Hôm nay,  

Có Những Con Đường

01/01/201100:00:00(Xem: 224898)

Có Những Con Đường

Tác giả: Vĩnh Hầu
Bài số 3080-28380-vb7010111

Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ kính chúc quí vị tác giả, độc giả năm mới 2011 vui vẻ, khoẻ mạnh. Mừng năm mới, xin mời cùng đọc bài mới nhất của Vĩnh Hầu, để lái xe an toàn trên mọi ngả đường. Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

ĐƯỜNG SÁ Ở MỸ VÀ
CHIẾC MÁY C.P.S. KỲ DIỆU

Người Việt mình thường nói: đường trong lỗ miệng , đi tới đâu hỏi tới đó, không cần bản đồ cũng tìm ra địa chỉ dễ dàng. Vì xứ mình nhỏ, đường xá chật hẹp, bộ hành qua lại tấp nập, dọc đường lại có mấy thầy xe ôm ngồi đợi khách, mình chỉ việc tấp xe vào hỏi mấy câu là xong ngay. Do đó câu nói câu nói đường trong lỗ miệng, áp dụng ở VN thì hoàn toàn chính xác. 
Còn ở Mỹ" Ô là là! Khó lắm! Đường sá thì mênh mông bát ngát, xe ô tô chạy vùn vụt suốt ngày đêm, chẳng mấy khi thấy được chiếc xe đạp hay xe gắn máy; do đó, miệng thì lúc nào cũng có sẳn, mà đâu có ai đi lang thang ngoài đường cho mình hỏi! Giả dụ gặp hên, chợt trông thấy một bộ hành đi trên lề đường, mình mừng quýnh, liền tấp xe đại vô lề, nhưng chưa kịp cất tiếng, thì bỗng nghe tiếng ai đó cũng muốn hỏi thăm mình mấy câu! Đó là thầy Cảnh , hỏi mình có dư tiền không, xin cúng dường cho Sở của Thầy một ít, kẻo độ rày kinh tế xuống quá, Thầy phải rình mò gắt gao, kiếm mấy con nhạn lạc đường làm thịt , để gây quỷ! Đường công cộng, nhưng không phải bạ đâu tấp đó mà được đâu! , phải vào parking lot mà đậu cho đàng goàng, kẻo gây nguy hiểm và làm trở ngại lưu thông!...
Bàn về đường sá, tôi có một bức xúc, muốn bày tỏ, từ khi dọn nhà từ miền cực Tây (TB Cali) sang cực Đông (TB Vỉrginia), cách nhau gần 3 ngàn miles! Tôi đã ở Cali lâu năm, nên đường sá cũng biết nhiều, đến khi move qua Virginia mới thấy sự khác biệt giửa hai Tiểu Bang về phương diện giao thông, chứ nếu ở một chổ, thì không thể có sự so sánh để có ý kiến ý cò, viết lách lung tung, phê bình loạn xạ như câu chuyên về đường sá dưới đây.
Nếu mì gói được xem như là một cuộc cách mạng về ẩm thực mà tác giả đã ca tụng hết mình ở bài viết Tình Khi không Mà Có , thì hôm nay, cũng xin được tung hô tối đa cho chiếc máy chỉ đường vạn năng, mà nếu không có nó, thì tác giả chết ngắc, bó-tay.com , không làm ăn gì được, khi move qua một Tiểu Bang hoàn toàn xa lạ!
Thật vậy, chiếc máy chỉ đường kỳ diệu, còn được gọi một cách văn hoa là máy định vị ( navigator ), hay nói một cách khoa học là máy dùng hệ thống định vị toàn cầu để dò đường , dich sát nghĩa từ tiếng Mỹ Global Position System machine , thường được gọi tắt là máy C.P.S .
Tôi xin có vài hàng để quảng cáo không công cho ai đã phát minh cái máy C.P.S này, vì nhờ nó mà tôi đã tiết kiệm được biết bao nhiêu là thời giờ và xăng nhớt, quan trọng hơn là nó đem lại cho tôi một sự tự tin tối đa, một cảm giác thoải mái cần thiết khi ngồi sau tay lái để đi đến bất kỳ một địa điểm nào mà mình mù tịt, chưa bao giờ biết tới. Và tôi cũng mê một trong bốn giọng nói của chiếc máy, xem như là cô bạn đường dịu dàng, dễ thương và lịch sự nhất, không bao giờ nỗi giận khi tôi cải lênh chỉ đường, thay vì quẹo phải, tôi lại quẹo trái, giọng nói vẫn ôn tồn nương theo cái sai lầm của tôi để hướng dẫn tiếp, theo một lối đi khác để đưa xe đến đích.
Một đặc điểm của máy là, khi bạn ở bất kỳ một vị trí nào, muốn đến một địa điểm khác, như công sở, nhà hàng, thư viện, bưu điện, phi trường...thì bạn chỉ việc bấm vào phím POI (Points Of Interest-gồm 7 triệu địa đểm với máy xxlarge), xong bấm tiếp phím gần nhà bạn (near home) hoặc ngay chỗ nào mà bạn đang đỗ xe (near you), máy sẽ chỉ cho bạn một lô địa chỉ bạn cần, từ gần nhất đến xa nhất! Còn nhiều cái hay khác, nhưng tôi không dám bàn nhiều, sợ lạc đề, chỉ thành thật đề nghị bạn nên mua một chiếc máy CPS, nếu bạn không rành phương hướng hoặc phải đi nhiều. Khi mới ra đời, giá tiền khá dắt, 5-7 trăm một chiếc, nay chỉ từ $50-$200 tùy theo cở kích (từ small cho đến xxlarge). Tên của 2 loại máy tốt nhất mà tôi biết được là Tom-Tom và Garvin. Xin mấy hãng sãn xuất máy đến gặp tôi để trả tiền quảng cáo nhé!
Bây giờ trở lại đề tài chính Có Những Con Đường ... ở Vỉrginia, mà tôi cần nêu ra đây, để nhà nước thấy mà sửa sai, nên theo gương của Cali mà điều chỉnh lại một số con đường, xem ra không hợp lý, có khi lại gây nguy hiểm cho tài xế, trong đó có tôi, ít ra cũng đã là một công dân Mỹ và có đóng thuế cho nhà nước đàng goàng!
Mới qua Vỉrginia, hai vợ chồng chúng tôi ở tạm nhà của người bạn cùng hãng với bà xã ở Norfolk, một thành phố mà dân da màu chiếm hết 6-70%. Sau một tháng, chúng tôi tách ra ở riêng, và thuê nhà tại Vỉrginia Beach, thành phố sầm uất, gần bờ biển, đa số dân da trắng cư ngụ. Có thể so sánh Norfolk và Virginia Beach với Thủ Đức và Sài Gòn vậy. Nhưng nói chung, thì đường xá ở đâu cũng có những khuyết điểm cần phải sửa chữa. Tôi có đem ý kiến này ra bàn với nhiều bạn ở đây, họ đều đồng ý là tôi nói đúng, nhưng vì chỉ biết một mà không biết hai, nên họ không để ý, cứ để trong lòng vì không ai đề cập tới, đến khi tôi nêu ra những khuyết điểm về cấu trúc đường sá, họ mới nhận ra! Dù tôi đã có chiếc máy chỉ đường đáng yêu trong tay, nhưng vẫn không khỏi bực mình vì máy không thể thay đổi những khuyết điểm của những con đường do con người tạo ra.
Tôi chỉ bàn đến hai thành phố Norfolk và Vỉrginia Beach là 2 nơi mà tôi đã cư ngụ trên hai tháng, còn những thành phố khác thì tôi không bàn đến, vì chưa đặt chân tới. Và tôi nghe nói Virginia là Tiểu Bang đa số theo Đảng Bảo Thủ, vì thế người ta không thích thay đổi nhiều, và vẫn muốn giử lại những nét cổ truyền của xứ sở mình, trong đó đường sá cải tiến khá chậm. Chẳng hạn như thành phố Norfolk vẫn còn rất nhiều dây điện giăng hai bên đường, và hầu như mọi ngả tư đều chưa có cột điện chỉ đường, chỉ thay vào đó là một sợi dây cáp băng qua đường, trên đó treo lỏng chỏng 5-6 hệ thống đèn lưu thông (traffic light), trông rối mắt dễ khiến tài xế bị rối trí vì không biết đi ngã nào. Ở thành phố Virginia Beach thì khá hơn, những con đường lớn đã có cột điện, đèn đường sáng sủa, tuy nhiên còn nhiều nơi vẫn chưa thay đổi. Cả hai thành phố lại có rất ít xa lộ, đi lại thì vẫn chỉ có 2 free ways chính, một ngang là 264, một dọc là 64, do đó có những nơi bị thiệt thòi vì không có xa lộ băng ngang.

NHỮNG CON ĐƯỜNG TỐI HÙ NHƯ ĐÊM BA MƯƠI.
Thật vậy, cả hai thành phố đều có những con đường dài mấy miles, lại tối hù như hủ nút, không có được một ngọn đèn đường, mặc dầu địa điểm cũng không xa ánh sáng thành phố là bao. Tiểu Bang Virginia rất nhiều rừng, đôi khi tôi bất ngờ đi ngang một đoạn đường mà hai bên toàn là rừng, dù thành phố cách đó chỉ vài cây số, do đó đường đã tối, gặp toàn bóng cây hai bên, lại càng tối thêm! Giả dụ xe mình bỗng nhiên chết máy, phải dừng lại dọc đường, thì eo ôi, viết tới đây, tôi bỗng rợn tóc gáy! Không biết sao đường lại thường vắng xe lắm, hay là dân ở đây sợ ma, nhất là phụ nữ, nên đã kiếm đường khác sáng sủa hơn, dù phải đi xa thêm mấy dặm" Tôi thì chả ngán con ma nào hết, chỉ sợ mấy ông homeless đến mượn xe mình dùng ít bửa thì đành bó-chân.org ! Hoặc có mấy bộ hành da đen băng qua đường thì mình khó mà đạp thắng kịp, vì xe đến sát bên mới biết được là người, chứ không phải là bóng cây!
Khi còn ở Norfolk, đường từ nhà ra xa lộ chỉ một mile thôi, nhưng mỗi lần sắp vào xa lộ này về ban đêm, tôi phải nhướng đôi mắt lên tối đa , rà thắng, đồng thời nhắp đèn pha để tìm cái hang nhỏ (một lane hẹp)đang ẩn núp trong lùm cây tối hù, như cái miệng của người khổng lồ đầy râu xồm xoàm, há ra để nuốt chửng xe cộ muốn chui vô!.. Tiếc gì mấy ngọn đèn, không thắp sáng một tí, để cho dân đen nhờ với, hở Ông Công Lộ "


NHỮNG CON ĐƯỜNG BẮT MÌNH CHẠY LOANH QUANH CHO ĐỜI MỎI MỆT
Cả hai thành phố vẫn còn những con đường nhỏ, chỉ có hai lanes, vừa đủ cho hai chiếc xe nhỏ chạy, nếu là 2 xe 16 bánh, thì phải dựa vai nhau hoặc phải kề má kề vai mà tiến bước, chắc một con kiến chui qua cũng không lọt! Thế thì đâu có gì để nói, khổ nỗi, cả hai con đường đều vô tình hởi ơi, chẳng bao giờ thông báo trước cho người lái xe hay, là sắp đến ngã ba rồi quý vị ơi, chuẩn bị đổi lane đi là vừa, mặc dù bạn muốn chạy thẳng! nếu không đổi lane kịp thời, thì bỗng nhiên tới ngã ba, dù đèn vẫn còn xanh, bạn bỗng thấy mình đột nhiên bị ở vị trí bắt buộc, phải quẹo trái hoăc phải, tùy theo bạn đang chạy lane trái hay lane phải, vì lane bên kia đường chỉ dành cho xe bên cạnh được phép thẳng tiến, còn bạn thì phải quẹo, không quẹo cũng không đươc! Nếu còn do dự, sứng sốt, quýnh quáng mà chậm đạp ga, thì bạn sẽ nghe tiếng còi thúc quân đàng sau, nghe rất chói tai và nhói tim! Tiếc gì một vài chữ báo trước cho mình chuẩn bị, hoặc gần đến ngã ba, thì chen thêm một đoạn đường ngắn phụ vào, với một mũi tên chỉ dẫn cho tài xế , có tốn kém bao nhiêu, hở Ông Lục Lộ, để cho tài xế phải đi loanh quanh cho đời mỏi mệt thế này"
NHỮNG CON ĐƯỜNG Ở NGÃ SÁU RẤT DỄ ĐỔ MÁU
Khách du lịch hoặc những người mới dọn đến Virginia như cái thằng tôi đây, không ai tránh khỏi cái cảm giác ngở ngàng, lúng túng khi phải lái xe đối diện với một ngã sáu khá rộng, không có cột đèn ở mỗi góc đường, mà chỉ nhìn thấy một dãy 6-7 hệ thống đèn xanh đỏ vàng, treo lũng lẳng trên mấy sợi dây cáp bắt ngang qua đường! Nhất là về đêm, thì cái sự lúng túng lại càng gia tăng vì cái sự lung tung của mấy bóng đèn và khoảng cách lờ mờ khá xa của con đường mình muốn quẹo! Chờ đợi khá lâu đã đành, nhưng không biết khi nào thì đến phiên mình, vì đèn trên giây cáp là của chung, biết đâu lại dành cho người khác, ở bên kia, cũng quẹo cùng phía với mình! Phải chi có cái cột đèn ở ngay con đường mình sắp quẹo thì dễ dàng biết bao! Chính vì cái sự lơ tơ mơ của tay mơ mới đến xứ sở này, mà chính tôi và cách đó mấy ngày trước, một tay mơ khác đã lù khù, rề rề cái xe của mình chạy 5 miles một giờ và đâm thẳng vào lane của người đối diện! May mà tốc độ rùa bò như đi bộ của chiếc xe, nên đã không xảy ra sự cố gì! Hú hồn! Tuy nhiên không nghe thấy tiếng còi phản ứng, chắc ai nấy cũng thông cảm cái sự quờ quạng của tài xế, do hệ thống đền đóm quá cổ hủ! Thế mà không ai lên tiếng complain cái Ông Giao Thông để bắt Ổng gắn cột đèn vào mỗi góc đường cho đở nguy hiểm! Nhà nước bảo thủ mà dân chúng cũng bủ thảo luôn hay sao"
NHỮNG CON ĐƯỜNG XA LỘ BẤT HỢP LÝ
Một số exit được xây gần nhau quá, nói cho dễ hiểu là chúng gần như cỏng nhau, và lại cùng đi về một hướng, do đó khi vào đường trong, khoảng cách được tiết kiệm không bao nhiêu, đâu cần phải xây hai exit làm chi cho tốn tiền" Lại đặt tên là exit A, exit B mà không ghi tên đường, thế mới kỳ.
Có một đoạn đường ở xa lộ cần phải sửa đổi vì lối kiến trúc không an toàn cho xe cộ ra vào: Từ đường trong chạy ra xa lộ, đương nhiên là phải nép về bên phải một đoạn, trước khi sang lane ngoài, trong khi đó, trước mặt mình, là một exit khác, để xe phía bên trái của mình có thể quẹo vào, và khoảng cách giửa hai exit thì chu choa, thấy mà ghê! Không an toàn chút nào! Nếu hai xe không nhường nhau, và chạy chậm lại thì một nụ hôn nấy lửa giửa hai chiếc xe rất dể xảy ra! Thế mà chả có ai thèm lên tiếng, hay là người ta xem đây chỉ là chuyện nhỏ, chưa cần bày tỏ làm chi"
VÀI MẨUCHUYỆN BÊN LỀ...ĐƯỜNG
Có một hôm, trên đường từ thư viện về, vì tôi ỷ y đã quen đường, nên không thèm dùng máy C.P.S, đến khi đi một đoạn đường rồi, mới thấy mình đi lộn chiều! Phải công nhận trí nhớ mình quá tệ, đã đi lại biết bao nhiêu lần rồi, mà vẫn cứ nhầm, hay là vì tôi phụ bạc chiếc máy, nên bị phạt cảnh cáo"
Đến ngả tư, tôi cho xe U-turn lại, mắt nhìn vào bảng tên đường: Great Neck (Cổ Bự, chứ không phải Cổ Ngư), đúng rồi, chỉ có lộn chiều thôi, thế là tôi yên chí cho xe cặp lane sát lề bên phải và tăng tốc độ. Xe chạy chưa tới một cây số, bỗng nhiên tôi phải nghiến răng đạp thắng gấp, vì lane trong cùng tôi đang xử dụng lại dẫn đến một ngõ cụt! Ối Giời ơi là Giời! Giửa thanh thiên bạch nhựt như thế này, trước mặt không có nhà cửa chi mô, sao con đường này lại bị cắt ngang bởi lề đường, bắt xéo ngang như đầu ngọn dao vậy" Thật quái dị hết chỗ nói! Đồ dổm đã nhiều, nay lại có thêm đường dổm nữa cho lạ đời! Chắc đoạn đường này chỉ dành riêng cho chủ nhân dãy nhà bên trong để đi dạo mát mà khỏi sợ xe cộ quấy rầy" Thế là tôi phải U-turn một lần nữa, và cho xe chạy ra lane phía ngoài cù với sự thận trọng tối đa, vì đường sá ở đây có nhiều trò kỳ cục bất ngờ, không đoán trước được!
Lại một lần khác, tôi cũng phải nghiến răng đạp thắng, đồng thời bẻ tay lái nhanh cho xe qua lane bên trái, vì phía trước đột nhiên có vật cản bất ngờ! Bửa đó tôi exit từ đường trong ra free way (tôi không nhớ ở đoạn nào), và vẫn cặp lane bên phải, rõ ràng lane này có thể rất dài với những đường kẻ thẳng tắp và không có dấu hiệu gì sẽ bị bức tử, nhưng bỗng nhiên xẹt ngang một bức tường thấp dùng làm lề đường xuất hiện bất ngờ, khiến mình sửng sốt, vội lách ra lane ngoài, rất nguy hiểm, nếu gặp xe đang chạy tới với tốc độ cao! Hôm đó là ban ngày, chứ ban đêm thì sự nguy hiểm còn gia tăng bội phần! Ối Ông Địa ơi! Đường với xá! Sao kỳ cục quá xá vậy" Lề đường bên trong thì dổm, lề bên ngoài thì nguy hiểm chết người! Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp cá biệt, là những chuyện nhỏ, chưa cần bày tỏ làm chi!

KẾT LUẬN
Thực sự mà nói, qua Virginia rồi, tôi mới thấy thương và phục mấy ông kỹ sư về đường sá ở Cali ghê! Xây dựng hợp lý và an toàn tối đa là hai ưu điểm mà mấy ông đã thực hiện được.
Nếu bảo rằng Tiểu bang Cali rộng lớn hơn Virginia nhiều, do đó đường sá phải hiện đại hơn, tốt đẹp hơn, tôi không đồng ý về điểm này, vì Virginia cũng còn nhiều đất trống lắm, và dân cư cũng không đông; hơn nữa đây là một trong 13 Tiểu Bang xuất hiện sớm nhất từ thời lập quốc cơ mà! Điều duy nhất, có thể biện minh đươc, vì đây là một Tiểu bang cổ, nên nhà cửa được xây dựng từ lâu đời, nên đường sá không được quy hoạch một cách hợp lý như những Tiểu Bang mới, ví dụ Hà Nội của Việt Nam, là một đát cổ, do đó đường xá bị kẹt cứng, rất khó mà phát triển rộng rãi hơn được. Nhưng không thể vì thế mà cứ ù lì, bảo thủ, không thèm quan tâm đến những khuyết điểm rành rành hai năm rỏ mười như vậy được! 
Tuy nhiên,nghĩ lại, tôi cũng hơi bạo gan thật!, từ một phó thường dân quèn, ở xa ngàn dặm, mới đến Virginia có mấy tháng mà dám phê bình, trách móc, than thở, chê bai hệ thống công lộ của một Tiểu Bang được mệnh danh là nơi đã sinh sản nhiều Tổng Thống nhất nước Mỹ (8), trong đó có các vĩ nhân như các T.T George Washington, Thomas Jefferson, Woodrew Wilson v.v...
Nhưng nước Mỹ là một cường quốc dân chủ, do đó ai cũng có thể lên tiếng bày tỏ sự đồng ý hoặc bất bình của mình một cách thoải mái, mà không sợ ai hăm he, dọa nạt. Riêng ý kiến của tôi, thì cũng chẳng có gì là quan trọng lắm, nhưng biết đâu, đây chẳng là đề tài đáng được chú ý cho các người Việt mình khi ra ứng cử chức vụ dân biểu hoặc một vị trí nào quan trọng, có liên quan đến giao thông vận tải"...
Tôi xin chấm dứt nơi đây với giọng nói rất thong thả, rõ ràng của nữ xướng ngôn viên chiếc máy chỉ đường: "After four hundred yards, turn right, then stay in the left lane...turn right..." Tôi đứng dậy turn off the lamp , chuẩn bị lên giường, vì mụ vợ tôi đang réo trong phòng ngủ bên cạnh...
Vĩnh Hầu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến