Hôm nay,  

Khổ Một

12/01/201100:00:00(Xem: 874108)
Khổ Một

Tác giả: Phan
Bài số 3090-28390 vb3011111

Tác giả là một nhà báo chuyên nghiệp của làng báo Việt ngữ tại Dallas-Fort Worth, từng phụ trách một chuyên mục cho tạp chí Ca Dao, chủ biên tuần báo Trẻ, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Khổ 1 chưa phải là khổ nhất. Có người Việt Nam nào sướng đâu, còn nói tới khổ cho thêm thừa. Nhưng khổ cũng có nhiều kiểu oan nghiệt khác nhau: khổ từ trong trứng khác với khổ giai đoạn; khổ đột xuất khác với khổ thường xuyên; khổ trong nước khác với khổ hải ngoại... nói chung là khổ hơn người Việt Nam thì trên thế giới còn nhiều dân tộc mơ làm Mít lắm, nhưng khổ như người Việt Nam thì nhất định không giống ai và không cho ai giống mình được vì muốn khổ như người Việt Nam phải có bốn ngàn năm tràn trề dâu bể, biến cố triền miên, mới hình thành nên người Việt Nam hải ngoại.
Không thể nói hết về khổ nạn của một dân tộc có bề dầy lịch sử, nên vài người khổ trong một cộng đồng cả trăm ngàn người Việt ở Dallas thì đáng gì! Hơn nữa, họ khổ tài tử hơn là khổ chuyên nghiệp, không khổ thì làm sao phải uốn lưỡi bảy lần không nói được một câu tiếng Anh cho đúng ngữ âm, không khổ thì ai đi cày ngày 12 tiếng, hứa với hiền nội là để đó anh làm.
Có thể trên thang điểm về một người chồng, thì khổ chủ chỉ được một điểm: là làm cái gì cũng được má xấp nhỏ tin tưởng hơn mướn thợ. Không phải người ta lấy được chồng thì nhà khỏi mua trâu như vợ thằng Đậu, cũng không phải người tiếc tiền công thợ như má vợ thằng Đậu, cái gì cũng bắt thằng rể làm, tới nó khờ luôn như thằng Đậu. Chỉ đáng tiếc là người đi làm công, làm thuê, họ chỉ làm đến mức đủ để lãnh công. Không như thợ nhà, ngoài tay nghề còn phải thương thân! -Nếu làm ẩu thì phải làm lại, cực hai lần cũng không ối não bằng nghe càm ràm...
Cực chẳng đã, nhận lời giúp đỡ của bốn ông bạn già đến lót gạch giùm. Đã gọi là bạn già nên đi mua gạch, chỉ nghe bốn lão luyên thuyên về gạch ta, gạch tàu từ thời cố hỷ cố lai - ở một miền khói lửa chỉ toàn là gạch đổ nát với những địa danh tên vẫn chưa quen người dân thị thành, nào là Cổ thành, An Lộc... khổ chủ bưng gạch xì khói, còn bị khi dễ là "thằng này biết gì, hồi đó nó còn ở trần đá banh ny-lon ngoài đường…..." Bộ ở trần thì không biết bốn vùng chiến thuật hay sao, đá banh ny-lon cũng nghe máy bay phản lực xé gió trên bầu trời không chút bình yên, đại bác đêm đêm dội về thành phố, thằng nhỏ ở trần dừng banh đứng nghe... không được sao"
Người Việt có thói quen không công nhận hiểu biết của hậu bối trong khi tiền bối chỉ biết những gì xưa cũ. - Thằng nhỏ đá banh ny-lon bưng gạch lên xe truck ba thùng thì mỗi ông già còn mắc thở sau khi bưng một thùng gạch. Cứ như thế trongcông đoạn bưng xuống khi đã chở về nhà. Lòng riêng hối hận vô cùng, biết thế, mướn Mễ làm cho xong. Bà xã có nhắc là hãy còn kịp! "Anh đãi các cụ một chầu là xí xoá hết! Để cho Mễ làm, em thấy nhanh gọn lẹ hơn..." Nói thế không phải không có lý, nhưng già cũng biết ăn cơm. Có việc, không để bạn bè làm kiếm cơm thì bạn bè cái cũng gì, -người xưa gọi là cái váy, bên Miên gọi là xà-rông... bưng bít xú uế bên trong sự khêu gợi bên ngoài, như lòng người ta vậy, nói lời hay ý đẹp, nhưng nói một đàng làm một nẻo vì cái gì chứ" Lợi ích cá nhân là trên hết nhưng thuộc về cấm kỵ nói ra...
Nhưng dù sao cũng nhớ đời một phen! Thay vì Mễ làm là ba ngày xong, họ tự khiêng tủ bàn ghế, lột thảm, lót gạch, kê lại các thứ vào chỗ cũ nếu gia chủ không có gì thay đổi... Mấy ông bạn già làm hơn hai tháng trời, sáng nào cũng đủ mặt 7 giờ chứ không phải 9 giờ như Mễ. Các cụ đến sớm vì thích cái patio nhà ngộ. Cái patio này không ngộ nếu ở nhà khác vì nó cũng chỉ là cái mái che với mấy cây cột, nhưng ở nhà này nó ngộ là các cụ đến sớm cách mấy cũng đã sẵn bình trà xanh. Cà phê hả, chuyện nhỏ. Ba mươi giây là mỗi người một phin, tha hồ ngồi nhìn cà phê rơi từng giọt, từng giọt buồn rơi rơi/ nhìn đời qua khói thuốc/ mấy ai là tri âm...
Bàn cà phê-thơ-nhạc của những người lính cũ tới 9 giờ, lão bối: "Ê tiểu nhị, hôm nay mày cho tụi anh ăn sáng cái gì vậy"" Nghe hỏi đã chóng mặt! Có vô học tủ lật lại tờ khai sanh thì rõ ràng là không có tên bốn ông này nên không thể gọi bằng cha, - mà hỏi như cha mình vậy! Thì thôi gọi là: cha nội. "Thôi đi cha nội, tui phải đi làm. Mấy ông lục tủ lạnh, có gì ăn nấy, giùm. Please!"
Nói, nói là phản xạ tự nhiên khi được khen thưởng hay chê trách gì cũng vậy! Quan trọng là sau khi nói, người ta thường ăn năn, hối tiếc... giá như đừng nói. Bởi nói thế thì còn gì là bạn bè, anh em đến chơi nhà còn rượu thịt, huống hồ họ đến giúp mình lúc không có thời gian, mà con thì dị ứng thảm cứ ho hen soành soạch... Nghĩ đến cái tình đã đủ đi chiên trứng ốp-la, nướng bánh mì lon, cắt ham, cắt chả, khui paté... tá lả bùng binh cho các cụ hưởng thọ. Các cụ thuộc thế hệ được sinh ra để hưởng dương, tại chiến tranh Việt Nam kết thúc sớm quá nên đành hưởng thụ nơi xứ người, chứ lòng riêng ai muốn.

Mười giờ đi làm thì 2 giờ phải lo ba giò bốn cẳng xách về nhà cho các cụ bốn phần ăn. Hôm nào cũng bị rầy là "mày lo đi làm đi, không phải lo ăn trưa cho tụi anh. Hồi xưa đánh giặc, có khi cả ngày còn không uống nước. Có chết đâu!" Nhưng tối về thì chỉ thấy bốn hộp thức ăn sạch bách trong thùng rác. Nếu có lỡ nói chơi... "Hồi đó đánh giặc cả ngày không uống nước vì bi-đông nước còn mắc đựng rượu hay rớt đâu mất còn không biết..." Thì thể nào cũng bị các cụ "xài giấy lớn" - không được chọc quê lính Quốc gia.
Năm giờ chiều vợ về, ngày nào cũng nghe các cụ nói: "Em đừng nấu gì cho cực, tụi anh không ăn đâu. Tối nó về, thể nào nó cũng lại xách đùm đùm đề đề thức ăn ăn không hết. Thôi, chở con đi shopping đi cưng. Ở nhà bụi lắm, mẹ con bay đi chơi đi, để tụi anh làm. Nếu không đi gấp thì pha cho tụi anh mấy phin cà phê..." Cứ thế, các cụ lai rai cà phê, bia bọt có sẵn trong tủ lạnh. Lính làm việc có nguyên tắc của lính: mặt trời lặn, Chúa, Phật đi ngủ thì mới được uống bia. Giờ làm việc chỉ được... chửi thề, -khi đàn bà con nít không có nhà. Giờ uống cà phê ngoài patio thì chỉ được nói nhỏ cười to vì còn phải lịch sự với hàng xóm...
Các cụ làm tàng tàng tới 10 giờ đêm, khổ chủ hôm nào về cũng tay xách nách kẹp chai cognac. Mấy anh em ngồi lại với nhau dưới trăng khuyết lại đầy vì chả ai muốn xong project này, ngoài... "con nhỏ chủ nhà" làm đồ nhậu ngon hơn nhà hàng, lại không càm ràm như các cụ bà mà còn nói hoài là các anh ăn trước đi, ăn cho nóng mới ngon, ăn hết đi... cứ uống không thì làm sao được! Thiệt là phiền phức cho tiểu nhị phu nhơn, không để yên cho thợ bàn quốc sự, tính kế sang ngang...
Đêm nào cũng nghe cụ Quân cảnh cho biết, "hôm nay anh đục bốn cục gạch đã hết một ngày, lẽ ra phải đục sáu cục. Anh không chịu được kiểu lót gạch của Pháo binh, nó cứ nhắm mắt rót bừa - không kể phe ta phe địch gì hết trơn..." Cụ Thủy quân thì càm ràm cụ Biệt động trộn xi măng không đều, còn bón cục. Nói trộn từ từ thì cứ giộng cả bao một lần. Trộn nhiều quá, làm không kịp. Xi măng bị khô phải đổ bỏ. Mà anh mua loại xi măng xịn, loại chuyên dùng để dán gạch lên tường chứ đâu phải xi măng lót gạch tầm thường..."
"Hèn chi, hèn chi... Tui đục thấy mẹ không ra!" Cụ Quân cảnh nói.
Cứ như thế đêm tàn, vài hôm lại đưa các cụ chút đỉnh để mua xi măng, đổ xăng... thỉnh thoảng nghe điện thoại ban chiều, "tối nay, mày đừng mua vịt quay, heo quay nữa nha, ngán lắm. Tụi anh đang làm lẩu hải sản ở nhà mày nè, ráng về sớm chút đi nha cưng..."
Thôi rồi Lượm ơi! Tối qua đưa tiền mua xi măng thì tối nay các cụ đi mua hải sản. Hai tháng trời như bị Việt cộng bao vây ngày xưa vậy! Hôm Biệt kích dù nhảy xô phá vỡ vòng vây, ông này hiện là nhà thầu lót gạch nên tay nghề dễ nể. Khoắng một lát là xong. Mừng muốn chết khổ chủ. Bữa tiệc tống thợ nghinh biêu (bills) không biết là đã hết bao nhiêu tiền. Chỉ biết ông cụ trưởng tính sổ, "tiền tạm ứng so với số tiền mày hứa gởi anh em, đã hơn bốn trăm đồng. Bây giờ, mỗi người tự móc ra một trăm để trả cho nó!"
Chưa từng thấy group thợ nào đi làm như group thợ này, đành tâm phục khẩu phục hiền thê, đã bỏ bao thơ cho mỗi cụ chút đỉnh làm quà cho các cụ bà ở nhà trông chồng sau chiến dịch...
Bữa tiệc đại cáo thành công sao bùi ngùi khi nghĩ đến tối mai đi làm về, căn nhà im vắng, không có hạt bụi để thổi chứ không bụi bặm như mấy tháng qua. Những người anh ba gai, ba trợn, nhưng tình nghĩa làm người ta rớt nước mắt, "mất quê, gãy súng... chỉ còn mấy anh em biệt xứ giang hồ. Mày cần từ xử trảm thằng nào tới khó hơn, cứ cho tụi anh hay. Mày là thằng em biết điều biết chuyện... tóm lại là mày đàng hoàng nhất trong cái đám lộn xộn ở đây."
Không mừng vì lời khen, không buồn ai chê trách khi ngồi một mình trong căn nhà vắng tanh, ánh sáng cửa sổ lùa vào nhà để thấy rõ hơn biển gạch chập chùng, - nó mang ý nghĩa khác những nền gạch phẳng như gương; từng viên gạch đàn anh lát xuống như cái xoa đầu thằng em thời chiến tranh sau một trận pháo kích của đối phương. Tình quân dân khó nói nên lời... không tuyên truyền nên mới ở lâu trong lòng người, khác với đối phương: Cái gì sai nói hoài thành chân lý. Cái lý không chân đã lộ nguyên hình một bầy gấu ó đó thôi!
Nhớ người khách chuyên nghề lót gạch, tới nhà chơi mới biết, ông cho hay: "Người thợ lót gạch nhà này không đơn giản. Toàn căn nhà không có đường nối gạch đó nha. Cục gạch bắt đầu ở góc tây bắc của căn nhà thì cục kết thúc ở góc đông nam. Phải có lòng lắm người ta mới làm như vậy, chứ thợ thường cắt nối gạch tại ngưỡng cửa mỗi phòng..."
Thì ra, cái lý này có chân. Không thương ai làm chuyện khó.
Phan

Ý kiến bạn đọc
12/02/201118:12:40
Khách
One laugh equals to ten doses of mega vitamins - Thank you and keep it up.
15/01/201115:25:10
Khách
Chú Phan ơi, viết nhiều hơn nữa nhé. Cháu rất thích đọc văn của chú. Dí dỏm, nhưng đầy tình người.
14/01/201118:16:21
Khách
Em rat thich doc nhung bai cua anh Phan, cuoi be bung ma lai tham thuy, day tinh nguoi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến