Hôm nay,  

2 Bà Cụ Hàng Xóm Người Mỹ

08/01/201100:00:00(Xem: 135918)
2 Bà Cụ Hàng Xóm Người Mỹ

Tác giả:Minh Anh
Bài số 3087-28387 vb7010711

Tác giả cùng đại gia đình đến Mỹ sau Tháng Tư 1975, do anh rể là một người Mỹ bảo lãnh về Florida. Từ 1977, hai vợ chồng và con nhỏ rời Florida, dọn đến tiểu bang New Mexico để tiếp tục học Dược tại University of New Mexico (UNM) và định cư tại đây. Minh Anh hiện là một được sĩ làm việc cho Hospital Pharmacy tại New Mexico. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Minh Anh đã kể về thành phố và tiểu bang này. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện về hai bà hàng xóm cao niên người Mỹ.

***

Khi chúng tôi mới dọn về Albuquerque ở New Mexico, hai người Mỹ mà chúng tôi cũng yêu mến và vẫn nhắc đến hoài là 2 Bà Cụ hàng xóm đầu tiên mà khi mới dọn tới Albuquerque, chúng tôi cô đơn, không có người thân.
Apartment ngày đó chúng tôi ở là loại chỉ có 3 căn. Chúng tôi ở căn giữa. Cụ "Aunt Midge" ở bên phải, còn Cụ Humes thì ở bên phải, còn Cụ Humes thì ở bên trái căn của chúng tôi.

CỤ "AUNT MIDGE "
Cụ ở bên phải căn apartment của chúng tôi là Cụ "Aunt Midge". Tên Cụ la Mildred nhưng Cụ bảo chúng tôi gọi Cụ là Aunt Midge. Cụ ở môt mình. Cụ không có con, chỉ có một người cháu gọi Cụ bằng Cô.
Cụ sinh ra ở Columbus, Ohio. Là con gái cưng của một nha sĩ. Cụ chưa bao giờ lấy chồng và tôi cũng không bao giờ hỏi Cụ tại sao, vì sợ làm gợi đến chuyện gì buồn của Cụ chăng ! Gia đình Cụ dọn đến Albuquerque từ những thập niên 40.
Cụ kể hồi đó,vài năm sau thế chiến, Cụ làm ở nhà thương, gặp một cô bệnh nhân người Nhật, bị bệnh lao phải nằm dưỡng bệnh lâu trong nhà thương. Lúc đó người Mỹ sau chiến tranh vẫn còn ghét người Nhật, nên cô bệnh nhân người Nhật đó thật cô đơn. Nhưng Cụ thì không thiển cận như thế.Với tấm lòng rộng mở đón tiếp người từ quê hương khác đến, cũng như Cụ đã niềm nở đón chào vợ chồng tôi khi chúng tôi dọn đến ở cạnh Cụ. Cụ đã an ủi và thân thương với cô Nhật đó trong suốt thời gian cô ta nằm bệnh viện và sau đó hết thời hạn du học phải về Nhật. Họ đã trở thành đôi bạn thân thiết mà sau này lấy chồng có gia đình rồi bà Nhật này vẫn liên lạc, gửi quà, gửi thư thăm Cụ luôn. Bà ta cảm động và trân quý tình người cao quý của Cụ Mildred.
Cụ có đầu óc rất cởi mở ,không hẹp hòi chút nào về Tôn Giáo. Cụ coi trọng Phật giáo của chúng tôi, không bao giờ tỏ ý rủ rê chúng tôi về với tôn giáo của Cụ, Christian, như phần nhiều những cụ già ngoan đạo khác.Cụ bảo tôi " tôn giáo nào cũng có một muc đích giống nhau là dạy người ta làm điều tốt. Các tôn giáo khác nhau chỉ giống như những con đường khác nhau dẫn lên đỉnh núi, mình chọn con đường nào rồi nó cũng dẫn mình lên đinh núi thôi !"
Cụ "Aunt Midge" thương chúng tôi, nhất là cháu bé, con trai tôi, lúc dọn đến đó mới chưa đầy 2 tuổi, Cụ săn sóc chúng tôi như con cháu.
Buổi chiều mùa Đông, trời tối sớm, chồng tôi lúc đó làm shift đêm, chiều tôi tan học ra, đến đón con về tới nhà thì trời tối hẳn rồi, nên tối nào Cụ cũng không quên bật đèn trước cửa lên cho 2 mẹ con tôi về, mở cửa vào nhà khỏi tối và được an toàn. Chỉ trừ hôm nào về đúng lúc Cụ đang dùng cơm, hoặc là Cụ không khỏe trong mình ,tối nào khi nghe tiếng mẹ con tôi mở cửa là Cụ cũng ra như là để đón mẹ con tôi với vài câu hỏi thăm ân cần, và đùa với cháu bé mấy câu, hoặc cho nó vài cái cookies cho nó vui.
Cuối tuần tuy được nghỉ học nhưng tôi vẫn phải bận học bài, nên Cụ gọi cháu bé sang căn của Cụ chơi với Cụ cho nó vui, vì tội ngiệp nó chả có đứa bé hàng xóm nào làm bạn cả.
Cụ chơi với cháu, dạy nó làm những món đồ chơi nho nhỏ.
Cụ "Aunt Midge" rất khéo tay. Từ vỏ những quả trứng thật, Cụ khéo léo trang hoàng bên trong và bên ngoài vỏ trứng, làm thành những đồ để treo trên cây Noel. Cụ làm mỗi quả trứng để tượng trưng cho 1 dịp đặc biệt của chúng tôi. Chẳng hạn như quả trứng để kỷ niệm ngày sinh nhật của con trai tôi, sau này tôi có thêm cháu gái thì Cụ lại làm cho cháu gái. Rồi quả trứng kỷ niệm Noel đầu của cháu gái. Trong mỗi vỏ quả trứng Cụ lại để những hình tượng nhỏ xíu để tượng trưng cho dịp đặc biệt đó.

Cụ mất đã hơn 20 năm nay rồi nhưng chúng tôi vẫn còn giữ những đồ vật nhỏ xíu do Cụ làm, và nhất là những quả trứng xinh đẹp và đặc biệt đó treo lên cây Noel để tưởng nhớ đến Cụ "Aunt Midge" của chúng tôi.
Cụ lúc ấy tuổi đã cao, nhưng vẫn sống một mình, tự lo lấy chuyện ăn uống, rất tự lập. Chỉ cần người đến giúp dọn dẹp, giặt giũ hàng tuần thôi. Năm cuối cùng của đời Cụ, ông cháu của Cụ thấy Cụ hơi quá già yếu nên quyết định gửi Cụ vào Viện Dưỡng Lão. Chúng tôi vẫn đến thăm Cụ luôn. Tôi không bao giờ quên được nét buồn của Cụ khi Cụ than với tôi là "mất hết tự do ! " trong nhà Dưỡng Lão. Vài tháng ở trong đó rồi Cụ mất, ra đi một cách thanh thản.
Hàng năm, ngày 12 tháng Năm, ngày Cụ mất, chúng tôi bao giờ cũng nhớ đến thăm Mộ của Cụ. Bao giờ tôi cũng nói ở Mộ Cụ "My dear Aunt Midge, we love you very much "
Luôn luôn và mãi mãi !

CỤ HUMES
Cụ Humes là vị hàng xóm ở bên trái căn apartment của chúng tôi.
Cụ thì không bảo chúng tôi gọi là "Aunt" nên chúng tôi gọi Cụ là Mrs.Humes.
Mrs.Humes cũng thương yêu săn sóc chúng tôi lắm, nhưng không có nhiều hoạt động hàng ngày với chúng tôi bằng Cụ "Aunt Midge" là vì Mrs. Humes hay bị bệnh dị ứng lắm, ra ngoài cửa tưới cây mà nhiều khi Mrs.Humes phải bịt đồ che miệng và che mũi vì Cụ bảo Cụ bị allergy với nhiều thứ quá !
Mrs.Humes sanh ra ở miền quê của Oklahoma, trong 1 gia đình đông con và nghèo lắm lúc còn nhỏ. Cụ bảo ở vào cái thời không có Welfare hay Food stamps gì cả ! Thỉnh thoảng người anh của Cụ phải đi săn thỏ rừng để bữa ăn cho gia đình có tí thịt.
Vì tuổi nhỏ quá nghèo nên Cụ rất hiểu và thương người nghèo. Bây giờ con cái Cụ khá giả cả rồi,nên Cụ sẵn lòng bao dung những người cần đến sự giúp đỡ của Cụ.
Mrs.Humes thương và hiểu tình cảnh chúng tôi lúc đó còn nghèo, di cư qua Mỹ phải làm lại cuộc đời, con còn bé, vợ còn ngày đêm bận học, chỉ có mỗi chồng đi làm, lại không có Cha Mẹ, gia đình nào ở gần để giúp đỡ. Cụ giúp chúng tôi với hết khả năng của Cụ. Biết chúng tôi dọn từ Miami ,miền nóng ấm quanh năm nên không có đủ áo ấm, mùa Đông đầu Cụ mang cho tôi áo len và cả áo coat của Cụ. Điều làm cho tôi cảm động là không phải Cụ cho tôi áo cũ của Cụ mà Cụ chia xẻ cho tôi áo len hoặc áo coat vẫn còn mới hoặc Cụ chưa dùng tới lần nào. Cụ bảo Chúa dạy mình có 2 thì phải chia xẻ 1 cái cho người nào cần.
Cụ dạy bảo chúng tôi như con của Cụ. Dạy chúng tôi nấu ăn bằng những cách không tốn kém mà vẫn ngon. Dạy tôi giặt áo len bằng 1 chút shampoo có sẵn, khỏi phải mua Woolite cho tốn tiền.
Nhiều bữa thứ Bảy hay Chủ Nhật, tôi ngại không muốn ra Thư Viện học bài mà lại sợ cháu bé phá quấy không học được, nên tôi trốn ra ngồi ở căn nhà kho (storage) dành cho căn apartment của tôi, để học. Vậy mà có lần Mrs.Humes ra nhà kho trông thấy tôi ngồi hoc như vậy, Cụ thương quá đi về nhà ngay, lấy ly nước trái cây mang ra cho tôi uống. Tôi uống ly nước mà trong lòng thấy mát dịu như là ly nước từ tay người Mẹ hiền mang đến cho tôi.
Đến cuối cuộc đời, Cụ dọn đi Alabama ở với người con gái đầu của Cụ, rồi Cụ mất ở đó.
Tôi không biết được Mộ Cụ ở đâu mà thăm.
May mắn là Cụ "Aunt Midge" ,thọ đến 91 tuổi, mất ở ngay Albuquerque nên chúng tôi được dự đám tang của Cụ, và biết được Mộ Cụ mà đến thăm hàng năm.
35 năm ở Mỹ, chúng tôi đã sống 2 năm ở Florida với anh Cả Bob và đại gia đình của tôi, 33 năm ở New Mexico, gặp và quen, và làm việc cùng với bao nhiêu người Mỹ, tốt cũng nhiều và xấu cũng chẳng ít, dân tộc nào mà chẳng có người tốt và người xấu. Nhưng những người Mỹ đã đối xử rất tốt với gia đình tôi thì chúng tôi chẳng thể nào quên được. Ai còn sống thì chúng tôi vẫn cố gắng liên lạc, thăm hỏi, không được thường xuyên thì ít nhất cũng là vào những dịp Giáng Sinh, New Year.Trong bài này tôi không thể kể hết ra được những sự giúp đỡ nhỏ bé hay lớn lao của họ, cho tôi và gia đình tôi.
Nhưng những người mà hình ảnh còn luôn luôn in rất sâu đậm trong tôi là anh Cả Bob của tôi và 2 bà Cụ hàng xóm cũ của tôi.
Những người Mỹ Thân Yêu, tiếc thay đã qua đời, nhưng bao giờ cũng còn mãi trong Trái Tim của tôi và gia đình tôi, với đầy ắp những hình ảnh và kỷ niệm đáng yêu và đáng kính.
Minh Anh

Ý kiến bạn đọc
04/09/202217:21:30
Khách
Where are you located?
09/01/201120:50:31
Khách
Bạn đọc có thể gởi ý kiến về bài viết trong khung "Gửi Ý Kiến". Trân Trọng. VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,480,031
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến