Hôm nay,  

Hẹn Tết Con Mèo Tại Little Saigon

24/01/201100:00:00(Xem: 141666)
Hẹn Tết Con Mèo Tại Little Saigon

Tác giả: Xuân Trà
Bài số 3102-28402 vb2012411
(trích Việt Báo Tết Tân Mão, 2011)

vvnm_41006cb123872-400-large-contentTác giả Xuân Trà, gia đình từ sĩ cảnh sát VNCH, du học tự túc, kết hôn với một y sĩ Mỹ, hiện là cư dân Florida. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là tự sự với lời hẹn gặp Tết Con Mèo tại Little Saigon. Mong Xuân Trà sẽ tiếp tục viết thêm.
Hình ảnh: gia đình Việt Mỹ từ Florida hẹn về ăn tết tại Litlle Saigon.

1.

Theo lời mẹ tôi kể lại, vào một buổi chiều tháng 11 năm 1972, sau khi rời nơi làm việc là Ty Cảnh sát VNCH tỉnh Quảng Đức để về nhà, ba tôi bị Cộng sản ám sát chết để lại cho mẹ của tôi ba người con dại và một bào thai ba tháng là tôi.
Sau khi Ba tôi mất một cách đột ngột, cảnh nhà lâm vào tình trạng góa bụa và côi cút bi đát. Tang chế cho ba xong, má được các đồng nghiệp của ba tôi trong Ty Cảnh sát thương tình giới thiệu vào làm thư ký trong Ty cảnh sát. Đồng thời được lãnh tiền tử của Ba tôi cho nên cuộc sống vẩn không đến nổi nào.
Khi sanh tôi ra vào tháng 4 năm 1973, mẹ tôi phải mướn vú nuôi về chăm sóc cho tôi và coi chừng các anh chị tôi tuổi từ 3 đến 9 để mẹ tiếp tục đi làm. Cuộc sống vật chất gia đình tạ ổn, và tôi lớn lên thiếu tình thương của cha nhưng được sự chăm sóc của dì vú nuôi cùng tình yêu thương trọn vẹn của các anh chị và mẹ tôi.
Đột nhiên Cộng sản miền Bắc xua quân cưỡng chiếm VNCH, cả đất nước dân tộc chìm trong sự thống trị bạo tàn của Cộng sản. Gia đình tôi không thoát khỏi cảnh đó và bi thương hơn nữa; vì Mẹ tôi bị chúng bắt đi học tập cải tạo. Dì vú thì đã bỏ chạy. Đã đến đường cùng rồi, Mẹ tôi cương quyết trả lời với chúng "nếu các người muốn bắt tôi đi cải tạo thì đưa cả bốn đứa con tôi đi với tôi luôn". Rút cuộc chúng chỉ bắt mẹ tôi đi học tập ban đêm trong nhiều tháng, ban ngày được ở nhà cuốc đất nuôi con và cuộc đời thật sự gian truân của năm mẹ con tôi bắt đầu từ đây.
Lớn lên trong cảnh "con không cha, như nhà không nóc". Mẹ thì bươn chải, vất vả ngược xuôi buôn tảo bán tần kiếm sống cho 4 con dại. Cuộc sống gia đình tôi thật là khốn khổ kinh hoàng như bao triệu đồng bào Việt Nam lúc bấy giờ. Tôi đi học thì bị chúng bạn ăn hiếp. Trong lòng tôi quyết chí phải là con ngoan, trò giỏi để mong bù đắp được phần nào nỗi thống khổ của mẹ tôi.
Sau khi Tốt nghiệp phổ thông ở tỉnh Đồng Nai (nay thuộc Bà Rịa Vũng Tàu) vào năm 1991, tôi liền vào Thủ Đức học chuyên Anh Ngữ. Vì không tin vào các khẩu hiệu nhồi sọ hàng ngày ở lớp học, tôi chỉ tập trung học chương trình Anh Ngữ, và sau đó tốt nghiệp đại học Sư Phạm khoa Anh Ngữ ở VN năm 1995. Tôi theo đuổi ước mơ phải ra khỏi Việtnam vì không thể nào sống dưới sự thống trị hà khắc của Cộng sản. Cuối cùng tôi đã đến được Mỹ năm 1997 qua chương trình du học tự túc
Tới Mỹ một mình không có nhiều sự giúp đỡ, trước mắt đầy gian khó, nhưng tôi đã quyết chí phấn đấu học hành. Những lúc gian nan buồn tủi, tôi tự an ủi nhắc nhở bằng cách so sánh hoàn cảnh của tôi với hoàn cảnh của những người Việt đi trước. Họ đã vượt rừng vượt biển qua đây hoàn toàn bơ vơ với một ít vốn tiếng Anh hoặc không có tí tiếng Anh nào hết mà nay họ đã thành đạt. Suy nghĩ như vậy giúp tôi tiếp tục phấn đấu. Kết qủa tôi đã lôi kéo được mẹ tôi qua Mỹ với tôi. Đeo đuổi mãi, tôi tốt nghiệp ngành Business Aministration ở một trường Đại Học tư có tên tuổi thuộc tiểu bang Florida vào năm 2005.
Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc cho một công ty địa ốc. Cũng trong năm này tôi quen biết nhà tôi là anh Maurice, bác sĩ người Mỹ trắng 38 tuổi, qua sự giới thiệu của một người bạn. Một hôm nhân dịp hẹn nhau đi chơi ở park Epcot, Disney World, tôi có mời mẹ tôi cùng đi. Khi tới park, sợ bà đi bộ lâu sẽ mỏi, anh chàng tình nguyện đẩy mẹ tôi trên xe lăn để cùng đi chơi suốt cả ngày. Mồ hôi anh chảy dài trên trán, làm tôi và mẹ tôi vừa thấy tội vừa thấy vui và xúc động. Chúng tôi rất thán phục anh về tính bình dị và biết thương người già cả. Sau đó chúng tôi lập gia đình và nay có hai con.
Năm nay cháu gái ba tuổi rưỡi và cháu trai một tuổi rưỡi. Nhìn các cháu bề ngoài rất giống bố. Cho nên bố khoái và tự hào và cưng lắm. Nhờ có bà, má và bố chỉ dạy, cháu gái nói được cả hai thứ tiếng Việt và Mỹ. Cháu rất thích múa hát và mê nhất là bài "Hello Việt Nam" do Ca sĩ Quỳnh Anh hát. Cháu có thể vừa xem vừa đứng hát theo Quỳnh Anh cả một giờ đồng hồ mỗi lần mà không chán. Đặc biệt cháu thích ăn đồ ăn Việt nam nhiều hơn đồ ăn Mỹ. Cháu ăn được cả dưa muối chua và rất khoái món cơm cháy chấm với sì dầu.
Riêng cháu trai, là cháu trai đích tôn duy nhất cho gia đình chồng. Cho nên ông xã mừng lắm. Cháu còn bé nên chưa nói rành nhưng cũng lanh lẹ không kém chị hai. Mỗi khi gọi tên tiếng Việt của cháu thì cháu "dạ" ngọt sớt, rất đáng yêu. Mỗi lần nghe cháu dạ như vậy thì bà ngoại cười khoái chí tử lắm. Cháu mới hơn một tuổi mà biết đòi đi vệ sinh trong WC rồi. cả nhà ai cũng mừng, đặc biệt là bố nó rất tự hào về điều này.
Công việc chính của tôi bây giờ là chăm sóc hai cháu. Đưa cháu lớn đi học mầm non bán thời gian, rồi đưa hai cháu đi sinh hoạt và học năng khiếu. Sau đó tôi tranh thủ học đàn piano và học lớp tìm hiểu về sân khấu, kịch nghệ, phim ảnh, âm nhạc. Khi hứng thú , tôi viết bài hát cho mình và cho con. Ngoài ra tôi cũng đang viết từ từ về cuộc đời của tôi và những gì liên quan về tổ tiên và về đất nước Việt Nam nơi mà tôi đã được sinh ra. Mong muốn của tôi là hoàn thành cuốn sách nhỏ này để cho con tôi sau này đọc và hiểu về nguồn gốc Việt Nam của chúng, và hiểu quá trình mà tôi đã trải qua để thiết lập được cuộc sống tươi đẹp ở Mỹ- quê hương thứ hai của tôi.
Sở thích của tôi là sinh hoạt văn nghệ, các loại nghệ thuật, du lịch và nấu ăn. Tôi muốn mình là tấm gương cho hai con trẻ của tôi noi theo và duy trì tiếng Việt, cho dù là nó sinh ra ở Florida, nơi mà nhà trường sẽ dạy thêm tiếng Spanish cho chúng. Riêng tôi, thì hàng ngày dùng khẩu hiệu "rành tiếng Việt giỏi tiếng Anh" để nhắc nhở chúng từ lúc ấu thơ.

2

Còn sớm quá mà đã nhắc tới Tết con Mèo rồi"
Không biết mẹ của tôi đã suy nghĩ về Tết con Mèo từ lúc nào, nhưng vào giữa tháng Năm âm lịch mẹ tôi đã đưa ra ý kiến:
"Xuân Trà con, mấy năm nay nhà mình ăn Tết với cộng đồng Việt Nam ở Orlando. Tết tới nhà mình sẽ đi ăn Tết ở Cali cho biết."
Tôi hiểu ngay là mẹ tôi muốn nói tới cái Tết ở khu Little Saigon, thuộc quận Cam (Orange County), Nam Cali. Orange County có gần bốn trăm ngàn người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản định cư và xây dựng cuộc sống mới ở đây. Theo như các tin tức truyền miệng từ bạn bè cũng như các thông tin từ các đài truyền hình, hàng năm bà con ở đây ăn tết Nguyên đán rầm rộ, và duy trì phong tục tập quán của Việt Nam rất vui và ý nghĩa. Nơi đây người Việt ở hải ngoại có thể sống những ngày Tết không thua kém gì như ở trong nước trước năm 1975. Từ các loại hương vị thức ăn truyền thống như bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, thịt mở, dưa hành, câu đối đỏ; còn có các loại mức thơm ngon và màu sắc tươi thắm như cùng đua nhau khoe sắc với các nàng Mai, Đào, Cúc rực rở chưng diện dọc theo đại lộ Bolsa. Hình ảnh đó báo hiệu một mùa Xuân đang về.
Những ngày gần tết người dân gốc Việt rạo rực đi chợ mua sắm hoa trái để chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, và dĩ nhiên nơi đây không thiếu các loại trái cây vùng nhiệt đới như: "Xoài, Dừa, Đu Đủ, Chôm Chôm, Nhãn Lồng v...v...Ngoài thức ăn truyền thống ra, phần sinh hoạt thể hiện nền văn hóo Việt là điều tất yếu. Chẳng hạn như lễ đưa đón ông Táo về Trời, múa lân, chúc tết cho nhau, lì xì bao thư đỏ cho con trẻ, và đốt pháo đón giao thừa, hái lộc đầu Xuân ở các chùa. Điều đặc biệt hơn nữa, những ngày giáp Tết còn có diễn hành trên đại lộ Bolsa. Nơi đây, đồng hương đã thể hiện văn hóa và phong tục Việt Nam một cách rất trân trọng. Nền văn hóa của dân tộc ta vốn rất phong phú và sâu sắc. Đó là một phần linh hồn của người Việt cho dù là đang sinh sống ở nơi nào trên thế giới.

Dịp Tết cũng là lúc mà mọi người Việt thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau, và nhân dịp để hồi tưởng lại những kết quả đã đạt được trong năm qua, và ôn lại những thiếu sót, khiếm khuyết mình đã vấp phải, hầu rút tỉa được những kinh nghiệm cho những việc làm sau nầy. Quận Cam là nơi có cộng đồng Việt Nam tập trung đông nhất ở nước Mỹ. Ngoài việc chăm lo xây dựng đời sống và tương lai, cộng đồng ở đây có tinh thần yêu quê hương rất cao. Họ luôn nổ lực đấu tranh , biểu tình, hội thảo đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việtnam phải tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí, truyền thông cho tất cả mọi người dân Việt trong nước.
Tôi đang miên mang nghĩ ngợi những hình ảnh mà mình sẽ gặp ở Little Sài gòn thì Mẹ tôi nhắc lại câu hỏi vừa rồi:
" Con đang nghĩ gì mà chưa trả lời cho Mẹ"
Tôi vội đáp:
"Để tối nay ảnh (ông xã) đi làm về rồi con bàn xem sao. Từ nơi mình qua Cali cũng khá xa. Nên đi chơi hai tuần cho thoải mái Mẹ nhỉ."
Mẹ tôi đồng ý ngay:
"Ừ, hai tuần chớ một tuần thì loay hoay chưa chi đã hết ngày"
Tôi nói:
"Như vậy nhà con phải sắp xếp lịch nghỉ với các đồng nghiệp. Con nghĩ chắc được chứ không sao. Nhớ hồi con sinh hai nhóc, ảnh nghỉ một lèo được ba tuần luôn. Ồ, mà con thấy đó là lý do chính đáng hơn là đi du lịch đến tiểu bang khác."
Nghe tiếng cửa mở, hai cháu đang quây quần bên bà Ngoại liền chạy ra hướng cửa, vừa cười, vừa hét ríu rít. Cô công chúa ba tuổi thì reo lên:
"Daddy home, daddy home...hi hí hi hí...."
Còn cậu bé một tuổi kia cũng reo lên "Đa đà, đa đà". Chân cậu chạy còn hơi xiễng niễng cho nên trông vừa dễ thương vừa làm cho tôi hồi hộp. Daddy vội để chìa khóa xuống và ẳm cậu lên ôm hôn, trong khi chị hai của cậu đứng kế bên chờ đợi vì biết rằng sẽ tới phiên mình trong chốc lát.
Chờ ông xã nghỉ hơi một lát, tôi đưa vấn đề đi ăn Tết Tân Mão ở Cali ra hội ý với anh. Anh yên lặng, lắng nghe tôi nói:
"Gia đình mình đi du lịch thường xuyên nhưng chưa ăn Tết ở Cali bao giờ. Anh có thể nghỉ hai tuần liên tục để chúng ta đi Cali vào đầu năm Dương lịch sắp đến không" Mẹ và em rất muốn đi một chuyến về Cali nơi Little Sài gòn thành phố Westminster ăn Tết với Cộng đồng Việt nam ở đó. Anh nghĩ sao""
Không một chút do dự, anh nói:
"Lịch nghỉ chưa phân chia nhưng chắc sẽ không trở ngại gì đâu. Anh sẽ cho đồng nghiệp biết lý do gia đình mình đi du lịch xa thì họ sẽ sắp xếp cho anh. Em nên xem thử timeshare của mình có ở vùng Little Saigon đó không""
Tôi đáp ngay cho anh yên lòng vì tôi đã làm "bài tập":
"Oh, em đã lên mạng coi rồi. Mình có vài chọn lựa rất gần trung tâm cộng đồng người Việt".
Ông xã tôi ra vẻ hài lòng nên nói tiếp:
"Nếu vậy thì em ghi tên giữ chỗ đi không mất phần của mình đó."
Suy nghĩ một đêm, sáng hôm sau tôi lên mạng nhập vào dữ liệu và ghi tên chỗ ở cho hai tuần đúng vào thời điểm của Tết âm lịch Việtnam. Ngày 22 tháng Một (Dương lịch) đến ngày mùng 5 tháng Hai. Một tuần chúng tôi sẽ ở resort khu Capistrano Beach và một tuần sẽ ở trong Disneyland resort. Chúng tôi thích ở Resort vì trong phòng luôn có đầy đủ tiện nghi của một ngôi nhà có đầy đủ bếp núc, lò nướng, máy giặt...Bên ngoài có trung tâm giải trí, các trò chơi, thể thao, hồ bơi...... An tâm về chỗ ở, việc kế đến là lên chương trình du ngoạn.
Dĩ nhiên chúng tôi sẽ đưa mẹ tôi đi chợ hoa, rồi ghé lại khu Phước Lộc Thọ. Sau đó, sẽ dẫn các con vào Trung tâm băng nhạc Thế hệ trẻ. Cả nhà tôi ai cũng yêu các DVD của Thế Hệ Trẻ. Tôi và ông xã luôn khuyến khích hai con học tiếng Việt bởi vì đó là ngôn ngữ của mẹ chúng. Tuy là người Mỹ bản xứ, anh rất khuyến khích tôi và hai con duy trì tiếng nói và tập tục của người Việt. Nhiều lần, anh tập nói tiếng Việt mà khó khăn lắm mới nói được mấy chữ trật dấu tùm lum. Mỗi lần đi ăn nhà hàng Việt Nam anh thường đọc tên các món ăn bằng tiếng Việt để trổ tài với nhân viên phục vụ. Là một bác sĩ y-khoa, anh thường nói, nếu anh biết tiếng Việt thì rất dễ cho anh nói chuyện với mẹ của tôi và giải thích bệnh của bà trực tiếp cho bà dể hiểu hơn. Chuyến đi này cũng là cơ hội cho ông xã tôi học hỏi thêm thực tế về truyền thống Tết Việtnam.
Theo lời chỉ dẫn của một số bạn sống ở OC, chúng tôi sẽ tham gia các sinh hoạt của cộng đồng như hội chợ Tết. Đây là một trong những điều tôi ao ước từ lâu. Có người bạn đã chu đáo dặn tôi "nên sắp xếp thời gian ghé thăm hội chợ Tết do sinh viên Nam Cali tổ chức ở trường Bolsa Grande High School vì đây là hội chợ được tổ chức quy mô nhất với nhiều cảnh trí, văn nghệ, văn hoá (thầy đồ, quan trạng về làng, đón dâu,...). Nơi này họ còn lưu giữ nhiều nét văn hoá Việt cho ông xã và các cháu hiểu thêm một số tục lệ cổ truyền ngày xưa. Ngoài ra, trước khu Phước Lộc Thọ cũng có gian hàng Tết bày bán trong khoảng 2 tuần lễ trước Tết, v.v... Rất nhiều chương trình văn nghệ đón Tết trong thời gian này. Ai muốn tới tham dự có thể gọi hay lên website: bolsatickets.com để check/mua vé trước". Nếu trong khoảng thời gian này mà có chương trình ca nhạc hay thì chúng tôi sẽ mua vé đi xem bởi vì các show thủ đô tị nạn thì chắc phải đầy đủ các ca sĩ hơn là các show ở các tiểu bang xa như nơi tôi đang ở.
Gia đình tôi rất thích thưởng thức những món ăn Việtnam. Tôi may mắn được chị bạn gởi cho nhiều thông tin về việc "ăn uống vùng Little Saigon, Nam Cali" Chị dặn tôi nhớ "đừng tẩu hỏa nhập ma" khi xem một list dài như vậy. Tôi rất mừng vì những thông tin với đầy đủ tên nhà hàng, địa chỉ và một vài lời giải thích về đặc tính của mỗi nhà hàng. Sợ bị "tẩu hỏa nhập ma" cho nên tôi in hết ra giấy rồi vừa đọc vừa đánh dấu những nơi muốn thưởng thức thật hấp dẩn. Dỉ nhiên là tôi chọn những nơi có món ăn thuần túy quê hương mà tôi và mẹ không có dịp để nhâm nhi nhiều từ khi sang Mỹ.
Chúng tôi cũng muốn tới các chợ thực phẩm để săn lùng thêm các hương vị quê nhà. Một trong những thú vui của chúng tôi là nấu ăn. Nếu tôi mời được chef Việt Nam tới cùng nấu và dạy cho cả nhà vài món thì rất thú vị, đặc biệt cho ông xã không biết nấu đồ ăn Việt Nam gì hết.
Ngoài chương trình đón Tết vui Xuân ở khu Little Saigon và đi thăm các người bạn, gia đình chúng tôi cũng muốn đưa hai cháu ghé vào vui chơi trong khu Disneyland parks hai ngày. Sau đó tôi và ông xã cũng muốn đưa má đi tour "Newport landing whale watching" để xem cá mập di chuyển theo mùa. Hy vọng từ nay tới đó tôi sẽ có dịp nghiên cứu tìm hiểu thêm những nơi lý thú để làm chuyến đi thật thú vị và mang nhiều ý nghĩa.
Tết ở quê hương thứ hai có cả niềm vui lẩn nổi buồn. Buồn là vì ta không đón Xuân trên đất mẹ. Vui là vì tuy ta đón Xuân trên quê hương thứ hai nhưng ta không bị bạo quyền cộng sản cấm này, cấm nọ. Ngược lại người bản xứ nơi đây biết tôn trọng quyền tự do sinh hoạt văn hóa của mổi con người ,và họ cũng chia sẻ niềm vui với mình.

3

Tháng Tám vừa rồi, tôi có dịp may liên lạc và gia nhập sinh hoạt với nhóm Việt Bút. Từ đó tôi mới tập dợt viết tiếng Việt trở lại sau gần 20 năm ít khi dùng tiếng Việt. Nhóm Việt Bút ai ai cũng giỏi chữ nghĩa cho nên tôi học hỏi được rất nhiều trong thời gian ngắn vừa qua. Nhóm này không những giỏi chữ mà còn có nhiều tài khác nhau. Tôi học hỏi thêm được cả văn hóa, tập tục và lịch sử của Việt Nam qua các bài và các email của nhiều người đóng góp vào.
Nhờ gia nhập nhóm tôi mới biết đến Việt Báo và tôi đã đọc được nhiều câu chuyện rất ý nghĩa. Những nỗi quan tâm đến quê hương đau khổ cũng luôn được nhắc nhở trong nhiều sinh hoạt của nhóm và tôi đọc thấy nhiều trên Việt Báo. Ngoài ra nhóm Việt Bút cho tôi rất nhiều nụ cười vì những cây hề của nhóm và những tình cảm thân thiện đối với nhau. Đôi lúc họ cũng choảng nhau, nhưng rồi thôi lại vui vẻ trong tinh thần Việt Bút thân thiện. Tôi thật biết ơn các thành viên của nhóm Việt Bút vì họ động viên tôi viết tiếng Việt trở lại và cho tôi học hỏi nhiều điều.
Tôi mong bài viết ngắn bằng tiếng Việt đầu tiên này sẽ không là bài cuối cùng.
Hẹn gặp tại Little Saigon.
Hẹn nói lời mừng năm mới Tân Mão với tất cả, từng hàng quán, hội hè, chợ hoa, chợ tết sinh viên. Chưa thấy bao giờ mà sao vẫn nhớ quá, nôn quá.

Xuân Trà

Ý kiến bạn đọc
29/07/201513:52:10
Khách
Cảm ơn những lời khen thưởng của qúy đọc giả. Love & peace:)
28/01/201102:40:02
Khách
Gửi anh Andy và chị Bực Mình.
Mục VVNM không phải các tác giả là nhà văn chuyên nghiệp, cũng chẳng phải để họ khoe khoang thành tích cá nhân, mà chỉ kể lại kinh nghiệm bản thân về cuộc sống tại xứ Mỹ.
Hai người phê bình như vậy, mà hãy tự hỏi mình viết ra sao? Chữ Việt còn không biết bỏ dấu nữa là.
Các SV Đại Học sanh đẻ ở đây, có cha mẹ phụ giúp mà học ĐH còn trầy vi tróc vảy, huống hồ một người từ VN, du học tự túc khi gia cảnh thuộc bậc trung trung (nếu không nói là khá chật vật khi cha là tử sĩ CSQG) không đáng làm gương hay sao?
Suy nghĩ kỹ lại đi bồ tèo.
28/01/201100:46:18
Khách
Cho phép tôi được gọi Xuân Trà là cháu. Tôi rất thích thú khi đọc bài viết của cháu, giản dị, nhưng cảm động, hấp dẫn và dễ thương. Tôi cũng đã bị kẹt lại, phải sống dưới chế độ CS gần 17 năm, nên rất hiểu hoàn cảnh của cháu. Muốn vượt qua thử thách của số phận để đạt được những gì cháu có ngày hôm nay, không có nhiều người làm được. Tôi vô cùng cảm phuc cháu và nhất là mẹ cháu đã có công nuôi nấng, dạy dỗ con gái mình nên người đàng hoàng, không quên cội nguồn và biết trân quý giá trị của hai chữ Tự Do. Rất mong được đọc tiếp những bài viết khác của cháu.
25/01/201115:40:57
Khách
viet tieng Viet sau 20 nam ko dung ,vay lai qua gioi roi..hi hi
25/01/201116:49:26
Khách
Rất phục Xuân Trà đã có ý chí giữ gìn truyền thống Việt. Mình rất môốn tham gia nhóm Việt Bút mà không biết phải cần điều kiện gì. Chưa bao giờ viết văn cả nhưng rất thích đọc tất cả những bài trên Việt Báo. Vui với những niềm vui của mọi người ngày trao giải thưởng và luôn theo dõi các sinh hoạt của mọi người qua các bài viết về những lần họp mặt. Mình có thể làm thành viên của Nhóm được không vậy? Rất mong mọi người chấp nhận và cho biết thể lệ để gia nhập. Mình ước ao cả 2 năm nay nhưng bây giờ mới xin gia nhập vì nhờ có phần gửi ý kiến này. Chúc các bạn những ngày Xuân vui tươi và hạnh phúc. Riêng chúc Xuân Trà và gia đình hưởng những ngày Tết Vêệt Nam tại Littlle Sài Gòn. Cám ơn má Xuân Trà đã dạy và hướng dẫn con mình thành những người con còn yêu quê cha đất mẹ.
Nguyễn Thu Vinh
26/01/201103:06:26
Khách
Rat mung cho Xuan Tra kiem duoc hanh phuc. Nhung that ra cau chuyen cua Xuan Tra chi la mot trong nhung cau chuyen binh thuong cua nhieu co gai VN sang day trong nhung nam thang dau tu tuc, di hoc, roi di lam, va ket hon voi nguoi ban xu. Doc cau truyen cua Xuan Tra, toi khong thay co nhung diem nao xuat sac, hay co the duoc goi la tam guong sang cho chi em phu nu VN hay gioi tre noi theo!
25/01/201117:41:26
Khách
Bai viet that cam dong lam toi nho den gia dinh toi that nhieu...
Ung ho Xuan Tra viet tiep...
27/01/201115:42:57
Khách
Bài viết rất hay và vui, Rất đúng với những gì đang sảy ra ở Nam Cali. Người ở xa mà hiểu rõ tình hình ở nơi này thật đáng khâm phục. Viết tiếp nhé Xuân Trà. Chờ đọc bài của Chị.

Gởi "Buc minh" đọc nhữn dòng chữ không dấu của "Buc minh" làm tôi bực "cả cái" mình, người Việt sao lại mất gốc không gõ nổi tiếng Việt, lại phê bình văn học là thế nào? Về học lại tiếng Việt, biết gõ tiếng Việt cái đã, đó là căn bản, những em học lớp môt đã phải viết và đánh dấu tiếng Việt, nếu viết sai không dấu là bị 0 điểm ở lại lớp. "Buc minh" chưa qua nổi lớp môt thì khoan ý kiến gì nhé. "Biết thì Viết không biết thì dựa cột mà Đọc". BỰC CẢ CÁI MÌNH đúng là bực mình rõ chán cho "Buc minh"
27/01/201113:15:23
Khách
Ko co gi ddac biet. Dde nghi VIet BAo nen cho.n lo.c truoc khi ddang bai. Cha'n .
02/03/201106:18:58
Khách
bai viet hay qua..lam cho toi nho Cali tha thiet......
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,051
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến