Hôm nay,  

Bông Hồng Cho Mẹ

09/01/201100:00:00(Xem: 30525)
Bông Hồng Cho Mẹ

Tác giả: Minh Đạo
Bài số 3088-28388 vb8010911

Bút hiệu trên gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân của Houston, Texas sinh năm 1945. Hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Trước 1975 phục vụ trong quân đội, ngành Pháo Binh. Bài gần nhất của bút hiệu này là truyện ký “Giọt Buồn” kể về một tình bạn và tình yêu thời chiến dài gần nửa thế kỷ. Bài viết mới là một truyện ngắn tuy ngắn nhưng nhẹ nhàng, ý nghĩa. Mong hai tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Một lần nữa, Cô bé đã thoát được ra khỏi căn nhà tù túng mà Bố Mẹ cô đã nhốt cô trong đó suốt tuần lễ qua. Cô bé trèo qua cửa sổ lầu hai, dùng tấm khăn trải giường thay cho sợi dây thừng mà tuột xuống đất. Cô bé trốn ra sau nhà, trèo qua hàng rào rồi lần theo con rạch để ra ngoài lộ.
Trời đã về chiều, mấy chiếc xe buýt màu vàng đưa rước đám học trò cùng trường chạy ngang, Cô bé vội quay mặt đi và núp mình sau cột đèn điện. Một nỗi buồn man mác dâng lên, từ nay Cô sẽ không còn bước lên những chuyến xe đó nữa, sẽ không còn nghe tiếng cười ồn ào trong sân trường, mà sách vở chỉ là những tảng đá nặng trên tay Cô. Những buổi học trong lớp như những giờ trong nhà tù. Cô thấy ghét những bài toán vô nghĩa chẳng giúp gì được cho Cô. Bọn thằng Tiến, thằng Bob, con Lan thường rủ Cô trốn học đi chơi, "Ừ đi coi movie vẫn thích hơn là ngồi trong lớp học".
Nhà thằng Tiến thật là vui, Bố Mẹ nó chẳng bao giờ ở nhà, hai ông bà thật bận bịu với cửa tiệm đến tối mịt mới về, họ ăn uống qua loa rồi lăn đùng ra ngủ. Buổi sáng, lại lo đi rất sớm. Thằng Tiến ở một mình trong căn nhà rộng thênh thang, lại có xe hơi mới và tiền đầy túi. Bố Mẹ thằng Tiến thương nó lắm, muốn gì được nấy. Cô ước ao Bố Mẹ Cô cũng mua xe mới và cho cô tiền tiêu như thằng Tiến. Nó có nhiều bạn trai và bạn gái lắm từ 13 đến 17 tuổi. Ngày nào cũng tụ tập ở nhà, ăn uống, ca hát, hút sách chẳng ai rầy la hay than phiền gì cả.
Từ ngày lên lớp 9 học chung với thằng Tiến và con Lan, Cô bé mới khám phá ra những thú vui thần tiên và cảm thấy ở nhà Bố Mẹ thật là mất tự do. Bố Mẹ cô không còn chiều Cô như hồi xưa còn bé mà chỉ dục dã chuyện học hành. "Học hành sách vở thì ích gì cơ chứ" Cô thầm nghĩ như vậy. Cô cần tiền để mua quần áo giày dép cho hợp thời trang. Bọn thằng Tiến và con Lan chả chê Cô là quê một cục đó sao. Cô cần phải cho chúng nó biết Cô đẹp hơn con Lan, cho thằng Tiến và thằng Bob phải săn đón, chiều chuộng Cô. 
Cô bé không biết đi về đâu chiều nay.
Chờ cho đám xe chạy qua, cô bé băng qua đường và đi về phía trạm xe buýt công cộng.

Trạm xe thật vắng vẻ, chỉ mình Cô và một bà già đứng đợi. Người đàn bà ăn mặc lịch sự tay cầm bó hoa hồng còn tươi. Những nụ hồng nhung khoe màu đỏ thắm, ồ mới đẹp làm sao chứ. Cô bé chợt nhớ, những ngày sinh nhật của Cô, Bố cũng mua cho Cô một bó hồng đẹp như vậy. Cô đã trang trọng cắm vào bình pha lê và đặt trên chiếc dương cầm, để mổi lần tập nhạc, Cô được ngắm những nụ hoa mới nở đó, "đẹp và dễ thương như tuổi mới lớn của Cô" Bố thường bảo vậy. Rồi Cô biểu diễn chơi dương cầm cho cả nhà, ông bà Nội, Ngoaị, các Chú, các Cô nghe. Mọi người vỗ tay và chúc Cô thêm một tuổi. Bố cười hãnh diện và ôm hôn Cô. Hình ảnh đó làm sao quên được!
Bà cụ nhìn cô bé và thầm nghĩ "Con bé con nhà ai mà đi đâu một mình, sao vẻ mặt đăm chiêu lo lắng, thấy thương thương! Cặp mắt đen láy, nứơc da trắng hồng, hai má lúm đồng tiền trông mới xinh làm sao chứ." 
Cô bé ngồi nhìn ra cửa kiếng xe, nhà cửa hai bên đường như chạy vụt về phía sau lưng, bỏ Cô một mình với bà cụ. Thỉnh thoảng Cô lại nhìn bó hoa hồng rồi nhìn bà cụ. Cô bé có cảm tưởng bà cụ cũng cô đơn như Cô. Hai khuôn mặt một già một trẻ đối diện nhau, hai cặp mắt một tỏ một mờ nhìn nhau trìu mến không nói một câu! Môi cô bé mấp máy như muốn hỏi gì bà cụ nhưng lại thôi.
Chiếc xe búyt ngừng laị cho người lên xuống. Bà cụ đứng dậy nhìn cô bé và nói:
-Cháu thích bó hồng này lắm phaỉ không" Bà cho cháu đó. Bà sẽ nói với con của bà, chắc nó sẽ vui lắm. 
Cô bé ngạc nhiên, mắt sáng lên, lí nhí trong miệng:
-Cám ơn bà, cháu thích lắm, bông hồng thật là đẹp. 
Cô bé đỡ bó hồng từ tay bà cụ, ôm vào ngực và cúi xuống hôn trên cánh hoa rồi ngước mắt nhìn bà cụ. Người đàn bà rớm nứơc mắt, nói không ra tiếng:
-Con bà đã bỏ bà ra đi hơn 30 năm qua, lúc ấy cũng bằng tuổi cháu và xinh đẹp như cháu. Nhìn cháu, bà càng thương nó hơn. Hôm nay là ngày sinh nhật của nó nên bà đi thăm. 
Bà cụ lau vội nứơc mắt và bước xuống xe. Cô bé nhìn theo dáng bà cụ xiêu vẹo đi về phía cổng nghĩa trang bên đường. Bà cụ chợt quay lại, mỉm cười, nhìn cô bé và đưa tay vẫy chào. Cô bé chợt rùng mình, nhớ lại mẹ Cô vẫn vẫy tay như vậy mỗi buổi sáng tiễn Cô ra xe buýt đi học. Ánh nắng chiều còn thoi thóp trên những ngọn cây trong nghĩa trang, trời bắt đấu lạnh, cái lạnh se sắt bất thường của một ngày mùa đông còn sót lại. Chiếc xe búyt từ từ lăn bánh, Cô bé vội vàng đứng dậy, la lớn:
-Cho tôi xuống đây.
Người tài xế lầm bầm trong miệng điều gì đó, nhưng cũng ngừng laị. Cô bé vội vàng bước xuống xe, băng ngang qua đường và hướng về trạm xe buýt.
Con dê con tưởng tìm thấy những thảm cỏ xanh bên sườn núi và không khí tự do sau khi thóat ra khỏi khu vưòn, nhưng nó vẫn thấy lưu luyến khoảnh vườn nhỏ bé vơí bao kỷ niệm êm đềm. Cô bé chợt nhớ chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày Mother Day, cả nhà sẽ quây quần trong một tiệm ăn sang trọng gần nhà. Bố sẽ tặng Mẹ bó hồng nhung thật đẹp. Mẹ sẽ mở tấm card và đọc những lời chúc tụng của mọi người rồi trìu mến ôm hôn Cô và các em. Cô bé cảm thấy cô đơn vô cùng. Cô tự hỏi "Không biết Bố cô đã mua bông cho mẹ chưa nhỉ"".
Cô bé mỉm cười nhìn bó hồng trên tay và chạy tung tăng vào tiệm bách hóa bên đường rồi trở ra với một tấm card. Cô biết cô phaỉ đi về đâu đêm nay.

Minh Đạo-Nguyễn Thạch Hãn

Ý kiến bạn đọc
11/01/201112:24:53
Khách
bài viết thật hay. Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến