tảng đá. Bỗng tôi nghe "huỵch ", Vũ vô ý trượt chân té ùm xuống một cái giếng khô, khiến các cô gái giựt mình quay lại, hét lên ầm ỹ, bỏ chạy tán loạn. Tôi lật đật quay lưng chạy, kiếm chỗ núp, thấy ba cô gái dạn dĩ đứng trên mặt giếng thò đầu xuống khúc khích cười trêu chọc Vũ:
-Ê, liu liu, dòm trộm con gái tắm không biêt mắc cở...
-Không có đường lên đâu nghe anh...Chịu khó ngủ dưới đó, mai có người cứu ...
-Anh hên gặp tụi tôi hiền, gặp người khác là lên đồn công an ngồi rồi, biết hông" Ha ha ha....
Tôi nấp sau bụi cây, thấy cô vừa nói sau cùng rất đẹp, nổi bật hẳn lên trong ánh nắng chiều thoi thóp. Da cô trắng như trứng gà bóc, mắt cô đen láy, mũi cô dọc dừa, mặt tươi như hoa, hàm răng trắng như ngọc. Nghe mấy cô bạn gọi cô là Trà Mi.
Khi các cô gái bỏ đi, tôi mới dám xuất hiện trên miệng giếng tìm cách cứu Vũ leo lên. Ai dè qua hôm sau, đang lúc ngồi đàn cho vợ chồng ông Bổn nghe ở trụ sở Ủy ban nhân dân thì chính cô ấy cùng một ông già thợ may ( sau này mới biết là ông nội cô ) và hai thiếu nữ sang chơi, mang theo nhiều vải vóc đủ màu. Các cô gái mừng rỡ chạy ra ríu rit chào đón đoàn thợ may. Ở chốn làng mạc xa xôi, không ai biết may, nên hai ông cháu thợ may được quí trọng đặc biệt. Vũ thấy Trà Mi thì tái mặt, chui vào chỗ khuất ngồi, nháy mắt nhìn tôi, nhưng cô bé lại nhanh nhẩu cất giọng trong trẻo tươi cười nói oang oang:
-Nghe nói bên này có người chơi nhạc hay lắm, nên tụi con mò qua xem.
Ông nội cô cầm lấy chiếc đàn violon, mân mê, nói với mọi người:
-Tôi có nghe nói về đàn này, tên nó là "violon", nhưng chưa từng nghe qua.
Trà My liếc thấy Vũ, nhoẻn cười, chen tới ngồi bên cạnh làm quen, hai mắt long lanh, thỏ thẻ hỏi:
-Nghe nói ba anh biết "giết con sâu trong cái răng" hả"
-"Giết gì"" ,Vũ trố mắt cười , hỏi lại.
-"Sao anh cười"". My nũng nịu."Tụi em quê mùa, đâu biết dùng chữ "khoa học" như mấy anh..."
-Không phải vậy, Tại cô nói cái câu gì mà nghe tức cười quá...Phải, ba tôi là nha sỹ, trị bệnh sâu răng cho bệnh nhân.
Tôi liếc nhìn trộm Trà My, em liếc nhìn lại, miệng cười duyên dáng:
-Nhà em ở bên làng Thiên Sơn, bên này là nhà dì em. Em tên Trà My. Thiên hạ gọi em là "Con nhỏ thợ may ". Còn hai anh tên gì"
-Tôi tên Vũ. Bạn tôi là Khoa. Thiên Sơn có xa đây không"
-Chừng 2 cây số. Lâu lâu ông em mang đầu máy may sang đây, ở lại nửa tháng để may đồ cho khách bên này.
Tôi cười, đăm đăm nhìn Trà My. Em giương đôi mắt trong xanh nhìn lại, khiến tôi bối rối ngó đi chỗ khác. Chợt em thấy cái đồng hồ reo ông bí thư xã treo trên vách, bước lại tò mò nhìn. Tôi tiến lại gần, em hỏi cái này của ai .Tôi nói của Vũ. Em hỏi:
-Sao con gà trống trong này biết cử động hay vậy anh"
--Vì nó là gà trống thật ", tôi đùa."Nó gáy đúng giờ mỗi sáng."
Em tưởng thật, lấy ngón tay dí vào kiếng, ngay đầu con gà, say mê ngắm nghía hai cây kim, mấy con số. Gần sáng hôm sau, trời còn tối, Vũ ngồi dậy, gọi tôi." Ê Khoa,tao thấy con nhỏ thợ may có hàm răng trắng dễ thương chi lạ. Chỉ tiếc em còn quê mùa quá. Nói rặt "accent" nhà quê." Tôi kiếm đồng hồ coi mấy giờ, không thấy đâu hết. Thì ra Trà My lấy về bên nhà bà dì gần bên, táy máy làm sao mà rớt bể ra từng mảnh, lượm lên để trên bàn giữa môt đám con gái nhỏ vây quanh xúm lại bàn tán, không ai biết sửa. Hai đứa mò sang. Đám con gái đứng dậy riu ríu rút lui. Trà My sợ hãi ngồi yên, nói nhỏ:
-Để em trả tiền, đền lại cái đồng hồ cho anh.
Vũ không trả lời, nghiêm trang ngồi vào bàn nghiên cứu, tìm cách ráp lại các mảnh vỡ. Tôi an ủi My ,"Đừng lo, Vũ sẽ ráp lại được".
-Mấy anh ở thành phố giỏi quá, cái gì cũng biết làm. Đời sống ở đây buồn chán quá. Mỗi lần em đi hái củi, thấy máy bay bay ngang, cứ nhìn lên tự hỏi những người trên đó ở xứ nào, và bay đi đâu. Em tự hỏi cuộc sống ở chỗ khác có buồn như ở đây không.
Tôi thấy trên tủ có mấy cái máy bay điêu khắc bằng gỗ xinh xắn, cầm lên ngắm nghía. My khoe,"Em làm bằng tay đó". Tôi hỏi:
-"Em biết đọc không""
-Dạ không. Má em là cô giáo duy nhất ở vùng núi này. Nhưng má em chết trước khi em tới tuổi đi học.
Vũ cầm con ốc, quay lại ân cần nói:
-Anh sẽ dạy em đọc, em chịu không"
-Em...sợ không có thì giờ. Em phải may... giúp ông nội kiếm sống, đi chợ, nấu ăn....
Ráp xong cái đồng hồ, Vũ kéo tôi về. My ngồi vào bàn, nhìn ra cửa sổ, bâng khuâng nghĩ ngợi. Tôi chạy vào, xin My một cái máy bay bằng gỗ. My nhanh nhẩu đứng dậy, nhoẻn miệng cười sung sướng:
-Anh Khoa đâu cần hỏi em. Anh thích bất cứ cái nào, cứ lấy .
Một tuần sau, trên huyện có tổ chức buổi kiểm điểm thành tích tiến bộ của các thanh niên xung phong và thành phần được cải tạo lâu nay ở các xã đưa về. Ba đứa tôi đứng chụm vào nhau dựa vách tường, nói chuyện thân mật. Bức tượng bán thân Hồ chí minh bằng thạch cao để trên bệ cao trên sân khấu, trước lá cờ đỏ. Trên cao vách tường có treo mấy tấm hình lộng kiếng của Karl Marx, Lenine, Staline, và Mao trạch Đông. Một thanh niên đeo kiếng cận dày, dáng chừng là sinh viên như chúng tôi, lên sân khấu phát biểu. My nói anh ta tên "Bốn mắt". "Bốn mắt "phát biểu oang oang:
-Cảm ơn bà con.. Tôi tên Thành. Gia đình tôi gia đình trí thức phản động. Cha tôi từng là văn sĩ bị nhà nước chỉ trích phê bình . Mẹ tôi là thi sĩ. Tôi được gửi lên đây học cải tạo, lao động tốt, để trở thành con người mới.. Tôi đã học cày bừa, trồng lúa bắp, chăn trâu. Lúc đầu con trâu làm tôi sợ lắm, nhưng bây giờ, tôi đã có đủ bản lãnh kiềm chế được ngay cả con trâu cứng đầu nhứt...
Ông huyện ủy ngồi ở bàn trên sân khấu, tay cầm điếu thuốc hút dở, đứng dậy kêu gọi đám đông vỗ tay khen ngợi, rồi cất tiếng nói:
-Đây là một tấm gương rất tốt.Tôi nhiệt liệt khen ngợi anh Thành đã phấn dấu học tập lao động tốt sau 6 tháng qua. Anh ta bây giờ biết mang cả dép râu như chúng ta. Bà con nên biết, cứ trong 100 người từ các gia đình xấu gửi lên đây học tập lao động, giỏi lắm chỉ có 3 người... là thành công, có thể được trả về thành phố nay mai. Tất cả nên noi gương anh Thành. Bà con cho một tràng pháo tay...
Đám đông bên dưới lại vỗ tay như bắp rang, kể cả ông bí thư Bổn. Vũ nhìn tôi nói:"Họ ám chỉ mình đó Khoa". My buột miệng:
-Em ghét thằng cha đó.
Sáng hôm sau, My lại khăn gói theo ông về Thiên Sơn. Mấy tuần sau, một hôm trong lúc chúng tôi nghỉ trưa giữa giờ lao động, ông Bổn cho hay ở trên huyện cho người xuống xã chiếu một phim Bắc Hàn phụ đề tiếng Việt để thưởng cho đám " thanh niên xung phong" chúng tôi học tập tiến bộ. Ông yêu cầu hai đứa tôi coi phim xong, phải thuật lại toàn bộ cốt chuyện cho đồng bào hiểu. Ông nhấn mạnh đây là công tác chính trị, sẽ được ghi tốt vào thành tích học tập của hai đứa , không được coi thường. Chúng tôi gặp ông nội My, xin cho em qua dự coi buổi chiếu phim hiếm có. Ông già vuốt râu cười khà khà.: "véo lông, véo lông.." Đêm đó, ông cho My qua ngủ lại nhà bà dì để coi phim. Đám đàn bà, nhứt là mấy cô gái bà con, bạn bè ngồi với My sụt sùi khóc vì câu chuyện tôi và Vũ thay phiên kể lại quá sức cảm động.. Mấy hôm sau, tôi mặc áo thun quần cụt đi tìm Vũ thì thấy Mi và Vũ đang nằm dài thoải mái bên nhau dưới một gốc cây đầy bóng mát trong rừng. Tôi ngắt cọng hoa thơm, nằm xuống một bên My, đưa tặng em. My kê lên mũi ngửi. Nắng lọt qua kẽ lá dọi lên áo quần ba đứa tôi. Quanh đó, hoa rừng tím đỏ nở lác đác. Hương lá sả gội đầu từ tóc My thoang thoảng làm tôi ngây ngất. Hơi nóng từ da thịt My tỏa ra ấm áp làm tôi rạo rực. Ba mái đầu xanh chụm lại, sáu con mắt nhìn lên trời mơ mộng. Mấy con bướm trắng ở đâu bay tới, chập chờn trên mặt My và tôi. Tôi nằm đê mê, ước thầm cho thời gian đừng trôi, cứ dừng lại mãi mãi. Bỗng My đưa tay bóp chặt bàn tay tôi, khiến tôi rùng mình, rồi bàn tay kia nắm tay Vũ, thỏ thẻ nói:
-Hôm nào hai anh kể riêng cho em một truyện ngoại quốc nghen. Em mê nghe truyện ngoại quốc.
-"Em thích truyện nước nào"."tôi hỏi." Pháp, Anh, Tây Ban Nha" Mấy nước đó tư bản, làm sao anh được phép đọc mà kể" Anh chỉ đọc có tiểu thuyết Liên Sô, Trung quốc, Bắc Hàn, Balan.
-Em thích truyện các nước tư bản thôi.
Vũ kể: "Hồi đầu thập niên 70, các nhà sách bán nhiều sách Pháp, Mỹ dịch sang Việt ngữ rất hay nhưng anh lại chưa có dịp đọc. Tới hồi 75, bắt đầu muốn đọc thì "giải phóng" vô, sách vở loại đó bị chụp mũ "văn hóa đồi trụy"...họ đem đốt hếât."
- Em biết một thanh niên xung phong ở đây có dấu một valise đầy sách tư bản.
-Ai" Ai vậy"
-"Bốn mắt". Hắn nói cho em biết.
Thế là Vũ và tôi tìm cách làm quen Thành, anh chàng cận thị, sáng nào cũng cặm cụi đánh trâu đi cày ngoài ruộng, hỏi dò về valise sách. Thành có vẻ nghi ngại, làm bộ ngơ ngác, chối đây đẩy. Sau cùng, hắn nói đã liệng valise sách đó xuống khe núi từ lâu rồi. Tôi cho My hay, My nói giọng quả quyết:
-Mình tới nhà hắn ăn cắp cái valise đó.
Hai đứa tôi nhìn nhau chưng hửng, nhưng rồi để vui lòng My, hai đứa làm theo kế hoạch của em.
Đêm đó, Thành "Bốn mắt" lập được thành tích giết bò, uống máu tươi, cho bà con có thịt mang ra chợ bán, My rủ bạn gái tổ chức một vài màn múa văn nghệ chiêu đãi Thành để giữ chân hắn cho hai đứa tôi lẻn vô nhà lục lọi . Quả nhiên, cái valise được hắn dấu một chỗ rất kín trong bếp, mở ra thấy toàn sách dịch của Tolstoi, Balzac, Flaubert... Có cả một cuốn sách trị bệnh bằng thuốc Nam. Hai đứa mừng rỡ xách rương chạy vô rừng, gặp My hồi hộp đứng chờ sẵn.
Ba đứa về nhà thắp đèn lên, mỗi đứa chộp một cuốn. My dở một cuốn, nhìn các bức họa, cười thích thú,"Em chưa hề thấy cái áo dài nào đẹp như vầy..Anh Vũ, câu này nói gì vậy"".
-"Đàn bà vừa đẹp vừa thông minh là một điều hiếm có".
-Ai viết vậy anh" Cuốn này tên gì" Ước gì em biết đọc ...
-Balzac, nhà văn Pháp, cuốn "Cousine Bette".
-Ồ, nghe một câu trong cuốn này đây: " Sáng hôm đó,cách đây 349 ngày, toàn dân Paris đều thức giấc vì các gác chuông của Paris đồng thanh vang lên rộn rã..."
-Trời, coi đây. "Le rouge et le noir" của Stendhal.. Nội cái tựa đề nghe đã mê rồi.
-Nè coi, có cả "Tội ác và hình phạt" của Dostoevski, nhà văn Nga.
-"Paris là ở đâu vậy anh"" My hỏi.
-Ở Pháp.
-Pháp ở đâu"
-Ở Âu châu.
Đêm đó, chúng tôi cởi quần áo, lội sông vô rừng tìm chỗ dấu valise, đồ quốc cấm, không thể để khơi khơi ở nhà được. My dành vác valise trên vai, vừa bơi vừa lội, hai đứa tôi ôm quần áo lểnh mểnh theo sau. Cây cối chằng chịt.lối đi quanh co, My dẫn vô một hang núi dây leo phủ gần kín cửa động, nói đây là chỗ dấu rất tốt. Dấu xong,Vũ đặt tên hang này là "Động Sách", đề nghị mỗi lần đọc truyện chỉ cần tới lấy ra một cuốn đem về, lỡ có bị tịch thu chỉ mất một cuốn thôi..Ý kiến thật hay.
Ngay hôm sau, tôi để đèn, say mê đọc sách của Balzac đến 3 giờ sáng làm Vũ trằn trọc mất ngủ. Vũ nói, "Với rương sách này, chắc chắn tụi mình sẽ biến đổi sơn nữ Trà My thành con người khác". Tôi cười dồng tình. Sáng ra súc miệng, tôi bảo Vũ:
-Bravo! Khoái quá...Thế giới hình như hoàn toàn đổi khác với tao, trăng sao, núi non, cây cối...tất cả không còn như cũ nữa. Ursula Mirouet, nhân vật tuyệt vời...!
Vũ cười. Tôi vươn vai, rống lên một tiếng vui mừng sảng khoái, âm thanh vang vọng tới các vách núi lờ mờ sương trắng xa xa.
Mấy ngày sau, Vũ lên cơn sốt rét, run bần bật đang lúc làm việc trong hầm mỏ, chắc là do đêm lội sông ngâm nước lạnh bị cảm. Vũ rên hừ hừ:
-Chắc tao bị "malaria". Khoa, mày cõng tao ra khỏi hầm nghen... tao mệt quá.
Nghe nói Vũ bị malaria, mấy ông chức sắc trong xã bắt Vũ ở trần đứng ngay bờ sông, rồi xô xuống nước. Vũ run lật bật, lóp ngóp bơi vô bờ. Họ lại xô xuống, lên xuống như vậy 3 lần, nói là cho máu huyết lưu thông, rồi ông Bổn đích thân cầm thân cây bắp quất túi bụi vào lưng Vũ để trục tà ra khỏi cơ thể theo lối trị bệnh cổ truyền địa phương. Ông đánh Vũ mấy cái thì đứa con trai tên Minh ra kêu về ăn cơm, nên cả đám bỏ về, ông giao tôi tiếp tục đánh. Tôi không nỡ quất Vũ, không tin lối chữa mê tín đó, làm bộ quất nhẹ hai cái thì My ở đâu xuất hiện, dành làm công việc đó. Tôi bỏ vô nhà, đứng sau cửa sổ, lén nhìn ra ngoài thấy Vũ đang ngồi, giựt cây bắp quăng đi, ôm chầm lấy My kéo vào lòng, hôn tới tấp vào mặt vào cổ. My lúc đầu còn vùng vẫy chống cự, sau cũng dơ hai tay ôm choàng lấy lưng Vũ, hai người ôm chặt nhau say mê mấy phút làm tim tôi thắt lại, đầu óc choáng váng, vừa ghen vừa buồn tê tái... lẳng lặng quay vô nhà ngồi gục đầu ôm gối thẩn thờ.
Mấy ngày Vũ bệnh, tôi nấu cháo hành rắc tiêu thật cay cho Vũ ăn giải cảm. Ba hôm sau, Vũ khỏe, đi làm lại. Tôi giữ ý, không dám quá thân mật với My, sợ hai người hiểu lầm. Nhưng đi đâu, ba đứa vẫn cặp kè nhau như bạn thân, khi coi xi nê, khi đi dạo rừng, lúc nấu ăn chung. Mỗi khi rảnh, Vũ và tôi thay nhau dạy My đánh vần tiếng Việt, ráp chữ, cầm tay My viết những chữ đơn giản trên giấy.

Một hôm, Vũ và tôi lại được lệnh kể chuyện xi nê cho bà con nghe. Vũ kể truyện Pháp, nhưng nói láo truyện của Albania, nước bạn chủ nghĩa xã hội của Việt nam, để ông Bổn khỏi thắc mắc.
-Người viết truyện phim là Balzac. Tên nhân vật chính là Ursula Mỉrouet. Bà con la to lên cho nhớ nào. Balzac. Ursula Mirouet.
Dân chúng quê mùa, nào biết Balzac là ai, Mirouet là ai, đồng thanh dơ tay hô to "Balzac", "Ursula Mirouet", như hoan hô bác Hồ, bác Tôn, làm tôi giả đò ho, quay mặt đi, ráng nín cười. Thấy gạt được bí thư xã dốt nát, Vũ lần lần qua mặt ông trong nhiều chuyện khác. Đang cuốc trong hầm mỏ, thấy mệt muốn nghỉ, Vũ rón rén vặn sớm đồng hồ 15 phút. Ông Bổn nghe chuông reng, vô tình cho dọn dẹp cuốc sẻng nghỉ về nhà sớm. Một hôm, Vũ rầu rầu tâm sự:
-Tao buồn quá. Hôm đó, đang đọc Balzac cho My nghe thì ông nội nó về thình lình, ổng la tao. Tệ hơn nữa, ổng đốt nguyên cuốn "Old Goriot".
-"Chấp làm chi ông già lẩm cẩm. Lần sau nhớ cẩn thận hơn." tôi an ủi.
Một lần khác, My ngồi thật sát bên Vũ ở chân cầu thang nghe truyện. Vũ đọc;
"Sự khác nhau giữa kẻ quê mùa và người văn minh là "Tư tưởng". Người quê chỉ có cảm giác, còn người văn minh vừa có cảm giác, vừa có cả tư tưởng." rồi ngẫm nghĩ mấy giây, khen hay. Tôi báo cáo vụ ông nội My kỳ này muốn ở nhà hai đứa nửa tháng để may quần áo, thay vì ở nhà dì của My như thường lệ. Vũ nói ngay:
-Ông già muốn lục soát nhà tụi mình đó".
Quả nhiên, ở chung nhà được hai hôm, ông thừa lúc không có ai, gọi Vũ nói riêng. Lúc đó tôi nằm trên gác mà ông không hay. Ông nói:
-Tôi và cậu em đã quá hiểu nhau rồi, phải không" Bây giờ tôi nói thật cậu điều này. Từ ngày hai cậu kết bạn với cháu tôi, tánh tình nó thay đổi hẳn.
-Thay đổi thế nào ông"
-Một hôm tôi về nhà, bắt gặp nó mặc một cái áo lót thêu hoa, phần trên giống như cái nịt ngực phụ nữ tân thời trên tỉnh, phần dưới ôm sát cái bụng thon, chống nạnh nghiêng qua nghiêng lại , đứng cười ỏng ẹo ngắm nghía trước gương, nói chuyện với một đám bạn gái trầm trồ sờ mó khen đẹp. Tôi lóng tai, nghe nó nói:
-Áo này tên "sú chiêng", phụ nữ trong tiểu thuyết ai cũng mặc hết.
-Mặc làm chi vậy"
-Để làm cho bộ ngực cơi lên, cho thân thể tăng phần hấp dẫn. Kẻ quê mùa chỉ có cảm giác, người văn minh vừa có cảm giác vừa có cả tư tưởng, nên mới sáng chế được nhiều cái mới lạ, đẹp đẽ, đúng không"
Ông tiếp,"Tôi nghe nó nói mà sợ quá, tay run lẩy bẩy. Không ngờ sách vở ảnh hưởng đến lối sống con người đến mức độ đó".
Vũ im lặng. Một lát, ông già lại tiếp:

-Xin cậu đừng đọc tiểu thuyết cho nó nữa. Tiểu thuyết không phải là thực tế. Hãy nghĩ đến tương lai của cậu. Hãy dạy nó cái gì ích lợi thực tiễn, dừng dạy những thứ nhảm nhí trong sách vở..
-Ở xó núi này mà dạy gì có ích lợi đây, ông nội"
-Tôi sẽ dạy cậu nghề may, một nghề rất tốt để nuôi thân.
-Ông muốn con thành thợ may à" Con vụng về lắm, không may được đâu.
Ông già nín thinh. Câu chuyện hai người tới đó là hết, nhưng mấy ngày sau, một tối ông lên giường ngủ, tự dưng hỏi nhỏ tôi:
-Cậu Khoa, có truyện nào hay kể tôi nghe với.
Tôi kinh ngạc, châm thuốc hút, kể ông truyện "Kích tôn Sơn bá tước" của Dumas.
-Truyện này bắt đầu từ năm 1815, ở Marseille...
-Marseille ở đâu"
-Là một hải cảng của Pháp, gần Địa trung hải.
-Sao xa quá vậy" Sao không kể chuyện gần hơn, như Tam quốc Chí của Tàu hồi xưa.
-Thôi, con chỉ biết truyện Kích tôn Sơn, ông không thích nghe thì mình đi ngủ vậy. Bonne nuit.
Vũ ghé nhỏ tai tôi nói khẽ," Ông già "mắc câu" rồi đó...Thôi tao ngủ trước, mày chịu khó kể cho ổng...", rồi vén mùng chui vào. Ông già quả nhiên năn nỉ," Thôi được, cậu kể cái gì cũng được."
Truyện Monte de Cristo tôi kể, hấp đẫn đến nỗi ông già mê man nằm nghe suốt 9 đêm liền không chán. Ông quả là khỏe với tuổi 75, chòm râu bạc rung rung khi nói chuyện rổn rảng với khách hàng. Ban ngày ông may cắt, phục vụ đông đảo bà con rộn ràng, ban đêm say sưa lắng nghe truyện Dumas tới khuya, đến nỗi nghe truyện mà ông bắt đầu nhập tâm, tưởng tượng ra những "designs" mới cho quần áo, như vẽ đầu mũi neo tàu thủy trắng,cắt thêu túi áo quần xanh nước biển, chiếc ghe buồm thấp thoáng bên cây dừa xanh, dựa theo các chi tiết tỉ mỉ Dumas mô tả trong truyện. Hè năm đó, một cơn gió mát của Địa trung hải như quét ngang qua làng Thạch hãn chúng tôi với các áo quần kiểu thủy thủ lạ mắt, quần ống loa lệt bệt cho các thôn nữ lao động ngoài đồng ...Nếu Dumas còn sống, chắc ông sẽ phải ngạc nhiên, hài lòng về kết quả kỳ diệu mà tác phẩm ông tác động lên tâm hồn một ông thợ may già ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng nam. Các designs ngày càng trở nên tỉ mỉ, đài các, kiêu sa : áo lót thêu cánh hoa huệ trắng, quần đùi rộng thêu cánh chim hải âu bay...Ông già say mê hỏi về lâu đài tráng lệ của bá tước Cristo ở đại lộ Champs aux ELýsee, Paris, trầm trồ khen cái tên thật đẹp..cho đến một đêm chúng tôi đang thì thầm về Cristo thì ông Bổn thình lình xuất hiện với ngọn đèn pin dọi vào mắt tôi,Vũ, và ông già. Ông già lén nhích vô trong mùng, nằm xuống giả đò buồn ngủ. Hai mắt cú vọ ông Bổn chòng chọc nhìn tôi:
-Mặc quần áo vào, đi theo tôi. Tôi đưa cậu lên gặp công an huyện.
-Tôi có làm gì sai trái đâu"
- Còn không à". Cậu kể toàn chuyện phản cách mạng. chuyện mấy thằng quí tộc, vua chúa độc tài ngày xưa.
Vũ nhanh trí mở gói thuốc lá, chồm ra mời ông Bổn hút. Ông không thèm nhìn , làm Vũ cụt hứng, lựa lời nói:
-Không phải đâu ông Bổn, chuyện vua chúa đó ở ngoại quốc, không phải ở Việt nam. Với lại, Edmond trong chuyện là anh thủy thủ lao động nghèo, bị bọn cường hào ác bá bỏ tù oan, sau trốn về lật đổ trả thù bọn này, đúng với lý tưởng cách mạng bác Hồ.
-Mày chỉ giỏi cái miệng, bộ tao ngu lắm hả" Mau lên, Khoa, thay đồ đi theo tao.
Ông già ngồi dậy nói,"Thưa ông bí thư, tôi cũng có lỗi, lẽ ra không nên nghe những chuyện văn hóa đồi trụy như vậy. Xin ông tha lỗi cho cậu ta".
Ông Bổn làm ngơ như không nghe, nhìn Vũ hạ giọng;
-Thôi được, tao cũng không phải hạng người độc ác. Muốn tao tha cho bạn mày thì giúp tao chuyện này. Cái răng hàm tao sưng, hành nhức nhối mấy hôm nay. Mày con nha sỹ, chắc biết cách chữa...Đây là một miếng thiếc vụn để mày trám cái răng sâu dùm tao.
Ông móc túi lấy ra miếng vải con gói cục thiếc nhỏ bên trong, đưa Vũ. Thế là hôm sau, để cứu tôi, Vũ phải hì hục chế ra cái máy khoan điện " dã chiến" nhờ vào bánh xe bàn máy may My đạp quay vù vù, tạo từ trường điện để nạo cái răng hàm bị sâu ăn của ông Bổn, còn tôi thi nướng mấy miếng thiếc vụn trên cái chảo nhỏ trên lửa cho chảy ra, để khi Vũ hô lên thì kê vô lỗ răng sâu mà đổ vào. Ông Bổn bị cột tay chặt ngồi trên ghế, chốc chốc hét lên vì đau, nhưng phải ráng sức chịu đựng vì không có thuốc tê. My nghe lời Vũ, châm một điếu thuốc cho ông hút để gây tê chỗ mới trám.
Cuộc trám răng dã chiến thành công sau hai tiếng đồng hồ làm việc vất vã của ba chúng tôi.. Ông Bổn không kêu ca gì, lại còn đi khoe mọi người về cái răng mới nhai được thức ăn và đêm ngủ ngon lành tới sáng. Vũ nghiễm nhiên trở thành ông "đốc tờ" của xã từ đó. Con bệnh kéo đến la liệt trước nhà nhờ trị bệnh. Vũ sợ quá, rúc trong nhà. Tôi phải thuyết phục cố gắng chữa để có lộc ăn, vì bệnh nhân mang thức ăn ê hề tới đền ơn chữa bệnh, con gà, chục trứng, ký thịt heo, chai mật ong, ngay cả kẻ nghèo nhất cũng mang 2 bó bún khô tới biếu trả công, tội gì mà không nhận để "cải thiện" khẩu phần. Vũ sực nhớ lại cái valise dấu ở hang núi có cuốn sách y học chữa bệnh của Lãn Ông, bèn vui vẻ đồng ý làm ông thày lang bất đắc dĩ. Ông Bổn thấy vậy, cho phép Vũ ở nhà trị bệnh luôn, khỏi đi lao động. Ông nói xã rất cần có một bệnh xá. Cuốc đất, gánh phân, hái bắp...ai cũng làm được, nhưng chữa bệnh cho dân làng là một công việc không phải dễ, không phải ai cũng làm được.
Nhưng ông đã không may bị thương nặng trong hầm mỏ sau đó mấy ngày, lúc đang cố gắng bảo vệ pho tượng bác Hồ nguyên vẹn khi nóc hầm sập. Bà vợ khóc rú lên, người ông đầy máu me khi anh em phu mỏ lôi được ông ra khỏi hầm. Ông nằm dưới nhà thương huyện một tháng, nên công việc dồng áng vì vậy mà trì trệ lại, bà con làm tàn tàn cho có lệ, đi trễ về sớm, có khi lấy cớ đau ốm nằm nhà chơi.. Vũ và tôi cũng thừa cơ hội, như chim sổ lồng, tung tăng đi chơi với My suốt ngày. Vũ và My chiều nào cũng ra ngoài hồ nước bơi lội, ôm ấp quấn quýt bên nhau. Tôi biết sự có mặt của tôi trong cuộc chơi tay ba không cần thiết, nên đôi lúc cố tình chơi riêng ra. Tôi quen một bác xay bắp tại nhà, biết chơi đờn cò, nên cả ngày lẩn quẩn vói ông hát hò, trao đổi bàn luận âm nhạc, có lần tới khuya, quên hẳn cặp giai nhân tài tử.
Sau hôm đó, tôi để ý thấy Vũ và My mỗi lần thấy tôi có ý ngượng ngùng, nhìn đi nơi khác. Không biết chuyện gì xảy ra, tôi cũng không tiện hỏi. Một hôm Vũ nhận được điện tín ông già đau phải nhập viện ở Đà nẵng, nhưng không dám cho My hay. Lúc ba đứa ra bờ suối nướng bắp ăn, Vũ mới ấp úng cho My hay ông Bổn cho phép về thành phố 2 tháng để lo cho cha bệnh. My thảng thốt kêu:
-"Tới những 2 tháng lận"
-Cũng ...có thể sớm hơn, biết đâu chừng".
-"Ba anh ăn thịt rùa nướng sẽ khỏi bệnh ngay. Để em bắt rùa cho.
Nàng liền nhảy ùm xuống sông, lặn một lúc rồi trồi lên, ném lên bờ một con rùa to ngo ngoe, suýt xoa đưa bàn tay chảy máu đầm đìa vì rắn cắn, thở hổn hển kêu đau. Vũ vội vàng lấy dây cột chặt bắp tay My để chận nọc độc khỏi chạy lên tim, còn tôi lật đật kê miệng ngay vào vết cắn, hút sạch máu độc, nhổ ra, rồi lại hút tiếp, nhổ ra... khiến nàng xúc động nhìn tôi âu yếm.

Hôm sau, My ra lộ vẫy tay đón xe cho Vũ xách ba lô quá giang về thăm cha. Tôi bước theo sau My. My hấp tấp chạy theo xe, níu tay Vũ, mếu máo khóc nói với theo,"Em có chuyện này chưa kể anh nghe, anh Vũ.. Anh nhớ về sớm ...."
Còn lại tôi và My quanh quẩn bên nhau sớm hôm trong căn nhà ấm cúng. Tôi đọc sách, dạy chữ, đàn violon cho nàng mỗi ngày. Nàng nắn nót viết được chữ "Em Yêu Anh" làm tôi khoái chí. Tôi đọc "Madame Bovary" cho My,say sưa với cách tả nhan sắc tỉ mỉ của Flaubert, tự coi mình như Charles Bovary, anh chồng y sĩ cù lần, tốt bụng, bị cô vợ đẹp Emma cắm sừng. Tôi coi My như Emma, thích se sua, chuộng thời trang, chưng diện, lãng mạn. Đó là thời kỳ hạnh phúc nhất của tôi ở đó, được độc quyền săn sóc My, chiều chuộng My, giữ gìn My không để trai làng chọc ghẹo theo lời dặn của Vũ, nhưng nàng hình như có vẻ lo âu, sợ hãi điều gì.
Một hôm, My tới ngồi bên tôi, sắc mặt bối rối, cúi đầu nói khẽ:
-Anh Khoa, chắc là em... có bầu..Sáng nay em ói mửa mấy lần.
Tôi choáng váng, đánh rơi cuốn sách xuống đất. My ôm mặt nói tiếp:
-Em mất kinh hai tháng nay. Ông em mà biết, ổng giết anh Vũ mất. Có nước em bỏ làng đi...
Tôi bàng hoàng, sững người nhớ lại những đêm Vũ và My ăn mặc hở hang, ôm eo ếch nhau bơi lội ngoài hồ vắng liên tục nhiều ngày. Tôi hình dung lại tia mắt không tự nhiên của My mỗi lần thấy tôi mấy lúc gần đây. Vũ chớ hề kể tôi nghe hai người đã làm những trò gì . Thì ra họ đã lén lút làm "chuyện đó". Trai tài gái sắc, trăng thanh gió mát, thiên nhiên hữu tình, làm sao mà tránh khỏi phút rạo rực, xuân tình phơi phới. My sắp có con, ở tuổi mới 18. Vũ biết chuyện này chưa, sao lại bỏ đi, để lại cho My "của nợ" này, giao tôi trách nhiệm phải giải quyết. Hay là Vũ biết, nên lấy cớ cha đau để quất ngựa truy phong" Tôi làm sao bây giờ" Tôi gượng gạo nói," Đừng lo...Để anh tính." Rồi bỏ đi, nước mắt ràn rụa, tránh không cho My thấy. Tôi thương em quá. Tôi xót xa thừ người ra, tự dưng oán giận Vũ vô cùng. Câu nói của My cứ văng vẳng bên tai :"-Nếu ông em biết được, ổng sẽ giết anh Vũ mất." Tôi chợt nhớ tới huyện Phước Sơn có nhà thương lớn, bèn cầm theo hai cuốn sách dịch truyện Flaubert và Balzac, đón xe xuống tìm bác sĩ sản khoa. Bênh viện tồi tàn dơ dáy, bệnh nhân ngồi lê la ra cả ngoài hành lang. Tôi hỏi thăm, gặp được bác sĩ sản khoa, trình giấy tờ, tự giới thiệu là con thầu khoán "ngụy" ở Đà nẵng đi cải tạo lao động ở Thạch Hãn, nhờ ông giúp trục thai cho cô bạn gái. Ông trông cũng hiền từ, kéo tôi vô phòng khóa cửa lại, lắng nghe tôi kể lể. Tôi đưa ra 2 cuốn sách dịch ra để làm tin, xưng là sinh viên con nhà tư sản, mới 21 tuổi, không phải con nhà cách mạng. Ông chăm chú coi giấy tờ tôi và ba tôi, lướt mắt đọc tựa đề cuốn sách, nói:
-Tôi biết Hoàng hải Thủy, người dịch sách này, ông bị coi là trí thức phản động, kẻ thù của nhân dân, cũng như ba em...
Tôi quay mặt ra cửa sổ, bỗng nghẹn ngào ứa nước mắt khóc, không hiểu tại sao, vì ông nói ba tôi là kẻ thù nhà nước, hay vì hoàn cảnh đáng thương của My mà tôi phải lặn lội tới đây, hạ mình năn nỉ ông cứu giúp, hay vì người tôi yêu chưa kịp hưởng đã bị phỗng tay trên, vì người khác "ăn ốc", còn tôi phải đi "đổ võ"... Viên bác sĩ thấy tôi khóc, xiêu lòng, ngẫm nghĩ một lúc rồi an ủi tôi:
-Em còn trẻ quá. Tương lai còn dài. Tôi sẽ giúp. Nhưng ở đây, tôi không dám làm. Tôi sẽ làm chuyện đó ở nhà riêng. Sáng thứ bảy này, khoảng 10 giờ, em mang cô ấy tới chợ huyện, hỏi nhà bác sĩ Cơ, gần bến xe đò, người ta chỉ cho. Càng sớm càng tốt.
Thứ bảy, tôi mượn chiếc xe đạp đòn dông, chở My đi, nói dối ông nội đưa My coi một phim hay chiếu ở huyện, mang theo cái đàn violon. Bác sĩ kín đáo giải phẩu tại nhà, thuốc men khử trùng đầy đủ. Sau mấy tiếng đồng hồ ngồi phòng khách chờ đợi, tôi thấy My chậm chạp bước ra, da tái xanh, thẹn thùng, mặt ướt đẫm mô hôi. Bác sĩ đưa tôi cái khăn lông lót đòn dông để My ngồi cho êm. Ra tới chợ, tôi móc túi cho My tờ 20 ngàn, nói, "còn sớm, mình ra phố, em có muốn mua gì thì mua". My hỏi:
-Tiền này ở đâu anh có "
-Anh bán cái violon rẽ cho bác sĩ.
-Trời, "violon" mà bán có 20 ngàn sao"
-25 ngàn, anh giữ lại 5 ngàn trong túi. Đúng ra, anh biếu bác sĩ cây đàn đền ơn, nhưng ông cho lại chút tiền này.
My cảm động, kê môi hôn vào má tôi, ứa nước mắt nói: "Anh tốt với em quá".
Một tháng sau, Vũ ở Đà nẵng về, đem mấy chai rượu đắt tiền làm quà cho ông Bổn và ông nội My. My dọn tiệc mừng, cả nhà ăn uống vui vẻ. Tôi và My đều không hé răng nói chuyện có bầu, chuyện đi gặp bác sĩ với Vũ. Vũ cười khen tôi đã săn sóc tốt cho My, dạy My đọc tiếng Việt khá sõi và giọng nói cũng bớt quê mùa. Tôi chỉ cười gượng.. Chúng tôi sống êm đềm tay ba như thế thêm hai tháng nữa thì một hôm, My áo quần khăn gói tươm tất, để ông nội lại, lẳng lặng bỏ lên thành phố đi mất, không một lời từ biệt.
*
Sau 2 năm lao động trên núi, hai đứa tôi được cấp bằng khen thưởng hoàn tất chương trình, về lại thành phố. Ba tôi đã dọn vào Saigon sống, nên tôi vào theo. Ông lo lót cho tôi đi vượt biên trót lọt qua Mỹ năm 81. Tôi đem theo cái máy bay nhỏ xíu của My làm kỷ niệm. Ba Vũ được lưu dụng làm nhà thương lớn ở Đà nẵng. Vũ vô Saigon đi học lại, đậu vào Nha khoa, ra trường đỗ thủ khoa. Ở Mỹ, tôi mất liên lạc nhiều năm với bạn bè, vừa làm vừa học âm nhạc ở college, trở thành giáo sư dạy dương cầm ở đại học Fresno năm 87, mua nhà lầu, xe láng, lấy vợ đẹp. Tôi và một số nhạc sĩ Mỹ nổi tiếng hay đi trình diễn âm nhạc ở các thành phố lớn khắp nước Mỹ. Vợ tôi làm bác sĩ gây mê ở nhà thương, được hai con gái. Tôi bảo lãnh ba mẹ qua Mỹ, nhưng không hề trở về thăm Việt Nam lần nào. Chế độ độc tài công an trị tham nhũng thối nát làm tôi ghê tởm. Thỉnh thoảng tôi lôi cái máy bay đẽo bằng tay ra ngắm nghía. Hình bóng Trà My và những kỉ niệm khó quên ở Phước Sơn ngày xưa lâu lâu chập chờn hiện ra trong giấc mơ. Tôi nghe nói Vũ có phòng mạch tư ở Saigon, vợ và một con trai, cuộc sống khá giả. Nam bán địa ốc ở Saigon, còn Quy đã đổi lên Đalạt dạy.
Năm 2006, tôi coi news các đài Việât Nam trên Tivi thấy tin Quảng Nam có project xây đập thủy điện lớn ở Phước Sơn, giải tỏa di dân nhiều làng xã trong có Thạch hãn và Thiên Sơn, xả nước sông tràn ngập thung lũng làm đập, mực nước sẽ lên cao đến lưng chừng núi. Tự dưng tim tôi thắt lại, như ngày nào tôi bắt gặp Trà My ôm Vũ hôn say đắm ở bờ sông Thu bồn. Đầu tôi choáng váng, như ngày nào My báo tin có thai ở căn nhà gỗ thô sơ bên triền núi Thạch Hãn. Ba mươi năm qua, mặt tôi đã già đi, chân tóc lên cao, nét nhăn ở đuôi mắt xuất hiện, nhưng tim tôi vẫn còn in chặt hình ảnh ngây thơ duyên dáng của Trà My, hàm răng trắng tươi cười, nũng nịu, con mắt trong xanh, thông minh. Ba mươi năm, đầu tôi vẫn còn vương vấn mây bay, bướm trắng, cây xanh, núi biếc ở Thạch hãn.Tôi quyết định phải trở về Phú Sơn, Thạch hãn một lần để thăm lại cảnh cũ, người xưa, coi ai còn, ai mất, trước khi Thạch hãn bị chôn vùi xóa nhòa dưới biển nước cuồn cuộn. Tôi vô một tiệm ở phi trường L.A, lựa mua làm quà cho My một lọ nước hoa thơm đắt tiền của Pháp. Trà My nghe tin làng xóm bị giải tỏa, xây đập thủy điện, thế nào cũng quay về chốn cũ như tôi. Không biết nàng có chồng chưa, còn sống, hay đã chết phương nào.
Đà nẵng đã thay đổi nhiều, nhà cửa dinh thự chi chít, xe cộ tấp nập, người đông như kiến. Ngôi nhà cũ của ba tôi, cán bộ đảng viên ở. Tôi lần mò lên dốc núi đầu làng Thạch hãn, cầm chiếc máy quay phim, thấy phiến đá trắng cũ vẫn còn nằm đó, lấy tay rờ vuốt âu yếm, trong lòng bồi hồi xúc động. Những vách núi cao còn đó, hồ nước xanh veo còn kia, dưới đáy thung lũng xanh ngắt. Mây trắng vơ vẩn, vài cánh chim bay ngang sườn đồi, nhà ai nấu cơm chiều khói bốc lên ở cuối thôn. Nhà cửa tiêu điều, có lẽ một số dân đã sớm bỏ đi trước. Tôi thấy lại ngôi nhà ông Bổn, đã tàn tạ, bước vào gặp một phụ nữ khoảng 30 ngồi xếp giấy bên đứa con 2 tuổi, bèn tự giới thiệu:.
-Tôi là Khoa, 28 năm trước có đi "thanh niên xung phong" lên làng này ở 2 năm, nay tôi lên thăm, muốn tìm lại người quen...Cô là..."
-Em mới về nhà này có 10 năm. Chồng em là Minh.
--Ủa, Minh, con trai ông Bổn" Vậy ra cô là dâu ông Bổn"
Người đàn bà trẻ tươi hẳn nét mặt, đứng lên nói tíu tít:
-Dạ phải. Em tên Hoa. Ba em qua làng bên có việc, anh Minh xuống huyện mua pháo về đốt tối nay. Hai tuần nữa, làng mình và mấy làng gần đây phải di tản, chánh quyền xả nước ngập thung lũng làm đập. Em đang xếp mấy cái thuyền giấy để tối nay thắp nến mang ra thả dưới hồ, đưa tiễn vong linh người chết lần cuối cùng.Tối nay đông lắm, mời anh xuống chơi, biết đâu gặp lại người anh muốn tìm....
Tối trời, tôi ra bờ hồ đông người, lang thang hỏi quanh tìm "Cô thợ may bé nhỏ". Vài cô gái dẫn tới một cô bé khoảng 20 tuổi lạ hoắc cúi đầu chào tôi. Tôi bật cười lúng túng,"Không phải cô này, xin lỗi". Trên mặt hồ, vô số các thuyền giấy ghi tên người quá cố gắn đèn cầy lung linh sáng, dật dờ trôi nổi, tạo nên một quang cảnh ấm cúng huyền bí làm tôi cảm động. Tôi gặp Hoa đứng đó lâm râm cầu nguyện. Hoa nói mai tôi lên chùa tìm các bài vị người chết ký thác đọc, xem có tên Trà My không, biết đâu chị ấy đã chết rồi. Sáng, tôi lên chùa tìm khắp các bàn thờ, không thấy tên My. Tôi chụp hình, quay phim cảnh cũ, người xưa...Hang núi, "Động sách", bờ hồ, bờ sông... Ông Bổn đã già, hàm răng rụng gần hết, mừng rỡ nhận ra tôi, ông nội My đã chết từ lâu, ông chủ cối xay nhạc sĩ "đờn cò" vẫn còn sống, tóc rụng gần hết, khảy tứng tưng cho tôi nghe bản nhạc ngày xưa....
Tôi mua vé bay về Saigon, vợ chồng Vũ và đứa con trai 15 tuổi ra Tân sơn Nhất đón. Hai đứa mừng mừng tủi tủi ôm chặt nhau. Cả hai đều mếu máo. Bao nhiêu kỉ niệm ồ ạt sống lại cuồn cuộn trong đầu làm tôi choáng váng. Vũ đã đeo kính, cao lớn chững chạc ra, nhưng vẫn còn đẹp trai phong độ, mái tóc để dài phong trần, ăn mặc sang trọng. Vợ con Vũ ngồi băng trước xe hơi, vợ đích thân lái . Vũ và tôi ngồi băng sau, nắm tay, ngửa đầu ra lưng ghế, nói chuyện không ngừng.
-Nghe nói mày bây giờ làm ăn lớn và nổi tiếng lắm ...
Vợ Vũ cười khoe:
-Ngoài phòng mạch, ảnh còn dạy đại học Nha, còn được bầu làm chủ tịch Ban giảng huấn nữa .
Nàng đưa tôi về nhà ở quận 5, ngôi nhà lầu 5 tầng đồ sộ tráng lệ, hối hả xuống bếp chỉ huy người làm nấu ăn.Tối đến, sau bữa cơm thịnh soạn, tôi và Vũ khề khà nhấm nháp rượu nho ngồi trước Tivi, tôi bỏ video disk quay cảnh ở Thạch hãn vào máy cho Vũ xem. Núi xanh thác nước hiện ra. Tôi cười,"Đây là nơi 2 cậu sinh viên nghèo đi cải tạo, còn nhớ không"" Hình mấy chị đàn bà hiện ra, tranh nhau nhắc kỉ niệm về 2 cậu sinh viên lao động,. Tiếng nói léo nhéo,"Có 2 cậu, một cậu rất đẹp trai, tên như là Vũ, khéo tay lắm, biết chữa bệnh. 2 cậu đều yếu ớt mảnh khảnh, nhưng kể chuyện rất hay, có lần kể truyện phim làm tụi này khóc sụt sịt như con nít..." Vũ phì cười, chớp chớp mắt. Tôi hỏi:
-Nhớ ông này không"
Vũ lại cười. Đó là ông Bổn, mắt mờ, râu bạc, há miệng trơ trọi ba cái răng cửa chìa lởm chởm, tay cầm cái đồng hồ reo ngày xưa Vũ để lại, khen nó còn chạy tốt, đồ tư bản làm thiệt là bền. Tiếng tôi trong máy, Không đâu, nó trễ 20 phút rồi."Tiếng ông Bổn,"Vậy sao" Để tôi vặn thêm. Nó đã già rồi, cũng như tôi vậy mà". Vũ bỗng kêu to:
-Coi kìa, cái răng hàm tao trám cho ổng vẫn còn kìa.
Chuyển qua hình ông cối xay nhạc sĩ đờn cò ngồi trước căn nhà lụp xụp,tay đờn,miệng hát nghêu ngao..Rồi ngôi nhà sàn ngày xưa hai đứa ở, cánh cửa sổ quen thuộc tôi đã từng ở đó nhìn trộm ra ngoài thấy My và Vũ ôm nhau hôn. Vũ ngây người ra cảm động.Tôi thở dài:
-Ông già thợ may chết rồi.
Rồi hình hang núi mờ mờ dây leo hiện ra. Vũ thảng thốt:
-Trời ơi, "Động sách" của tụi mình ...
-Khi tao quay chỗ này, tao nghe như có tiếng người nói lao xao trong đó. Tao sợ quá.
Vũ giật mình quay nhìn tôi:"Tiếng ai vậy"".Tôi tựa đầu vào đầu Vũ, choàng vai bạn, thì thầm,"Tiếng của tụi mình, cách đây 28 năm..." . Vũ bỗng nói như mếu:
-Hôm đó....hôm đó, mày nhớ không, mình đang ngủ trưa, ông già hốt hoảng lôi dậy, khóc lóc nói My bỏ đi rồi, đi tìm một cuộc sống mới. Ông năn nỉ mãi, nó cũng cứ đi. Mình chạy theo, thấy nó cắt tóc cụt ngủn, mặc quần jeans thêu hình mũi neo, vai đeo cái túi vải hồng. Thấy tao tới, nó đứng lại cúi gầm mặt. Tao hỏi sao cắt tóc ngắn vậy, nó nói nó thích vậy. Tao hỏi ai mua cho nó đôi dép mới, nó nói anh Khoa mua. Tao hỏi tại sao đổi ý, ai làm nó đổi ý, không muốn ở lại đây nữa, nó nói,"Hai anh sắp mãn hạn về lại thành phố rồi, em ở đây với ai", nó nói Balzac, Flaubert làm nó muốn đi, đi để tìm tương lai sáng sủa hơn.Tao bảo,"Nhìn mặt anh nè, em đã quyết định kỹ chưa"" Nó ngước đầu lên. Tao rươm rướm nước mắt, nói," Anh yêu em nhiều lắm, em có biết không" Sao em nỡ bỏ đi không một nói tiếng nào"" Nó thở dài quay đi nhìn xuống thung lũng. Tao ngồi xuống đau khổ, nó vác cái xách lên vai, tới gần nói,"Anh săn sóc ông nội giùm em. Cho em gởi lời thăm anh Khoa. Anh ráng giữ gìn sức khỏe, em ra tỉnh sống biết tự lo, không có sao đâu." My hôn vào má tao một cái, xoa đầu tao, rồi quả quyết đứng dậy hấp tấp xuống núi. My nói Balzac, Flaubert dạy nó rằng "nhan sắc người đàn bà, côïng với trí thông minh, là môt kho tàng vô giá, và tuổi xuân rất ngắn ngủi, nếu không biết nắm cơ hội, sẽ uổng phí một đời..."
Vũ thở dài, tháo kiếng cận, ngửa cổ lên trần nhà, trầm giọng kể tiếp, hai mắt ướt đẫm:
-Năm 83, tao có đi tìm My. Nghe nó bỏ Đà nẵng vào làm việc ở Biên hòa. Tao tới đó mấy ngày, kiếm cùng không thấy. Có kẻ nói nó theo ai vượt biên qua Mỹ rồi.
Tôi ngồi cứng đờ. Vũ lấy tay dụi hai mắt đỏ hoe:
-Mày cũng yêu My vậy, phải không". Mày không hề nói ra, nhưng tao biết.
Vũ thở ra một hơi dài não nuột. Tôi bối rối, hớp một hớp rượu;
-Hình như vậy... Chỉ có điều...hai đứa mình, mỗi đứa yêu My một cách khác nhau.
Mấy ngày sau, tôi kéo Vũ đi thăm Nam, bạn học cũ. Hai mắt Nam gần như mù, ăn cơm không thấy thức ăn, vợ phải gắp bỏ vào chén. Nam kể mắt bị cườm từ lúc trẻ, về già trở nên nặng, hai ba ông bác sĩ mắt Việt nam đoán bệnh sai, cho thuốc bậy, làm nặng thêm, phải đi Singapore mổ, cũng không bớt, phải qua Mỹ, tốn hết 10 ngàn "đô", cũng tiền mất tật mang, bác sĩ Mỹ nói mấy bác sĩ trước trị bệnh sai, nên bây giờ quá trễ. Hai đứa lên Đàlạt tìm thăm Quy, giáo viên Lý hóa về hưu non vì bị stroke, phải ngồi xe lăn, gia cảnh nghèo túng. Hai đứa giúp cho Quy một số tiền làm vốn mở quán nước trước nhà sinh sống rồi về lại Saigon. Đêm cuối ở nhà Vũ trước khi về lại Mỹ, là ngày họ xả nước sông ngập thung lũng ở Phước Sơn làm đập, tôi bỗng dưng nằm mơ thấy chiếc máy may quen thuộc của ông nội My nổi lên vì nước từ từ tràn lên ngập kín, lọ nước hoa đắt tiền tôi mua cho My quay cuồng trong nước lăn tăn sủi bọt trong căn nhà sàn hai đứa ở ngày xưa. Tôi thấy lại tôi trẻ măng đứng đàn violon say sưa bên cạnh Vũ ngồi chăm chú đọc truyện cho My ở chân cầu thang, My mặc áo cụt hở vai, hai mắt lim dim, ngả đầu lên vai Vũ, bàn tay búp măng chống cầm xinh xắn. Nước cứ từ từ lên theo tiếng đàn ai oán, réo rắt của tôi quá cửa sổ, quá cửa lớn, rồi vượt luôn lên khỏi mái nhà ngói âm dương cũ kỹ, xóa nhòa mọi hình ảnh thân thuộc, chôn luôn mối tình si dại khờ của tôi tuổi đôi mươi, chôn luôn vĩnh viễn dĩ vãng thơ mộng thời thanh xuân không bao giờ quên được của bộ ba chúng tôi.
Mùa thu năm nay, 2010, coi Tivi, tôi lại nghe, thấy miền Trung mưa to gió lớn trên núi vì dân nghèo chặt rừng bừa bãi lở đất, các đập thủy điện ở thượng nguồn xã lũ vô tội vạ làm Quảng nam, Quảng ngãi đắm chìm trong biển nước mênh mông, hàng trăm ngàn dân trôi cửa mất nhà, đói khát bệnh tật, chết chóc...Nếu My ở lại, có lẽ cũng đã là một trong đám nạn nhân lũ lụt kia, hai bàn tay trắng. Hình ảnh biển nước mênh mông đục ngầu phủ kín làng mạc thôn xóm trên tivi, chừa lại đôi ba nóc nhà lác đác, làm tôi đau xót nghẹn ngào. Ôi Quảng nam, ôi quê hương tan nát điêu tàn. Tôi bùi ngùi nhớ lại cái thung lũng Thạch hãn bốn năm trước đã một lần bị nhận chìm dưới đáy nước, giờ đây mọi sự như đang tiếp tục tái diễn, lan rộng xuống bờ biển, cả miền Trung hầu như chìm đắm trong nước lũ, đói nghèo ... Tôi nhớ tới sự ra đi của Trà My, sự biến mất vĩnh viễn của Phước Sơn với những bộ xương người thân quen chôn dưới lòng đất, hiểu rằng mọi sự tới rồi đi, không bao giờ trở lại, hạnh phúc con người chỉ đến có một lần trong đời, tất cả đều vô thường.... Hình bóng duyên dáng của My đi qua đời tôi có một lần rồi mất hút, như cánh chim bay cuối trời biền biệt.
Lần đầu tiên tôi nhận ra My hoàn toàn có lý khi can đảm sớm quyết định bỏ làng ra đi lúc còn trẻ để tìm tương lai, như tôi đã một lần bỏ nước ra đi kiếm tìm tự do 30 năm trước đây...

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
17/10/201107:57:28
Khách
Truyen nao` cung~ viet' them^ that' cho hay. Nhung truyen nay` ba xao. qua'. Doc. chan' pheo`.
10/03/201121:06:28
Khách
yup, your story is a translation of "Balzac and the Little Chinese Seamstress" No bueno.....hihi...cho diem "D" for your typing skill : )
01/02/201120:02:01
Khách
đây là cốt truyện la petite tailleuse de Balzac . cho điềm 1/100, désolé
01/02/201117:16:36
Khách
Truyen rat hay. Xin cam on tac gia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến