Hôm nay,  

Còn Lại Con Bọ Ròm Già

30/01/201100:00:00(Xem: 181397)
Còn Lại Con Bọ Ròm Già

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 3107-28407 vb8013011

Tác giả là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới của ông là chuyện mùa đông của các bậc cha mẹ.

***

Tôi đã đến tuổi về hưu, vợ chồng già sống cô đơn trong một căn nhà nhỏ trong một khu phố vắng vẻ ít dân cư người Việt.
Hàng tháng tiền cấp khoản SSA đủ xài nhưng vợ chồng tôi rất buồn khổ, chỉ vì một lý do đơn giản, con cái ít về tựu họp gia đình trong khi chúng tôi như cây thiếu nước, khao khát sự có mặt của các con lắm. Nay các con tôi đã lập gia đình, dọn ra ở riêng. Tình cờ một người bạn đọc tờ Việt báo, mục Viết Về Nước Mỹ, qua các bài “Buồn già cô đơn”, “Khi già mới biết nhà mình làs nursing-home” của tôi, anh hiểu rõ tâm trạng và động lòng thương cảm nên gọi điện thoại mời tôi qua nhà ở Baltimore du lich để bạn an ủi tôi lúc tâm tư cùng khổ.
Vùng Baltimore thời tiết hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng như lò lửa. Nhà nhà phải mở máy lạnh. Trái lại, mùa đông trời lạnh như ướp nước đá. Thành phố ngập tuyết. Thoạt trông mặt đường như trải tấm vải trắng màu sửa đục rất trơn. Tuyết phủ lấp các xe thành những hòn đá bạch kim khổng lộ, kỳ dị. Muốn chạy xe phải cào tuyết. Lưu thông xe cộ khó khăn dể đụng nhau dồn cục. Nhà nào nhà nấy mở sưỡi hoạt động thường xuyên.
Cứ 9 giờ mỗi buổi sáng, tôi lại quen nhìn qua cửa sổ để lòng lắng dịu trong sự mênh mông của cảnh vật đìu hiu bên ngoài; và theo dõi rất thú vị một hiện tượng ngộ nghĩnh đó là cảnh sinh hoạt trong cuộc sống của gia dình bọ, gồm vợ chồng và hai con.
Trời Baltimore tảng sáng lạnh lắm. Vào mùa đông không gian sương mù một màu trắng đục, vòm trời xuống thấp bao trùm vạn vật trong sự mông lung vờn vợn như mây bay, trong nhà nhìn ra ngoài trông như một nghê thường nơi tiên cảnh, khói sương mịt mờ, không gian lành lạnh. Nhưng vào khoảng 9, 10 giờ sáng trời lại ấm nhưng bóng cây không vọi ánh sáng mặt trời tạo khung trời vẻ âm u ma quái. Khoảng thời gian đó là thói quen thường nhật “Bọ chồng” đưa “Bọ vợ” và “Bọ con” du mục tìm kế sinh nhai.
Nhà nước Baltimore kế hoạch thành luật, vùng đất mới khai khẩn, sau mỗi nhà kiến thiết phải dành một khu rừng cây cho mát mẻ và tạo vẻ thanh lịch cho thành phố.
Từ trong khu rừng cây cối sầm uất gia đình bọ “kẻ” trước “người” sau, lần bò ra cánh đồng hoang nơi bãi cỏ tha phương cầu thực. Lộ trình từ hang “nhà” du mục ra đồng cỏ là con đường rừng chúng phải lên núi xuống đèo, khó khăn và nhọc nhằn lắm mới tới nơi đất tốt thịnh vượng cho cuộc sống. Ranh giới dãy nhà và khu rừng rậm đánh dấu bằng một hàng rào sắt. Nhờ các thanh cọc sắt trồng cách khoảng, đó là nơi để bọ nương tựa nghỉ lưng trong suốt cuộc hành trình đầy gian lao và nguy hiểm. Tại nơi dừng chân, bọ đực thường hay bò vòng quanh khu vực hiểm trở nhằm quan sát tình hình phòng “phường thảo khấu” đến cướp bốc như rắn, rít, mèo…đến thình lình gây họa.
Không lâu họ đưa nhau tới địa bàn hoạt động. Nơi đây là thung lũng ao thảo mộc trù phú xinh tươi.Vợ chồng bọ hớn hở chia nhau mỗi con mỗi nơi tìm gậm cỏ non nhưng không bao giờ chúng đi cách nhau quá xa. Họ quấn quit nhau, mỗi lần tìm được bải cỏ non phì nhiêu họ tíu tít réo gọi nhau ăn cùng ăn, no cùng no, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi.
Tình yêu tạo nên sức mạnh khôn lường, họ bất chấp mọi nguy hiểm để cưu mang lẫn nhau. Mạo hiểm chui mình trong hang hốc, dìu dắt nhau tiến qua sông cạn đá sỏi gập ghềnh tìm nhu cầu sinh sống có khác nào thợ săn len lỏi trong rừng già không ngại gặp cọp beo, thú dữ. Mỗi lần tìm được thức ăn bọ cha, bọ mẹ hì hục tha đồ ăn về chia sớt cho đàn con no đủ. Chúng háo hức tìm nơi đất mới. Đi cùng đi. Nghỉ cùng nghỉ. Phúc đồng hưởng. Trên đường mưu sinh bọ cha bọ mẹ luôn luôn áng thân che chở những lúc trời trở gió bất thường; hoặc xúm xít chuyền hơi ấm cho đàn con được ấm áp. Lúc tốt trời, mẹ cha ra đầm cỏ cùng hòa mình vui chơi với con thơ. Bên chồng bên vợ bên con, bờ hạnh phúc chứa chan, gia đình bọ tung tăng trên vườn tao đàn một cách khoan thai và thú vị.
Nắng hồng phớt nhẹ trên đỉnh đồi nắm yên lặng chảy dài lung linh trên bãi cỏ xanh rờn. Gia đình bọ thì thầm gọi nhau trên đường về tổ ấm. Lúc nào bọ chồng cũng biểu dương một Quan Vân Trường tiên phuông bảo vệ gia phong bất chấp mọi hiểm nguy. Đi một đổi đường bọ đực tìm nơi bóng mát dừng chân cho vợ con nghỉ ngơi. Chúng liếm bờ lông của nhau đê lau mồ hôi cho chồng, vợ, con cái.
Khác với các tiểu bang miền Nam, Baltimore thuộc Bắc nước Mỹ vào mùa đông trời lạnh rét căm căm. Trận mưa tuyết lấm tấm như bụi phấn bay lất phất kéo dài dai dẳng.

Thiên nhiên đầy bí mật. Chỉ ngủ qua một đêm sáng hôm sau cảnh vật hoàn toàn thay đổi. Vùng núi tuyết bao phủ, lấp kín đường lưu thông và ngập các sân vườn nhà cửa.
Một thành phố ít người qua lại, bầu không gian tỉnh mịch trông như nền tấm tranh lụa trắng tinh. Xe hơi đậu lề đường bị tuyết lấp thành hình một lớp bông gòn trắng xóa, các tài xế phải xúc tuyết trước khi cho xe di chuyển một cách chậm chạp. Bánh xe chạy phải quấn xênh cho xe khỏi bị tạt vì trơn trợt. Những tảng tuyết trắng nằm yên phơi phới trên các chòm cây cao lêu khêu trụi lá. Một lớp sơn như bột trắng phủ kín từ ngọn cho đến tận gốc các bụi cây giống như hàng cây Noel tắm tuyết trang điểm nền cổ kính cho thị xã. Một vài người khách bộ hành có việc cần ra khỏi nhà, họ mặc áo ấm dày, đầu đội mủ len; vành lụp xụp che lấp cả hai tai. Người người mặc nhiều quần áo rộng thùng thình ở xa trông như những quái vật khổng lồ qua lại trên các con đường nhựa ngoắn ngoèo thăm thẳm và xa tít.
Tuyết đông rất xốp hình thức của một ly đá bào trắng xóa. Trẻ con hay chơi đùa rượt nhau chạy trên bãi tuyết. Thường trong mùa đông tuyết đổ tuổi trẻ thích nô đùa chạy nhảy bôn ba trong trận mưa tuyết. Một vài ngày tuyết đông đá đó là khoảnh khắc thích thú cho đám thanh niên nam nữ sống vùng Washington thưởng thức thú vui trượt tuyết, snow sliding!
Mùa tuyết rơi 4 hay 5 ngày rồi tan biến trả lại sự trong sáng cho thành phố dân cư có lối sống an nhàn và thịnh vượng. Bây giờ thời tiết mát mẻ. Nhà cửa như được “dòng nước tuyết” rữa sạch, sáng sủa và mới mẽ. Cuộc sinh hoạt của mọi người mọi vật trở lại bình thường trong khung cảnh tân kỳ và khả ái.
Kìa! Đôi vợ chồng bọ cũ năm xưa xuất hiện dáng đi thẩn thờ trông rất sầu khổ. Lâu ngày gặp lại nhận ra “họ” ốm nhiều. Tiều tụy quá! Bọ di chuyển chậm chạp trên con đường mòn cũ cỏ rạp thành lối đi mòn xa xa. Mỗi lần tới cột sắt bọ đeo sát như tìm lại hơi ấm nồng nàn của đàn con cái thân yêu. Bọ nằm vật vựa rất lâu chỗ con cái họ nằm nghỉ ngơi.
Tôi khám phá ra hai chú bọ con màu xám tro đang hí hoái tìm gậm cỏ non. Chú nào cũng mạnh trong kế sinh nhai. Trong khoảnh khắc chúng đã ăn sạch cỏ non. Gió hiu hiu đủ sức cám dổ chúng vào giấc ngủ nồng say. Nhìn kỹ, đó là hai bọ con của gia đình cũ đã thoát ly. Bây giờ bọ con có nếp sống mới, sinh lực mới, tự sinh hoạt không cần tới bọ cha bọ mẹ cưu mang như ngày nào chúng bé tí teo phải nhờ vào sự giúp đỡ của đấng sinh thành.
Một tuần lễ qua!
Một tháng qua!
Một năm, thời gian dài lặng lẽ trôi qua!
Nhìn xa, một chấm nhỏ trong cánh đồng thảo mộc bát ngát. Càng lúc càng rõ hơn hai bóng bọ già còng lưng, lảo đảo, lẳng lặng bò trên con đường mòn cũ. Nó đã già, tong teo, chân yếu khó nhọc trong bước đi uể oải. Mắt kém lần mòn tìm cỏ non để ăn. Nhiều khi đôi bọ mỏi mệt nằm thiếp trơ trọi trên dồng cỏ, mặc cho màng sương đêm phủ xuống đấp lạnh một thân thể khô khan, gầy đét.
Một ngày kia sương sa đầy tuyết phủ. Những chiếc lá rừng cuối mùa màu vàng hoe rơi rụng bay lả tả. Trên chảo cánh đồng cỏ hiển hiện một vật nằm bất động, coi lại đó là hình hài đôi vợ chồng bọ già nằm lịm trong chiếc áo quan bằng tuyết phủ đã nhắm ghìm đôi mắt, bốn chân co quắp, từ giã cõi đời.
*
Qua câu chuyện gia đình hạnh phúc của gia đình bo sau cùng đi đến cảnh ngộ “Cha mẹ đôi nơi, con cái đôi ngả rất thương tâm. Trước đây gia đình đầm ấm vui tươi bao nhiêu sau này đày đọa bấy nhiêu. Cha mẹ nuôi con trưởng thành “Gà đủ lông chim đủ cánh” tự túc được nên từ đó bỏ mặc tình “phụ mẫu” cô đơn nơi hang sâu, vùng đất tổ quạnh hiu khô cằn và sỏi đá.
Câu chuyện kết thúc thảm thương trên cho ta bài học thấm nhuần về tình cảm con người. Một bài học lương tâm, ta phải hành động cho xứng đáng một con người làm con hiếu đạo.
Con cái khi lớn lên, mọc lông mọc cánh dầu ra riêng lập thành gia thất thì giờ eo hẹp tới đâu cũng nên tạo ra dịp, thường xuyên thăm viếng vấn an sức khỏe, làm vui cha mẹ.
Đừng bao giờ và trong hoàn cảnh nào, không để mặc cha mẹ già sống quạnh hiu, cô đơn và buốn bã.
Chuyện xưa Việt Nam có kể lại “Một ông già trên 80 tuổi mặc áo rộng thùng thình bông hoa hoa hòe sặc sở, vẽ lọ mặt mài như hát bộ nhảy múa tung tăng, đánh trống bổi tưng bừng cho mẹ của ông thấy hề ngộ nghỉnh mà vui cười để yêu đời.
Bài hát vè vang rộng trong dân gian:

“Nghe vẻ nghe ve”
“Nghe vè con lớn”
“Không về thăm cha”
“Không đến với mẹ”
“Mắc cở… liu liu”
“Đứa con bất hiếu”

Đồng dao có câu hát nhắc nhở:
“Tìm chồng tìm vợ dễ tìm”
“Mất cha mất mẹ khó tìm đâu ra”
Nhưng hiện tại bạn tôi nghe tôi than thở, anh ta thở hơi ra vừa lắc đầu chán ngán, với một lời khuyên giản dị:
-Bạn ơi! Bạn hãy lo cho thân bạn, bạn tìm an ủi trong bạn. Hảy sống cho bạn, đừng trách ai hết dầu là con cái của bạn, thế là đời an ủi bạn rồi!
Nói rồi nó cười miệng méo xẹo. Riêng tôi cảm giác mắt cay cay. 
Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
02/08/201823:00:16
Khách
BUÔNG XẢ ĐI
Thương ghét trong lòng mãi vấn vương
Hơn thua được mất chuốc thêm phiền
Vui buồn chẵng qua như gió thoãng
Tốt xấu hơn thua chĩ 1 lời
Quẵng gánh lo đi nhẹ cuộc đời
Hành trang chuẩn bị kiếp lai sinh
Công danh tài sắc như sương khói
Buông bõ đi rồi sống thảnh thơi
03/02/201104:23:29
Khách
ANh Thành mến,
Anh nên nghe lời vị độc giả nói về đạo Phật. Con cái cha mẹ bạn bè vợ chồng kiếp này ...dều là do nhơn duyên luyến ái nhiều kiếp trước mà thành , kiếp này ở tuổi này nên nghiên cứu triết lý Phật giáo để diệt bỏ tình thương yêu(vì ái dục chính là nguyên nhân của đau khổ và luân hồi). Kiếp trước minh làm ơn nhiều cho nó thì kiếp này nó lo cho mình nhiều,ngược lại.cũng vậy..Còn chấp cái NGÃ mình quan trọng, còn thương yêu cái TÔI này quá, nên mới thấy cô đơn, hay bị bỏ rơi. Cái tôi này là do nhân duyên đát(xuong thit), nước (máu mồ hôi) , gió(hơi thở), lửa(nhiệt độ thân thể) hòa hợp....còn duyên thì sống khỏe mạnh, duyên tan rã thì gọi là chết, rồi đi tái sinh cõi khác theo cái NGhiệp mình tạo ra. Muốn khỏi luân hồi thì phải có CHính kiến về cuộc dời và dẹp THAM(do NGã chấp), SÂN (do NGÃ chấp), SI ( do vô minh).
03/02/201103:28:31
Khách
Khong biet tac gia viet ve chinh minh hay la viet theo tri tuong tuong. Co nhieu nguoi ca doi khong biet huong. Luc nho thi lo hoc hanh khong biet quay pha. Luc lon thi lo lam tien, lo nuoi con, chang biet tim cho minh mot thu tieu khien.

Hanh phuc can co gi? Nguoi thich thien nhien chi can ngam troi dat, cay canh, trong nom may cay kieng minh trong cung du vui. Nguoi thich am nhac danh dan ti tung, ca hat qua ngay. Ke thich van tho chi can co cai but va to giay la day nguon vui roi. Con dau thi gio than than trach phan. Do la chua ke bao thu minh chua biet va rat thich neu hoc duoc nhu nau an, chup hinh, sua nha cua, dong ban ghe ...

Con cai co doi song cua no. Ban be dau phai luc nao cung dong thanh, dong tinh voi minh. Phai biet tu biet tim cho minh mot niem vui, mot cai gi do minh thich phu hop voi kha nang va tui tien. Ke biet nhu vay thi khong co du thi gio cho minh. Con cai ma den tham nhieu qua cung chi quan chan.

Noi tom lai, tai sao truong hoc day cho nguoi ta kien thuc ma khong day cho nguoi ta cach song? Kho cho nhieu nguoi khong duoc ai mach loi thi chang bao gio tim ra.
31/01/201115:44:04
Khách
Kinh ong TDT,
Doc bai viet cua ong, toi rat ngam ngui, chung ta deu gan "7 bo" roi, cai gi tha thu duoc thi hay tha thu di. Nguoi Viet minh thuong noi: nuoc mat chay xuoi chu khong bao gio chay nguoc. Toi cung o trong tinh trang cua ong, tham chi toi co dua con gai sanh nam Mau Than, chi vi chung toi dinh den nha no choi va chi o duoc co 2 dem, thay 3 dem nhu no muon, no tu chung toi luon, Noel, hay sinh nhat chung toi no khong them goi chuc, du sinh nhat va Noel toi mua card va goi qua cho no. Minh tu lo cho minh thi hon, gia thi vo nha gia o, khoi phien chung no.
31/01/201119:14:43
Khách
Kính gởi ông TĐT và ông Thu,
Tôi rất thông cảm trường hợp của 2 anh ,tôi cũng gần 7 bó và hiện sống 1 mình nhưng tôi rất hài lòng cuộc sống ở Thụy điển ,con cái có gia đình cả năm không về thăm tôi không cảm thấy buồn hay trách con cái ,mình phải thông cảm các con ,chúng cũng có gia đình phải lo như chúng ta ngày xưa ,đừng đòi hỏi nhiều nơi con cái.Tôi nghĩ sống 1 mình là hạnh phúc nhất vì mình lớn tuổi sinh hoạt như ngủ nghỉ khác với bọn trẻ ,một điều tôi muốn góp ý là chúng ta đừng bao giờ kể công ơn của ta hay đòi hỏi con cái phải trả ơn,lâu lâu chúng gọi điện thoại là hạnh phúc rồi. .Bây giờ chúng ta có computer,Tv giúp cho tuổi già bớt buồn ,còn có hội người già ,việc săn sóc người già ở các nước như Mỹ,Canada,Úc ,các nước Bắc Âu rất tốt. Kính chào 2 anh.
31/01/201118:49:51
Khách
minh nghi 2 vo chong gia nay khong biet tu.... neu hieu biet phat phap thi ho rat la hanh phuc. khuyen 2 ong ba nen tim` mot it sach phat hay chiu kho tung kinh , thi thay cuoc doi nay y nghia va vui suong biet la bao. Toi moi 55 tuoi chi mong vai nam nua ve huu. cung tim mot noi yen on tinh~ lan.g de tham thien` hay ngay ngay ngam troi may.. roi ngam~ nghi~ cuoc doi nhu* gio thoang may troi... nhu huyen~ hoac, tam bo. nay` roi` mim? cuoi .... chung' ta den day nhu mot tram xe dung` lai. roi` lai. tiep tuc len duong`, va` cu' the' tren con duong hanh` trinh` dai khong doan. ket'.. cho den luc nao` mi`nh hoan` toan` giai thoat giac ngo khi ma` tam khong con` bi. dinh' chap' gi` nua~... chuc ong ba` som nhan ra dieu nay`... thay' ong ba viet bai nay` minh` lai. thay' thuong hai va` toi. nghiep. qua'... song trong thanh than?.. ma` ta^m lai. na(ng chiu~ nhu*ng~ buon` phien`... tat ca la` do Ta^m thoi. hay~ thay doi? cai' nhin` ddi ong ba` a.
01/02/201101:03:03
Khách
Cam on on Tai, toi khong bao gio dam phien con cai toi het, chi gop y thoi. The 21 roi khong con nhu thuo chung ta, cha me dat dau con ngoi do, hoac con cai phai tra hieu cho cha me. Toi se nghe loi khuyen cua cac ban "gia".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến